SKKN Một số phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh THPT

doc 30 trang thulinhhd34 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_huan_luyen_nham_nang_cao_thanh_tich.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh THPT

  1. - Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho nam học sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc Qua điều tra xác định các chỉ số ban đầu biểu thị trình độ thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ) của nam học sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc thì trình độ sức mạnh tốc độ của các em hiện nay chủ yếu dựa vào các bài tập thể dục thể thao đơn điệu, điều kiện sống, quy luật phát triển của cơ thể và sự thích nghi của địa bàn dân cư. Để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, chúng tôi đã áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh tại trường. Các bài tập đưa ra phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho nên chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 30 giáo viên thể dục của các trường THPT ở trên địa bàn. Kết quả được thể hiện qua bảng 4. Bảng 4: Kết quả phỏng vấn xác định yêu cầu lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam học sinh khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, a=30. Kết quả TT Nội dung a Tỷ lệ % Các bài tập lựa chọn phải phù hợp với mục đích, nhiệm 1 19 95% vụ đặt ra trong chương trình giảng dạy. Các bài tập có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự 2 19 95% phát triển sức mạnh tốc độ của học sinh. Các bài tập phải phù hợp với đặc điểm trình độ thể lực 18 90% 3 của đối tượng tập luyện. Các bài tập phải khắc phục những yếu tố ảnh hưởng tới 4 việc tiếp thu kỹ thuật động tác và tâm sinh lý của người 19 95% tập. Các bài tập phải hợp lý, vừa sức và nâng dần độ khó 5 khối lượng tập luyện đặc biệt chú ý khâu an toàn trong 19 90% luyện tập. Qua bảng 4, chúng tôi thấy các yêu cầu các bài tập nhằm phát triển sức nhanh tốc độ đã đạt được rất cao. Vì vậy, chúng tôi dựa vào các yêu cầu đó để đưa ra hệ thống các bài tập và tiếp tục phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu với các giáo viên thể dục về sự tán thành các bài tập đó, kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 5 Bảng 5: Kết quả phỏng vấn về độ tin cậy của các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, a = 30. 18
  2. Kết quả STT Tên bài tập a Tỷ lệ % 1 Chạy nâng cao đùi tại chỗ 10” – 15’’ 18 90 % 2 Chạy đạp sau di chuyển 30m 17 85% 3 Chạy 30m xuất phát cao 19 95 % 4 Chạy nâng cao đùi di chuyển 30m 18 90 % 5 Chạy 30m tốc độ cao 30 100 % 6 Chạy đạp sau di chuyển 60m 14 70 % 7 Chạy 50m xuất phát cao 15 75% 8 Chạy cự ly ngắn xuất phát thấp 14 70 % 9 Chạy đạp sau di chuyển 30m 14 70 % 10 Chạy bật đổi chân liên tục trong vòng 15” 15 75 % 11 Chạy 40m xuất phát cao 14 70% 12 Chạy 60m xuất phát cao 19 95 % 13 Chạy biến tốc 100m xuất phát cao 15 75 % 14 Chạy xuất phát thấp 13 65 % 15 Bật nhảy đổi chân luân phiên 12”-15” 18 90% 16 Bật ếch 14 70% 17 Bật nhảy từ dưới lên, từ trên xuống 15 75% 18 Nhảy dây tốc độ bằng 2 chân 19 95% 19 Bật nhảy thu gối ở hố cát 12”-15” 18 90% 30 Chạy tốc độ tối đa đổi hướng theo tín hiệu 13 65% Qua kết quả phỏng vấn chúng tôi quyết định lựa chọn ra 9 bài tập được sự tán thành cao nhất trong số người được phỏng vấn trở trên để đưa vào quá trình thực nghiệm. Các bài tập được lựa chọn vào thực nghiệm được mô tả sơ lược như sau: * Bài tập 1: Chạy nâng cao đùi tại chỗ 10”-15”. + Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng nghiêm, hai tay thả lỏng tự nhiên, mắt nhìn thẳng. + Động tác: Chạy nâng cao đùi cao ngang hông song song với mặt đất, giữa cẳng chân với đùi tạo thành một góc 90°, tiếp xúc đất bằng ½ bàn chân phía trước, tay thả lỏng tự nhiên, lưng thẳng. Thực hiện liên tục 10” – 15”. 19
  3. +- Định lượng: Thực hiện bài tập từ 1 - 2lần. Thời gian nghỉ giữa các lần thực hiện từ 1 - 2 phút. * Bài tập 2: Chạy đạp sau di chuyển 30m. + Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế xuất phát cao. + Động tác: - Lăng trước: Đùi nâng cao gần như chạy, cổ chân thả lỏng góc độ giữa đùi và cẳng chân bằng 90°. - Chống trước: Tiếp xúc đất bằng ½ bàn chân phía trên, nhanh chóng miết về sau. - Đạp sau: Nhanh chóng duỗi hết các khớp từ hông đến cổ chân, góc độ đạp sau khoảng 45°. - Lăng sau: Khi kết thúc động tác đạp sau chân đạp duỗi thẳng rồi nhanh chóng gấp gối đưa ra trước hông hất gót theo hướng ra trước, thân trên ngả về trước từ 75° - 85°, mắt nhìn về phía trước. - Định lượng: Thực hiện bài tập từ 1- 2lần x 30m. Thời gian nghỉ giữa các lần thực hiện từ 1 - 2 phút. * Bài tập 3: Chạy nâng cao đùi di chuyển 30m. + Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng nghiêm, hai tay thả lỏng tự nhiên, mắt nhìn thẳng. + Động tác: - Chống trước bằng ½ bàn chân phía trên gần với điểm dọi của trọng tâm cơ thể. - Đạp sau chân thẳng, nâng trọng tâm cơ thể lên cao về phía trước, góc độ đạp sau lớn. - Lăng sau không hất gót, chủ yếu nâng đùi lên cao ra trước, thân trên thẳng tự nhiên, cẳng chân thả lỏng. + Yêu cầu: Thực hiện với tần số nhanh tối đa. + Định lượng: Thực hiện từ 1- 2lần x 30m/ buổi. Thời gian nghỉ giữa các lần tập từ 1 - 2 phút. * Bài tập 4: Chạy 30m xuất phát cao. + Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế xuất phát cao. + Thực hiện: Đối tượng chạy với tốc độ tối đa, sử dụng 100% sức, khi chạy trọng tâm cơ thể không giao động nhiều sang hai bên. + Định lượng: Thực hiện từ 1 - 2 lần x 30m/buổi. Thời gian nghỉ giữa các lần là 1 – 2 phút. *Bài tập 5: Chạy 30m tốc độ cao. + Tư thế chuẩn bị: Chạy ở tư thế xuất phát cao trước vạch xuất phát 10 - 15m, khi đến vạch xuất phát thì tốc độ đạt 100% tốc độ tối đa. 20
  4. + Thực hiện: Thực hiện hoàn thiện kỹ thuật động tác chạy với tốc độ tối đa cự ly 30m. + Định lượng: Thực hiện từ 1 - 2 lần x 30 m/buổi. Thời gian nghỉ giữa các lần từ 1 - 2phút. * Bài tập 12: Chạy 60m xuất phát cao Chạy ở tư thế xuất phát cao trước vạch xuất phát 10 - 15m, khi đến vạch xuất phát thì tốc độ đạt 100% tốc độ tối đa. + Thực hiện: Thực hiện hoàn thiện kỹ thuật động tác chạy với tốc độ tối đa cự ly 60m. + Định lượng: Thực hiện từ 2 - 3 lần x 60 m/buổi. Thời gian nghỉ giữa các lần thực hiện từ 1 - 2 phút. * Bài tập 15: Bật nhảy đổi chân luân phiên 12”- 15” + Tư thế chuẩn bị: Thân người thẳng tự nhiên, chân và tay ở tư thế thả lỏng bình thường. + Thực hiện: Bật nhảy đổi chân liên tục luân phiên tại chỗ với tốc độ tối đa. + Định lượng: Thực hiện từ 2 - 3 lần, trong thời gian 12”-15”. Thời gian nghỉ giữa các lần thực hiện từ 1 - 3 phút. * Bài tập 18: Nhảy dây tốc độ bằng 2 chân + Tư thế chuẩn bị: Người ở tư thế thả lỏng tự nhiên hai tay cầm dây nhảy. + Thực hiện: Phối hợp tay và chân nhịp nhàng quay dây từ chân qua đầu bật chân lên cao với tốc độ cao nhất. + Định lượng: Thực hiện từ 2 - 3 lần x 50 nhịp. Thời gian nghỉ giữa các lần thực hiện từ 1 - 2 phút. * Bài tập19: Bật nhảy thu gối ở hố cát 12”-15”. + Tư thế chuẩn bị: Người ở tư thế thả lỏng tự nhiên chân thẳng đứng ở hố cát. + Thực hiện: Nhảy lên cao, đùi cao ngang hông song song với mặt đất, giữa cẳng chân với đùi tạo thành một góc 90°, tiếp xúc xuống hố cát bằng ½ bàn chân, tay thả lỏng tự nhiên. Thực hiện liên tục 12” – 15”. + Định lượng: Thực hiện từ 2 - 3 lần, trong thời gian 12”-15”. Thời gian nghỉ giữa các lần thực hiện từ 1 - 2 phút. Quá trình thực nghiệm được tiến hành liên tục trong 12 tuần và kế hoạch tập luyện cụ thể 7 tuần và được trình bày ở bảng 6. Bảng 6: Kế hoạch và tiến hành luyện tập, a = 30. Số Tuần ST Tên bài tập buổ T i 1 2 3 4 5 6 7 21
  5. Chạy nâng 1 cao đùi tại 5 x x x x x chỗ 10” – 15” Chạy đạp sau di chuyển 2 30m. 6 x x x x x x Chạy nâng 3 cao đùi 30m. 5 x x x x x Chạy 30m 4 5 x x x x x xuất phát cao. Chạy 30m tốc 5 độ cao 6 x x x x x x Chạy 60m 6 xuất phát cao 4 x x x x Bật nhảy đổi chân luân 7 phiên 4 x x x x 12”- 15” Nhảy dây tốc 8 độ bằng 2 5 x x x x x x chân Bật nhảy thu 9 gối ở hố cát 6 x x x x x x 12”-15”. - Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành thích trong chạy cự ly ngắn cho nam học sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc Sau khi lựa chọn được một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, chúng tôi tiến hành luyện tập trên 30 học sinh khối 10 của hai lớp 10A4 và 10A5 . - Nhóm thực nghiệm (nhóm A): Gồm n = 30 nam học sinh 10A 4 được tiến hành giảng dạy và tập luyện áp dụng các bài tập phát triển tố chất thể lực sức mạnh tốc độ đã lựa chọn. - Nhóm đối chiếu (B) gồm 30 nam học sinh lớp 10A5 được tiến hành giảng dạy và tập luyện theo giáo án mà giáo viên trường THPT Ngô Gia Tự đã lựa chọn. Quá trình thực nghiệm được chúng tôi tiến hành trên đối tượng học sinh có cùng độ tuổi, giới tính, cùng địa dư cùng thời gian tập luyện như nhau. Thời gian tập mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 45 phút theo chương trình của Bộ GDĐT và kế 22
  6. hoạch giảng dạy của nhà trường. Trong khi luyện tập các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ yêu cầu người tập phải thực hiện đầy đủ lượng bài đã được lựa chọn. Để đánh giá hiệu quả các bài tập, sau 12 tuần thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng 3 test đánh giá để kiểm tra kết quả sau thực nghiệm, kết quả kiểm tra được xử lý số liệu và được trình bày ở bảng 7. Bảng 7: Thành tích của nhóm sau thực nghiệm, n = 30. Test 30m Bật xa tại chỗ 100m Nhóm A B A B A B Chỉ số X s 4"52 4''96 2.30 2.40 13''40 14"00  x 0.17 0.13 0.16 0.13 0.74 0.52 Ttính 9.19 3.56 3.6 Tbảng 3.291 P 5% Từ bảng 7 ta thấy: - Thành tích test chạy 30m tốc độ cao của hai nhóm kết quả thu được X A = 4''52 , X B = 4''96 và Ttính=9.19 > Tbảng=3.291 . Chứng tỏ rằng toán học thống kê đã tìm thấy sự khác biệt giữ hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm có ý nghĩa (P 5%). Vậy các bài tập chúng tôi lựu chọn đã đem lại hiệu quả trong quá trình nghiên cứu. - Thành tích test bật xa tại chỗ của hai nhóm kết quả thu được X A =2.30 , X B =2.40 và Ttính=3.56 > Tbảng=3.291 . Chứng tỏ rằng toán học thống kê đã tìm thấy sự khác biệt giữ hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm có ý nghĩa (P 5%). Vậy các bài tập chúng tôi lựu chọn đã đem lại hiệu quả trong quá trình nghiên cứu. - Thành tích test chạy cự ly ngắn xuất phát thấp của hai nhóm kết quả thu được X A =13''40 , X B =14"00 và Ttính=3.6 > Tbảng=3.291 . Chứng tỏ rằng toán học thống kê đã tìm thấy sự khác biệt giữ hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm có ý nghĩa (P 5%). Vậy các bài tập chúng tôi lựu chọn đã đem lại hiệu quả trong quá trình nghiên cứu. Để làm nổi bật chúng tôi so sánh thành tích của hai nhóm trước và sau thực nghiệm. - So sánh thành tích trước và sau thực nghiệm Trên cơ sở lí luận nêu trên, chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm ở 2 nhóm học sinh đã chọn. Thời gian tập mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 45 phút theo chương trình của Bộ GDĐT và kế hoạch giảng dạy của nhà trường. Bước vào thực ngiệm các nhóm tương đương nhau về sức khỏe và số buổi tập luyện. 23
  7. - Nhóm đối chiếu thực hiện các bài tập theo giáo án mà giáo viên trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc lựa chọn. - Nhóm thực nghiệm thực hiện các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ theo giáo án của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 8, 9, 10 và biểu đồ 1, 2, 3 dưới đây Bảng 8: Thành tích trước và sau khi tiến hành thực nghiệm test chạy 30m tốc độ cao của nam học sinh khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, n = 30. Thời điểm Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Chỉ số A B A B X s 5”30 5”10 4''52 4''96  x 0.4 0.15 0.17 0.13 Ttính 1.05 9.19 T bảng 3.291 P 5% Biểu đồ 1: Biểu diễn thành tích chạy 30m tốc độ cao trước và sau thực nghiệm của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, n = 30 Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Thời điểm Chú thích: - Nhóm A (thực nghiệm) - Nhóm B (đối chiếu) + Trước thực nghiệm, thành tích của hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm có chênh lệch nhưng toán học thống kê không tìm ra sự khác biệt giữa hai nhóm đó. Ttính = 1.05 5%) + Sau khi thực nghiệm chúng tôi tính được T như sau: Ttính = 9.19 > 3.291= T bảng (P 5%) Toán học thống kê tìm thấy rằng sự khác biệt giữ hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm khác biệt rất có ý nghĩa (P 5%). 24
  8. Bảng 9: Thành tích trước và sau thực nghiệm test bật xa tại chỗ của nam học sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, n = 30. Thời điểm Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Chỉ số A B A B X s 2.25 2.35 2.30 2.40  x 0.21 0.91 0.16 0.13 Ttính 1.6 3.56 T bảng 3.291 P 5% Biều đồ 2: Biểu diễn thành tích test bật xa tại chỗ của nam học sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, n = 30. Thời điểm + Trước thực nghiệm, thành tích của hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm có chênh lệch nhưng toán học thống kê không tìm ra sự khác biệt giữa hai nhóm đó. Ttính = 1.6 5%) + Sau khi thực nghiệm chúng tôi tính được T như sau: Ttính = 3.56 > 3.291= T bảng (P 5%) Toán học thống kê tìm thấy rằng sự khác biệt giữ hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm khác biệt rất có ý nghĩa (P 5%). Bảng 10: Thành tích trước và sau thực nghiệm test chạy cự ly ngắn xuất phát thấp của nam học sinh lớp 11 trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, n = 30. 25
  9. Thời Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm điểm Chỉ số A B A B X s 14”15 14”30 13''40 14"0  x 0.91 0.68 0.74 0.52 Ttính 0.2 3.6 T bảng 3.291 P 5% Biều đồ 3: Biều diễn thành tích chạy cự ly ngắn xuất phát thấp trước và sau thực nghiệm của nam học sinh khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, n = 30 Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Thời điểm Chú thích: - Nhóm A (thực nghiệm) - Nhóm B (đối chiếu) + Trước thực nghiệm, thành tích của hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm có chênh lệch nhưng toán học thống kê không tìm ra sự khác biệt giữa hai nhóm đó. Ttính = 0.2 5%) + Sau khi thực nghiệm chúng tôi tính được T như sau: Ttính = 3.6 > 3.291 = T bảng (P 5%) Toán học thống kê tìm thấy rằng sự khác biệt giữ hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm khác biệt rất có ý nghĩa (P 5%). Tóm lại Sau 7 tuần áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ được chúng tôi lựa chọn với 3 test (test chạy 30m tốc độ cao, test bật xa tại chỗ và test chạy cự ly ngắn xuất phát thấp) để kiểm tra lại sức mạnh tốc độ của hai nhóm đối chiếu thực nghiệm và đã có những kết quả khả quan. 26
  10. Độ tin cậy của toán học thống kê đã tìm ra sự khác biệt của hai nhóm rất có ý nghĩa cụ thể là: + Test chạy 30m tốc độ cao Ttính = 9.19 > 3.291= T bảng . + Test bật xa tại chỗ Ttính = 3.56 > 3.291= T bảng. + Test chạy cự ly ngắn xuất phát thấp Ttính = 3.6 > 3.291 = T bảng . Thành tích Ttính và T bảng của hai nhóm thực nghiệm A và đối chiếu B chênh lệch nhau có ý nghĩa đạt độ tin cậy P 5 %. Như vậy, nhóm thực nghiệm đã có sự tăng lên rõ rệt về thành tích chạy cự ly ngắn. Điều đó chứng tỏ các bài tập chúng tôi lựa chọn đã có hiệu quả rõ rệt nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong chạy cự ly ngắn cho nam học sinh khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc. Đây là những bài tập có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng rộng rãi vào các chương trình giáo dục thể chất ở các trường THPT. 8. Những thông tin cần được bảo mật: 9.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này được áp dụng tại các trường THPT có giáo viên giáo dục thể chất chuyên trách, có sân bãi và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy bình thường. 10.Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến theo ý kiến tác giả: -Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và thông qua số liệu thu được về điều tra ban đầu của chỉ số sức mạnh tốc độ. Qua sự phân tích xử lý, đánh giá trong quá trình nghiên cứu đề tài cuối cùng đã đi đến những kết luận sau: + Trong quá trình học tập chạy cự ly ngắn nói chung và chạy cự ly ngắn nói riêng tại trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, thời gian qua một số em chưa đạt được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là chưa tập trung để phát triển tố chất sức mạnh tốc độ - đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thành tích 100m. Do đó việc lựa chọn phương pháp, biện pháp phù hợp, có đủ khoa học để xác định hiệu quả ứng dụng các bài tập giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. + Từ những chỉ số phản ánh sức mạnh tốc độ đã được xây dựng ở mục tiêu 1, chúng tôi đã nghiên cứu lựa chọn được một số bài tập để phát triển tố chất sức mạnh tốc độ như đã trình bày ở mục tiêu 2. Đồng thời, chúng tôi đã xây dựng được một tiến trình giảng dạy đúng đắn, có tính khoa học và mang ý nghĩa thực tiễn cao để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. + Qua quá trình thực nghiệm cho thấy, hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã đem lại hiệu quả khi áp dụng vào giảng dạy cho nam học sinh khối 10 trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch - Vĩnh Phúc. Cụ thể là sau khi áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ vào giảng dạy cho nhóm thực nghiệm A thì thành tích sau thực nghiệm đã tăng lên rõ rệt thông qua việc kiểm tra bằng các test (chạy 30m tốc độ cao, bật xa tại chỗ và chạy cự ly ngắn xuất 27
  11. phát thấp). Độ tin cậy của toán học thống kê đã tìm ra sự khác biệt giữa hai nhóm rất có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P 5% . + Thành tích của nhóm thực nghiệm A sau khi tập luyện đã tăng lên rất nhiều so với nhóm đối chiếu B. Bởi vậy, hệ thống bài tập mà chúng tôi lựa chọn đã góp phần làm phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất, giúp cho quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh đạt kết quả cao. Ngoài ra, nó còn ý nghĩa bổ trợ đắc lực trong quá trình giảng dạy môn chạy cự ly ngắn cho giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm. 10.2 Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến theo ý kiến tổ chức cá nhân: Trên cơ sở kết luận đã nêu ở trên, cùng với thực tiễn trong giảng dạy thể dục của trường THPT Ngô Gia Tự, chúng tôi có một số kiến nghị sau: + Đối với học sinh THPT việc xác định đúng các bài tập cho các em tập luyện là một điều kiện thuận lợi để các em phát triển tốt nhất về thể lực cũng như tiếp thu về kỹ thuật, nâng cao hiệu quả học tập. Do đó trong quá trình giảng dạy cần áp dụng nhiều bài tập phát triển sức mạnh tốc độ hơn nữa ở các môn thể dục thể thao nói chung và trong môn chạy cự ly 100m nói riêng, giúp học sinh đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất. + Các bài tập mà chúng tôi lựa chọn qua thực nghiệm bước đầu đã cho thấy hiệu quả cho nên trong quá trình học tập kỹ thuật chạy cự ly ngắn, ở nhà trường phổ thông có thể vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. + Cần thay đổi chương trình nội dung giảng dạy nội khóa môn thể dục ở các trường THPT bằng cách trải đều nội dung, kế hoạch giảng dạy cụ thể cho tất cả các năm học. 11 Danh sách những tổ chức /cá nhân áp dụng Lập Thạch,ngày 20 tháng 12 năm 2019 Tác giả Nguyễn Văn Hòa 28
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý luận và phương pháp TDTT, TG.Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn – Nxb TDTT – 1993. 2. Sinh lý học TDTT, PGS. Lưu Quang Hiệp – Nxb TDTT – 1995. 3. Giáo dục học TDTT, TG. Phạm Đình Bấm, Trương Anh Tuấn, Nguyễn Quý Bình – Nxb TDTT – 1998. 4. Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, TS. Vũ Đào Hùng – Nxb Giáo dục – 1998. 5. Sách giáo khoa điền kinh, TS. Nguyễn Đại Dương, TS. Võ Đức Hùng, Nguyễn Văn Quảng – Nxb TDTT. 6. Phương pháp giảng dạy TDTT trong trường THPP, PGS.PTS Trịnh Trung Hiếu – Nxb TDTT – 1990 7. Phương pháp thống kê trong TDTT, TG. Nguyễn Đức Văn – Nxb TDTT – 3000. 8. Cơ sở phân loại các bài tập trong đào tạoVĐV chạy cự ly ngắn Nxb -Arakelan Matscơva 1989. 9. Đo lường thể thao (dùng cho sinh viên Đại học TDTT), Nguyễn Văn Đức, Bắc Ninh 8/1997. 29
  13. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SÁNG KIẾN CẤP: CƠ SỞ I. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN 1. Họ và tên: NGUYỄN VĂN HÒA 2. Ngày sinh: 22/12/1966 3. Đơn vị công tác: THPT Ngô Gia Tự 4. Chuyên môn: TD 5. Nhiệm vụ được phân công trong năm học: TTCM - Giảng dạy TD K12, GDQP K12, Trưởng tự vệ II. THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN 6. Tên sáng kiến: Một số phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn cho học sinh THPT Cấp học: THPT 1. Mã lĩnh vực (Theo danh mục tại Phụ lục 3): 60 2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09/2016 đến tháng 12/2019 3. Địa điểm nghiên cứu: THPT Ngô Gia Tự 4. Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích trong chạy cự ly ngắn cho học sinh THPT. Ngày tháng năm 2020 Ngày tháng năm 2020 Ngày tháng năm 20 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TỔ TRƯỞNG/NHÓM NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Văn Hòa 30