SKKN Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sông Đốc
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sông Đốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_vai_kinh_nghiem_ve_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_truong.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sông Đốc
- PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS I SƠNG ĐỐC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Huyện Trần Văn Thời, ngày 25 tháng 5 năm 2013 ĐỀ NGHỊ CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng xét, cơng nhận sáng kiến tỉnh Cà Mau. - Hội đồng xét, cơng nhận sáng kiến huyện Trần Văn Thời. - Họ và tên: LÊ MINH XUÂN. - Đơn vị cơng tác: Trường THCS 1 Sơng Đốc-Huyện Trần Văn Thời. Đề nghị Hội đồng sáng kiến cơng nhận sáng kiến năm 2013 như sau: 1. Tên sáng kiến: Một vài kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sơng Đốc. 2. Sự cần thiết (lí do nghiên cứu): Cơng tác chủ nhiệm quyết định phần lớn chất lượng đạo đức học sinh trong lớp và cĩ tác động mạnh mẽ đến chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh, GVCN cịn là lực lượng chủ lực trong cơng việc xã hội hĩa giáo dục. Nên kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm lớp là cần thiết và quan trọng. 3. Nội dung cơ bản của sáng kiến: Kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm lớp 4. Phạm vi ứng dụng: Sáng kiến kinh nghiệm này đã được triển khai ở tổ, ở trường và cĩ thể vận dụng cơng tác chủ nhiệm trong Huyện, Tỉnh đối với các cấp học. 5. Hiệu quả đạt được: Tơi đã vận dụng Sáng kiến kinh nghiệm trên trong 3 năm và tơi nhận thấy chất lượng hai mặc giáo dục cuối năm đều tăng lên so với đầu năm: - Năm 2010 – 2011 : Chất lượng hai mặt giáo dục đều tăng so với đầu năm: Hạnh kiểm tăng 8,5%. Học lực tăng 5,7%. - Năm 2011 – 2012 : Chất lượng hai mặt giáo dục đều tăng so với đầu năm: Hạnh kiểm tăng 6,7%. Học lực 100% lên lớp thẳng (tăng 20%). - Năm 2012 – 2013 : Chất lượng hai mặt giáo dục đều tăng so với đầu năm: Hạnhkiểm tăng 7,7%. Học lực 100% lên lớp thẳng (tăng 10,2%). Người đăng ký Lê Minh Xuân Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sơng Đốc
- PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS I SƠNG ĐỐC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Huyện Trần Văn Thời, ngày 25 tháng 5 năm 2013 BÁO CÁO TĨM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một vài kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sơng Đốc. - Tên cá nhân hoặc người chủ trì, người đồng nghiên cứu (nếu là sáng kiến đồng tác giả) thực hiện: LÊ MINH XUÂN. - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ tháng: 9 / 2010 đến tháng: 5 /2013 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hện sáng kiến: - Sự cần thiết: Trong quá trình dạy học tơi nhận thấy: Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học nên các em cịn lơ là, nhiều phụ huynh chưa quan tâm nhều đến việc giáo dục con em mình, một số GVCN chưa cĩ kinh nghiệm nhiều trong việc giáo dục học sinh. - Mục đích: Tăng chất lượng hai mặc giáo dục gĩp phần làm tăng chất lượng hai mặt giáo dục của trường. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Sáng kiến kinh nghiệm này đã được triển khai ở tổ, ở trường và cĩ thể vận dụng cho cơng tác chủ nhiệm trong Huyện, Tỉnh đối với các cấp học. 3. Mơ tả sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu một vài kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm lớp. Sáng kiến kinh nghiệm cĩ 3 phần: - Phần lý do chọn đề tài: Cơng tác chủ nhiệm quyết định phần lớn chất lượng đạo đức học sinh trong lớp và cĩ tác động mạnh mẽ đến chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh, GVCN cịn là lực lượng chủ lực trong cơng việc xã hội hĩa giáo dục. Nên kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm lớp là cần thiết và quan trọng. - Phần nội dung: Cơ sở lý luận: Để làm người GVCN tốt thì cần thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức, nhân cách. Phải cĩ lịng yêu nghề, thương yêu học sinh. GVCN phải cĩ biện pháp giáo dục cụ thể đối với từng đối tượng học sinh trong lớp. Thực trạng học sinh ở địa phương hiện nay: Học sinh bị cám dỗ bởi bùng nổ của cơng nghệ thơng tin, thầy cơ khơng cịn “thương cho roi cho vọt” nữa, thiếu sự quan tâm của gia đình. Những biện pháp cụ thể: + GVCN dùng quyền hạn của mình để giáo dục học sinh. + GVCN tranh thủ sự năng động của ban cán sự lớp. Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sơng Đốc
- + GVCN giáo dục học sinh thơng qua các hoạt động trong và ngồi nhà trường. + GVCN kết hợp với giáo viên bộ mơn và các bộ phận khác trong việc giáo dục học sinh. - Kết luận: + Những khĩ khăn khi làm cơng tác chủ nhiệm lớp: Phụ huynh học sinh chưa nhiệt tình cộng tác với giáo viên chủ nhiệm trong việc giaĩ dục học sinh.Một số giáo viên dạy bộ mơn chưa cĩ biện pháp phù hợp, đồng bộ trong việc kết hợp giáo dục học sinh . + Kết quả đạt được đều tăng lên rệt +Tính rộng rãi của sáng kiến kinh nghiệm: Cĩ thể áp dụng cho các cấp học. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: - Năm 2010 – 2011 : Chất lượng hai mặt giáo dục đều tăng so với đầu năm: Hạnh kiểm tăng 8,5%. Học lực tăng 5,7%. - Năm 2011 – 2012 : Chất lượng hai mặt giáo dục đều tăng so với đầu năm: Hạnh kiểm tăng 6,7%. Học lực 100% lên lớp thẳng (tăng 20%). - Năm 2012 – 2013 : Chất lượng hai mặt giáo dục đều tăng so với đầu năm: Hạnh kiểm tăng 7,7%. Học lực 100% lên lớp thẳng (tăng 10,2%). 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm này đã được triển khai ở tổ, ở trường và cĩ thể vận dụng cơng tác chủ nhiệm trong Huyện, Tỉnh đối với các cấp học. Xác nhận của đơn vị Ngày 25 tháng 5 năm 2013 Người báo cáo Lê Minh Xuân Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sơng Đốc
- Đề tài :MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS I SƠNG ĐỐC I/ ĐẶT VẤN ĐỀ. Từ xa xưa ơng bà ta đã cĩ câu “Tiên học lễ -Hậu học văn’’. Cho nên ở thời đại nào cũng vậy, bất kỳ một cơng dân tương lai nào trước khi được học, được tiếp thu tri thức của nhân loại thì người Việt Nam chúng ta bao giờ cũng dạy cho con cháu, HS của mình biết “Học ăn ,học nĩi, học gĩi, học mở”. Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho HS trong các trường học được Nhà nước ta đặc biệt coi trọng bằng khẩu hiệu “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Trong các trường phổ thông hiện nay thì giáo viên chủ nhiệm lớp giữ một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Bởi giáo viên chủ nhiệm là “cánh tay nối dài” của Hiệu trưởng, là người thay mặt Hiệu trưởng quản lí, truyền đạt và tổ chức cho học sinh thực hịên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Được thể chế hóa bằng các nội quy, quy định của ngành, của trường. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường và có tác động mạnh mẽ đến chất lượng văn hóa của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm còn là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục. Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của công tác chủ nhiệm trong nhà trường tơi quyết định nghiên cứu “Một vài kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm lớp”, để giúp bản thân cĩ đủ điều kiện toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Cơ sở lý luận Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí giáo dục toàn diện học sinh một lớp, tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của người thầy giáo, luôn trau dồi lòng yêu nghề, yêu thương học sinh, giúp đỡ các em rèn luyện ý thức, thái độ, hình thành phẩm chất, tình cảm trong sáng, đúng đắn, xây dựng cho các em hoài bão, lý tưởng sống cao đẹp, có bản lĩnh đề kháng với những cám dỗ, những ảnh hưởng tiêu cực đang diễn ra xung quanh. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ Sư phạm để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục đạo Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sơng Đốc
- đức toàn diện học sinh ở nhà trường. Muốn làm thầy cô giáo tốt trong sự bùng nổ thông tin của nền kinh tế thị trường, người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững lí luận giáo dục, lí luận dạy học, nắm vững cách tiến hành xã hội hóa giáo dục, huy động mọi tiềm năng của xã hội để giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm, nắm vững được giáo dục cá nhân và giáo dục tập thể, sao cho phù hợp với từng đối tượng. Trong mỗi trường hợp cụ thể giáo viên chủ nhiệm cần có phương pháp giáo dục trực tiếp trực diện để giáo dục học sinh, cần tác động bằng cảm hóa, mệnh lệnh, thuyết phục hoặc cưỡng bức, buộc đối tượng phải thực hiện các yêu cầu và chấp nhận các quan điểm chuẩn mực hành vi đạo đức. Bằng uy tín của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp giáo dục trực tiếp đem lại hiệu quả tức thời. 2.Thực trạng học sinh ở địa phương hiện nay: -Với xã hội ngày nay cơng nghệ thơng tin bùng nổ ở khắp mọi nơi. Sơng Đốc cũng khơng nằm ngồi sự phát triển đĩ, nhiều trị chơi xuất hiện ở các quán game, sự cám dỗ của phim ảnh - Học sinh nhận thức rõ việc giáo dục của các thầy cơ giáo hiện nay khơng cịn “thương cho roi cho vọt ” như trước nữa . - Đa số học sinh chưa cĩ ý thức trong học tập cịn trơng chờ, ỉ lại. Và chưa kể đến bản thân những học sinh do gia đình lo làm ăn mà quên đi sự quan tâm đến con cái phĩ thác việc giáo dục các em cho nhà trường nên vai trị của người giáo viên chủ nhiệm càng nặng nề hơn. 3.Những biện pháp cụ thể: a/Giáo viên chủ nhiệm (GVCN)dùng quyền hạn của mình để giáo dục HS: Ví dụ : Ngăn cản học sinh nói chuyện trong lớp, gây gổ, hút thuốc lá, ; Với những học sinh có hành vi tốt kịp thời động viên, tuyên dương bằng lời hoặc có hình thức khen thưởng. Để giáo dục học sinh có kết quả tốt, giáo viên phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể về hoàn cảnh sống của từng học sinh biết được nguyên nhân và những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến học sinh. Đồng thời biết được phương pháp giáo dục của gia đình tốt hay chưa tốt để tham mưu, tư vấn, phối hợp với gia đình lựa chọn phương pháp tác động phù hợp. Trong các tiết sinh hoạt hàng tuần hoặc trong các buổi lao động, giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức, quản lí, điều khiển, giúp đội ngũ cán bộ tự quản phát huy năng lực tự quản, tính sáng tạo của các em. Thông qua các hoạt động chào cờ đầu tuần, kỷ niệm các ngày lễ lớn để giáo dục đạo đức học sinh. Vì chỉ có thông qua hoạt động mới rèn luyện, hình thành và phát triển được các kỹ năng tổ chức điểu khiển, kỹ năng giao tiếp. Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sơng Đốc
- b/ GVCN tranh thủ sự năng động của đội ngũ ban cán sự lớp: Người xưa đã cĩ câu “Học thầy khơng tày học bạn” ,cho nên trong việc giáo dục học sinh giáo viên chủ nhiệm phải biết tận dụng sự năng động của đội ngũ cán bộ lớp và thành viên mới tạo được các mối quan hệ lành mạnh trong tập thể, tạo cho các em tình cảm bạn bè, tình thầy trò, lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên, ý thức dân tộc đúng đắn, ý thức công dân sâu sắc. Ví dụ: Thường những HS cá biệt, học yếu thường cĩ biểu hiện xa rời trước tập thể khi này sẽ là lúc GVCN cần đến sự trợ giúp đắc lực của ban cán sự lớp vì chính các em sẽ là người dễ dàng gần gũi và cĩ biện pháp tác dộng thực sự hiệu quả giúp bạn mình cĩ biểu hiện tích cực hơn. c/ GVCN giáo dục HS thơng qua các hoạt động: Việc giáo viên chủ nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường. Đó là tiền đề thuận lợi để thực hiện các nội dung giáo dục khác, góp phần nâng cao kết quả học tập văn hóa, giáo dục, lao động, hướng nghiệp, thẩm mĩ, vui chơi giải trí và phòng chống các tệ nạn xã hội. Bởi vậy các thầy cô giáo nói chung và các giáo viên chủ nhiệm nói riêng, cần giúp học sinh tham gia các hoạt động giao lưu, tổ chức những hoạt động chuyên biệt chứa đựng nội dung giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, pháp luật và nhân văn. Ví dụ: - Tổ chức thi đua học tập, rèn luyện trong học sinh, có kiểm tra, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tổ, trong từng tuần, từng tháng, từng học kì, năm học. - Hoạt động theo chủ đề về chính trị – xã hội tuỳ theo từng thời điểm và tình hình cụ thể của lớp của trường của địa phương, sinh hoạt chủ đề “nhớ ơn thầy cô”,"chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, "Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26-3". . ., “trách nhiệm của thanh, thiếu niên trước những vấn đề của đất nước” (tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ tạn ma túy, nghèo đói, thiên tai, lũ lụt, ). Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe, để giúp các em sảng khoái tinh thần, mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, hình thành các phẩm chất nhân cách cơ bản như lòng yêu nước, yêu quê hương, tình cảm thầy trò, tinh thần tập thể, lòng nhân ái, thái độ đúng đắn với lao động, tôn trọng pháp luật. Đồng thời hình thành các phẩm chất ý thức cá nhân như: trung thực, kỉ luật, khiêm tốn, lịch sự, tế nhị, có ý thức phòng tránh bệnh tật, nhất là các bệnh cận thị, công vẹo Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sơng Đốc
- cột sống, hô hấp, tệ nạn xã hội, cờ bạc, nghiện hút ma tuý, mại dâm, tích cực bảo vệ môi trường và sự cân bằng sinh thái. d/ GVCN kết hợp GV bộ mơn và các bộ phận khác trong việc giáo dục HS: Giáo viên chủ nhiệm phải liên kết với các lực lượng giáo dục trong trường: Đoàn, Đội, các giáo viên dạy bộ môn tạo ra sức mạnh tổng hợp để vừa nâng cao chất lượng giảng dạy, vừa để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Thường xuyên theo dõi ý thức, kết quả học tập của từng học sinh nói riêng, cả lớp nói chung đối với từng môn học. Dự giờ, quan sát ý thức, hứng thú học tập và thăm dò, phát hiện những khó khăn của học sinh trong học tập. Trao đổi với giáo viên bộ môn về những học sinh khó khăn trong học tập và rèn luyện (hoàn cảnh gia đình không thuận lợi) sức khỏe yếu, ý thức kỉ luật kém Đồng thời tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn để cùng hỗ trợ, phối hợp tác động tới lớp nói chung và từng học sinh nói riêng. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, thường xuyên báo cáo tình hình lớp, kết quả giáo dục, ý chí, nguyện vọng của học sinh lớp mình với Ban giám hiệu trường, đề xuất, xin ý kiến về biện pháp giáo dục, đề nghị nhà trường về việc khen thưởng, hay kỷ luật, đề xuất nội dung, hình thức và tạo điều kiện cho lớp thực hiện kế hoạch năm học. Tranh thủ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, của Hiệu trưởng nhà trừơng thì các phong trào của lớp chủ nhiệm mới đạt kết quả giáo dục tốt. Kết quả giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm không chỉ phụ thuộc vào sự thống nhất tác động của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, mà còn phụ thuộc vào sự thống nhất tác động giáo dục ở ngoài nhà trường: gia đình và xã hội. Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch định kì thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, lao động, tu dưỡng, của con em họ thông qua sổ liên lạc gia đình, họp phụ huynh học sinh, qua Hội cha mẹ học sinh, thăm gia đình học sinh, mời cha mẹ học sinh đến trường trao đổi trực tiếp để bàn biện pháp giáo dục học sinh. Liên kết với chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể xã hội như tuyên truyền cổ động cho các công tác bảo vệ môi trường, phòng chồng HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội, tham gia phong trào xây dựng văn hóa xã hội, an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh nơi cư trú sạch đẹp, tham gia lao động công ích ở địa phương nhất là trong dịp hè. Như vậy chỉ có thể phát huy ảnh hưởng tốt đến học sinh thì giáo viên chủ nhiệm phải là một nhân cách tốt, một tấm gương sống động, trong sáng, có lòng nhân ái vị tha và văn minh trong quan hệ ứng xử. III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ: 1/Những khĩ khăn khi làm cơng tác chủ nhiệm lớp - Phụ huynh học sinh chưa nhiệt tình cộng tác với giáo viên chủ nhiệm trong việc giaĩ dục học sinh. Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sơng Đốc
- - Một số giáo viên dạy bộ mơn chưa cĩ biện pháp phù hợp, đồng bộ trong việc kết hợp giáo dục học sinh . 2/Kết quả đạt được: Tơi đã vận dụng Sáng kiến kinh nghiệm trên trong 3 năm và tơi nhận thấy chất lượng hai mặc giáo dục cuối năm đều tăng lên so với đầu năm - Năm 2010 – 2011: Chất lượng hai mặt giáo dục đều tăng so với đầu năm: Hạnh kiểm tăng 8,5%. Học lực tăng 5,7%. - Năm 2011 – 2012: Chất lượng hai mặt giáo dục đều tăng so với đầu năm: Hạnh kiểm tăng 6,7%. Học lực 100% lên lớp thẳng (tăng 20%). - Năm 2012 – 2013 : Chất lượng hai mặt giáo dục đều tăng so với đầu năm: Hạnh kiểm tăng 7,7%. Học lực 100% lên lớp thẳng (tăng 10,2%). 3/Tính rộng rãi của sáng kiến kinh nghiệm: Theo tơi với “Một vài kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm” chúng ta cĩ thể áp dụng với mọi trường học ở bậc phổ thơng. Tóm lại: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường học là rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Giáo viên chủ nhiệm nói riêng và mọi giáo viên nói chung phải có trách nhiệm cao, say xưa với nghề nghiệp, thương yêu học sinh, hiểu biết rộng, có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín, sống mẫu mực, biết tự kiềm chế, có ý chí vượt khó, kiên định thực hiện hoài bảo, ước mơ, lí tưởng giáo dục thế hệ trẻ. Mỗi thầy cô thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo. Góp phần cùng với nhà trường thực hiện thành công nhiệm vụ năm học mà Đảng và nhân dân giao phó. Sơng đốc, Ngày 25 tháng 5 năm 2013 Người viết Lê Minh Xuân Một vài kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS I Sơng Đốc