SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến bộ môn Ngữ văn

docx 64 trang Giang Anh 26/09/2024 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến bộ môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_day_hoc_truc_tuyen_bo_mon_n.docx
  • pdfLĩnh vưc Văn học -Đặng Thị Khanh_THPT Anh Sơn 3.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến bộ môn Ngữ văn

  1. Bảng 3: - 1b, 2d,3f,4c,5e,6a - Những điểm dịch chưa sát: cô vân, mạn mạn, “xay ngô tối”, biệp pháp điệp. Nhiệm vụ 2: Hai câu đầu: - Hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong hai câu thơ đầu: Cánh chim, chòm mây. Các hình ảnh ấy được miêu tả với các trạng thái: Cánh chim mệt mỏi, về rừng, tìm cây ngủ, chòm mây cô đơn, lẻ loi, lững lờ, chậm chậm trôi trên bầu trời - Điểm nhìn nghệ thuật: từ thấp đến cao. - Miêu tả cảnh thiên nhiên, tác giả sử dụng chấm phá, lấy điểm vẽ diện. Tác dụng: Vẽ nên bức tranh thiên nhiên miền sơn cước đẹp, khoáng đạt, yên ả, vắng lặng, đượm buồn. - Cảm nhận về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên: Bức tranh thiên nhiên rộng lớn về miền sơn cước, một bức tranh đẹp, yên ả, vắng lặng, đượm buồn. - Bức tranh thiên nhiên “nói hộ” tâm trạng mệt mỏi, buồn cô đơn sau một ngày lưu đày, khao khát có được chốn nghỉ ngơi bình yên. - Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người tù: Yêu thiên nhiên, ung dung, tự tại. - Viết đoạn văn từ 2-4 câu, tóm tắt về nội dung và nghệ thuật của hai câu đầu: Với bút pháp, thi liệu giàu màu sắc cổ điển, hai câu đầu vẽ nên một bức tranh thiên nhiên rộng lớn, tĩnh lặng của miền sơn cước. Qua đó, người đọc cảm nhận được tâm hồn yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại của người tù. Hai câu thơ kết: - Những hình ảnh xuất hiện trong hai câu thơ cuối: Cô em xóm núi đang xay ngô, lò than rực đỏ. - Xác định điểm nhìn nghệ thuật: Từ cao xuống thấp - Biện pháp nghệ thuật ở hai câu thơ cuối: thủ pháp nghệ thuật điệp, hình ảnh giản dị. - Tứ thơ vận động: Từ tối đến sáng, từ lạnh lẽo đến ấm áp, từ buồn đến vui - Cảm nhận của em về từ “hồng” cuối bài thơ: Từ “hồng” đóng vai trò là nhãn tự trong bài thơ, tạo cảm giác ấm áp, bình yên, làm cho hình tượng thơ vận động, hướng sáng. - Nhận xét của em về bức tranh cuộc sống và tâm trạng người tù: Hai câu cuối miêu tả bức tranh sinh hoạt cuộc sống vùng sơn cước đầm ấm, khỏe khoắn. Tâm trạng người tù: ấm áp, lấy niềm vui người khác làm niềm vui chính mình. - Đoạn văn từ 2-4 câu, tóm tắt về nội dung và nghệ thuật của hai câu cuối: Với hình tượng thơ khỏe khoắn, tứ thơ vận động, hai câu cuối đã mang đến một bức tranh sinh hoạt vùng sơn cước với hình ảnh con người bên bếp lửa hồng là trung
  2. tâm. Qua đó, người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn đầy nhân hậu, yêu cuộc sống, quên hoàn cảnh bản thân để hướng về sự sống của người tù Hồ Chí Minh. d) Tổ chức thực hiện - GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. - HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập hoặc các nền tảng Zalo, Facebook. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản “Chiều tối” a) Mục tiêu: HS hiểu được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống dưới con mắt nhìn của người tù. Từ đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn người tù Hồ Chí Minh. b) Nội dung (i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp học trực tuyến. (ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao Ví dụ: - Một số bạn chưa giải nghĩa đúng các từ ngữ, hình ảnh của bài thơ. - Một số bạn chưa chỉ ra được sự vận động của tứ thơ - Sản phẩm trình chiếu của một số học sinh mắc lỗi chính tả d) Tổ chức thực hiện + Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. + Bước 2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. + Bước 3: GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: 1. Chỉ ra những chỗ bản dịch thơ dịch chưa sát.
  3. 2. Chỉ ra được đăc điểm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. 3. Bài thơ đã phác họa những vẻ đẹp nào về chân dung tinh thần của Hồ Chí Minh? 4. Nhận xét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ 5. Bài học mà anh/chị nhận được từ bài tho? + Bước 4: GV kết luận, nhận định: 1. Chỉ ra những chỗ bản dịch thơ dịch chưa sát: - Cô vân” - cô lẻ - của đám mây: dịch thành “chòm mây” - bản dịch chưa sát - “Mạn mạn” là trôi chậm chậm, bản dịch trôi nhẹ chưa sát nghĩa. - Câu 3: trong nguyên tác không có chữ tối – nhưng dịch thơ lại có. - Câu 4: không giữ được cấu trúc điệp vắt dòng từ câu 3. 2. Chỉ ra được đăc điểm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sông và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ - Hai câu thơ đầu: Với hình ảnh cánh chim và chòm mây, với cách miêu tả chấm phá, lấy điểm tả diện, chất liệu đậm chất cổ điển, thiên nhiên buổi chiều tối được gợi lên đẹp, yên ả nhưng đượm buồn. Từ đó gợi lên nỗi buồn cô đơn, khao khát được sum họp của nhân vật trữ tình, thể hiện được phong thái ung dung, tự tại của người tù. - Hai câu sau: Hình ảnh người con gái xóm núi đang chăm chỉ, miệt mài xay ngô bên lò than rực hồng. Từ bức tranh về cuộc sông của người thôn nữa miền sơn cước bình dị, nhân vật trữ tình cảm nhận rõ niềm vui lao động, cảm nhận rõ hơi ấm của cuộc sống thường nhật. 3. Chân dung tinh thần Hồ Chí Minh - Thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại trong mọi hoàn cảnh. - Lòng yêu cuộc sống, yêu con người của Bác - Tinh thần lạc quan, kiên cường vượt lên hoàn cảnh. 4. Nhận xét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ - Bút pháp cổ điển kết hợp hiện đại; sự kết hợp giữa chất thép và chất tình. 5. Bài học mà học sinh nhận được: lạc quan, ý chí vượt lên nghịch cảnh, tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: HS khái quát được một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của bài thơ b) Nội dung
  4. 1, Trò chơi tìm ô chữ. (1) Hình ảnh thơ nào đã xuất hiện trong câu thơ đầu tiên? (2) Bút pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng trong hai câu thơ đầu? (3) Bài thơ “Chiều tối” được trích từ tập thơ nào? (4) Nội dung chủ yếu của hai câu thơ đầu? (5) Nội dung chủ yếu của hai câu thơ cuối? (6) Thể thơ được sử dụng nhiều trong tập “Nhật kí trong tù” (7) Từ nào được xem là nhãn tự của bài thơ? (8) Từ nào còn thiếu trong hai câu thơ của Hoàng Trung Thông: Vần thơ của Bác vần thơ Mà vẫn mênh mông bát ngát 2. Hãy chỉ ra sự vận động của tứ thơ thể hiện trong bài thơ? c) Sản phẩm 1. Trò chơi tìm ô chữ: C Á N H C H I M C H Ấ M P H Á N H Ậ T K Í T R O N G T Ù B Ứ C T R A N H T H I Ê N N H I Ê N B Ứ C T R A N H C U Ộ C S Ố N G T Ứ T U Y Ệ T H Ồ N G T H É P T Ì N H 2. Sự vận động của tứ thơ: từ lạnh lẽo, buồn vắng sang ấm áp, sum vầy; từ bóng tối sang ánh sáng của lò than rực hồng; từ gian khổ đến niềm vui. Đó là sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai, thể hiện cái nhìn lạc quan và ý chí của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. d) Tổ chức thực hiện #1: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập (2) như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập hoặc các nền tảng mạng xã hội. #2: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. #3: Tại lớp học trục tuyến - Gv tổ chức cho lớp chơi trò chơi tìm ô chữ. - GV yêu cầu HS khác theo dõi và nhận xét.
  5. - GV nhận xét và kết luận như mục sản phẩm. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (thực hiện ở nhà) a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: GV cho HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ về nhà: 1. Viết bài cảm nhận về một bài thơ tứ tuyệt thuộc tập “Nhật kí trong tù” mà anh/chị yêu thích. 2. Vẽ bản đồ tư duy về nội dung và nghệ thuật bài thơ “Chiều tối” c) Sản phẩm: Bài làm của HS về 1 trong 2 nhiệm vụ ở mục Nội dung. d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. #3: – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. – GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp. 2, PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ CHO HỌC SINH. PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP Bài: “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) I, Học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Đọc phần Tiểu dẫn và văn bản “Chiều tối”, kết hợp với xem video theo đường link (Sách hay nên đọc – Nhật kí trong tù) và hoàn thành các bảng sau: Bảng 1: Tập thơ “Nhật kí trong tù” 1 Hoàn cảnh sáng tác 2 Giá trị nội dung 3 Giá trị nghệ thuật Bảng 2: Bài thơ “Chiều tối”
  6. 1 Xuất xứ 2 Hoàn cảnh sáng tác 3 Thể thơ 4 Bố cục Bảng 3: Nối cột A với B để giải nghĩa phần phiên âm bài thơ, đánh dấu vào những cặp từ mà bản dịch thơ dịch chưa sát. A B 1. quyển điểu a. lò than đã đỏ 2. cô vân b. chim mỏi mệt 3. mạn mạn c. xay ngô 4. ma bao túc d. chòm mây lẻ loi 5. bao túc ma hoàn e. ngô xay xong 6. lô dĩ hồng f. chậm chậm Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật của bài thơ a. Hai câu thơ đầu Yêu cầu: Đọc kĩ phiên âm, dịch nghĩa, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Hình ảnh thiên nhiên nào xuất hiện trong hai câu thơ đầu? Các hình ảnh ấy được miêu tả như thế nào? 2. Xác định điểm nhìn nghệ thuật? 3. Miêu tả cảnh thiên nhiên, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng? 4. Cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên? 5. Bức tranh thiên nhiên “nói hộ” tâm trạng nào của người tù? 6. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người tù? 7. Viết đoạn văn từ 2 - 4 câu, tóm tắt về nội dung và nghệ thuật của hai câu đầu. b. Hai câu sau: Yêu cầu: Đọc kĩ phiên âm, dịch nghĩa, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1, Chỉ ra những hình ảnh xuất hiện trong hai câu thơ cuối? 2, Xác định điểm nhìn nghệ thuật? 3, Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật ở hai câu thơ cuối?
  7. 4, Em hãy chỉ ra sự vận động của tứ thơ? 5, Cảm nhận của em về từ “hồng” cuối bài thơ? 6, Nhận xét của em về bức tranh cuộc sống và tâm trạng người tù? 7, Viết đoạn văn từ 2 - 4 câu, tóm tắt về nội dung và nghệ thuật của hai câu cuối. II, Hướng dẫn về cách thức thực hiện: thực hiện theo một trong 3 cách sau: - Làm vào vở - Tạo slide trình chiếu - Tạo video thuyết trình. III, Thời gian và cách thức nộp sản phẩm: - Thời gian: Chậm nhất tối thứ 3 tuần sau - Cách thức: nộp ảnh, hoặc gửi tệp tin vào Zalo, hoặc Facebook, thư điện tử của giáo viên. PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ MINH CHỨNG VỀ KẾT QUẢ VÀ THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
  8. Một số sản phẩm của quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đã được tôi chia sẻ lên drive theo đường link: Oi6F?usp=sharing