SKKN Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn miệt thị ngoại hình (Body shaming) của học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Yên Lạc

docx 66 trang thulinhhd34 102957
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn miệt thị ngoại hình (Body shaming) của học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nghien_cuu_thuc_trang_va_dua_ra_giai_phap_nham_han_che.docx
  • doc3. Phieu cham sang kien _ SKKN Huyen_GK1.doc
  • doc3. Phieu cham sang kien _ SKKN Huyen_GK2.doc
  • doc4. Bien ban cham va xet duyet sang kien _ SKKN Huyen.doc
  • docBia SKKN_co so.doc
  • docxPHỤ LỤC 2.docx
  • docPHULUC1.doc
  • docSKKN - 2018 hoan chinh.doc
  • docskkn 2017 - đã xong.doc
  • docxSKKN 2020 - ban chuan.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn miệt thị ngoại hình (Body shaming) của học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Yên Lạc

  1. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 là bỏ đi, mặc kệ họ. Dĩ nhiên về lâu về dài nếu những “ảo mộng xấu xí” kia không được thực hiện họ sẽ sớm bỏ cuộc thôi. * Chiến đấu với sự tích cực. Trên internet, việc lan truyền thông tin là điều vô cùng dễ dàng. Nếu sự miệt thị ngoại hình xuất phát từ chính vì sự tự ti của cơ thể bạn thì trước tiên phải giải quyết chướng ngại tâm lý của bạn đã. Cơ thể đó là của bạn, mọi bộ phận cơ thể là của bạn, và bạn yêu quý chúng. Thật may mắn khi nó vẫn lành lặn và vẫn thực hiện được chức năng của nó phải không nào. Hãy biến sự xấu hổ không đáng có đó bằng bức hình thể hiện sự tự tin của mình. Ví dụ, nếu ai đó nói rằng mái tóc của bạn trông thật nực cười, bạn có thể đăng một bức ảnh thể hiện những gì bạn yêu thích, bao gồm chú thích, chẳng hạn như “Những người khác có thể không yêu thích nó, nhưng tôi nghĩ đó tóc của tôi!” Trong mọi trường hợp bạn hãy luôn nhìn theo hướng tích cực, những lo lắng sợ hãi, xấu hổ sẽ khiến những “kẻ xấu tính” kia thỏa mãn hơn. Và những lời chê bai kỳ thị người khác chỉ khiến họ “xấu xí” về nhân cách hơn thôi, không việc gì chúng ta phải để ý tới những người như vậy. Luôn tích cực tự tin để tỏa sáng, rèn luyện trau dồi bản thân. Sự thay đổi tích cực lối sống của bạn sẽ là câu đáp trả mạnh mẽ nhất cho những kẻ thích Body Shaming! 2. Sự chung tay của gia đình – nhà trường – xã hội Miệt thị ngoại hình, thông thường các em học sinh hay có xu hướng chia sẻ với bạn bè nhiều hơn là chia sẻ với gia đình. Vì thế, rất cần có những buổi nói chuyện giữa phụ huynh – học sinh, giáo viên – học sinh để có sự thông cảm, hiểu nhau, ngăn chặn được những phản ứng tiêu cực. Trong đó, vai trò của tư vấn tâm lí học đường rất quan trọng. Thực tế, trong các trường THPT nói chung và với trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc nói riêng đang rất thiếu những buổi học về giáo dục giới tính trong khi nạn nhân của miệt thị ngoại hình đa số lại là lứa tuổi từ 15 – 20 tuổi. Vì thế, trung tâm cần phải chú trọng hơn trong việc tổ chức những buổi học về giới tính, nâng cao nhận thức của các bạn học sinh về các vấn đề liên quan đến miệt thị ngoại hình. Cán bộ tư vấn cần Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 53
  2. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 phải hiểu tâm lí học sinh và có chuyên môn cao để có thể giải đáp mọi thắc mắc của học sinh, cùng với đó là sự hỗ trợ của các thầy cô giáo khác trong trung tâm, phát hiện những suy nghĩ, hành vi sai lệch của học sinh ngay khi mới phát sinh. Theo tác giả nghiên cứu, học sinh gặp phải sự miệt thị ngoại hình hiện nay là vấn đề cấp thiết, nhưng các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về miệt thị hình thể, đặc biệt là tình trạng học sinh THPT nói chung và trung tâm GDTX nói riêng gặp phải miệt thị ngoại hình còn khá nhiều, kể cả nạn nhân và thủ phạm. Vì thế các phòng tư vấn tâm lí học đường có một vai trò rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng này. Không chỉ tư vấn, giải tỏa tâm lí, giúp học sinh vượt qua vấn đề mà quan trọng hơn phải để học sinh hiểu rõ, từ đó dẫn đến thay đổi hành vi, thái độ, lời nói Vai trò của thầy cô tư vấn học đường hay chuyên viên tư vấn tâm lý rất quan trọng và cần thiết trong nhà trường. Tuy nhiên, đội ngũ này hiện nay vẫn còn thiếu và yếu. Trung tâm có thể tổ chức các diễn đàn trao đổi trên quy mô toàn trường theo chủ điểm về vấn nạn miệt thị ngoại hình và giải pháp khắc phục. Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các bạn trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan đến vấn nạn miệt thị ngoại hình. Thông qua diễn đàn, các bạn học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến thực trạng miệt thị ngoại hình đang tồn tại trong Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy lùi hiện tượng đó. Qua các diễn đàn, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của các bạnvề bạn bè, thầy cô, nhà trường và gia đình, tăng cường cơ hội giao lưu giữa nhà trường với học sinh. Giúp học sinh thực hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia, đồng thời giúp các nhà trường nắm bắt, nhận biết được những vấn đề mà học sinh quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục và xây dựng kế hoạch phù hợp hơn với các bạn. Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 54
  3. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 Ngoài ra, cha mẹ học sinh cần quan tâm đến con em mình, không nên chỉ chú trọng vào điểm số mà nên theo dõi cả những sở thích, những thay đổi bất thường của con em mình. Đặc biệt, cha mẹ không nên chỉ trích con cái, không áp đặt những kì vọng của mình (như giảm cân, muốn con xinh đẹp, xuất sắc ) vào con. Tôi xin được kể câu chuyện về một em học sinh lớp 12 mà tôi chủ nhiệm ở trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc này. Học sinh lớp tôi chủ nhiệm chính là nạn nhân của miệt thị ngoại hình, những câu nói tưởng như trêu đùa của các bạn cùng trang lứa, nhưng đã vô tình làm em ấy đau nhói: “Tôi là học sinh 12 của Trung tâm GDTX huyện. Với một cô gái trung học thì thân hình tôi có chút khổ À không, quá khổ. Mọi ngày đều trôi qua như thế, cho đến một ngày. Ngày hôm ấy là ngày văn nghệ chào mừng Nhà giáo Việt Nam 20/11. Vốn dĩ tôi muốn thamg gia đội nhảy, nhưng tôi bị từ chối, cho đến khi họ nói với tôi rằng: “Cậu nghĩ gì thế? Béo vậy mà cũng nhảy á”, “xin lỗi nhưng béo nhảy không đẹp đâu”, “cậu sẽ làm chậm tiến độ luyện tập với thân hình của mình đấy?” Rồi họ cười vào mặt tôi. Tôi lặng lẽ ra về, hai dòng nước mắt không ngừng tuôn rơi. Tôi không thể phủ định rằng họ sai, họ đều là những trai xinh gái đẹp, dáng không chuẩn thì cũng không béo như tôi. Nhưng ở đâu ra cái tiêu chuẩn dành cho người tập nhảy vậy? Gầy và xinh mới được nhảy ư? Béo thì không được nhảy sao? Tôi tự nhủ với mình rằng không quan tâm đến những lời chỉ trích đó, phải sống thật lạc quan. Tuy nhiên, dù lạc quan thế nào, những lời nhận xét khiếm nhã ấy không ngừng ám ảnh trong tôi. Từng bữa ăn, giấc ngủ của tôi đều nghĩ về nó. Có ai hiểu được những nỗi đau của một đứa béo xấu như tôi chứ? Nếu chỉ tính riêng ngày hôm đó thôi thì tôi cũng đã không buồn như vậy. Điều buồn nhất đối với tôi, cũng như những bạn gái khác là bị từ trối. Tình cảm thời học sinh là thứ tình cảm trong sáng hồn nhiên nhất nhưng cũng là lưỡi dao sắc nhọn khiến con người ta đau nhất. Như bao bạn nữ sinh khác, tôi có cảm nắng một bạn cùng lớp khá là bảnh bao, cậu ấy cũng đối xử với tôi khá tốt. Tôi luôn tự nhủ rằng có những người nhìn vào tâm hồn người khác để chơi, để mến, chứ Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 55
  4. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 không phải ngoại hình. Tôi luôn đinh ninh về cậu ấy như vậy, người con trai mà tôi yêu mến. Ngày hôm đó tôi đăng lên status confession của trường, tuy đã giấu tên, nhưng bạn cùng lớp tôi lại phát hiện ra, họ lấy tôi làm trò đùa. Những câu nói: “vừa béo, vừa xấu mà cũng đòi tỏ tình”, “trên đời này còn loại con gái mặt dày không biết xấu hổ” “loại đã xấu lại còn không có não”. Vậy là nguyên mấy tháng trời tôi chìm đắm trong những lời chỉ trích cay nghiệt. Còn về phía cậu ấy, cậu ấy cũng thẳng thắn từ chối, cậu ấy nói với tôi rằng tôi và cậu ấy không hợp nhau, nhất là ngoại hình. Tôi đã đau đớn, cả đêm hôm đó tôi khóc, tôi chán ghét bản thân mình tại sao lại béo xấu thế, tôi nguyền rủa mình mau chết quách đi, tôi chán đời không thiết làm gì cả. Những lời đó quá khắc nghiệt đối với tôi, béo thì không được thích ai đó sao? Béo thì không được tỏ tình sao? Công việc học hành của tôi cũng vì thế mà xa sút. Mẹ đã rất lo lắng cho tôi, mẹ tìm mọi cách giúp tôi vượt qua. Nhớ lại những ngày tháng tôi còn bé, mẹ tôi kể rằng ngày ấy tôi còi lắm, lại hay ốm và lười ăn. Đến khi dậy thì tôi ăn được nhiều hơn, mẹ tôi cũng chăm sóc tôi kĩ càng nên mới béo như bây giờ. Tôi đã trách móc mẹ vì đã làm tôi béo như thế. Mẹ tôi đã khóc khi nghe những lời trách móc ấy của tôi. Ngồi một mình trong phòng, tôi suy nghĩ về những gì đã qua. Ngày đó, gia đình tôi rất khó khăn, đi làm được đồng nào mẹ lại mua đồ ngon bồi bổ cho đứa bé gầy gò ốm yếu như tôi, mẹ vì thế mà gầy đi lúc nào tôi không hay. Tôi đã làm tổn thương mẹ, người phụ nữ đã hi sinh vì tôi quá nhiều. Tôi bật khóc nức nở Tại sao mình lại để người khác ngoài xã hội làm ảnh hưởng đến cuộc đời mình? Mình phải thay đổi.Vì mẹ, và hơn hết vì bản thân mình, mình cần phải suy nghĩ tích cực. Mẹ à, con xin lỗi, nhìn mẹ đau con còn đau hơn gấp vạn lần những lời chỉ trích kia Mẹ chính là động lực giúp con thay đổi, giúp con lấy lại sự hồn nhiên và lạc quan mà trước khi con đã từng sống. Con hứa, từ nay sẽ không còn những lời miệt thị nào có thể làm trái tim con đau đớn và gục ngã được nữa con hứa ” Rõ ràng, qua câu chuyện của một em học sinh đang học tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc, một nạn nhân của miệt thị ngoại hình. Chúng ta thấy, gia đình chính là sợi chỉ đỏ vô hình hàn gắn mọi vết đau, mọi sự tổn thương. Trong Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 56
  5. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 cuộc chiến với nạn body shaming này, cần lắm những bàn tay yêu thương, cần lắm sự che chở, và chung tay của gia đình – nhà trường – và toàn xã hội. 3. Bồi dưỡng sự tự tin vào bản thân, yêu thương bản thân Mỗi người sinh ra trên đời đều đã là một món quà của tạo hoá, thêm thắt cho cuộc sống này một gam màu độc nhất vô nhị. Chúng ta không cần biến bản thân mình thành ai đó, chỉ vì lời nói của người đời. Hãy cứ là chính mình “cầm những viên sỏi lên và biến chúng thành những viên ngọc trai lấp lánh” “giúp mọi người thay đổi để họ có thể cảm nhận được nhiều vẻ đẹp khác nhau trong cuộc sống này” Vậy, bạn ứng xử như thế nào trước nạn miệt thị ngoại hình (body shaming)? Đầu tiên bạn cần vượt qua mặc cảm của chính mình về ngoại hình. Một nghiên cứu tâm lí được thực hiện bởi tổ chức Ditch the Label đã chỉ ra rằng một nửa dân số thế giới tự ti về ngoại hình của mình. Tuy nhiên, bằng phương pháp thực nghiệm nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, mỗi dáng vẻ ngoại hình đều có những đối tượng yêu thích riêng. Dù bạn béo hay gầy, cao hay thấp cơ thể bạn luôn có những đối tượng yêu thích riêng. Bước đầu tiên để ứng xử với body shaming là bạn hãy luôn trân trọng vẻ ngoài của mình. Dẫu biết rằng ở xã hội hiện đại dù bạn đang trong lứa tuổi THPT thì việc sở hữu một gương mặt đẹp, một vóc dáng chuẩn mực sẽ giúp cho chúng ta có những lợi thế nhất định trong học tập, giao tiếp hay trong tình bạn. Nhưng tất cả những vẻ đẹp bên ngoài đó sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu như bạn không có được tấm lòng bao dung hay một nền tảng tri thức căn bản. Vì vậy, để tẩy chay được hành động miệt thị ngoại hình thì trước hết những nạn nhân của trò tiêu khiển này hãy tự tin về chính bản thân mình. Phán xét, hạ thấp người khác một cách vô tội vạ đã là chuyện khó chấp nhận, lôi ngoại hình của người khác ra để cười cợt, chỉ trỏ, việc đó lại càng đáng phê phán hơn. “Cười người hôm trước, hôm sau người cười”, rất có thể ngày mai thôi, bạn cũng sẽ là nạn nhân của miệt thị ngoại hình, vậy nên, hãy ngừng chế giễu người khác, bởi mỗi người sinh ra đều đẹp theo cách riêng của họ, bạn không cảm nhận được nó, không có nghĩa là người khác cũng không cảm nhận được. Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 57
  6. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 Bạn hơi thừa cân, người ta nói bạn “tham ăn tục uống, không biết chăm chút cho bản thân thì sau này có thể chăm sóc cho ai” (?). Bạn cố gắng ép cân, ăn kiêng khắc khổ, hoặc bạn mệt mỏi, stress đến mức “thân gầy gộc, lá mong manh” thì họ lại nói: “Sao gầy thế, nhìn ốm quá, sao mà có sức để học” Tôi là một cô gái gầy. Nghiễm nhiên tôi trở thành trung tâm của những lời bàn tán. Trêu vui vui thì gọi tôi là con nghiện, là con cào cào, nói chung các hình ảnh đại diện cho sự gầy guộc thiếu sức sống. Một vài lần thì vui, đến lần thứ 10+n, tôi thấy phiền. Tôi không thể béo lên được, chứ tôi ăn cũng ngang ngửa những cô béo tròn mà. Những người có hành vi miệt thị ngoại hình người khác luôn mượn những tiêu chuẩn về cái đẹp để bày tỏ quan điểm xấu xí và lệch lạc của mình về ngoại hình của người khác. Với họ thế nào là đẹp? Người con gái đẹp phải có cơ thể săn chắc, cân đối. Béo quá đương nhiên là không đẹp, mà gầy quá cũng chưa vừa ý họ đâu. Không chỉ mượn danh nghĩa cái đẹp, những người có thói miệt thị ngoại hình còn luôn đóng vai những người tốt, lo nghĩ cho sức khoẻ và tương lai của bạn. “Giảm cân đi thì nhìn mới xinh”, “ăn nhiều vào chứ gầy như thế này sao mà học được”. Nghe thì có vẻ tốt đấy, nhưng thật ra họ chỉ muốn bạn thay đổi cho vừa mắt họ thôi. Bạn thừa cân, hay quá gầy, về cơ bản chẳng ảnh hưởng gì đến họ. Nhưng nhìn không hợp mắt thì họ chê, vậy thôi. Nào các cô gái, các chàng trai, hãy thôi tự ti về ngoại hình của mình, các bạn biết mà, khi một người mất đi tự tin về cơ thể, cũng đồng nghĩa với việc người ấy đang mất niềm tin với chính mình. Suy cho cùng, không ai sống hộ bạn được cả, vậy cách họ nghĩ về bạn có thực sự quan trọng tới thế không? Tôi chợt nhớ đến một đoạn nữ diễn viên Jennifer Aniston từng nói: ”Mày đáng bị xuống địa ngục vì mày quá gầy! Mày đáng bị xuống địa ngục vì mày quá nặng! Ôi không, như những gì mấy tờ báo từng viết thì tôi mắc cả hai tội này luôn! Chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người được đâu, và tôi nghĩ là chúng ta cũng nên dừng làm việc đó lại.” Đẹp không phải là kiêng khem khổ sở, rồi cố nhét mình vào những bộ cánh chật ních chỉ để trông “thật xinh đẹp” hơn một chút. Đẹp là khi bạn tự tin và luôn Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 58
  7. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 được vây quanh bởi những người luôn thoải mái với việc bạn trông thế nào, gầy béo, cao thấp ra sao. Chuẩn mực cái đẹp mỗi thời đại mỗi khác. Tiêu chuẩn như thế nào là đẹp, như thế nào là xấu không hề có một định nghĩa cụ thể. Quan điểm mỗi người đều không giống nhau, bạn không thể vì người ta khác biệt mà chỉ trích, phê phán hay lăng mạ họ. Cuộc sống tạo ra con người không chỉ có một hình dạng duy nhất mà là muôn hình vạn trạng. Điều này giúp cho thế giới quan của chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú. Vậy hãy dừng việc miệt thị ngoại hình của một ai đó chỉ vì họ không đạt được tiêu chuẩn cái đẹp mà xã hội đặt ra. Và hãy lắng nghe tiếng thét gào vô vọng của các em học sinh bị lời nói miệt thị nhấn chìm vì họ khác biệt. Hãy trân trọng vẻ đẹp vốn có của bản thân, đồng thời tôn trọng vẻ đẹp riêng của người khác. Vì chính bạn và những người mà bạn yêu thương, hãy dừng miệt thị ngoại hình. Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 59
  8. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Ai trong số chúng ta cũng được cha mẹ cho một thân thể: dù mập - ốm, cao – thấp, dù có xinh đẹp hay là không thì đằng sau mỗi cơ thể đều là một câu chuyện hay một sự lựa chọn. Và vốn dĩ, chẳng ai có thể hoàn hảo. Vậy nên, hãy lựa chọn cho bản thân mình và tôn trọng sự lựa chọn của người khác. Mỗi chúng ta cần phải đặt chân vào chiếc giày của người khác để chúng ta có sự đồng điệu, đồng cảm và có trách nhiệm hơn với những gì mà chúng ta phát ngôn. Thế giới càng hiện đại, văn hóa càng suy bại. Khi bạn lướt Web, bạn vô tình nhìn thấy ảnh một cô gái có thân hìn không mấy thon thả, như một phản ứng tự nhiên bạn lập tức bình phẩm: “Sao lại có người mập như vậy chứ. Xấu chết đi được”, hoặc tương tự vậy. Đó là một hành động của miệt thị ngoại hình (body shaming). Văn hóa bình phẩm hay thậm chí là chỉ trích người khác dường như đang trở thành xu hướng. Người ta dễ dàng buông lời lăng mạ người khác không vì bất cứ lý do chính đáng nào, đơn giản là khác biệt, không vừa mắt thì chửi vài câu cho đã miệng. Đã có hàng nghìn người chấp nhận đánh đổi mạng sống của mình bằng việc giảm cân cấp tốc như uống thuốc, móc họng để ói ra những gì vừa ăn, nhịn ăn, luyện tập thể hình quá độ nhằm đổi lấy một thân hình mà theo người khác đánh giá là hoản hảo. Chuẩn mực cái đẹp mỗi thời đại mỗi khác. Tiêu chuẩn như thế nào là đẹp, như thế nào là xấu không hề có một định nghĩa cụ thể. Quan điểm mỗi người đều không giống nhau, bạn không thể vì người ta khác biệt mà chỉ trích, phê phán hay lăng mạ họ. Cuộc sống tạo ra con người không phải chỉ có một hình dạng duy nhất mà là muôn hình vạn trạng. Điều này giúp cho thế giới quan của chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú. Vì vậy, các bạn học sinh – chúng ta hãy dừng ngay việc miệt thị ngoại hình của một ai đó chỉ vì họ không đạt được tiêu chuẩn cái đẹp mà xã hội đặt ra. Hãy trân trọng vẻ đẹp vốn có của bản thân, đồng thời cũng nên tôn trọng vẻ đẹp riêng của người khác. Chính vì bạn và những người bạn yêu Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 60
  9. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 thương hãy chung tay đẩy lùi vấn nạn miệt thị ngoại hình – đặc biệt trong môi trường học đường tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc. Qua bài nghiên cứu tôi đã tìm ra nguyên nhân của căn bệnh miệt thị ngoại hình trong học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc từ đó thấy được thực trạng và đề xuất các giải pháp hợp lý giúp học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc có cái nhìn toàn diện hơn và hạn chế mức thấp nhất việc miệt thị ngoại hình người khác và cần phải làm gì và nên làm gì khi trở thành nạn nhân của miệt thị ngoại hình. Hi vọng với đề tài nghiên cứu của tôi sẽ giúp các em học sinh trong Trung tâm ngày càng hoàn thiện mình hơn, có thái độ đúng đắn với bản thân và với người khác tránh được căn bệnh “miệt thị ngoại hình” ngày nay. 2. Kiến nghị - Các cấp quản lý Giáo dục thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho GV về công tác chủ nhiệm, về kĩ năng tư vấn học đường, các lớp về kĩ năng sống - Tạo mọi điều kiện cho GV và HS có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện học tập. Đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm tạo hứng thú học tập cũng như việc học sinh có điều kiện tham gia rèn luyện kĩ năng sống nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. - Tạo điều kiện cho GV và HS có những chuyến trải nghiệm thực tế bổ ích để gắn kết tình thầy trò, bạn bè 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT Không. 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN - Giáo viên có kiến thức, kĩ năng về công tác chủ nhiệm lớp, kĩ năng hiểu và nắm bắt tâm sinh lí lứa tuổi học đường, đặc biệt là lứa tuổi THPT vốn rất nhạy cảm với mọi tác động từ bên ngoài. - Học sinh được trang bị hành trang về kiến thức, về kĩ năng sống : kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử với thầy cô, bạn bè những bài học về tình yêu thương, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau. Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 61
  10. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO SÁNG KIẾN 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả - Sáng kiến đã góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề được coi là vấn nạn của học đường đó là Miệt thị ngoại hình (body shaming). - Sáng kiến đã đưa ra được thực trạng của vấn nạn miệt thị ngoại hình tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc. Đồng thời đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục một cách tốt nhất về vấn nạn miệt thị ngoại hình ảnh hưởng đến học tập cũng như sinh hoạt của các em học sinh trong Trung tâm - Tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế qua phiếu điều tra với 200 phiếu được trải đều qua 3 khối 10,11, 12 để minh hoạ tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất. - Sáng kiến có thể làm tài liệu tham khảo cho HS, GV bậc GDTX, THPT. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đổi mới hoạt động ngoài giờ lên lớp, đổi mới phương pháp chủ nhiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm của giáo viên. 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/lĩnh vực áp dụng sáng kiến Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hạn 1 Nguyễn Thị Huyền Trung tâm GDNN chế vấn nạn miệt thị ngoại – GDTX Yên Lạc hình (body shaming) của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc. Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 62
  11. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 Yên Lạc, ngày tháng năm 2018. Yên Lạc, ngày tháng năm 20198 Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Huyền Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 63
  12. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Đồng (2004): Tâm lí học phát triển, NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội 2. Nguyễn Văn Hồng (2009): Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 3. Nguyễn Minh Hạc (2002): Tuyển tập tâm lí học, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 4. Hà Thái Linh (2012): Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Lương Thị Khánh Linh (2007): Tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THPT, Niên luận, Hà Nội. 6. Nông Thị Yến Nhi: Body Shaming – chế nhạo cơ thể đang bóp chết tinh thần của chúng ta như thế nào, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 7. Lê Thị Thanh Thủy: Stress trong học đường và cách ứng phó ở học sinh cuối cấp THPT, Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ, Đại học Quốc gia Hà nội. 8. Dự án “Khi tôi 19” của câu lạc bộ Social Waves đến từ sinh viên Đại học RMIT Hà Nội, với thông điệp Khi tôi 19, tôi trân trọng vẻ đẹp của mình. 9. Tổ chức thúc đẩy Bình đẳng giới Việt Nam VOGE: Sự thật về body shaming, đăng ngày thứ 5, 29/09/2016. 10. Một số website: dantri.com.vn Kenh14.vn Trithuctre.com.vn Hoahoctro.vn Tienphong.vn Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 64