SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua dạy học tích hợp chủ đề “Phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng”

doc 74 trang thulinhhd34 5432
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua dạy học tích hợp chủ đề “Phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_qua_day_hoc_tich.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua dạy học tích hợp chủ đề “Phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng”

  1. ND3: Tìm hiểu một số ngành nghề liên quan đến trồng trọt và sản xuất phân bón. Giáo viên: Chỉ ra cho học sinh các ngành nghề liên quan đến trồng trọt, sản xuất phân bón như: + Kĩ sư trồng trọt, kĩ sư nông nghiệp: làm việc tại các Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Trung tâm Khuyến nông, Chi cục hay Trạm Bảo vệ Thực vật, các Trung tâm Giống cây trồng, các nông trường, các công ty nhà nước hay các liên doanh hoặc tư nhân trong kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật). hoặc làm việc tại các trường Đại học và cao đẳng với công tác nghiên cứu và giảng dạy. + Nhân Viên Kỹ Thuật Sản Xuất Phân Bón (học các chuyên ngành Công nghệ hóa sinh, Công nghệ hóa phân tích, hóa vô cơ). + Tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực trồng trọt. - GV tích hợp bài 9 – giáo dục công dân 12 chỉ ra: Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Nhà máy Supephotphat và hóa chất Lâm Thao hằng ngày vẫn nhả đầy khói mang mùi khó chịu Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể chưa tìm kiếm được nguồn thông tin đầy đủ, giáo viên cung cấp địa chỉ tra cứu: den-moi-truong-va-con-nguoi_181.aspx e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động 55
  2. Bài tập liên hệ thực tiễn, bài thuyết trình báo cáo bằng powerpoint. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu hoạt động - Củng cố các kiến thức về phân bón hóa hoc, b. Nội dung hoạt động HS trả lời các câu hỏi sau vào phiếu trả lời trắc nghiệm: (Bài kiểm tra 15 phút) Câu 1: Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là: A. KNO3 , NH4NO3 , (NH2)2CO B. KCl , NH4H2PO4 , Ca(H2PO4)2 C. (NH4)2SO4 , KCl , Ca(H2PO4)2 D. (NH4)2SO4 ,KNO3 , NH4Cl Câu 2: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là: A.Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4 B. NH4NO3 ,Ca(H2PO4)2 C. NH4H2PO4,(NH4)2HPO4 D. NH4H2PO4 ,Ca(H2PO4)2 Câu 3: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của A. (NH4)2HPO4 ,KNO3 B. (NH4)2HPO4,NaNO3 C. (NH4)3PO4 , KNO3 D. NH4H2PO4 ,KNO3 Câu 4: Một loại phân Lân nung chảy có chứa 30% Ca(PO4)2. Độ dinh dưỡng của phân Lân là: A. 30% B. 13,74% C. 16,03% D. 18,4% Câu 5: Loại phân bón có tác dụng làm tăng sức chống bệnh, chống rét, chịu hạn, giúp cây hấp thụ đạm tốt hơn. A.Phân Đạm. B. Phân Lân. C. Phân vi lượng D. Phân Kali Câu 6: Loại phân bón hóa học nào dùng để bón cho cây trồng đang trong thời kì sinh trưởng mạnh có tác dụng làm cành lá cứng khỏe, hạt chắc, củ, quả to A.Phân Đạm. B. Phân Lân. C. Phân vi lượng D. Phân Kali 56
  3. Câu 7: Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học: A.CaCO3 B.Ca3(PO4)2 C.Ca(OH)2 D.CaCl2 Câu 8: Khi bón lúa, thời điểm nào sau đây bón phân lân mang lại hiệu quả cao nhất? A. Giai đoạn làm đất chuẩn bị cấy B. Giai đoạn lúa bắt đầu mọc, đẻ nhánh C. Giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông D. Giai đoạn lúa chín Câu 9: Phân đạm ure thường chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ cung cấp 70 kg N: A. 152,2 B. 145,5 C. 160,9 D. 200,0 Câu 10: Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa: A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng B. nguyên tố nitơ và một số nguyên tố khác C. nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác D. nguyên tố kali và một số nguyên tố khác c. Phương thức tổ chức hoạt động - GV trộn 15 câu hỏi trên thành 4 đề, phát đề cho HS hoạt động cá nhân, hoàn thiện các câu hỏi vào phiếu trả lời trắc nghiệm. d. Dự kiến sản phẩm của HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C C A B D B B A A A e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động - Qua việc chấm vở bài tập phần trả lời các câu hỏi liên hệ thực tiễn thực tiễn. - Bài báo cáo thuyết trình của các nhóm HS. - Kết quả bài kiểm tra 15 phút. - Báo cáo kết quả thí nghiệm nghiên cứu vai trò của phân bón NPK sau 1→2 tuần quan sát (hình ảnh ghi lại từng ngày) Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng a. Mục tiêu hoạt động 57
  4. - Tìm hiểu nền nông nghiệp công nghệ cao là như thế nào? Nước ta có thể hướng đến được hay không? - Hướng dẫn HS bằng mắt thường mua được rau an toàn - Trồng thử nghiệm rau xanh an toàn tại gia đình mình. b. Phương thức tổ chức hoạt động - GV nêu vấn đề: Nền nông nghiệp tiến bộ phải là nền nông nghiệp nuôi dưỡng được con người cả thể xác lẫn tinh thần. Bón phân là để làm tăng năng suất cây trồng. Năng suất đó phải đáp ứng được nhu cầu của con người. Vì vậy, nếu phân bón còn để lại dư lượng trong nông sản, nếu trong nông sản có nhiều NO3 , nhiều kim loại nặng thì nông sản không đáp ứng được nhu cầu của con người. - HS phát biểu: Nền nông nghiệp công nghệ cao là "Là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất” : 1-Công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ". 2- Ứng dụng các công nghệ trên để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, đặc biệt là đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững. - GV: Hỏi HS bằng mắt thường hãy phán đoán rau chúng ta mua ngoài chợ có thể không an toàn? - HS trao đổi, phán đoán: - GV nêu cách nhận biết 1 số loại rau thông thường. Rau cải thông thường Bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Rau muống thông thường Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. 58
  5. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát ngay sau khi ăn. Nhẹ thì nó sẽ làm cho người ăn có cảm giác rất khó chịu. Nặng thì sẽ dẫn đến đau bụng. Rau cần thông thường Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá. Người tiêu dùng nên chú ý kỹ loại rau này để đảm bảo sức khỏe. Mướp đắng Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi. Bên cạnh đó những quả mướp đắng phình to ra, nhìn trông rất bắt mắt nhưng khi cân lên thì trọng lượng trái hầu như nhẹ hơn những trái gầy tốp. Đó là do sử dụng chất kích thích tăng trưởng nhiều. Giá đỗ Những cọng giá tròn lẳn, thân trắng nõn, ít rễ là giá được ngâm ủ qua một công nghệ “kinh dị”: khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên mầm giá rồi ủ kín, thuốc có tác dụng thúc giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển hơn bình thường. Loại giá này khi xào sẽ có nước đục, ăn không ngon và dễ gây độc hại Các loại quả đậu (Đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván ) Khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly. Dù là bất kỳ loại trái cây, rau củ quả gì khi đưa ra thị trường thì mọi người phải chú ý những cách nhận biết như trên để đảm bảo tốt hơn cho sức khỏe khi sử dụng. 59
  6. Tốt nhất nên dùng các sản phẩm rau được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, những loại áp dụng quy trình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất. - GV giao nhiệm vụ cho học sinh học tập nối tiếp tại nhà: Tìm hiểu tiêu chuẩn VietGAP, quy trình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP rồi trồng thử nghiệm rau xanh an toàn tại gia đình mình. - HS theo nhiệm vụ được giao để thực hiện. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm: những bức ảnh chụp luống rau tại gia đình mình đang trồng hàng tuần. - Kiểm tra, đánh giá: Báo cáo bằng các hình ảnh HS chụp những luống rau sạch tại gia đình ở những tiết học sau. Tiểu kết chương 2: Dựa trên cơ sở lí luận ở chương 1, tôi đã nghiên cứu cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học chủ đề phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng. Xác định nguyên tắc lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng - Hóa học lớp11. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thiết kế giáo án dạy học tương ứng thời lượng 3 tiết theo phương pháp giải quyết vấn đề và 1đề kiểm tra gắn với các tình huống liên hệ thực tiễn . 60
  7. CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI VÀO DẠY HỌC HÓA HỌC. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 1. Phân tích định tính Qua thu thập thông tin phản hồi của học sinh từ Phiếu thu hoạch quá trình học tập chủ đề chúng tôi nhận thấy: - Trong giờ học định hướng năng lực và phương pháp dạy học giải quyết vấn đề các em đã biết vận dụng kiến thức vốn có của nhiều môn học để giải quyết được các tình huống liên hệ thực tiễn, tạo cho học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực phát biểu xây dựng bài làm cho giờ học sôi nổi hơn. Cụ thể qua thu thập thông tin tìm hiểu về mức độ hứng thú học tập bộ môn hóa học thấy mức độ tích cực đều tăng sau tác động. Thời điểm điều tra Rất thích Thích Bình thường Không thích Phiếu điều tra trước thực 9,4% 34,1% 52,3% 4,2% nghiệm Phiếu thu hoạch sau thực 30,8% 47,2% 22,2% 2,2% nghiệm - Học sinh có cơ hội rèn luyện và phát triển thêm kĩ năng thu thập thông tin (85.94%), xử lí thông tin, làm việc nhóm (73.44%), giải quyết vấn đề khó trong thực tiễn, sử dụng máy tính, phầm mềm Powerpoit, thái độ nhận xét đánh giá lẫn nhau và tạo tình huống mới nảy sinh. Qua đó năng lực nhận thức - sáng tạo, năng lực GQVĐ được phát triển, giúp HS hiểu sâu, nắm chắc nội dung bài học và ghi nhớ kiến thức lâu hơn, ngoài ra còn tạo cơ hội bộc lộ năng khiếu để học sinh tìm hiểu thêm về các lĩnh vực nghành nghề có liên quan. 2. Phân tích kết quả bài kiểm tra Dựa trên kết quả bài kiểm tra chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện ở: Tỷ lệ % học sinh đạt điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng; Tỷ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn ở lớp đối chứng. Như vậy, phương án thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của học sinh, góp phần giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, trung bình và tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. 3. Phân tích kết quả năng lực giải quyết vấn đề của giáo viên: 61
  8. Kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của giáo viên: Lớp đối chứng giải quyết vấn đề liên hệ thực tiễn kém hơn lớp thực nghiệm. Điều đó hoàn toàn phù hợp với kết quả thực nghiệm của quá trình nghiên cứu về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề. Học sinh có kiến thức tốt sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn. Học sinh muốn giải quyết vấn đề tốt không chỉ có kiến thức mà cần có sự phối hợp của nhiều năng lực thành phần khác. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp học sinh phát triển năng lực và có nhận thức đúng đắn về đánh giá năng lực. Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Kết quả thực Độ chênh lệc Thực nghiệm Đối chứng SMD nghiệm điểm số TB 7,5 7,0 0,5 0,43 - Độ chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm là 0,5 . Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp thực nghiệm là lớp được tác động đã có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. - Phép kiểm chứng T – Test độc lập là 0,04 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do sự tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. - Mức độ ảnh hưởng (chênh lệch độ lệch chuẩn) của hai bài kiểm tra sau tác động lần lượt là 0,43 . Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng là khá lớn. 7.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến Hiện tại, đề tài của tôi có thể áp dụng rộng dãi khi giảng dạy môn Hóa học lớp 11 trong các trường THPT. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin bảo mật. Cá nhân tôi hoàn toàn chia sẻ với cộng đồng bạn đọc và đồng nghiệp. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng trong quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay trong điều kiện có đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phòng học bộ môn. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đối với học sinh 62
  9. Tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. 10.2. Đối với giáo viên Nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động dạy và học của học sinh theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục. Kết luận Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã được đúc rút trong quá trình giảng dạy và học tập của bạn bè đồng nghiệp, của những thầy cô có nhiều kinh nghiệm. Những kinh nghiệm này của tôi không tránh khỏi có sự thiếu sót và còn nhiều hạn chế, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các vị đồng nghiệp để kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn và góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Xuyên, ngày tháng năm 2018 Bình Xuyên, ngày10 tháng 01năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Đinh Thị Thùy Dương 63
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. NXB ĐHSP, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. NXB ĐHSP, Hà Nội. 3. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, (6/2014), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. 4. Bộ giáo dục và Đào tạo, (12/2014), Tài liệu hội thảo, Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực. 5. Bộ giáo dục và Đào tạo, (12/2014), Tài liệu hội thảo, Xây dựng chuyên đề dạy học kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. 6. Bộ giáo dục và Đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ, (11/2014), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. 7. Bộ giáo dục và Đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ, (2014), Tài liệu tập huấn, Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học . 8. Bộ giáo dục và Đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ, (3/2014), Tài liệu tập huấn, đổi mới sinh hoạt chuyên môn. 9. Bộ giáo dục và Đào tạo, (5/2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới . 10. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2014), Lí luận dạy học hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Nhà xuất bản đại học sư phạm. 11. Bộ giáo dục và Đào tạo, vụ giáo dục trung học, (12/2017), Tài liệu tập huấn, sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông. 12. Bộ giáo dục và Đào tạo, (7/2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 64
  11. Phụ lục 1: Các kế hoạch, biên bản thực hiện dự án KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN Tên dự án: Phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng - Tên nhóm: Lớp: 11A1 - Nhóm trưởng: - Thư kí: - Giáo viên hướng dẫn: Số người thực Công việc Thời gian Ghi chú hiện Tìm kiếm và thu thập tài liệu Tổng hợp tài liệu cá nhân Phân tích, xử lí thông tin, thảo luận Viết báo cáo (Powerpoint) Trình bày SỔ THEO DÕI DỰ ÁN Tên dự án: Phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng - Tên nhóm Lớp: 11A1 - Nhóm trưởng: - Thư kí: - Thời gian: - Giáo viên hướng dẫn: Thời gian Sản phẩm TT Tên học sinh Nhiệm vụ Phương tiện hoàn thành dự kiến 1 2 65
  12. BIÊN BẢN THẢO LUẬN Tên dự án: Phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng - Tên nhóm: Lớp: 11A1 - Nhóm trưởng: - Số thành viên tham gia: Vắng: - Thư kí: - Giáo viên hướng dẫn: Ngày Nội dung thảo Kết quả luận 1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN NHÓM HỌC SINH (Dùng cho giáo viên và các nhóm HS thực hiện dự án) Họ tên người đánh giá: Nhóm được đánh giá: Lớp:11A1 Tên dự án: Phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng. Giáo viên hướng dẫn dự án: Tiêu chí Mục đích đánh giá Kết quả Chi tiết Điểm tối đa Sự tham gia của các thành viên 5 Sự hợp tác của các thành viên trong 10 1. Quá trình hoạt nhóm động nhóm Sự sắp xếp thời gian 5 (Tối đa 30 điểm) Giải quyết xung đột trong nhóm 5 Sự phản hồi của các thành viên 5 Chiến thuật thu thập thông tin 5 2. Quá trình thực Độ chính xác của thông tin 5 hiện dự án nhóm Phân tích- tổng hợp các thông tin 5 (Tối đa 30 điểm) Liên kết thông tin 5 66
  13. Kết luận 10 3. Đánh giá bài Ý tưởng 3 thuyết trình của Nội dung 4 nhóm Thể hiện 3 (Tối đa 10 điểm) Tổ chức dữ liệu 2 4. Sổ theo dõi dự án Nội dung ghi chép 6 (Tối đa 10 điểm) Hình thức 2 5. Tính sáng tạo của sản phẩm 10 6. Ấn tượng chung 10 Tổng (ĐTBN) - Cách tính điểm của nhóm: ĐTBN=TBC (ĐGV+ ĐHS đánh giá) 2. PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN (Các nhóm thảo luận và tự đánh giá) Tên nhóm: Lớp: 11A1 3= tích cực thực hiện dự án, kết quả thực hiện dự án tốt 2= Trung bình 1= Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm 0= Không giúp ích gì cho nhóm Đóng góp Hợp Tham Nhiệt Đưa ra trong Hiệu tác, tôn gia tổ Tổng tình ý kiến việc quả Tên HS trọng, chức điểm ĐCN trách có giá hình công lắng quản lí (Đhs) nhiệm trị thành việc nghe nhóm sản phẩm 1 2 67
  14. Đánh giá điểm cá nhân: ĐCN = (ĐTBN ) :10 Phụ lục 2: Bảng điểm Nhóm thực nghiệm (11A1) Nhóm đối chứng (11A2) STT Họ và tên học sinh Điểm Họ và tên học sinh Điểm 1 Lê Thị Phương Anh 8 Bùi Vân Anh 6 2 Nguyễn Ngọc Anh 6 Nguyễn Thiên Hoàng Anh 8 3 Nguyễn Thị Minh Anh 7 Tạ Hải Anh 8 4 Nguyễn Tuấn Anh 6 Trần Việt Anh 7 5 Nguyễn Vân Anh 8 Dương Tuấn Dũng 8 6 Dương Văn Bằng 9 Ngô Quốc Đạt 6 7 Nguyễn Văn Chiến 7 Hoàng Ngọc Hà 9 8 Nguyễn Hải Đăng 9 Lê Thị Thu Hà 8 9 Đặng Phương Đông 7 Nguyễn Doãn Hải 5 10 Bùi Thị Hồng Hà 8 Trần Thị Thanh Hiền 7 11 Nguyễn Khắc Hải 6 Trần Văn Hiếu 5 12 Nguyễn Thu Hằng 5 Đỗ Thị Mai Hoa 8 13 Trần Trọng Hiệp 7 Dương Thị Hoài 7 14 Đỗ Trọng Hiếu 7 Trần Thị Huyền 6 15 Trần Minh Hiếu 8 Đào Tú Linh 6 16 Nguyễn Thị Hoa 10 Nguyễn Hữu Long 5 17 Nguyễn Thị Hoài 8 Nguyễn Quốc Long 8 18 Trần Thị Long Huyền 7 Trần Thị Hương Ly 7 68
  15. 19 Nguyễn Văn Hưng 8 Chu Thị Thảo Ngân 6 20 Nguyễn Đào Duy Kiên 7 Nguyễn Thị Ngân 7 21 Trần Thị Phương Linh 8 Nguyễn Thủy Ngân 6 22 Đỗ Văn Long 9 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt 7 23 Nguyễn Hải Long 7 Vũ Thị Tuyết Nhung 9 24 Nguyễn Như Long 6 Nguyễn Hồng Phi 6 25 Trần Thị Mai 8 Phạm Ngọc Quý 7 26 Đỗ Dương Nhật Minh 7 Ngô Thị Quỳnh 6 27 Ngô Minh Ngọc 9 Nguyễn Văn Thành 7 28 Nguyễn Văn Ninh 8 Phùng Thị Thành 8 29 Nguyễn Thị Bích Phượng 7 Dương Thị Thu Thảo 7 30 Hoàng Ngọc Thành 8 Nguyễn Thị Thu 8 31 Nguyễn Thị Thao 6 Lê Thị Thu Thủy 7 32 Nguyễn Thị Thanh Thủy 8 Nguyễn Thị Diệu Thúy 8 33 Phạm Thị Hà Trang 7 Nguyễn Văn Tuyên 6 34 Trần Minh Trang 8 Hoàng Thị Thúy Vân 7 35 Đào Anh Tú 9 Ngô Thanh Vân 8 36 Trần Minh Tuấn 7 Nguyễn Thị Hải Yến 7 69
  16. SẢN PHẨM HỌC SINH Bài thuyết trình powerpoint nhóm phân đạm 70
  17. Bài thuyết trình powerpoint nhóm phân lân, kali 71
  18. Bài thuyết trình powerpoint nhóm hỗn hợp, phức hợp và vi lượng Bài thuyết trình powerpoint nhóm tác động của phân bón đến ô nhiễm môi trường 72