SKKN Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ

doc 30 trang binhlieuqn2 7584
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_viec_xay.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ

  1. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. Cô giáo chủ nhiệm Lớp trưởng: Hoàng Nhật Minh LP học tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt LP văn thể mĩ: Trần Thị Thanh Lam Tổ trưởng tổ 1: Vũ Thị Minh Thúy Tổ trưởng tổ 2: Nguyễn Thị Lan Anh Tổ trưởng tổ 3: Chu Thị Tuyết Nhung Tổ trưởng tổ 4: Nguyễn Thanh Huyền c) Giao nhiệm vụ cụ thể: - Lớp trưởng: quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của lớp dưới sự chỉ đạo của GVCN, chủ trì các cuộc họp lớp, sinh hoạt lớp đầu tuần, báo cáo mọi hoạt động trực tiếp cho GVCN, thống kê hạnh kiểm hàng tháng từ sổ theo dõi của tổ trưởng cho GVCN vào cuối tháng. - Lớp phó học tập: lên danh sách học sinh tốt nhất cho từng bộ môn, phân công phụ trách giúp đỡ bạn học yếu hơn, báo cáo việc làm bài tập về nhà của học sinh trong lớp, duy trì truy bài 15 phút; quản lý, giữ gìn sổ đầu bài buổi sáng 9
  2. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. và buổi chiều, ghi các mục: học sinh vắng, bỏ tiết, không học bài, không làm bài tập ; thống kê học sinh bị ghi vào sổ đầu bài cuối học kì cho GVCN. - Lớp phó văn thể mĩ: Phụ trách văn nghệ, thể dục thể thao, chủ trì các cuộc thi và các phong trào thi đua của lớp. - Bốn tổ trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của tổ mình, xét thi đua hàng tuần học sinh trong tổ theo tiêu chí đánh giá và tổng kết lại cho lớp trưởng vào ngày thứ sáu. c) GVCN lập sổ theo dõi và giao lại cho từng bộ phận *Ví dụ: Phụ lục 1.2. Lập sơ đồ lớp học: - Căn cứ vào học lực của học sinh, chia đều số học sinh trung bình vào mỗi tổ và xen kẽ với học sinh có học lực khá, giỏi. - Căn cứ vào tình trạng sức khỏe: chiều cao của học sinh, có tật khúc xạ - Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp, cán sự lớp phải có mặt rải rác ở khắp các tổ và ở vị trí dễ kiểm soát các thành viên trong lớp cũng như tiện cho hoàn thành công việc được giao. - Các học sinh hiếu động, hay mất trật tự được xếp ở đầu bàn, đầu dãy. * Ví dụ: phụ lục 2. Lập kế hoạch chủ nhiệm: 2.1. Kế hoạch năm: - Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường. - Căn cứ đặc điểm tình hình lớp (thuận lợi, khó khăn). - Căn cứ vào chủ đề các đợt thi đua của trường, của Đoàn- Đội. - Căn cứ vào các nhiệm vụ công tác chủ nhiệm từng tháng và trong năm học. 2.2. Kế hoạch hoạt động tuần, tháng: - Nêu những công việc hoạt động trong tuần. - Có đối tượng tham gia. - Biện pháp thực hiện. - Kết quả đạt được. - Nhận xét, rút kinh nghiệm. 3. Phối hợp thống nhất biện pháp giáo dục học sinh với BGH, với giáo viên bộ môn, với Đoàn - Đội, với gia đình học sinh. 3.1 Phối hợp với Ban giám hiệu: - GVCN lấy chủ trương hoạt động của nhà trường do BGH cung cấp để lên kế hoạch hoạt động của lớp mình, chịu trách nhiệm truyền đạt cho phụ huynh và học sinh về chủ trương của trường, của sở. 10
  3. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. - Báo cáo thường xuyên với Ban giám hiệu về tình hình của lớp theo định kì hoặc đột xuất khi có vấn đề cần giải quyết. 3.2. Phối hợp với giáo viên bộ môn: - Thống nhất hình thức và biện pháp giáo dục học sinh đặc biệt là học sinh nghỉ học không phép, tự ý bỏ tiết, không ghi bài, - Phản ánh, trao đổi kịp thời những mong muốn của học sinh đến GVBM và ngược lại GVCN cung cấp danh sách học sinh yếu môn học nào đó với GVBM. 3.3. Phối hợp với Đoàn - Đội: - Phối hợp với Ban chỉ huy Chi đội theo dõi và xử lí các học sinh vi phạm nội quy nhà trường. - Phối hợp với cán bộ liên đội đôn đốc nền nếp của lớp và triển khai các cuộc thi của Đoàn - Đội. 3.4. Phối hợp với gia đình học sinh. - Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh chưa tiến bộ, còn vi phạm nội quy của trường, lớp. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh cũng như phổ biến các chủ trương, kế hoạch hoạt động của nhà trường thông qua các cuộc họp phụ huynh. - Trao đổi với phụ huynh thường xuyên về tình hình của học sinh thông qua quyển sổ liên lạc riêng của lớp. Học sinh trong một tuần đặt được thành tích gì về điểm số hay vi phạm nội quy gì đều được thể hiện trong sổ liên lạc. Phụ huynh xem, kí sổ và trao đổi với GVCN về tình hình của con mỗi tuần. * Ví dụ: Phụ lục 4. Gắn kết học sinh với học sinh, giữa cô với trò bằng tình yêu thương. Tình yêu thương thực sự là phép màu gắn kết tình thầy trò, cởi mở thân thiện, tình thương người và giúp đỡ lẫn nhau. Trước hết, tôi thường xuyên trao đổi, trò chuyện với học sinh như những người bạn, lắng nghe ý kiến của các em đồng thời tìm hiểu hoàn cảnh, tính nết của từng em.Ví dụ như với em Phan Thành Đạt, bố mẹ đều đi làm ăn xa, chỉ ở nhà với ông bà nội nên kết quả học tập có phần bị ảnh hưởng. Thấy vậy tôi thường xuyên hỏi han em, động viên em cố gắng và quan tâm đến việc học tập của em trên lớp. Tôi còn xếp cho em ngồi cạnh một bạn học giỏi để giúp đỡ em trong công việc học tập là em Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Vì vậy, theo thời gian em đã có những biến chuyển về học tập thể hiện bằng điểm số, bằng ý thức học tập trên lớp. 11
  4. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. Với học sinh sự công bằng là vô cùng cần thiết. GVCN thể hiện tình yêu thương học sinh của mình có thể chỉ đơn giản là thực hiện sự công bằng với học sinh. Với mọi việc trong lớp, tôi đều xử lí trên quan điểm công bằng, học sinh ngoan thì được khen, học sinh vi phạm nội quy thì có hình thức phạt. Nhưng trước khi xử phạt các em, tôi đều phân tích cho các em hiểu cái đúng, cái sai của mình. Ví dụ như em Đinh Trung Anh một học sinh trung bình yếu của lớp. Em thường xuyên không học bài và làm bài tập về nhà. Tôi tìm hiểu nguyên nhân bằng cách trò chuyện với em. Để từ đó em tự nhận ra cái sai của mình và để em tiến bộ hơn tôi giao cho bạn ngồi cùng bàn với em là em Nguyễn Thành Đạt- một học sinh giỏi của lớp- giúp đỡ em trong việc làm bài tập về nhà vào cuối buổi học. Bằng những việc làm này tôi nhận thấy tình cảm bạn bè của học sinh trong lớp có sự biến chuyển. Các em biết giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau. 5. Xử lí khéo léo các tình huống sư phạm và dạy học sinh kĩ năng sống. Điều này rất quan trọng nếu muốn các em tâm phục, khẩu phục và làm theo những gì GVCN nói. Ta phải xử lí thật công bằng, khéo léo, thông minh mà không được phạm vào lòng tự trọng của các em.Ví dụ khi có một học sinh tinh nghịch đã đổ nước vào cặp bạn làm ướt cặp của bạn. Tôi có hỏi các em là bạn nào mà nghịch dại như vậy, nghịch như vậy có thể làm ướt sách vở của bạn, nếu đã lỡ tay làm thì đứng lên xin lỗi bạn. Khi không có ai đứng lên nhận, tôi lại nói: dám làm thì phải dám chịu, con người phải có bản lĩnh và đừng ngại nói lời xin lỗi. Đừng để trò đùa vô tâm của mình làm cho tình bạn bị sứt mẻ. Sau đó có bạn đã đứng dậy nhận lỗi và xin lỗi các bạn trước cả lớp. Tôi cũng đã gặp riêng và nói chuyện để các em hiểu ra lỗi sai của mình và lần sau không tái phạm. Có những học sinh trong lớp đã xuất hiện tình cảm khác giới. Tôi cũng gặp riêng hai em để nói chuyện tâm sự như những người bạn. Tôi phân tích để các em hiểu việc gì là quan trọng nhất lúc này và việc các em cần làm lúc này là gì cũng như việc các em làm bây giờ chỉ sai ở chỗ chưa đúng lúc, chưa đúng thời điểm còn việc các em có tình cảm với nhau không có gì là sai. Dần dần các em hiểu ra qua vài buổi nói chuyện như vậy nên cũng đã hạn chế dần tình cảm của các em phát triển mà chỉ dừng lại ở mức tình bạn bè thân thiết biết gúp đỡ nhau và cùng phấn đấu trong học tập. Nói chung khi xử lí bất kì việc gì tôi cũng thường đặt địa vị mình là các em để hiểu các em hơn. Với học sinh lười học, lười chuẩn bị bài hay không tập trung trong giờ học thì trong giờ ra chơi hoặc là cuối buổi học em đó phải ở lại học bù, để cho em thấy được giá trị giờ nào việc ấy.Với những em nào trực nhật không sạch, sẽ 12
  5. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. phạt trực nhật bù cho đến bao giờ sạch mới thôi để cho em thấy làm việc gì cũng phải làm đến nơi đến chốn, nếu không sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc khắc phục hậu quả.Với em nào không biết giữ vệ sinh chung, sẽ phạt dọn vệ sinh nơi vi phạm để em thấy được sự vất vả của người dọn vệ sinh và rèn tính tự giác giữ vệ sinh chung. Ngoài ra thỉnh thoảng, tôi cho các em đọc các mẩu chuyện về các cách ứng xử trong cuộc sống hoặc là những câu chuyện chính mình trải qua để các em học tập theo. Có thể đơn giản chỉ là “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đôi khi ta có thể làm bạn đau lòng vì một lời nói vô tình. Tôi dạy các em trước khi nói phải suy nghĩ thật kĩ. Hoặc có thể chỉ đơn giản là khi ăn uống tại bất kì nơi đâu các em phải biết giữ vệ sinh chung. Các em phải biết để rác gọn vào túi rồi sau đó vứt vào thùng rác (Điều mà năm đầu tiên chủ nhiệm các em tôi nhận thấy các em chưa có kĩ năng) Tôi cũng dạy cho học trò của mình cách đối nhân xử thế. Ví dụ như khi ăn liên hoan tại lớp có các bác phụ huynh và cô giáo các em phải biết mời người lớn ăn trước rồi các em mới bắt đầu ăn. Đi chơi tham quan phải biết nhường ghế ngồi cho các thầy cô. Khi biết mình có lỗi phải biết nói lời xin lỗi và cũng phải biết tha thứ khi người khác có lỗi với mình nhưng họ đã kịp nhận ra. Đặc biệt tôi dạy các em phải có tình yêu thương lẫn nhau như anh chị em một nhà, bởi lẽ các em ở trên trường với nhau rất nhiều thời gian có khi còn nhiều hơn ở nhà. Rồi các em phải biết kính trọng các thầy cô giáo bởi đó là những người cha người mẹ thứ hai của các em, nếu các em thiếu tôn trọng thầy cô thì cũng như các em đang thiếu tôn trọng cha mẹ của mình. Cứ như thế lời tôi dạy các em vào mỗi tiết sinh hoạt hay những giờ hoạt động ngoài giờ cứ thấm dần vào các em. Các em đã tự nhận ra các em cần làm những gì và những gì các em làm là đúng là sai. 6. Bản thân GVCN là tấm gương sáng về nhân cách cho các em. Bản thân tôi luôn tâm niệm, mình muốn học sinh nghe theo lời mình nói thì mình phải làm gương cho các em trước đã. Không chỉ ở lời nói mà ở cả hành động, ở cả cách đối nhân xử thế của mình, GVCN đều phải là tấm gương sáng cho các em. Để các em tin tưởng mình hơn thì tôi cũng phải tin tưởng các em. Để các em yêu thương và tôn trọng mình thì trước hết GVCN cũng phải yêu thương và tôn trọng các em. Để các em nghiêm túc trong học tập và làm việc thì bản thân GVCN cũng cần nghiêm túc trong học tập, làm việc. Để các em biết yêu thương lẫn nhau tôi cũng phải thể hiện tình yêu thương, quý trọng đồng nghiệp của mình trước các em Nói chung, các em sẽ luôn nhìn vào tấm gương người GVCN để làm theo. Tôi cũng nghĩ việc thay đổi ở các em không thể một 13
  6. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. sớm một chiều nhưng mưa dần thấm lâu. Mình cứ làm đi rồi sẽ thu được thành quả. Có thể là chưa phải ngay bây giờ, ngay lúc này mà sẽ ở tương lai của các em sau này. IV. Kết quả đạt được Với sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh, của BGH, của các bạn đồng nghiệp, của Đoàn đội tôi đã đạt được một số kết quả như sau: 1. Học kì II năm lớp 8 (Năm học 2017-2018) Sau một học kì áp dụng đề tài, kết quả đạt được của lớp có sự khởi sắc. Cụ thể: a) Kết quả hai mặt giáo dục: Kết Tốt (Giỏi) Khá Trung bình Yếu quả SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Hạnh 41 95,4% 2 4,6% 0 0 kiểm Học 24 56% 19 44% 0 0 lực b) Một số thành tích nổi bật khác: - Lớp có 5 em vào đội tuyển HSG cấp huyện. Đó là em Nguyễn Thành Đạt, em Nguyễn Thị Minh Nguyệt - môn Toán; em Chu Thị Tuyết Nhung, em Nguyễn Phương Anh - môn Văn, em Dương Tiến Dũng - môn Địa. - Các em tham gia thi Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện cũng đạt thành tích cao: em Nguyễn Tiến Đạt, em Nguyễn Thị Mai Liên - môn cầu lông; em Nguyễn Thị Lan Anh - môn điền kinh; em Nguyễn Duy Linh - môn cờ tướng. - Các phong trào thi đua ở trường: + Đạt giải nhất kéo co dịp kỉ niệm 26/3 + Đạt giải khuyến khích văn nghệ dịp kỉ niệm 26/3 + Lớp đạt thành tích cao trong đợt hội thu kế hoạch nhỏ 2. Học kì I năm lớp 9 (Năm học 2018-2019) Sau gần một năm áp dụng đề tài, kết quả đạt được của lớp đã ngoài sự mong đợi của tôi. Cụ thể: a) Kết quả hai mặt giáo dục: Kết Tốt (Giỏi) Khá Trung bình Yếu quả SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Hạnh 43 100% 0 0 0 kiểm Học 26 60% 17 40% 0 0 lực 14
  7. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. b) Một số thành tích nổi bật khác: - Lớp có 4 em được công nhận là HSG cấp huyện. Đó là em Nguyễn Thành Đạt, em Nguyễn Thị Minh Nguyệt, em Nguyễn Phương Anh, em Dương Tiến Dũng. - Em Nguyễn Thị Minh Nguyệt được dự thi HSG cấp thành phố bộ môn Toán. Em Đinh Trung Anh đạt giải ba cấp thành phố cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng thành phố Hà Nội” - Các em tham gia thi Hội khỏe Phù Đổng: các em tham gia đội bóng đá đạt giải nhì cấp huyện, em Tiến Đạt giải nhất môn cầu lông, em Nguyễn Thị Lan Anh đạt huy chương đồng cá nhân và huy chương vàng đồng đội môn điền kinh. - Các phong trào thi đua ở trường: + Đạt giải nhì tập san dịp kỉ niệm 20/11 + Đạt giải ba văn nghệ dịp kỉ niệm 20/11 15
  8. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận Cho đến thời điểm này, sau gần một năm thực hiện đề tài: “Nâng cao vai trò của GVCN trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ”, tôi thấy phần nào có kết quả đáng mừng. Học sinh tự giác, chủ động tích cực trong mọi việc. Các em biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Giờ đây đối với các em, mỗi ngày đến lớp là một ngày vui; các em đã biết giúp đỡ nhau trong mọi việc. Hơn thế nữa, các em còn biết cư xử lễ nghĩa, có trước có sau; biết ăn nói và hành động đúng mực. Với sự thành công bước đầu như thế, tôi mạnh dạn viết đề tài này. Mong kinh nghiệm này được phổ biến rộng rãi hơn. Vì tuổi nghề còn ít, kinh nghiệm chưa nhiều mong BGH, các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh đã giúp đỡ tôi sẽ giúp tôi hơn nữa trong công tác chủ nhiệm của mình để tôi hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao và cũng là sứ mệnh cao cả của mình, đồng thời giúp cho sự nghiệp giáo dục của quê hương ngày một phát triển. Mong các đồng nghiệp xa gần cho tôi những ý kiến đóng góp để tôi hoàn thành tốt hơn sáng kiến cũng như kinh nghiệm của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! II. Kiến nghị Để việc chủ nhiệm lớp đạt được nhiều thành công hơn cũng như có nhiều thuận lợi và ít khó khăn hơn, tôi kiến nghị một số vấn đề sau: 1- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với GVCN về công tác chủ nhiệm lớp. 2- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề để GVCN lớp có thể trao đổi một vấn đề khó, các tình huống sư phạm. Ví dụ: cách xử lí một HS hay vi phạm nội quy của trường, lớp hoặc cách giải quyết tình huống nếu bắt gặp HS có biểu hiện vượt quá giới hạn tình bạn, 3- Tổ chức cho HS nhiều buổi học ngoại khóa mà chủ yếu ở đó các em được thể hiện tinh thần đoàn kết của lớp. Ví dụ như tổ chức thi đấu bóng đá, thi văn nghệ, thi cắm hoa, thi tìm hiểu về lịch sử của địa phương, 4- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng giáo dục. Có thể cụ thể là trao đổi trực tiếp các vấn đề mà phụ huynh quan tâm hay những vấn đề nóng mà xã hội đang đề cập, 16
  9. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. D. PHỤ LỤC Mẫu 1: Sổ liên lạc trao đổi với phụ huynh hàng tuần. THÔNG BÁO KẾT QUẢ RÈN LUYỆN TUẦN (Từ / đến / ) I. HỌC TẬP - Việc học bài, làm bài ở nhà: - Chuẩn bị sách vở, đồ dùng: - Việc xây dựng bài trên lớp: - Không ghi bài trên lớp: - Điểm kiểm tra: - . II. KỈ LUẬT - Mất trật tự: . - Làm việc riêng trong giờ học: . . . - Vi phạm về đồng phục : . - Ăn quà trong giờ học : - Bị ghi tên vào sổ đầu bài, sổ sao đỏ: . . . III. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM * Ưu điểm: . . * Tồn tại cần khắc phục: . * Nhắc nhở công việc tuần tới: IV. KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM TUẦN: V. Ý KIẾN PHỤ HUYNH HỌC SINH . . Tổ trưởng Học sinh GVCN Phụ huynh HS 17
  10. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. Mẫu 2: Bảng tổng hợp hạnh kiểm theo tuần B¶ng tæng hîp h¹nh kiÓm líp 9C Th¸ng n¨m 20 Tæ Tªn TuÇn TuÇn TuÇn TuÇn TuÇn XÕp lo¹i Ghi chó . . . . HK th¸ng A. Chỉ tiêu xếp loại 1.Tốt (T): + Chỉ có 1 tuần không 1 xếp loại Tốt + không có tuần xếp TB, YẾU 2. Khá (K): + ≥ 2 tuần đạt Khá nhưng chỉ có 1 tuần 2 xếp TB + không có tuần xếp YẾU. 3. Trung bình (TB): + ≥ 2 tuần đạt TB + chỉ có 1 3 tuần xếp YẾU 4. Yếu (Y) ≥ 2 tuần đạt Yếu B. Chú ý Chỉ tiêu trên áp dụng cho tháng có 4 tuần. Tháng có 5 4 tuần thì xếp theo loại đạt trên 50% 18
  11. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. Mẫu 3: Bảng theo dõi HS bị ghi tên vào sổ đầu bài hàng ngày B¶ng theo dâi hs bÞ ghi tªn vµo sæ ®Çu bµi 9C Th¸ng n¨m 20 TuÇn . TuÇn . TuÇn . TuÇn . Tæ Tªn Sè LÝ do Sè LÝ do Sè LÝ do Sè LÝ do lÇn lÇn lÇn lÇn 1 2 3 4 19
  12. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. Mẫu 4: Bảng thống kê HS bị ghi tên vào sổ đầu bài B¶ng thèng kª hs bÞ ghi tªn vµo sæ ®Çu bµi líp 9C STT Hä vµ tªn Sè lÇn LÝ do bÞ ghi tªn vµo sæ vi ph¹m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 20
  13. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 21
  14. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. Mẫu 5: Bảng thống kê HS chưa làm bài tập về nhà B¶ng thèng kª hs ch­a lµm BTVN líp 9C STT Hä vµ tªn Sè lÇn LÝ do bÞ ghi tªn vµo sæ vi ph¹m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 22
  15. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 23
  16. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. Mẫu 6: Bảng theo dõi sổ sao đỏ BẢNG THEO DÕI SỔ SAO ĐỎ - LỚP 9C Năm học 2018- 2019 Tháng Thứ TỔNG HỢP ngày SÁNG CHIỀU Tên - Số lần 7 2 3 4 5 6 7 2 3 4 5 6 7 2 3 4 5 6 7 2 3 4 5 6 24
  17. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. Mẫu 7: Bảng theo dõi thi đua của tổ BẢNG THEO DÕI THI ĐUA TỔ . TuÇn th¸ng §iÓm ph¹t §iÓm th­ëng XÕp lo¹i §i häc MTT Kh«ng Kh«ng Kh«ng Ra ¡n Kh«ng NghØ BÞ ghi §­îc H¨ng §¹t muén, giê mÆc lµm häc ngoµi quµ, gi÷ häc tªn §iÓm ®iÓm h¸i lo¹i §iÓm XÕp céng Tæng T£N vµo truy ®óng BTVN bµi cò giê nãi vÖ sinh tù do S§B, trõ 9; 10 x©y tèt lo¹i giê bµi, §ång kh«ng TB, bËy chung SS§ dùng tuÇn ®iÓm muén trong phôc so¹n giê 5’ bµi tr­íc tuÇn tuÇn giê bµi 3lÇn/t’ häc 25
  18. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. Xếp loại hạnh kiểm trong tuần LOẠI TỔNG ĐIỂM TUẦN (x) Ghi chú Tốt (T) x ≥ 10 điểm - Mỗi gạch trong phần điểm phạt tương ứng -1 điểm Khá (K) x {7; 8; 9} điểm - Mỗi gạch trong phần điểm thưởng tương ứng +1 điểm Trung bình (TB) x {5; 6} điểm - Tổng điểm tuần = 10 + điểm thưởng + điểm phạt. - HS nào bị ghi tên vào sổ đầu bài hoặc sổ sao đỏ 1 lần thì Yếu (Y) x ≤ 4 điểm sẽ bị hạ 1 bậc hạnh kiểm khi xếp loại tuần.(VD: T >K) 26
  19. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. Một số hình ảnh của các em trong giờ sinh hoạt lớp hoặc nhân dịp tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn, tham quan, ngoại khóa Tổ chức sinh nhật cho các bạn trong tháng Học sinh nam tổ chức 20-10 cho các bạn nữ Kỷ niệm 26/3 Khai giảng năm học mới 2018-2019 27
  20. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. Một số hình ảnh của các em trong giờ sinh hoạt lớp hoặc nhân dịp tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn, tham quan, ngoại khóa Học sinh đi thực tế hướng nghiệp tại Bát Tràng Học sinh chăm sóc công trình măng non Học sinh đi tham quan đền Cổ Loa Học sinh tham gia thi đấu giải bóng đá thiếu niên 28
  21. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. 27