SKKN Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong dạy học môn Ngữ văn 11 qua hình thức tổ chức trò chơi ở trường THPT Quỳ Hợp 2

docx 63 trang Giang Anh 27/09/2024 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong dạy học môn Ngữ văn 11 qua hình thức tổ chức trò chơi ở trường THPT Quỳ Hợp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_nang_luc_su_dung_ngon_ngu_trong_day_hoc_mon_ng.docx
  • pdfPHẠM THỊ QUỲNH NGHĨA -THPT QUỲ HỢP 2- NGỮ VĂNpdf.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong dạy học môn Ngữ văn 11 qua hình thức tổ chức trò chơi ở trường THPT Quỳ Hợp 2

  1. 1.4. Khả năng phát triển của đề tài Đề tài có thể nhân rộng và áp dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn tại các trường THPT. 2. Một số kiến nghị và đề xuất Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học môn ngữ văn nói chung và dạy học môn Ngữ văn 11 qua hình thức tổ chức trò chơi ở trường THPT Quỳ Hợp 2, chúng tôi đề xuất một vài kiến nghị như sau: Thứ nhất, về việc xây dựng chương trình môn ngữ văn : Cần tập trung xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến để phù hợp với thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện 34 vùng miền, điều kiện và khả năng học tập. Chương trình cần tăng cường việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính theo định hƣớng năng lực người học và bảo đảm sự nhất quán của các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành Thứ hai, về công tác bồi dưỡng cho giáo viên: Tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn cho ĐNGV THPT có hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó quan tâm xây dựng chương trình, kế hoạch BDCM cho ĐNGV THPT theo tiếp cận năng lực, khuyến khích GV nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng nội dung bồi dƣỡng phù hợp, hiệu quả đáp ứng nhu cầu đổi mới GD phổ thông.Trang bị thêm về cơ sở vật chất (các lớp cần được lắp máy chiếu, ti vi ),nâng cấp tu sửa các phòng học bộ môn đảm bảo đạt chuẩn phục vụ cho giảng dạy.để việc áp dụng những phương pháp dạy học mới đạt hiệu quả hơn. Đổi mới về hình thức kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh, tránh kiểm tra hình thức học thuộc lòng, ghi chép dài, không phát huy đƣợc năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ, năng lực tƣ duy của học sinhTăng cường sự chỉ đạo đối với CBQL các trường bằng cách giao nhiệm vụ cụ thể, đồng thời tạo cơ chế để phát huy được vai trò của BGH các trường trong các hoạt động CM trong các nhà trường. Thứ ba, về phía giáo viên: Để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh trong dạy học môn ngữ văn nói chung và các bài đọc hiểu văn bản nói riêng đòi hỏi 41
  2. người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, thường xuyên phải cập nhật những kiến thức mới đồng thời phải học hỏi nâng cao kĩ năng nghiệp vụ và thao tác sư phạm. Tự bản thân mỗi giáo viên phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với những đổi mới trong giảng dạy và giáo dục không ngừng học tập và sáng tạo về hiểu biết, tri thức, năng lực, kỹ năng. Bên cạnh nhận thức một cách thấu đáo về bản chất của dạy học phát triển năng lực người học, người GV phải tự trang bị những năng lực thiết yếu để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giảng dạy ngữ văn mới Thứ tư, về phương pháp và kỹ thuật dạy học: Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung bài học. Mỗi phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học nào, nhiều hay ít, chính hay phụ chỉ có tính chất tương đối, có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, việc phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học cần phải linh động cho phù hợp với từng tiết học, tránh áp đặt rập khuôn. Tuy có đổi mới nhưng mỗi thầy cô giáo hãy nhớ rằng giờ học văn dù có khoa học đến mấy nhưng nếu không có cảm xúc, thẩm mỹ, sự đồng cảm, sự thăng hoa, tính giáo dục thì không còn là giờ Văn nữa. Tránh tình trạng chỉ đổi mới về hình thức mà chất lượng giờ học không thay đổi, thậm chí giờ dạy trở nên lúng túng, ôm đồm, rối rắm và tẻ nhạt hơn. Thứ năm, việc thực hiện chuyên đề của chúng tôi còn rất nhiều hạn chế về chuyên môn cũng như tiết dạy thể nghiệm và báo cáo rất mong được sự đóng góp của các đồng chí để chuyên đề được hoàn thiện, hiệu quả, ý nghĩa. 42
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. 2. PGS-PTS Lê Xuân Thại, Tiếng Việt trong trường học – NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1999 3. PGS Trương Dĩnh, Phát triển ngôn ngữ cho học sinh phổ thông – NXB Đà Nẵng 1999. 4. Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 1,2 ( 2012) , nxb Giáo dục. 5. Sách giáo viên Ngữ Văn 11 tập 1, 2 ( 2012) , nxb Giáo dục. 6. Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 28-32. 7. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB ĐHSP, Hà Nội. thong.pdf (Bernd Meier- Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trườg THPT, dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông). 8. Sách Giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 chương trình chuẩn 9. Sách dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn 11,NXB ĐHSP,Hà Nội. 10. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT (vụ giáo dục trung học, Hà Nội -2014). 11. Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá (2015) 12. Một số phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực (www. sch.vn) 13. Đặc trưng của dạy học tích cực (www.giaoduc .edu.vn) 43
  4. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu dự giờ 44
  5. Phụ lục 2: Phiếu hỏi Phụ lục 3: Đề kiểm tra Bài kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh trong tiết học truyện ngắn Chí Phèo (45 phút): Đề bài Đọc văn bản “Chí Phèo” – Nam Cao và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết ”(Trích “Chí Phèo” – Nam Cao) 45
  6. Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Câu 2. Văn bản trên nói về điều gì? Câu 3. Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào? Câu 4. Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì? Câu 5. Nêu 2 thành phần nghĩa trong câu sau: hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo Câu 6. Từ văn bản trên, em hãy chứng minh từ tiếng việt không biến đổi hình thái. Gợi ý đáp án Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là: Phương thức tự sự. Câu 2: Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng say rượu. Câu 3: Tác giả đã sử dụng những kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêu tả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán. Câu 4: Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. - Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạo ra một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhân vật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khát được giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không được. Câu 5: Hai thành phần nghĩa trong câu: hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo là: -Nghĩa sự việc: nói về hành động của Chí :hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo -Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ của Nam Cao khi miêu tả nhân vật: bề ngoài thì dửng dưng lạnh lùng nhưng trong sâu thẳm là sự cảm thông thương xót Câu 6: Từ hắn được lặp lại nhiều lần, giữ nhiều chức vụ khác nhau nhưng không thay đổi về âm đọc và chữ viết. 46
  7. Phụ lục 4: Bài kiểm tra của HS Bài kiểm tra số 1 47
  8. Bài kiểm tra số 2 50
  9. Bài kiểm tra số 3 52
  10. Phụ lục 5: Hình ảnh Giáo viên tổ chức trò chơi và Học sinh thực hiện trò chơi Hình ảnh giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ khi dạy bài Chí Phèo 53
  11. Hình ảnh giáo viên tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ khi dạy bài Thực hành thành ngữ và điển cố 54
  12. Hình ảnh giáo viên tổ chức trò chơi lật hình khi dạy bài Tràng Giang 55
  13. Hình ảnh HS thực hiện trò chơi sắm vai dẫn chương trình đưa tin khi học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí 56
  14. Hình ảnh HS thực hiện trò chơi sắm vai khi học bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Hình ảnh HS thực hiện trò chơi sắm vai giả định làm nhà văn Nam Cao khi học bài Chí Phèo 57
  15. Hình ảnh HS thực hiện trò chơi điền bảng ( Phiếu học tập) khi học Đây Thôn Vĩ Dạ 58