SKKN Những giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non thị trấn Yên Lạc - Yên Lạc - Vĩnh Phúc

doc 21 trang thulinhhd34 12211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non thị trấn Yên Lạc - Yên Lạc - Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nhung_giai_phap_nang_cao_chat_luong_nuoi_duong_cham_soc.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Những giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non thị trấn Yên Lạc - Yên Lạc - Vĩnh Phúc

  1. Chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đề ra các chỉ tiêu cần đạt về số lượng, chất lượng, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Vào đầu năm học, nhà trường họp phụ huynh thống nhất về chế độ ăn cho trẻ. Sau đó mời các nhà cung cấp thực phẩm có uy tín, địa chỉ tin cậy, giá cả hợp lý đến làm hợp đồng cung cấp thực phẩm với nhà trường theo các ngày trong tuần, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Yêu cầu các nhóm, lớp thực hiện tốt chuyên đề Vệ sinh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm ngay từ đầu năm học để trẻ có thói quen và kỹ năng vệ sinh, biết cách tự phục vụ bản thân. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội quy trong công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Yêu cầu các khối lớp thực hiện nghiêm túc quy định vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ theo đúng quy định của ngành hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Có kiểm tra đột xuất và định kỳ. Qua đó động viên, khen gợi các giáo viên thực hiện tốt, đôn đốc nhắc nhở các giáo viên còn thực hiện chưa tốt cần khắc phục ngay. Đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn chín, uống sôi, biết vứt rác đúng nơi quy định. Yêu cầu Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú xây dựng thực đơn theo mùa, phù hợp với thực tế của địa phương mình: Thực đơn phải cân đối giữa các nhóm chất(chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) đảm bảo số lượng và chất lượng của xuất ăn phù hợp với từng độ tuổi. Thường xuyên thay đổi cách chế biến để kích thích trẻ ăn ngon miệng. Yêu cầu nhà bếp thực hiện đúng quy trình bếp ăn một chiều, thực hiện tốt 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý. Thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, rút kinh nghiệm từ Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú, các cô tổ nuôi dưỡng, các giáo viên trực tiếp chăm sóc ăn, ngủ cho trẻ về việc chế biến xuất ăn, giờ ăn, công tác vệ sinh, chăm sóc ăn ngủ cho trẻ hàng ngày. Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Vận động phụ huynh học sinh san lấp khu vườn sau trường tạo vườn rau sạch cho giáo viên và trẻ ăn hàng ngày, vườn cây ăn quả. Khuyến khích cán bộ, giáo viên trồng rau sạch trong trường và cung cấp nguồn rau sạch cho nhà bếp tăng thu nhập cho mỗi cán bộ, giáo viên. Xây khu chăn nuôi tận dụng thức ăn còn dư thừa để tăng gia nhằm cải thiện bữa ăn cho trẻ. 11
  2. - Về giáo dục : Thực hiện đúng chương trình quy định của bộ giáo dục và đào tạo ở các độ tuổi, biên chế nhóm, lớp theo đúng điều lệ trường mầm non. Yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên cần thực hiện nhiệm vụ của mình. Chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy. Chỉ đạo Phó Hiệu trưởng lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động chuyên môn, kế hoạch năm, tháng tuần. Sau đó tổ chức sinh hoạt chuyên môn với hội đồng giáo viên thông qua kế hoạch và thống nhất chương trình giảng dạy. Phó Hiệu duyệt kế hoạch bài giảng 2 lần/ tháng xây dựng mạng hoạt động theo từng chủ đề, lên kế hoạch khai thác triệt để nội dung bài dạy. Giáo viên phải xây dựng kế hoạch tuần, hàng ngày. Mỗi giáo viên đổi mới phương pháp dạy học“ Lấy trẻ làm trung tâm” cô là người hướng dẫn, gợi mở dựa trên hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà đưa ra nội dung bài dạy phù hợp, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Kết quả đã có nhiều tiết dạy hay trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Ngoài ra yêu cầu đối với giáo viên tăng cường hoạt động ngoài trời, đi dạo đi thăm tạo cho trẻ có cơ hội khám phá tìm tòi và trải nghiệm thực tế. Giúp trẻ mạnh dạn hơn trong cuộc sống, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, trẻ khỏe mạnh. *Giải pháp 4: Công tác bồi dưỡng chuyên môn. Tôi luôn xác định công tác bồi dưỡng chuyên môn là một nhiệm vụ trọng tâm cần thiết cho cán bộ, giáo viên. Trên thực tế trình độ giáo viên của nhà trường còn thiếu hụt và điểm yếu của giáo viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp. Các nội dung bồi dưỡng được phân cụ thể cho cán bộ và giáo viên cốt cán truyền đạt và hướng dẫn. Tôi bồi dưỡng cho giáo viên các nội dung đầu năm học 2017-2018 như sau: Bài 1: Tuyên truyền về đạo đức tấm gương Hồ chí Minh. Bài 2: Một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018. Bài 3: Biện pháp quản lý lớp học trường mầm non đạt hiệu quả. Giao cho 2 đồng chí P.Hiệu trưởng, TTCM bồi dưỡng CNTT và vệ sinh dinh dưỡng ATTP. Các đồng chí cán bộ, giáo viên đã được trao đổi trong khi học tập. Yêu cầu BGH dự giờ đủ theo quy định đối với giáo viên sau khi dự giờ phân tích ngay mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm cần phát huy và chỉnh sửa 12
  3. kịp thời những tồn tại trong tiết dạy trên quan điểm góp ý nhẹ nhàng, tế nhị, tạo bầu không khí thoải mái đối với giáo viên được đánh giá dự giờ. Không gây ức chế cho giáo viên khi được dự giờ đánh giá. Chỉ đạo các tổ bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ mình, thông qua các tiết dự giờ lẫn nhau. Giáo viên cần trao đổi phương pháp dạy học, về thiết kế bài dạy, về đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ. Trao đổi kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thu thập được từ sách báo, tài liệu tập san của ngành. Giáo viên trao đổi những vướng mắc nảy sinh trong quá trình giảng dạy hoặc thông qua dự giờ phát hiện được tồn tại. Đặc biệt đi sâu vào vấn đề mà giáo viên cho là khó. Từ đó đưa ra được những phương pháp, biện pháp giúp giáo viên vững vàng hơn về chuyên môn. *Giải pháp 5: Bồi dưỡng qua hoạt động chuyên đề: Chuyên đề là một hình thức bồi dưỡng chuyên môn trực tiếp trên cơ sở là tổ chức các hoạt động cho trẻ. Chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn quan tâm đầu tư cho những tiết dạy chuyên đề, tránh khoán trắng cho giáo viên tự tổ chức. Trên cơ sở nhiệm vụ năm học có kế hoạch xây dựng chuyên đề phù hợp với yêu cầu của đơn vị, đúng mục tiêu của ngành đề ra. Chọn những giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn có khả năng tổ chức chuyên đề đạt kết quả cao để dạy. Đi sâu vào chuyên đề sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyên đề giáo dục phát triển vận động. Khuyến khích giáo viên soạn giảng giáo án điện tử E.learning, truy cập mạng Internet lựa chọn hình ảnh đẹp đưa vào bài soạn. Chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường- trường học thân thiện học sinh tích cực, chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ, yêu cầu giáo viên khảo sát 3 lần/năm vào các tháng 9, tháng 12, tháng 3. Nội dung hoạt động của từng tháng cần bám sát vào kế hoạch của nhà trường, của tổ, đặc điểm tình hình của lớp cho phù hợp. Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể để thực hiện nội dung đó. Dự họp tổ chuyên môn để nắm vững tình hình tổ chức và thực hiện của các thành viên trong tổ. Ký duyệt và chỉnh sửa kế hoạch sinh hoạt tổ kịp thời chính xác để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ. Tạo điều kiện cho các tổ trưởng, tổ phó các tổ được tham gia vào các lớp tập huấn bồi dưỡng công tác quản lý. Bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên: Mời giảng viên tin học bồi dưỡng cách soạn giảng giáo án E.learning cho giáo viên, đây là nội dung mà đa 13
  4. số các giáo viên trong trường còn chưa cập nhật được kịp thời, kiến thức và cách làm giáo án E.learning còn hạn chế. Qua buổi bồi dưỡng giúp giáo viên biết cách soạn giảng giáo án E.learning, sáng tạo trong soạn giảng. *Giải pháp 6: Tổ chức hội thi, hội thảo: Tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường: hình thức thi kiến thức và thi tiết dạy. Thi kiến thức: Kiểm tra kiến thức về chuyên ngành, kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, kiến thức về phòng và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. Thi Tiết dạy: Mỗi giáo viên dạy một hoạt động học có chủ đích, bằng cách bốc thăm đề tài dự thi ở tất cả các độ tuổi quy định. Việc tổ chức hội thi đòi hỏi giáo viên phải trau dồi kiến thức, kỹ năng sư phạm, tìm tòi, suy nghĩ cách tiến hành tiết dạy một cách hay nhất về nội dung và phương pháp, trong bài dạy cần linh hoạt và sáng tạo. Qua hội thi có đánh giá xếp giải, trao thưởng. Nhằm nâng cao được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho tất cả giáo viên trong trường. Không những vậy giáo viên sẽ có nhiều cơ hội học tập đồng nghiệp trong trường các tiết dạy hay, sáng tạo từ đó có thể rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm: để qua đó tìm ra các sáng kiến hay, áp dụng vào thực tế nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Các sáng kiến sẽ được Hội đồng chấm sáng kiến cấp trường chấm bài, tổ chuyên môn, trường nhận xét xếp loại theo: Tốt, khá, trung bình. Tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo ngay từ đầu năm học phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, phục vụ các chuyên đề vệ sinh, chuyên đề toán, chuyên đề phát triển vận động .chấm, xếp giải, khen thưởng các giáo viên có ý tưởng hay, có đồ chơi bền đẹp, đảm bảo an toàn, vệ sinh, có nhiều ứng dụng trong giảng dạy. Nhằm phát huy được khả năng của giáo viên, óc sáng tạo trí tưởng tượng. Qua hội thi tiết kiệm được kinh phí mua sắm đồ dùng . Tổ chức thăm quan, học tập trường bạn trong Huyện, Tỉnh: Cử giáo viên cốt cán, có năng lực đi dự hội thảo các chuyên đề do Sở, Phòng, Cụm tổ chức. Qua đó giúp giáo viên học tập, tiếp thu cái mới, sáng tạo trong tổ chức hoạt động cho trẻ và vận dụng linh hoạt phù hợp với thực tế ở trường lớp mình. *Giải pháp 7: Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Xây dựng kế hoạch tham mưu với chính quyền địa phương tranh thủ sự ủng hộ của các nhà đầu tư, nhà hảo tâm đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường 14
  5. mầm non đạt chuẩn mức độ 2. Tham mưu với địa phương xây dựng khu vườn cổ tích tạo cho trẻ một khu vui chơi đẹp và hấp dẫn. Xã hội hóa giáo dục vận động phụ huynh đóng góp xây dựng cảnh quan môi trường ngoài trời xanh- sạch đẹp hấp dẫn trẻ: trồng cây ở các bồn hoa trong sân trường, cải tạo lại vườn trường huy động được trên 200 ngày công phụ huynh tham gia lao động trong dịp đầu năm học trồng cây, trồng rau cải thiện, cung cấp nguồn rau xanh cho trẻ trong nhà trường. Tạo sân cỏ cho trẻ vui chơi tham gia các hoạt động ngoài trời trẻ rất thích thú và trẻ chơi trên sân cỏ đảm bảo an toàn và sạch sẽ. Vận động phụ huynh học sinh mua sắm đồ dùng cho trẻ học tập đầy đủ, cho con em ăn bán trú tại nhà trường để trẻ có cơ hội được chăm sóc sức khỏe tại trường tỷ lệ ăn bán trú 688/688 trẻ đạt 100%. *Giải pháp 8: Đổi mới công tác quản lý : Trong công tác quản lý tôi luôn sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin. Quản lý tài chính, quản lý thông tin giáo viên, quản lý trẻ. Thực hiện tốt 3 công khai: Công khai về chất lượng giáo dục, công khai CSVC, đội ngũ giáo viên. Xây dựng quy chế dân chủ trường học, quy chế kiểm tra nội bộ. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất. Trước khi giao nhiệm vụ cho từng cá nhân phụ trách, xem xét tùy thuộc vào khả năng của từng người để giao nhiệm vụ. Tăng cường công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và điều hành công việc. Chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên kiểm tra đôn đốc thự hiện chương trình kế hoạch soạn giảng, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời. thường xuyên nhắc nhở và có kế hoạch bồi dưỡng cho những giáo viên còn yếu về chuyên môn. Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú tính ăn cho trẻ trên phần mềm Nutrikids. Qua đó sẽ theo dõi được chế độ dinh dưỡng, Kalo của trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ nâng chất lượng bữa ăn cho trẻ. Kịp thời cập nhật những tri thức mới. Từ đó nâng cao được công tác quản lý, chỉ đạo của mình. *Giải pháp 9: Kiểm tra, đánh giá giáo viên: 15
  6. Kiểm tra việc thực hiện quy chế, nội quy của nhà trường của cán bộ, giáo viên để chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, dần thực hiện tốt quy chế. Có kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm hàng tháng, hàng tuần sau khi thực hiện. Kiểm tra về thực hiện qui chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách( sổ soạn bài, sổ chuyên đề, sổ theo dõi trẻ, sổ ghi chép cá nhân về các buổi bồi dưỡng chuyên môn ), phương pháp dạy của bộ môn, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chuyên môn. Của giáo viên có đúng như kế hoạch mà trường đã chỉ đạo hay không. Kiểm tra, thanh tra dự giờ có báo trước, đột xuất về các tiết dạy cũng như hoạt động, thông qua phiếu dự giờ. Khi kiểm tra đảm bảo tính khách quan và công khai, công bằng và dân chủ. Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế Để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trong một tháng ít nhất giáo viên phải được dự ít nhất một giờ dạy hoặc một hoạt động. Ngoài ra, tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp đỡ giáo viên về chuyên môn. Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên. Có kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra những ưu điểm, tồn tại của giáo viên trong công tác. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường. *Giải pháp 10: Tăng cường công tác phối kết hợp với gia đình, nhà trường và xã hội. Tôi xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nội dung tuyên truyền phù hợp với lứa tuổi mầm non. Tuyên truyền tới phụ huynh về các văn bản, chính sách ưu đãi cho trẻ mầm non để phụ huynh nắm được. Thông qua họp với phụ huynh và trao đổi trực tiếp trong các buổi tiếp dân. Yêu cầu cán bộ, giáo viên viết bài tuyên truyền tầm quan trọng của bậc học mầm non. Trong năm học hàng tháng yêu cầu giáo viên viết bài tuyên truyền về chất lượng chăm sóc giáo dục, cách nuôi dạy trẻ, các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non nộp về nhà trường theo tháng. Nội dung các tháng viết bài giao cho đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đánh gía chất lượng của bài trước khi giử về phòng giáo dục. 16
  7. Các bảng biểu tuyên truyền, góc tuyên truyền có nội dung cụ thể. Nhóm/lớp có nội dung tuyên truyền theo các chủ đề. Với độ tuổi 5 tuổi, nhiều phụ huynh hay yêu cầu cô giáo dạy chữ viết cho trẻ. Tôi chỉ đạo giáo viên 5 tuổi tuyên truyền về chương trình giáo dục mầm non quy định đối với trẻ 5 - 6 tuổi: nhận biết 29 chữ cái và 10 số đầu không được tập tô, tập viết đối với trẻ mầm non cho phụ huynh biết và hiểu rõ cùng giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. Phối kết hợp với gia phụ huynh học sinh cùng tham gia đánh giá chuẩn trẻ 5 tuổi các chỉ số đánh giá. Tạo sự đoàn kết giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội và sự đồng thuận trong toàn xã hội. *Giải pháp 11: Chăm sóc đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên: Tôi nhận thấy rằng đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giáo viên có tính chất quyết định trong mọi hoạt động. Khi cán bộ, giáo viên ốn định về đời sống, tinh thần thoải mái họ sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng khi đời sống không đảm bảo được thì họ chưa chu tâm đến nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy cần phải quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ, giáo viên. Tôi tham mưu với địa phương và phụ huynh nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất hướng tới sự đãi ngộ tương xứng với sức lao động của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đây là sự đãi ngộ vật chất đơn thuần mà đó là sự quan tâm đầy đủ mọi mặt của đời sống, sự quan tâm thiết thực trên cơ sở chăm lo đầy đủ đời sống vật chất sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần lớn lao tới hiệu quả và chất lượng giáo dục. Mặt khác cũng không nên đặt yêu cầu đời sống vật chất hàng đầu, sự tham mưu cứng nhắc – cách đặt vấn đề nóng vội sẽ hạ thấp vị trí nhà trường, làm mất đi cái tốt đẹp nhất mà xã hội đã tôn vinh nghề dạy học. Bên cạnh đời sống vật chất của cán bộ, giáo viên tôi cần quan tâm đến việc nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên. Quan tâm đến đời sống tinh thần của giáo viên là quan tâm đến đời sống chính trị nhà trường, tạo nên một không khí chính trị lành mạnh, cởi mở, thân ái. Sự cư sử giữa cán bộ, giáo viên với nhau trong hội đồng sư phạm có tác động lớn lao đến việc dạy người dạy người. Đó cũng là động lực tốt nhất thúc đẩy nhà trường tồn tại và phát triển. 7.2. Khả năng áp dụng sáng kiến : Các giải pháp trên được áp dụng trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ nơi tôi công tác. Dựa vào những kết 17
  8. quả đạt được từ việc đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo. Tôi nghĩ kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trong huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Những thông tin cần bảo mật: Không có thông tin gì 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : Để áp dụng sáng kiến được tốt tôi cần các điều kiện như sau : Cơ sở vật chất: Trường, lớp, các đồ dùng thiết bị dạy học, sân chơi, bãi tập ( máy tính, máy chiếu, loa đài ) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các độ tuổi. Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017-2018 của tỉnh và của huyện Yên Lạc. Chỉ thị năm học 2017-2018. Luật giáo dục, điều lệ trường mầm non. Chương trình nuôi dưỡng, CSGD trẻ các độ tuổi, bồi dưỡng hè năm học 2017-2018. 10. Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến : Sau khi thực hiện đề tài “Những giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non thị trấn Yên Lạc - Huyện Yên Lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc”. Tôi thu được kết quả đáng phấn khởi. Nhà trường mầm non thị trấn thực sự đi vào hoạt động có nề nếp, kỷ cương. Số trẻ em đến trường lớp tăng lên năm học 2016-2017 là 672 trẻ; năm học 2017-2018 là 688 trẻ tăng 16 trẻ. Trẻ ăn bán trú tại trường là 100%. Chất lượng nuôi, dạy cũng đã có nhiều kết quả cao. Có nhiều tiết dạy đạt loại giỏi, khá không còn tiết dạy đạt yêu cầu. Giáo viên biết xây dựng kế hoạch phù với đặc điểm của nhóm/ lớp mình phụ trách. Có kiến thức, kỹ năng sư phạm, tổ chức tốt các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Phát huy được năng lực của mỗi giáo viên, tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo hơn. Phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia vào các hoạt động, trẻ mạnh dạn, tự tin, khỏe mạnh phát triển tốt các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động. Tổ chức tốt công tác nuôi dưỡng chăm sóc, từ đó tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ còn <3%; Tỷ lệ chuyên cần đạt 90%; Ngoan, sạch đạt 100%. Đáp ứng được với yêu cầu giáo dục mầm non trong thời kỳ CNH-HĐH đát nước và hội nhập Quốc tế. 18
  9. 10.1. Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến : Sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau : * Khảo sát chuyên môn, nghiệp vụ và xếp loại giáo viên: Tổng Trình độ chuyên môn Xếp loại giáo viên số Năm học giáo ĐH CĐ TC SC Tốt Khá ĐYC viên 2015 - 2016 44 32 5 7 0 30 14 0 2016 - 2017 43 31 5 7 0 32 11 0 2017 - 2018 43 34 3 6 0 35 8 0 Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy trình độ chuyên môn của giáo viên nâng lên rõ rệt: Năm học 2015 - 2016 trình độ đại học có 32/44 đạt 74%. Năm học 2017-2018: Giáo viên có trình độ đại học 34/43 đạt 79% Giáo viên có trình độ trung cấp là 6 đồng chí (trong đó 1 đồng chí đang theo học đại học tốt nghiệp năm 2019). Số giáo viên xếp loại tốt tăng lên theo từng năm học. Kết quả giảng dạy của giáo viên cũng tăng lên rõ dệt 100% đạt tốt-khá không có giáo viên đạt yêu cầu Giáo viên linh hoạt sáng tạo, nắm chắc phương pháp đặc trưng, nội dung truyền thụ đến trẻ sâu. Phát huy được tính tích cức của trẻ, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. do vậy kết quả đạt trên trẻ cao * Kết quả cân đo trẻ Lần III (Cuối năm học 2017-2018) : Tổng Cân nặng Chiều cao số STT Phát Phát Thấp học triển % SDD % triển % còi % sinh BT BT độ 1 Mẫu giáo 621 607 97,7 14 2,3 596 96 25 4 Nhà trẻ 67 66 98,5 1 1,5 65 97 2 3 Tổng 688 673 98 15 2 661 96.5 27 3.5 19
  10. Nhìn vào bảng kết quả khảo sát trẻ ( biểu mẫu 4). So với kết quả khảo sát lần III ta thấy tỉ lệ trẻ phát triển bình thường được tăng lên rõ rệt. Trẻ mẫu giáo về cân nặng: Phát triển bình thường là 607/621 đạt tỷ lệ 97,7%; suy dinh dưỡng 2,3%; Chiều cao: Phát triển bình thường là 596/621 đạt tỷ lệ 96%; suy dinh dưỡng 4%; Trẻ nhà trẻ: về cân nặng: Phát triển bình thường là 66/67 đạt tỷ lệ 98.5%; suy dinh dưỡng 1/67=1,5%; Chiều cao: Phát triển bình thường là 65/67 đạt tỷ lệ 97%; suy dinh dưỡng 3.% * Kết quả khảo sát xếp loại nhóm, lớp: Xếp loại STT Họ và tên giáo viên Lớp Tốt khá Đạt CĐ 1 Phùng Thị Doanh 4A1 x 2 Vũ Thị Bích Lệ 5B3 x 3 Nguyễn Thị Thu Hà 5A1 x 4 Đại Thị Kiều Hương 3A3 x 5 Phùng Thị Loan 3A1 x 6 Lê Thị Huyền 4B1 x 7 Phạm Hồng Huệ 3B2 x 8 Lê Thị Bích Liên 4B3 x 9 Đại Thị Thuận 3B1 x Qua kết quả đánh giá xếp loại nhóm/lớp (Biểu mẫu 5). So với kết quả trên tôi thấy được giáo viên đã có trình độ chuyên môn vững vàng, có kiến thức, kỹ năng sư phạm, nắm vững cách tổ chức quản lý lớp, 100% các nhóm, lớp xếp loại tốt, không còn lớp xếp loại khá. 10.2. Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân : Nâng cao chất lượng các tiêu chí của chuẩn mức độ 1, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện đánh giá ngoài cấp độ 2. 20
  11. 11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến. Số Tên tổ Lĩnh vực Địa chỉ TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến Giáo viên Trường mầm non thị Quản lý trấn Yên Lạc – Huyện 1 Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc Học sinh Trường mầm non thị Quản lý trấn Yên Lạc – Huyện 2 Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc Yên Lạc, ngày 20 .tháng 5 năm 2018 Yên Lạc, ngày 20 tháng 5 năm 2018 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến ( Ký tên, đóng dấu) ( Ký tên, đóng dấu) 21