SKKN Một số phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động nhận biết tập nói

doc 24 trang Đinh Thương 14/01/2025 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động nhận biết tập nói", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_phat_trien_von_tu_cho_tre_24_36_than.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động nhận biết tập nói

  1. Một số phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động nhận biết tập nói Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi vòng cung rồi giới thiệu luật chơi. Hôm nay cô giáo đến tặng chúng mình một hộp quà to, chúng mình cùng đoán và nói xem đó là gì nhé. Cô lấy ô tô ra và hỏi? Cái gì đây? Còi ô tô kêu thế nào? Sau đó cho ô tô chạy: con hãy làm còi ô tô kêu: “ pim pim pim”. Tiếp tục cô lấy tầu hỏa ra tiếng còi tàu kêu “ tu tu” và cho tàu chạy. Trẻ làm tiếng còi tàu. Sau đó cô lấy xe máy ra kêu “tuýt tuýt” và vặn cót cho xe chạy. các con bắt chước còi kêu. Tất cả các loại phương tiện giao thông là đồ chơi dang chạy. Bây giờ cô và các con hãy chọn những đồ chơi này để chơi nhé. Các con cũng chọn ô tô nào, ô tô đây rồi, còi ô tô kêu thế nào? “ pim pim”. Các con bắt chước còi ô tô kêu. Cô lần lượt vừa lái xe máy, tàu hỏa và cho trẻ bắt chước tiếng còi kêu “ tu tu” tiếng còi xe máy “tuýt tuýt” . Cô cho cả lớp, tổ, cá nhân bắt chước tiếng còi xe máy, tầu hỏa, ô tô. Khuyến khích trẻ chơi giỏi. Khi trẻ đã biết chơi, cô có các bức tranh, tầu hỏa, ô tô, xe máy cho trẻ lên lấy tranh và bắt chước tiếng kêu theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Lấy cho cô tranh xe máy và làm tiếng còi xe máy kêu. Trò chơi 5: Chuyển thú về rừng. Mục đích: Giúp trẻ phát triển vốn từ, phát âm đúng tên các con vật, ghép từ thành câu đơn. Nội dung: cho trẻ tiếp xúc với đối tượng. Dùng tình huống trò chơi để phát triển vốn từ và ghép từ thành câu đơn. Cách tiến hành. Chuẩn bị: Một số rối ( tranh ảnh) là các con thú, một khu rừng cây nhựa, 10 chiếc vòng thể dục. Luật chơi: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng. Trẻ xếp thành 2 tổ thi đua nhau. 18
  2. Một số phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động nhận biết tập nói Mỗi tổ bật qua 5 vòng thể dục, chuyển thú về rừng. sau đó nói tên các con vật đã chuyển được và nói con vật đó đang làm gì ( ăn cỏ, trèo cây, hái quả vv). Trong khi trẻ chơi các trò chơi mà trẻ nói không đúng cô sửa câu, sửa từ cho trẻ từ đó trẻ hoàn thiện dần vốn từ và biết cách dùng từ phù hợp. CHƯƠNG IV: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIÊN Qua một thời gian nghiên cứu thực tế trẻ 24-36 tháng tuổi, lớp 2 tuổi Trường Mầm non.Tôi nhận thấy rằng sự phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua các hoạt động nhận biết tập nói có sự tiến bộ rất rõ rệt. Cụ thể khi cho trẻ quan sát, trò truyện với trẻ, khi trẻ đã phát triển được vốn từ cần miêu tả về sự vật, hiện tượng mà trẻ quan sát.Câu nói của trẻ đầy đủ rõ ràng và mạch lạc hơn. Ví dụ: Cô cho trẻ quan sát quả cam. Trẻ: Thưa cô quả cam có dạng tròn, vỏ sần mầu xanh. Quan sát bổ và nếm: Trẻ nói được có vỏ ngoài, trong quả có múi, trong múi có típ cam, hạt cam, khi ngửi có mùi thơm, khi ăn vào miệng có vị ngọt Qua khảo sát một số biện pháp phương pháp rèn luyện cho trẻ khả năng quan sát, diễn đạt vốn từ cho trẻ rong việc giáo dục cho trẻ môn học phát triển ngôn ngữ (Nhận biết tập nói) thu được kết quả khảo sát cuối năm như sau: Bảng 4: Khả năng sử dụng từ của trẻ. Mức độ Số lượng trẻ Tỉ lệ Ghi chú I ( 9-10 ) 18 82% II ( 7-8 ) 3 14% III ( 5-6 ) 1 4% IV (1-5 ) 0 0% Bảng 5:Khả năng ghép các từ thành câu đơn hoặc câu mở rộng Mức độ Số lượng trẻ Tỉ lệ Ghi chú I ( 9-10 ) 7 32% 19
  3. Một số phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động nhận biết tập nói II ( 7-8 ) 10 45% III ( 5-6 ) 5 23% IV ( 1-5 ) 0 0% . Bảng 6: Khả năng diễn đạt từ gắn với tình huống giao tiếp: Mức độ Số lượng trẻ Tỉ lệ Ghi chú I ( 9-10 ) 8 36% II ( 7-8 ) 9 41% III ( 5-6 ) 5 23% IV ( 1-5 ) 0 0% Phát triển vốn từ cho trẻ giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển ngô ngữ - phương tiện phát triển tư duy và là công cụ hoạt động trí tuệ. Với tầm quan trọng đó nên giáo viên mầm non phải là người chủ động thường xuyên tiến hành việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Các biện pháp đã nêu trong đề tài đóng vai trò quan trọng đó nên giáo viên phải là người chủ đạo thường xuyên tiến hành việc phát triển vốn từ cho trẻ. Trong các biện pháp, phát triển vốn từ cho trẻ trò chơi học tập cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ. Để phát triển vốn từ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ thì vai trò của gia đình và Trường mầm non là rất quan trọng. Người lớn cần thường xuyên tiếp xúc với trẻ trò chuyện với trẻ. Các biện pháp và phương pháp phải phối hợp nhịp nhàng với nhau. Sử dụng trong mọi hoạt động( hoạt động học tâp, hoạt động vui chơi, dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lúc nào có thể).Tạo tình huống cho trẻ để trẻ trả lời từ đó rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ là đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy kết quả nghiên cứu đạt kết quả cao. Bản thân tôi phải cố gắng phấn đấu đem hết sức mình học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, trau rồi 20
  4. Một số phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động nhận biết tập nói kiến thức với lòng yêu thương trẻ, tinh thần trách nhiệm cao vượt qua khó khăn tìm ra biện pháp phương pháp rèn luyện khả năng quan sát và diễn đạt ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi qua việc cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh để trẻ đạt được kết quả như mong đợi. PHẦN 3: KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng được đề cập đến của sáng kiến. Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Một lần nữa tôi khẳng định rằng: Trong việc đổi mới tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong nhận biết tập nói theo nội dung đổi mới nói riêng là một yếu tố không thể thiếu được. Bên cạnh những kết quả đạt được,tôi vẫn luôn phải cố gắng trau rồi học hỏi: Luôn nghiên cứu các tài liệu để có kiến thức vững vàng về chuyên môn. Phải tích cực làm đồ dùng sáng tạo, bền, đẹp để phục vụ cho việc giảng dậy. Phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của từng cháu do mình phụ trách. Phải biết được những kết quả mình đã làm được và còn những gì tồn tại để khắc phục. Luôn luôn trau rồi để phát triển vốn từ, nhất là ngôn ngữ nghệ thuật. Luôn tạo nhiều cơ hội cho trẻ học ở mọi lúc, mọi nơi, luôn gây hứng thú khuyến khích động viên trẻ kịp thời. Luôn trao đổi với các bậc phụ huynh cùng quan tâm đến việc học của trẻ và cuối cùng cô giáo phải có chuyên môn nghiệp vụ, có lòng yêu thương đối sử công bằng với trẻ, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Biết vận dụng và cung cấp kiến thức cho trẻ. 2. Hiệu quả của đề tài. 21
  5. Một số phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động nhận biết tập nói Phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong nhận biết tập nói .Vì thế là một giáo viên cần phải nắm được nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động này. Qua việc áp dụng biện pháp mới tôi nhận thấy: Giờ học không còn nặng nề, nhàm trán như trước đây. Với phương pháp “ lấy trẻ làm trung tâm” trẻ được khám phá trải nghiệm dễ dàng gây hứng thú cho trẻ. Việc lồng ghép thích hợp, phát triển vốn từ cho trẻ cho trẻ ử mọi lúc mọi nơi giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập và phát triển vốn từ. Giáo viên nắm được nội dung các hoạt động, hình thức tổ chức phát triển vốn từ cho trẻ theo chủ điểm. Giáo viên phải biết xây dựng được kế hoạch thực hiện mọt cách cụ thể, toàn diện sát với kế hoạch chỉ đạo của nhà trường và phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra về chất lượng trên trẻ để có biện pháp bồi dưỡng cho từng trẻ. 3. Kiến nghị với các cấp quản lý. Để đề tài được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả chất lượng cao trong hiện tại vào những năm tiếp theo. Tôi mạnh dạn có một số kiến nghị đề xuất như sau: Đối với trường: Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động nhận biết tập nói. Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ giáo viên. Đối với Phòng Giáo dục: Đầu tư trang thiết bị đồ dùng dậy học như: Đồ chơi sách giáo khoa tài liệu tham khảo cho các bậc học mầm non taọ điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. 22
  6. Một số phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động nhận biết tập nói Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc nghiên cứu áp dụng ''Một số phương pháp phát triển vốn tù cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói”. Rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Kính mong hội đồng thi đua tham gia đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 23
  7. Một số phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động nhận biết tập nói PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non Nguyễn Thị Ánh Tuyết – chủ biên Nguyễn Như Mai – Đinh Kim Thoa 2. Những điều cần biết trẻ thơ – NXBGD 1996 3. Giáo dục mầm non II năm 1995 Tiến sĩ Đào Thanh Âm – Chủ biên Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hòa 4. Mỹ học Tiến sĩ: Đinh Hồng Thái – Chủ biên 5. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 24 – 36 tháng tuổi vụ giáo dục mầm non Hà Nội 1994. 6. Tạp chí giáo dục mầm non số 2, số 3, số 4 Bộ giáo dục và đào tạo. 7. Gia đình và bé. Chuyên đề số 9 Bộ giáo dục và đào tạo – tạp chí giáo dục mầm non. 24