SKKN Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát huy quả đập cầu cuối sân cho đội tuyển cầu lông trường THPT Quang Hà

docx 20 trang thulinhhd34 10606
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát huy quả đập cầu cuối sân cho đội tuyển cầu lông trường THPT Quang Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nghien_cuu_mot_so_bai_tap_nham_phat_huy_qua_dap_cau_cuo.docx
  • docBIA SKKN - NGUYEN MINH PHUONG.doc
  • docĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN CẤP CƠ SỞ.doc
  • docMẪU 2 - PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SKKN.doc
  • docMẪU 11- MẪU BC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SKKN.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát huy quả đập cầu cuối sân cho đội tuyển cầu lông trường THPT Quang Hà

  1. đường cầu với sức mạnh cónghĩa là thực hiện đườngcầu có hiệuquả.Một yêu cầu quan trọng trong khi sử dụng sức mạnh trong các động tác kỹ thuật cầu lông là cần được phát huy với tốc độ tối đa để tình huống bất ngờ, bị động trong quá trình thi đấu. Đồng thời phải duy trì được sức mạnh đó trong suốt thời gian dài của quá trình thi đấu phải không chỉ tập trung trong từng trận đấu mà trong suốt thời gian diễn biến của một giải. Sức mạnh tốc độ: Là một tố chất cần thiết mà không thể thiếu được khi sử dụng kỹ thuật đập cầu. Vì sức mạnh tốc độ là khả năng thực hiện động tác với tốc độ nhanh và sự co cơ tối đa. Để nâng cao hiệu quả của kỹ thuật đập cầu trong đánh đơn thì sức mạnh tốc độ là vô cùng quan trọng và không thể không phát triển tố chất này được.Muốn có tốc độ ngoài việc học tập kỹ thuật thì người tập luyện phải trải qua quátrình tập luyện lâu dài. Khi sử dụng kỹ thuật cần phải phối hợp được toàn thân cùng với động tác lăng và gấp cổ tay nhanh. Tuy nhiên để hoàn thiện sức mạnh tốc độ không những tập luyện với cầu mà phải tập thêm động tác bổ trợ bên ngoài. Yếu tố điểm rơi: Là điểm cầu rơi trên toàn bộ sân, sử dụng yếu tố điểm rơi tốtcũng có thể thắng trực tiếp hoặc tạo cơ hội thắng điểm. Sử dụng yếu tố điểm rơi vào thi đấu cũng có ý nghĩa đòi hỏi ngườitập mức độ hoàn thiện kỹ thuật ở mức tự động hoá. Chỉ có nhưvậy mới thực hiện được các đường cầu biến hoá, như các đường cầu dài, ngắn, thẳng chéo trên toàn sân. Đặc biệt là 2 góc cuối sân và hai góc gần lưới, các đường cầu nhanh, mạnh dọc biên. Như vậy để xây dựng các bài tập nâng cao kỹ thuật đập cầu cần phải xây dựng phát triển yếu tố sức mạnh và hoàn thiện kỹ thuật để thực hiện tốt kỹ thuật kết hợp với yếu tố điểm rơi. Đập cầu: Là một kỹ thuật khó khi vận động viên thực hiện đập cầu có hiệu quả cần phải có những tố chất kỹ thuật, sức mạnh, sức nhanh, độ cảm giác cầu. Sức mạnh được biểu hiện qua sự chịu đựng của học sinh trong thi đấu, cho nên việc giảng dạy, huấn luyện sức mạnh là quan trọng hàng đầu, không có sức mạnh thì không thể thực hiện được các kỹ thuật khác đặc biệt là kỹ thuật đậpcầu. Yếu tố kỹ thuật: Là nhân tố quan trọng nhất vì nếu vận động viên không có kỹ thuật thì không thể nào thực hiện được đập cầu có hiệu quả. Vì vậy trong suốt quá trình giảng dạy ,huấn luyện học sinh cần quan tâm huấn luyện kỹ thuật đập cầu. 3
  2. Sức mạnh phản ứng vận động: Đó là sự đáp ứng lại các tín hiệu xuất hiện đột ngột bằng những hành vi vận động nhất định. Như vậy trong tập luyện và thi đấu cầu lông, sức mạnh phản ứng vận động phức tạp có ý nghĩa trong thực tế phán đoán cầu đến và đưa ra các động tác quyết định trong thời gian ngắnnhất. - Để giảng dạy, huấn luyện sức nhanh động tác, quan điểm của lý luận và phương pháp thể dục thể thao, sử dụng chủ yếu những phương pháp lặp đi lặp lại với tốc độ giới hạn và trong thời gian ngắnnhất. - Quan điểm chuyên môn: Trong cầu lông người ta huấn luyện sức nhanh phản ứng vận động bằng các bài tập phản ứng lại tín hiệu tiếng, âm thanh, theo các thủ thuật chuyên môn. - Để giảng dạy, huấn luyện sức nhanh động tác cần giảng dạy hỗ trợ phát triển sức mạnh và giảng dạy toàn diện kỹ thuật động tác ở mức tự động hoá. 7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến Hiện nay cầu lông đỉnh cao đã thực hiện chiến thuật lấy tấn công làm phương tiện chính để giành thắng lợi. Việc sử dụng kỹ thuật đập cầu cuối sân trong thi đấu của đội tuyển nam cầu lông trường THPT Quang Hà nói riêng và vận động viên Việt Nam nói chung chứng minh tác dụng của kỹ thuật này, chúng tôi tiến hành quan sát và thu thập số liệu của các trận thi đấu cầu lông trong tỉnh Vĩnh Phúc, giải toàn quốc, giải cầu lông trẻ toàn quốc và giải cầu lông thếgiới. Kỹ thuật Bỏ nhỏ Cao sâu Đập cầu khác Đối tượng Số Số Số Số % % % % lượng lượng lượng lượng VĐV Giải HKPĐ 37 23,56 26 16,56 62 39,49 32 20,38 VĐV Giải trẻ toàn 40 20,51 27 13,84 94 48,20 37 18,97 quốc 2018 Ghi chú: Số lượng đập cầu tính trong trận đấu. Thông qua bảng số liệu trên chúng tôi rút ra kết luận sau: 4
  3. Trong tổng số lần đập cầu trung bình mỗi trận đấu của vận động viên (kể cả hai đối tượng) đều sử dụng kỹ thuật đập cầu với tỷ lệ cao nhất, giải Giải HKPĐ là 39,49% ,vận động viên giải trẻ toàn quốclà 48,20%.Các vận động viên càng có trình độ cao thì số lần sử dụng kỹ thuật đập cầu càng chiếm tỷ lệ cao trong mỗi trậnđấu.Từ đó ta thấy đập cầu là một kỹ thuật tấn công quan trọng nhất trong hệ thống kỹ thuật tấn công của cầu lông. Sử dụng kỹ thuật này có thể ăn điểm trực tiếp hoặc tạo cơ hội để ăn điểm những quả sau. Đối với học sinh yêu cầu phải có sức mạnh nghĩa là tốc độ bay của quả đập phải lớn, có độ cắm tốt và độ chính xáccao.Từ tầm quan trọng của kỹ thuật đập cầu trong tập luyện và thi đấu trước hết chúng tôi phân tích kỹ thuật đậpcầu. Tư thế chuẩn bị: Vận động viên đứng trong tư thế chân trước, chân sau, trọng tâm cao dồn vào chân trước, lưng hơi cong, mắt theo dõi cầu, tay phải cầm vợt ở phía trước mặt, đầu vợt cao ngang trán. Góc giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 900. Yếu lĩnh động tác:Khi thấy đối phương đánh cầu sang cao trên đầu thì thân trên nhanh chóng xoay phải, trọng tâm chuyển chân từ trước ra sau. Tay phải cầm vợt đưa từ trước lên cao, ra sau, đầu vƣợt chúc xuống. Lúc này vai trái hơi cao hướng về hướng đánh cầu, vai phải hạ thấp ở phía sau. Tưthế lúc này toàn thân ưỡn hình cánh cung. Sau đó nhanh chóng đạp mũi chân phải, duỗi thẳng khớp gối, xoay hông, lật vai. Tay phải đưa vợt từ dưới lên trên ra trước. Khi tiếp xúc cầu là lúc cơ thể vươn lên cao nhất. Điểm tiếp xúc cầu và vợt chếch trước trán một tầm tay với cộng một vợt. Trong quá trình thực hiện động tác, trọng tâm lại chuyển từ chân sau ra chân trước đồng thời gập nhanh thân người để phối hợp lực đập cầu. Chú ý sử dụng động tác gập cổ tay khi tiếp xúc cầu để cầu đi cắmhơn. Sau khi tiếp xúc cầu, vợt theo đà đƣa từ trên xuống dƣới, sang trái, thân người có xu hướng bao về trước thì nhanh chóng bước chân phải lên 1 bước nhỏ để giữ thăng bằng. Sau đó lại trở về tƣ thế chuẩn bị đánh quả cầusau. Từ việc phân tích trên chúng tôi nhận thấy rằng kỹ thuật đập cầu đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống kỹ thuật tấn công của cầu lông. => Từ phân tích cơ sở lý luận trên chúng tôi rút ra kết luận như sau: Muốn phát triển kỹ thuật đập cầu cần phải phát triển các bài tập, phát triển sức mạnh cho các nhóm cơ đùi, lưng, vai và cơ tay. Phải tập luyện kỹ thuật ở mức tự động hoá để vận dụng được các yếu tố chiến thuật.Phát triển khả 5
  4. năng phán đoán linh hoạt để rút ngắn thời gian chuẩn bị đập cầu cần phải xây dựng các bài tập phát triển phối hợp kỹ thuật để tăng tốc độ kỹ thuật đập cầu. Căn cứ vào cơ sở lý luận trình bày ở trên chúng tôi xây dựng một số bài tập với mục đích nâng cao hiệu qủa kỹ thuật đập cầu cuối sân cho đội tuyển cầu lông trường THPT Quang Hà nhưsau: + Bài tập 1: Chạy 800m -1500m Mục đích: Nhằm phát triển sức bền trong tập luyện và thi đấu. Yêu cầu: Tuỳ vào mục đích luyện tập thể lực cho từng buổi tập để sử dụng các cự ly khác nhau, tránh lặp lại một cự ly nào đó trong nhiều buổi tập liên tục. + Bài tập 2: Bật cóc 30m Mục đích: Phát triển sức mạnh nhóm cơ đùi, sức bật của cơ chân, phát triển thể lực chung. Yêu cầu: Số lần lặp lại từ 2-3 lần thời gian nghỉ giữa mỗi tổ là 1-2 phút. + Bài tập 3: Bài tập phối hợp 3 bước bật nhảy đậpcầu: Mục đích: Đây là bài tập phối hợp được sử dụng nhiều với mục đích phát triển khả năng phối hợp và tốc độ động tác. Thời gian thực hiện bài tập là 30’’. Yêu cầu: Khi thực hiện kỹ thuật động tác phải đúng vừa thực hiện được sức mạnh và tốc độ động tác, tốc độ thực hiện tối đa. Thực hiện lặp lại 2 - 3 tổ. Nghỉ giữa các lần 2 phút, nghỉ ngơi tích cực để duy trì hưngphấn. + Bài tập 4: Bật bục 30cm tốc độ tốiđa Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ các nhóm tam đầu cẳng chân và nhóm cơ đùi. Yêu cầu: Bật nhanh, đầu gối phải vuông góc. Thời gian thực hiện 45’’ thực hiện lặp lại 2 -3 tổ. Nghỉ giữa các lần 2’. + Bài tập 5: Di chuyển đánh cầu trên lưới và hai góc cuối sân bật nhảy đậpcầu. Mục đích: Phối hợp phát triển sức mạnh kỹ thật đập cầu thời gian 1’. Yêu cầu: Thực hiện đảm bảo tính nhịp điệu của kỹ thuật và phán đoán tình huống bất ngờ. Thực hiện 2 - 3 tổ nghỉ giữa tổ 2’, nghỉ ngơi tích cực tránh thụ động hoàn toàn. + Bài tập 6: Đập cầu chéo sân 6
  5. Mục đích: Phát triển tốc độ và tính ổn định của kỹ thuật đi cắm chéo sân sang ô quy định. Khi thực hiện phải bật nhảy đập cầu. Người thực hiện đập 10 quả với tốc độ tối đa. (Hình 1) Thực hiện Phục vụ Hình 1 + Bài tập 7: Đập cầu dọc biên Mục đích: Phát triển tốc độ động tác đập cầu Yêu cầu: Khi thực hiện đập cầu phải biết kết hợp với động tác bật nhảy, đường cầu đi phải chuẩn, có lực mạnh. Người thực hiện phải đập liên túc, tăng cường sức mạnh, nhanh về đường biên dọc của sân. (Hình 2) Phục vụ Thực hiện Hình 2 7
  6. + Bài tập 8: Đập cầu liên tục vào ô quy định có người phục vụ. Tính số lần Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ Yêu cầu: Thực hiện kỹ thuật nhanh, mạnh, chuẩnxác. Người phục vụ phát cầu liên tục nhanh, người thực hiện sử dụng kỹ thuật đập cầu, thực hiện trong2phút. (Hình 3) Thực hiện Phục vụ vụvụ Hình 3 + Bài tập 9: Đập cầu kết hợp chặn cầu rơi trên lưới (2 người) Mục đích: Phát triển năng lực phối hợp vận động, phát triển thể lực. Yêu cầu: Người thực hiện chặn cầu, cần phải đi sát lưới, đập cầu có lực, cầu đi cắm (Hình 4). Thực hiện Phục vụ Hình 4 8
  7. Bài tập 10: Một người đánh nhanh trên lưới, một cuối sân bật cầu cao trên lưới 20cm. Mục đích: phát triển khả năng phản ứng vận động, hình thành cảm giác về sử dụng lực tiếp xúc cầu. Yêu cầu: Người thực hiện dùng lực cổ tay là chính để đập cầu phải trái, người thực hiện với nhịp độ nhanh dần và với lực mạnh dần (Hình 5) Thực hiện PV Hình 5 * Một số lưu ý khi thực hiện động tác đập cầu: + Xác định vị trí cầu ở trên đầu : Khi đối phương thực hiện 1 cú phông cầu cuối sân - Di chuyển một cách nhanh chóng về cuối sân sao cho cơ thể ở sau hướng cầu đến. - Đứng vững và duy trì sự cân bằng cơ thể tốt. Cơ thể bạn phải song song với hướng cầu đến. Cả hai bàn chân của bạn cũng cần hướng về phía trước. - Thả lỏng các cơ, người mới chơi thường gồng mình khi đập hoặc nhảy đập. - Căng cơ bắp và gồng mình sẽ hạn chế độ linh hoạt và sẽ không thể thực hiện một động tác đập tốt. + Nâng cao tay cầm vợt và tay không cầm vợt Đưa tay cầm vợt của bạn ra sau đồng thời nâng cao tay không vợt để cân bằng trọng lượng của tay cầm vợt như ảnh sau: 9
  8. + Nhảy trên không - Sử dụng chân thuận với tay cầm vợt để đẩy cơ thể lên không trung - Thả lỏng cơ thể, không gồng mình - Hít thở sâu. Mở rộng ngực nhất có thể. - Mở rộng tay không vợt. - Nhẹ nhàng uốn cong chân ra sau. Nhớ là động tác này phải 'tự nhiên'. Khi cơ thể bạn có cân đối đầy đủ trên không (bằng cách kéo dài ra tay không vợt của bạn) và miễn là cơ bắp của cơ thể được thoải mái, tự nhiên bạn sẽ nhấc chân cao hơn và cho nhiều lực hơn hãy xem ảnh 10
  9. + Đánh vào cầu tại điểm cao nhất có thể - Để tay Không cầm vợt ra sau bên cạnh cơ thể - Vung vợt mạnh như đồng thời hơi ưỡn người ra sau, hóp bụng lại có thể tăng tốc độ vung vợt. - Trước khi đánh vào cầu tay cầm vợt thả lỏng, khi vung vợt đánh thì nắm chặt lại. Bạn hãy sử dụng Kỹ thuật đập cầu vặn xoáy bắp tay để tăng độ uy lực của cú đập xem hình 11
  10. + Tiếp đất, và duy trì cân bằng cơ thể - Sau khi bạn đánh vào cầu xong đưa chân cùng với tay cầm vợt ra trước (thuật tay phải thì đưa chân phải và ngược lại) giúp tiếp xuống đất an toàn. 3. Để minh chứng rõ hơn các bài tập đã lựa chọn ở trên chúng tôi tiến hành phương pháp đánh giá: Trước khi bước vào thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành chọn địa điểm, thiết bịdụng cụ cần thiết cho quá trình thực nghiệm. Để xác định đối tượng thực nghiệm một cách khách quan, chính xác, đảm bảo tính đồng nhất trong việc phân chia nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng về trình độ và năng lực, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra cả hai nhóm bằng testsau: Test 1: Di chuyển lên xuống 13 lần, tính thời gian Mục đích: Đánh giá thời gian và kỹ thuật đánh cầu Yêu cầu: Thực nghiệm đúng yêu cầu bài tập Test 2: Test tại chỗ bật nhảy đập vật chuẩn trong thời gian 1’ tính số lần Mục đích: Kiểm tra đánh giá hiệu quả thực hiện động tác tay với kỹ thuật tấn công. Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật đập cầu. Test 3: Đập cầu dọc biên (6,70m x 0,7 m, mỗi vận động viên thực hiện 10 quả) Mục đích: Người thực hiện phát cầu sang cho người phục vụ bằng đƣờng cầu ngắn, điểm rơi sát đƣờng kẻ 1m98, người phục vụ sử dụng kỹ thuật 12
  11. đánh cầu thấp tay nâng cao sâu sang bên thuận tay của người thực hiện (phải- trái) để người thực hiện đập cầu dọc biên. Yêu cầu: Đập cầu tốc độ nhanh mạnh độ cắm tốt, kỹ thuật ổn định, chuẩn Thực hiện Phục vụ Test 4: Test đập cầu chéo sân: Mỗi vận động viên thực hiện 10 quả. Mục đích: Người thực hiện phát cầu sang cho người phục vụ bằng đƣờng cầu ngắn vào ô chéo, người phục vụ nâng cao cầu để người thực hiện đập cầu vào ô chéo. Người phục vụ nâng cao cầu để người thực hiện đập cầu vào ô quy định. Yêu cầu: Đập cầu phải có lực, tốc độ cầu đi nhanh mạnh, độ ổn định kỹ thuật cao, đập vào ô 40cm,song song đường biên dọc Để đảm bảo tính đồng nhất giữa 2 nhóm trước khi bước vào thực hiện, chúng tôitiến hành kiểm tra thành tích ban đầu của 2 nhóm thông qua các test đã được xác định ở trên. Kết quả được trình bày ở bảng3. 13
  12. Test Chỉ số Test 1 (S) Test 2 (L) Test 3 (Q) Test 4 (Q) XA 59’’,40 45,7 4,5 4,5 XB 60’’,50 45,3 4,3 4,3 D 0,97 0,82 0,55 0,55 ttính 2,03 0,87 0,65 0,65 tbảng 2,228 2,228 2,228 2,228 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 Bảng so sánh các Test ban đầu * Kết luận: Qua bảng trên chỉ số thành tích kiểm tra của hai nhóm A và B ở cả 4 Test hơn kém nhau không đáng kể như test di chuyển lên xuống t tính = 2,03 0,05, test tại chỗ bật nhảy đập vào vật chuẩn. ttính = 0,87 0,05, test đập cầu dọc biên ttính = 0,65 0,05, test đập cầu chéo sân ttính = 0,65 0,05. Điều đó cho thấy sự khác biệt của 2 nhóm A và B là không có ý nghĩa. Hay nói cách khác trình độ kỹ thuật đập cầu trước thực nghiệm giữa hai nhóm là tương đối đồng đều. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm như sau: Thời gian tiến hành là 7 tuần, mỗi tuần 4 tiết (thời gian mỗi tiết là 45’) chia làm 2 buổi. Nhóm thực nghiệm được tập luyện có sử dụng thêm các bài tập đã được lựa chọn còn nhóm đối chứng học theo chương trình học bài tập. * Tiến hành tậpluyện: Ở 10 - 15 phút đầu tiên của tiết thứ nhất, tiến hành khởi động và tập các bài tập hỗ trợ kỹ thuật tấn công không cầu, có cầu. Thời gian còn lại chúng tôi đƣợc thực hiện các bài tập kết hợp đánh cầu và di chuyển đập cầu. Ở mỗi buổi tập, chúng tôi sử dụng 2 - 3 bài tập cho mỗi dạng, mức độ phức tạp, yêu cầu kỹ thuật của các bài tập đƣợc sắp xếp tăng dần trong từng buổi, từng tuần. 30 phút của tiết thứ hai chúng tôi tổ chức thi đấu theo các hình thức đấu đơn, hai đấu một, đấu đôi Qua hoạt động thi đấu giúp cho học sinh hứng thú, 14
  13. phát triển thể lực vàđặc biệt nâng cao khả năng vận dụng kỹ thuật vào thực tế thi đấu. Thời gian còn lại, chúng tôi cho học sinh tập thể lực chung và chuyên môn giúp cho việc tiếp thu kỹ thuật và thi đấu đạt hiệu quả cao hơn. Chúng tôi lựa chọn cho mỗi buổi tập từ 2 - 3 nội dung tập thể lực, các bài tập thể lực được thay đổi theo từng buổi, từng tuần phụ thuộc vào mục đích phát triển tố chất thể lực cụ thể. * Kết quả sau tập luyện Sau thời gian thực nghiệm 7 tuần, chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích của hai nhóm bằng các test đã sử dụng trước thực nghiệm. Đã có những nhận định đánh giá về tác dụng của các bài tập đối với nhóm thực nghiệm và hiệu quả của công tác giảng dạy - huấn luyện của mỗi nhóm. Vậy sau thực nghiệm thành tích của 2 nhóm như thế nào chúng ta đi nghiên cứu ở bảng sau. Test Chỉ số Test 1 (S) Test 2 (L) Test 3 (Q) Test 4 (Q) XA 57’’,50 50,5 8,2 8 XB 58’’,90 49,3 7,2 7 D 0,74 0,82 0,55 0,63 ttính 3,38 2,60 3,25 2,83 tbảng 2,228 2,228 2,228 2,228 P tbảng = 2,228 ở ngưỡng xác suất P tbảng = 2,228 ở ngưỡng xác suất P tbảng = 2,228 ở ngưỡng xác suất P tbảng = 2,228 ở ngưỡng xác suất P < 0,05. 15
  14. Từ kết quả trên chúng ta thấy ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng các nội dung kiểm tra đều có kết quả t tính > tbảng . Điều này chứng tỏ sự khác biệt về thành tích của từng nhóm sau thực nghiệm có ý nghĩa P <0,05. Như vậy thành tích của mỗi nhóm đều đã tăng lên sau thực nghiệm, đặc biệt là hiệu quả kỹ thuật đập cầu trong thi đấu tăng lên một cách đáng kể. Thành tích của hai nhóm đều có sự gia tăng đã khẳng định các phương pháp huấn luyện, giảng dạy đã đảm bảo việc tuân thủ theo các nguyên tắc chung của huấn luyện thểthao. Để trình bày về nhịp độ tăng trưởng thành tích qua 7 tuần thực nghiệm của 2 nhóm A và B từng nội dung tôi có biểu đồsau: 70.00% 58.30% 60.00% 56% 50.40% 47.80% 50.00% Nhóm A Nhóm B 40.00% 30.00% 20.00% 9.90% 8.50% 3.30% 2.70% 10.00% %Test 1 Test 2 Test 3 Test 4 Biểu đồ: So sánh nhịp độ tăng trưởng phần trăm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm Qua biểu đồ trên chúng ta thấy cả 4 test: Di chuyển lên xuống, tại chỗ bật nhảy đập vật chuẩn, đập cầu dọc biên, đập cầu chéo sân. Thì nhóm A có sự tăng trưởng về thành tích cao hơn nhóm B. 16
  15. Từ đó cho ta thấy các bài tập áp dụng cho nhóm A có ảnh hưởng rất tốt đến thành tích và hiệu qủa sử dụng trong việc huấn luyện phát triển kỹ thuật đập cầu cho vận động viên đội tuyển cầu lông trường THPT Quang Hà. 8. Những thông tin cần được bảo mật: - Không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : - Đội tuyển Cầu lông trường THPT Quang Hà - Đội tuyển Cầu lông trường năng khiếu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc - Đội tuyển Cầu lông Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, theo các nội dung sau: 10.1 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 10.1.1 Cơ sở lý luận của việc lựa chọn các bài tập phát triển kỹ thuật đập cầu trong huấn luyện và thi đấu cầu lông là những căn cứ khoa học quan trọng trong việc xây dựng và lựa chọn các bài tập thựcnghiệm. 10.1.2 Nâng cao hiệu quả của quả đập cầu cuối sân cho vận động viên đội tuyển cầu lông trường THPT Quang Hà là tạo cơ sở tốt cho việc nâng cao thành tích sau này. 10.1.3 Thành tích kiểm tra kỹ thuật đập cầu của 2 nhóm A và B đều có sự tăng trưởng về thành tích so với trước thực nghiệm song sự tăng trƣởng thành tích của nhóm A (nhóm thực nghiệm) tăng hơn so với nhóm B (nhóm đối chứng). 10.1.4 Thành tích của hai nhóm có sự khác biệt, có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P = 0,05. Điều đó nói lên các bài tập chúng tôi lựa chọn đã có tác dụng tốt trong kỹ thuật đập cầu hơn nhóm bài tập áp dụng cho nhómB. 10.2 Đánh giá lợi ích thu được thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 10.2.1 Trong giảng dạy, huấn luyện cầu lông cho đối tượng là học sinh và đội tuyển cần đưa ra được những bài tập hợp lý để hoàn thiện nâng cao hiệu quả của kỹ thuật. 17
  16. 10.2.2 Để nâng cao được kỹ thuật đập cầu cần có những bài tập hợp lý trong giảng dạy và huấn luyện. 10.2.3 Hệ thống các bài tập rất đa dạng và luôn được phát triển. Vì vậy đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu thông qua việc nâng cao số lượng đối tượng nghiên cứu và tăng cường các phương tiện phục vụ cho quá trình nghiên cứu cũng như mở rộng việc nghiên cứu. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Lĩnh vực áp Tên tổ chức cá nhân Địa chỉ TT dụng sáng kiến Đội tuyển cầu lông trường Gia Khánh - Bình Huấn luyện đội 1 THPT Quang Hà Xuyên - Vĩnh Phúc tuyển Đội tuyển cầu lông Sở giáo Khai Quang - Vĩnh 2 Tham dự HKPĐ dục và đào tạo Vĩnh Phúc Yên - Vĩnh Phúc Đội tuyển cầu lông trường Tam Dương - Vĩnh Huấn luyện đội 3 năng khiếu TDTT tỉnh Vĩnh Phúc tuyển Phúc Bình Xuyên, ngày tháng 2 năm 2019 Bình Xuyên, ngày 15 tháng 2 năm 2019 PHÓ HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Viết Ngọc Nguyễn Minh Phương 18
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Th.S. Hoàng Thị Đông (2005), “Lý luận và phương pháp TDTT”, NxbTDTT. 2. PGS.TS. Phạm Ngọc Viễn -TS. Phạm Xuân Thành (2004), Tâm lý học TDTT”, Nxb TDTT - HàNội. 3. Phạm Thị Thiệu (2004), Sinh lý học TDTT”, Nxb TDTT - Hà Nội. 4. Th.s Lê Thanh, “Giáo trình toán học thống kê” - NXB GD. 5. Lê Thanh Sang (1994), Tập đánh cầu, Nxb TDTT - Hà Nội 6. Nguyễn Hạc Thuý (1994), “Những yếu tố kỹ thuật cầu lông nâng cao”, Nxb TDTT - Hà Nội. 7. Tuyển tập một số nghiên cứu khoa học các năm trước. 8. Trần Văn Vinh - Đào Chí Thành (1998), Giáo trình cầu lông trường ĐH TDTT I”, Nxb TDTT Hà Nội 9. Nguyễn Đức Văn (1987), Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb TDTT - Hà Nội. 19
  18. MỤC LỤC I. Lời giới thiệu 1 II. Tên sáng kiến: 2 III. Tác giả sáng kiến: 2 IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 2 V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 2 VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 2 VII. Mô tả bản chất của sáng kiến: 2 1. Về nội dung của sáng kiến 2 2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 4 VIII. Những thông tin cần được bảo mật: 17 IV. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : 17 X. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, theo các nội dung sau: 17 1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 17 2. Đánh giá lợi ích thu được thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 17 XI. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 20