SKKN Một số phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_day_tu_vung_tieng_anh_o_tieu_hoc.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học
- 1 PHßng GD & ĐT huyÖn giao thuû Tr•êng tiÓu häc Giao ch©u BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY TỪ VỰNG MÔN TIẾNG ANH Lĩnh vực/cấp học: Tiếng Anh (19)/TH T¸c gi¶: ®ç thÞ th¶o Tr×nh ®é chuyªn m«n: Cao ®¼ng S• ph¹m Chøc vô: Gi¸o viªn TiÓu häc N¬i c«ng t¸c: Tr•êng TiÓu häc Giao Ch©u Nam Định, ngày 05 tháng 06 năm 2020
- 2 muốn dạy tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, Giáo viên phải làm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học. - Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi giáo viên yêu cầu các em sẽ không thành công. - Về phía học sinh, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà. Bởi vì là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ở nhà của học sinh. - Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm, học sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì thế cho nên, các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác. Do vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên. Cho nên giáo viên cần chú ý đến tâm lý này của học sinh. Sau khi phân tích những nguyên nhân làm cho học sinh sợ học tiếng Anh, thường xuyên không thuộc bài và việc dạy từ vựng ở trường phổ thông chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể vào 8 tuần học kỳ I, tôi cho học sinh của khối 3,4,5 làm bài kiểm tra từ vựng, dạng bài Dịch sang Tiếng Anh. Cuối cùng tôi thu được kết quả như sau : Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 Dạng Tống số Số Tỉ Số Số Số bài học sinh Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ lượng lệ lượng lượng lượng 313 Dịch sang 8 tuần 19,1 33,5 31,9 15,5 60 105 100 48 Tiếng kỳ I % % % % Anh Với kết quả như thế, tôi quyết định thử áp dụng một số kinh nghiệm dạy từ vựng của mình qua những năm đứng lớp và suốt những tiết học sau tôi áp dụng
- 3 những kinh nghiệm của mình được trình bày sau đây, để cuối năm so sánh với kết quả ban đầu. 2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. Như đã nói ở trên, từ vựng là một thành phần không thể thiếu được trong ngôn ngữ, được sử dụng cho hoạt động giao tiếp. Do vậy, việc nắm vững số từ vựng đã học để vận dụng là việc làm rất quan trọng. *Cách thức thực hiện. -Lựa chọn từ để dạy: Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng, nó là công cụ để giao tiếp với các nước trên thế giới. Muốn giao tiếp tốt chúng ta phải có vốn từ phong phú. Ở môi trường tiểu học hiện nay, khi nói đến ngữ liệu mới là chủ yếu nói đến ngữ pháp và từ vựng, từ vựng là ngữ pháp luôn có mối quan hệ khắng khích với nhau, luôn được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau. Tuy nhiên việc dạy và giới thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể. Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề: - Từ chủ động (active vocabulary) - Từ bị động (passive vocabulary) Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết). Đối với loại từ này giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn. Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động. - Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là: + Form(dạng từ). + Meaning(ý nghĩa). + Use(cách sử dụng). Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho
- 4 học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ. -Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạy tối đa là 6 từ. - Trong khi lựa chọn từ để dạy, ta nên xem xét đến hai điều kiện sau: + Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không ? + Từ đó có khó so với trình độ học sinh không ? - Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn phải dạy cho học sinh. - Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó ta nên giải thích rồi cho học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay. - Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì ta nên yêu cầu học sinh đoán. - Các thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới: - Giáo viên có thể dùng một số thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới như: 1. Visual (nhìn): cho học sinh nhìn tranh ảnh, vẽ phác họa cho các em nhìn, giúp giáo viên ngữ nghĩa hoá từ một cách nhanh chóng. e.g. a house e.g. a cat 2. Mine (điệu bộ): Thể hiện qua nét mặt, điệu bộ.
- 5 e.g: headache, stomachache, e.g: (to) dance toothache T.dances -Teacher asks some students to go T. asks: “What am I doing?” to the board, makes some actions: headache, toothache, stomachache. T. asks: “How does he feel?” Giáo viên mời một số học sinh lên bảng thể hiện điệu bộ đau bụng, đau đầu. 3. Realia (vật thật): Dùng những dụng cụ trực quan thực tế có được. e.g. pencil, pencil sharpener, e.g. open (adj.), closed (adj.) notebook T. opens and closes the door T. uses real things in the class. T. says, “Tell me about the door: T. asks, “What’s this?” it’s what?” 4. Situation / explanation(tình huống/giải thích): e.g. greedy T. explains,”What do you think of the brother in “Star fruit tree?” T. asks, “What is he”? Tell me the word in Vietnamese.”
- 6 5. Example(ví dụ): e.g. toys e.g. (to) complain T. gives examples of toys: “cars, T. says, “This room is too noisy kites, ships – these are all toys and too small. It’s not good (etc.)” Give me another example of T. asks, “What am I doing?” toys ” 6. Synonym \ antonym (đồng nghĩa \ trái nghĩa): Giáo viên dùng những từ đã học rồi để giảng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. e.g. dad e.g. strong T. asks, “What’s another word for T. asks, “What’s the opposite of father?” weak?” 7. Translation (dịch): Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để giảng nghĩa từ trong tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, Giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó. e.g. (to) understand T. asks, “How do you say “hiểu” in English?” 8. T’s eliciting questions(câu hỏi gợi ý) : Để giới thiệu từ mới, giáo viên dạy cho học sinh theo bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. + Nghe: Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe. + Nói: Giáo viên đọc từ, học sinh đọc lại. + Đọc: Giáo viên viết từ lên bảng, học sinh đọc từ bằng mắt, bằng miệng. + Viết: Học sinh viết từ vào tập. Trong khi dạy từ mới phải ghi nhớ các điểm sau: Nên giới thiệu từ trong mẫu câu, ở những tình huống giao tiếp khác nhau, giáo viên kết hợp việc làm việc đó, bằng cách thiết lập được sự quan hệ giữa từ cũ và từ mới, từ vựng phải được củng cố liên tục.
- 7 Giáo viên thường xuyên kiểm tra từ vựng vào đầu giờ bằng cách cho các em viết từ vào bảng con và giơ lên, với cách này giáo viên có thể quan sát được toàn bộ học sinh ở lớp, bắt buộc các em phải học bài và nên nhớ cho học sinh vận dụng từ vào trong mẫu câu, với những tình huống thực tế giúp các em nhớ từ lâu hơn, giao tiếp tốt và mang lại hiệu quả cao. Để học sinh tiếp thu bài tốt đòi hỏi khi dạy từ mới, giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp cho phù hợp, chúng ta cần chọn cách nào ngắn nhất, nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, là sau khi học xong từ vựng thì các em đọc được, viết được và biết cách đưa vào các tình huống thực tế. -Các bước tiến hành giới thiệu từ mới: * Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu. Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự: nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác “nghe”. Hãy nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy giúp cho học sinh của bạn có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất: - Bước 1: “nghe”, bạn cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc mở băng đĩa cho học sinh nghe. - Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần bạn mới yêu cầu học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại, bạn cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, sau đó mới gọi cá nhân. - Bước 3: “đọc”, bạn viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc. Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng mực mà bạn cho là đạt yêu cầu. - Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi bạn mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở. - Bước 5: bạn hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không và yêu cầu một học sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt.
- 8 - Bước 6: đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện âm tiết có trọng âm và đánh dấu. - Bước 7: cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới học. - Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới: Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi không đủ, mà chúng ta còn phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Trong hoạt động này, chúng ta có thể sử dụng để kiểm tra từ mới. Sau đây là năm thủ thuật kiểm tra từ mới: 1. Rub out and Remember 2. Slap the board 3. What and where 4. Matching 5. Bingo 6. Listen order vocabulary *Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp Để thực hiện giảng dạy tốt một tiết từ vựng, không chỉ cần có sự đầu tư vào bài giảng, vào các bước lên lớp của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của học sinh. Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình. Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Cho nên ngay từ đầu từ năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà. a/. Chuẩn bị từ vựng. b/. Học thuộc lòng từ vựng.
- 9 *Khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp. -Các giải pháp dạy từ vựng trên có thể áp dụng rộng rãi, có tính khả thi cao. - Có thể áp dụng cho các học sinh tiểu học ở trường tiểu học Giao Châu và các trường tiểu học khác. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại. Hiệu quả. Sau một thời gian áp dụng" Một số phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở tiểu học” Ngoài việc hướng dẫn cách đọc, phát âm đúng từ vựng, mẫu câu, luôn tạo cho học sinh tính chuyên cần, siêng năng khi đọc tiếng Anh, chất lượng học tập của các em đã tăng đáng kể. Số học sinh ít nhớ cách đọc từ vựng, viết chậm trong lớp giờ giảm xuống rất nhiều. Những giờ học Tiếng Anh các em đọc rất hăng say, không những đọc to, rõ ràng, nhiều em còn nhớ được từ vựng rất nhanh khi chỉ vừa mới học xong. - Học sinh đã thuộc các từ mới ngay tại lớp học. - Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt. - Các em luôn hào hứng tham gia các hoạt động trong tiết học như thực hành theo cặp, nhóm, các trò chơi, thi đọc đối đáp . - Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn. - Khi được giáo viên giao, các em rất hào hứng trong việc chuẩn bị các đồ dùng trực quan cho bài học hôm sau. - Nhiều em thể hiện được năng khiếu và thi đua nhau ai nhớ nhanh cách đọc và viết đúng từ mới ngay khi vừa học xong từ mới. - Tiếng Anh trở thành tiết học luôn được các em học sinh mong đợi. Phần lớn các em đều thích học và đọc tiếng Anh với kết quả như sau:
- 10 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Tống Dạng số học Số Tỉ Số Số Số bài Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ sinh lượng lệ lượng lượng lượng 313 Dịch sang 8 tuần 25,5 12,1 80 110 35% 86 27,4% 37 Tiếng kỳ II % % Anh So với kết quả đầu năm: Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Tống Dạng số học Số Tỉ Số Số Số bài Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ sinh lượng lệ lượng lượng lượng 313 Dịch sang 8 tuần 19,1 33,5 15,5 60 105 100 31,9% 48 Tiếng kỳ I % % % Anh - Sau khi áp dụng những biện pháp trên tôi thấy tiết dạy của mình không còn nhàm chán mỗi khi lên lớp. Không khí lớp học sinh động hơn, học sinh hưng phấn và thích nói Tiếng Anh nhiều hơn và thường yêu cầu tôi mở rộng thêm một số câu Tiếng Anh sử dụng trong giao tiếp. Đây là một bước phát triển tốt.
- 11 Học sinh sôi nổi và thích thú trong giờ học Tiếng Anh. - Học sinh không còn lo sợ đến giờ học Tiếng Anh như trước thay vào đó là tâm trạng trông chờ đến tiết học. - Từ kết quả trên cho chúng ta thấy rõ nếu giáo viên có đầu tư tốt vào giảng dạy, biết áp dụng mọi phương pháp phù hợp với năng lực của từng học sinh, phù hợp với tình hình chung của mỗi khối lớp thì chúng ta sẽ gặt hái được chất lượng và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó tạo được tình cảm tốt “giữa thầy và trò”, “giữa trò và trò”, học sinh cảm thấy yêu thích môn học mà mình phụ trách. Để từ đó các em học tốt hơn và tạo nền tảng cho sự phát triển sau này. IV.Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết sáng kiến trên được tạo ra từ quá trình học tập và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đỗ Thị Thảo
- 12 TRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO CHÂU (Xác nhận) . (ký tên, đóng dấu) PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN GIAO THỦY (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) (Lãnh đạo phòng ký tên, đóng dấu) .
- 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. The Grammar in use. 2. Teaching Grammar and Vocabulary. 3. Teaching English. 4. Tạp chí thế giới trong ta. 5. Tiếng Anh 3. 6. Tiếng Anh 5. 6. Method of Teaching English Grammar