SKKN Phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Hương Canh A – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc

doc 26 trang thulinhhd34 11422
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Hương Canh A – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_ren_ki_nang_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh_lop_5.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Hương Canh A – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc

  1. 3. Biện pháp 3: Lựa chọn biện pháp dạy học đa dạng và vừa sức với học sinh: - Không có biện pháp nào chung cho mọi loại bài, mọi loại đối tượng học sinh. Vì vậy lựa chọn biện pháp dạy học đa dạng và vừa sức với học sinh là một hướng đi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh và quan điểm dạy học hiện đại. Có rất nhiều biện pháp dạy học phù hợp với phân môn Tập đọc lớp 5 nói chung và bước luyện đọc diện cảm nói riêng. Một số biện pháp có thể kể đến đó là: - Làm việc cá nhân: Đây không còn là biện pháp dạy học mới mẻ trong các tiết dạy Tập đọc. Vấn đề là ở chỗ người giáo viên sử dụng biện pháp này linh hoạt như thế nào với từng loại bài dạy cụ thể. Đối với bước luyện đọc diễn cảm, làm việc cá nhân phát huy tác dụng tối đa tính tích cực học tập của mỗi cá nhân người học. Để biện pháp này đạt hiệu quả tối ưu trong bước luyện đọc diễn cảm, giáo viên cần chú ý: - Giao việc rõ ràng cụ thể cho cá nhân. - Tùy trình độ của mỗi học sinh mà có nhiệm vụ phù hợp. - Luôn động viên khích lệ học sinh trong các hoạt động cá nhân. - Tạo không khí lớp học thoải mái. 4. Biện pháp 4: Giáo viên cải tiến phương pháp đọc diễn cảm : Để mỗi tiết học là một điều mới mẻ hướng học sinh vào hoạt động học một cách sôi nổi và hào hứng, tự tin thì giáo viên phải tìm hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ. Giáo viên đọc tốt tức là đã truyền được một phần nội dung và cảm xúc tới học sinh mà chưa cần giảng giải. Qua các bài văn, bài thơ giáo viên đọc diễn cảm giúp học sinh hiểu và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương. Trong các giờ tập đọc giọng đọc của giáo viên luôn là công cụ trực quan, thông qua việc đọc mẫu của mình. Mỗi bài tập đọc ở lớp 5 được gắn với nội dung thể loại khác nhau. Mỗi chủ đề các em được học từ 5 đến 6 bài. Tuy mỗi giờ học yêu cầu đọc khác nhau nhưng đều đi đến mục đích chung là các em phải thể hiện được giọng đọc của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên cho phù hợp với các tác phẩm. Ví dụ : Cảm xúc âm thanh giai điệu? về đường nét, màu sắc khối hình? về nhịp điệu cuộc sống, phản ánh trong bài văn? về cảnh vật con người được miêu tả Để mỗi bài học của các em thành công đồng thời là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện giáo viên cần làm tốt các bước sau : a. Dạy cho học sinh thể hiện được sắc thái giọng đọc. Sắc thái giọng đọc là điều mấu chốt nhất thể hiện những mặt khác nhau của thái độ, tình cảm, tính cách con người thông qua giọng đọc như: Trang trọng, 14
  2. vui tươi, nhí nhảnh, trong sáng, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, gay gắt, châm điếm, buồn dầu, bực tức, thiết tha, tự hào Giọng đọc ở mỗi bài văn thường mang một sắc thái riêng. Đó là kết quả rèn đọc cho học sinh trong những giờ tập đọc. b. Dạy cho học sinh cách ngắt nhịp khi đọc : Đọc diễn cảm không có nghĩa chỉ thể hiện sắc thái giọng đọc nó còn phải biết cách ngừng nghỉ trong khi đọc. Ngắt giọng được quy định bởi quy tắc ngữ pháp đồng thời ngắt giọng còn là một thủ pháp diễn cảm. Khi đọc diễn cảm phải ngắt giọng giữa các nhóm từ trong câu, giữa các câu trọng đoạn ( được ghi bằng các dấu phẩy, chấm). Nhờ có dấu hiệu ngắt giọng này mà ý tứ trong câu, trong đoạn, trong bài văn được diễn tả mạch lạc lôgíc. Trong một bài văn xuôi ta cứ đọc liền mạch, ngắt nghỉ không đúng chỗ thì ý tứ sẽ không rõ ràng : c. Giúp học sinh biết thể hiện nhịp điệu đọc. Việc đọc diễn cảm không chỉ dừng lại ở chỗ ngắt giọng theo quy tắc ngữ pháp. Đọc diễn cảm là để hiểu và cảm thụ được bài văn. Muốn được như vậy người đọc phải chọn với nhịp độ đọc cho chính xác, bằng cách thể hiện giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn chương hay vừa phải. Nhịp độ đọc là do nội dung bài văn quyết định và có thể biến đổi từ đoạn này sang đoạn khác, từ câu này sang câu khác. d. Giúp học sinh nhấn giọng khi đọc. Để nhiều em đọc diễn cảm tốt trong giờ học. Thể hiện giọng đọc từ ngữ trong một câu, các câu trong một đoạn không phải chỉ đọc với giọng đều đề như nhau mà còn có nhiều những từ ngữ, câu phải đọc nhấn mạnh hơn. Đó là những từ ngữ, những câu mang ý nghĩa nổi bật, bộc lộ chủ đề của bài văn. Trong văn miêu tả đó là các từ ngữ chỉ hành động, tính cách nhân vật, diễn biến của sự vật. Trong thơ là những từ ngữ chỉ tâm trạng, cảm xúc. Giúp học sinh đọc nhấn giọng là để thể hiện cường độ đọc nhanh hơn, to hơn. Bên cạnh đó còn có những trường hợp đọc ngắn gọn không phải là đọc mạnh và đọc to hơn mà ngược lại giọng đọc dịu dàng hơn, nhỏ hơn gây một ấn tượng đặc biệt. Trong văn đối thoại, những câu cảm thán, câu hỏi, câu cầu khiến có giọng đọc nhấn mạnh hơn. Ví dụ: "Ê - mê - li con! Trời đã tối rồi Cha không đưa con về được nữa" (Tố Hữu) 15
  3. Trong thơ thường có nhịp, có vần tạo nên nhịp điệu của thơ. Vậy khi đọc diễn cảm thơ ca trước tiên phải tìm ra nhịp thơ và ngắt giọng đúng nhịp thơ. e. Giúp học sinh thể hiện được nét mặt cử chỉ. Một bài đọc muốn diễn cảm được không chỉ ngừng ở các mức độ trên, mà người đọc phải có các tư thế, nét mặt, cử chỉ ánh mắt để bổ xung trong ngữ điệu đọc diễn cảm. Nét mặt phải thể hiện thái độ của người đọc đối với nội dung tác phẩm một cách tự nhiên. * Ví dụ: Đọc một câu chuyện vui vẻ mặt phải tươi sáng. Đọc một câu chuyện buồn nét mặt cũng phải bộc lộ vẻ đồng cảm. Không thể hiện trên nét mặt sẽ hạn chế việc cảm nhận của người nghe tới nội dung bài học. Nét mặt của người đọc bao gồm cả ánh mắt, không nên chỉ chú ý nhìn vào sách đọc mà cần phải có sự giao cảm qua ánh mắt với người nghe. 5. Biện pháp 5: Luyện đọc diễn cảm qua các giờ học khác: Ngoài giờ tập đọc ra còn có các giờ khác: Kể chuyện, đạo đức, lịch sử Không phải chỉ cung cấp kiến thức cho các em mà giáo viên phải giúp các em biết vận dụng các kỹ năng đọc diễn cảm để đọc cho tốt. Đối với phân môn kể chuyện thì mỗi câu chuyện đề có giọng kể khác nhau. Vì vậy khi dạy giáo viên phải giúp các em nhập được vai, người nghe cảm nhận được ngay một nội dung của câu chuyện. Qua đó các em sẽ diễn cảm tốt hơn khi học phân môn tập đọc. Khi học toán: Với một bài toán có lời văn các em phải biết nhấn mạnh ở nội dung chính (từ ngữ chính) biết đọc như vậy chúng ra mới hiểu được bài toán cần tìm gì? bài toán cho biết gì? 6. Biện pháp 6: Kết hợp nhịp nhàng giữa phương pháp luyện đọc: Tuỳ từng nội dung bài mà giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh cách đọc diễn cảm sao cho phù họp. + Đối với những bài văn xuôi có thể áp dụng phương pháp luyện đọc tiếp sức, phân vai + Đối với những bài thơ có thể cho các em luyện đọc diễn cảm dưới các hình thức trò chơi truyền điện, thả thơ làm được như vậy sẽ kích thích lòng hứng thú học tập phân môn tập đọc cho các em. 7. Biện pháp 7: Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh: Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, xã hội là một trong những điểm quan trọng giúp học sinh từng bước giải quyết những vấn đề thiếu sót trong quá trình học tập. Thường xuyên trao đổi cùng phụ huynh hướng dẫn các em đọc bài tốt ở nhà cũng như chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. 16
  4. Trên đây là một số biện pháp đã giúp cho học sinh đọc diễn cảm tốt hơn khi học phân môn Tập đọc. 4. Bài soạn dạy thực nghiệm môn Tập đọc lớp 5: Tuần 11 Tập đọc Chuyện một khu vườn nhỏ ( Vân Long) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài phù hợp với tâm lý nhân vật (Giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi). - Rèn kĩ năng đọc đúng, diễn cảm bài văn. - Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. - Giáo dục học sinh có ý thức trồng cây, bảo vệ và chăm sóc cây cối. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK - Bảng phụ ghi nội dung đoạn 3. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh đọc bài Đất Cà Mau và trả lời câu hỏi: Con người ở Cà Mau có những phẩm chất gì? 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài+ Ghi đầu bài b. Giảng bài: * Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm -1HS khá(giỏi) đọc toàn bài (Lớp đọc hiểu bài: thầm.) Hoạt động 1: Luyện đọc * GV giới thiệu tranh minh hoạ khu vườn - HS quan sát tranh. nhỏ của bé Thu. - Bài văn chia làm mấy đoạn? - 1, 2 học sinh chia đoạn. - GV kết luận: Bài văn chia làm 3 đoạn. - Lớp nhận xét. Đoạn 1: Gồm 1 câu đầu. Đoạn 2: Tiếp đến không phải là vườn. Đoạn 3: Còn lại. - GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho học - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của sinh. bài.(lần 1). - GV hướng dẫn học sinh: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, (nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả: khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng, 17
  5. nhọn hoắt), đọc giọng hồn nhiên nhí nhảnh của bé Thu, giọng hiền từ chậm rãi của người ông. - GV kết hợp giải nghĩa từ trong sách - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của giáo khoa: săm soi, cầu viện, và một số từ bài.(lần 2). ngữ mà học sinh chưa hiểu nghĩa. - HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 3. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai em đọc lại cả bài. - GV đọc mẫu bài văn, đọc diễn cảm(nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả: khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng, nhọn hoắt), đọc giọng hồn nhiên nhí nhảnh của bé Thu, giọng hiền từ chậm rãi của người ông. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài : - 1 HS đọc đoạn 1. * Bé Thu thích ra ban công để làm gì ? * Bé Thu thích ra ban công để: - GV kết hợp ghi bảng. +Ngắm nhìn cây cối + Nghe ông kể chuyện về từng loài cây - HS đọc thầm đoạn 2 * Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu * Đặc điểm của từng loài cây: có những đặc điểm gì nổi bật ? - Cây quỳnh: lá dày , giữ được nước - GV kết hợp ghi bảng. - Cây hoa ty gôn: thò những cái râu, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu - Cây hoa giấy: bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng - Cây đa ấn Độ: bật ra những búp hồng nhọn hoắt xoè những chiếc lá nâu rõ to - HS đọc thầm đoạn 3. *Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, - Vì Thu muốn Hằng công nhận ban Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ? công nhà mình cũng là vườn. * Em hiểu ‘Đất lành chim đậu’ nghĩa là - Nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về thế nào ? đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn - GV giảng: Loài chim chỉ bay đến sinh sống, làm tổ, ca hát ở những nơi có cây cối,sự bình yên, môi trường thiên nhiên sạch đẹp. Nơi ấy không nhất thiết phải là một cánh rừng, một cánh đồng, một công 18
  6. viên hay một khu vườn lớn. Có khi đó chỉ là một mảnh vườn nhỏ bằng manh chiếu trên ban công của một căn hộ tập thể trong thành phố. * Qua bài văn tác giả muốn nói lên điều - Bài văn ca ngợi hai ông cháu bé Thu gì? rất yêu thiên nhiên, góp phần làm cho - GV viết hoặc dán băng giấy đã ghi ý môi trường sống xung quanh thêm nghĩa lên bảng. trong lành, tươi đẹp. - GV kết luận: - HS nghe Nếu mỗi gia đình đều biết yêu thiên - 2 HS đọc lại ý nghĩa của bài văn. nhiên, cây hoa, chim chóc, biết tạo cho mình một khu vườn dù chỉ nhỏ như khu vườn trên ban công nhà bé Thu thì môi trường sống xung quanh chúng ta sẽ trong lành, tươi đẹp hơn. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. - GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn 3. - GV đọc mẫu đoạn đọc diễn cảm(đoạn 3) - GV hướng dẫn cách đọc + Nêu giọng - 3 HS đọc nối tiếp đọc 3 đoạn. đọc. (Lớp đọc thầm) - GV cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 - 1 HS đọc lại. theo cách phân vai ( Người dẫn truyện, Thu và ông) - HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi cặp. đọc diễn cảm theo cách phân vai. - Sau mỗi nhóm đọc GV nhận xét sửa - HS luyện đọc nhóm theo cách phân chữa. vai(Người dẫn truyện, Thu và ông). - GV nhận xét, tuyên dương trước lớp. - Thi đọc diễn cảm theo cách phân vai. - Lớp bình xét nhóm đọc diễn cảm hay nhất. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết bài, liên hệ thực tế, nhận xét tiết học. - Xem trước bài sau. * Khả năng áp dụng của sáng kiến: Việc bồi dưỡng giúp học sinh đọc diễn cảm các bài tập đọc sẽ giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Từ đó, các em tích luỹ cho mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác trong tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn, Đồng thời học tốt các môn học 19
  7. khác như: Toán, Tự nhiên-xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đặc biệt là khơi dậy cho học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần giúp học sinh học tập tốt hơn ở các môn học khác. Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi nghiên cứu về phân môn Tập đọc lớp 5. Cùng với đồng nghiệp xây dựng thành chuyên đề chuyên môn ở tổ 5 và được áp dụng rộng rãi ở các lớp trong khối 5 . Là Hiệu trưởng đồng thời cũng là một giáo viên Tiểu học trực tiếp dạy lớp 5A2 trường Tiểu học Hương Canh A – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc, tôi luôn cố gắng nghiên cứu, học hỏi, trau dồi kiến thức để hoàn thiện cho mình những phương pháp giảng dạy có hiệu quả cho nên tôi đã chọn sáng kiến này để nghiên cứu. Sau khi tôi triển khai chuyên đề đến toàn trường thì giáo viên trong tổ 5 đã áp dụng vào giảng dạy. Tôi đã được tập thể giáo viên trong trường nói chung và giáo viên tổ 5 nói riêng đánh giá cao về tính thực thi của đề tài. Kết quả như sau Trước khi chưa áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Sĩ Lớp Đọc to, Đọc Đọc to, Số Đọc nhỏ Đọc diễn Đọc diễn rõ, lưu nhỏ ấp rõ, lưu ấp úng cảm cảm loát úng loát 31 5A2 8= 25,8% 19= 61,3% 4= 12,9% 2=6,5% 7= 25,8% 23 = 73,7% * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được : Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã áp dụng trực tiếp vào một số giờ Tập đọc tại lớp 5A2 . Qua việc khảo sát trước và sau khi áp dụng đề tài tôi thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Nhiều em học sinh lớp 5 từ chỗ đọc ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, chưa biết cách nhấn giọng. Nay phần đông các em đã biết đọc diễn cảm một bài văn xuôi, thơ ca. Từ chỗ biết đọc diễn cảm như vậy các em mới thầy được cái hay cái đẹp lý thú mà tác giả muốn gửi tới chúng ta. Các em đã tiến bộ rõ dệt trong tất cả các môn học. Nhìn chung kỹ năng đọc diễn cảm của các em đã chuyển biến vượt bậc kết quả cho thấy nhiều em đã đạt điểm giỏi. Giờ đây phân môn tập đọc sẽ góp phần để mông Tiếng Việt chiếm được ưu thế của mình so với môn học khác. Đặc biệt các em có hứng thú hơn khi học Tập đọc, các em không còn cảm thấy chán nản, mệt mỏi trong giờ học. Trong giờ học các em hăng hái đọc bài, chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả. Chất lượng giờ Tập đọc đã được nâng lên rõ rệt. Học sinh đã biết cách vận dụng kiến thức đã học vận dụng vào phân môn 20
  8. Tập làm văn rất tốt và đặc biệt các em đã bước đầu biết cảm thụ bài văn cụ thể. Các em yêu văn thơ hơn và một số em còn biết làm thơ về các chủ đề đã học. Đặc biệt có nhiều em đầu năm đọc nhỏ lí nhí, chưa trôi trảy đến cuối năm các em đã đọc to rõ ràng, lưu loát hơn. Những em đã đọc khá trở lên đã đọc diễn cảm theo đúng yêu cầu đề ra. Tuy kết quả chưa được mỹ mãn như ý nhưng cũng là thành công bước đầu nghiên cứu, mày mò ra biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh của mình. + Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tôi: Qua thời gian thực hiện nghiên cứu, áp dụng sáng kiến: ‘‘Phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hương Canh A – Huyện Bình Xuyên – Tỉnh Vĩnh Phúc” như trên cùng với sự kết hợp của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, tôi nhận thấy: - Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập, tìm tòi kiến thức, chủ động tiếp thu kiến thức. - Các em đã hình thành được thói quen đọc kỹ bài, xác định yêu cầu của bài. Không còn tình trạng bỏ sót yêu cầu của đề bài ở các phân môn khác. - Học sinh đã yêu thích môn học, mạnh dạn nêu ý kiến của mình trong giờ học . - Học sinh có ý thức rèn cách trình bày sạch sẽ, khoa học, biết tìm cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. + Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ khối và Ban giám hiệu : - Sau khi tôi triển khai chuyên đề đến toàn trường thì giáo viên trong tổ 5 đã áp dụng vào giảng dạy và đánh giá cao tính thực thi của đề tài. Hiện nay chuyên đề của tôi đã được áp dụng cho tất cả các lớp 5 trong trường Tiểu học Hương Canh A – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc. Chất lượng khảo sát môn Tiếng Việt nhất là phần đọc - hiểu đã có tiến bộ rõ rệt: + Các em yêu thích học phân môn Tập đọc hơn. + Các em đã tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập. + Số lượng học sinh dùng từ chính xác tăng lên, kĩ năng viết văn có tiến bộ. + Học sinh có khả năng giao tiếp, tác phong nhanh nhẹn hơn trong học tập, trong vui chơi . + Các em đã tự tin đọc trước đám đông, tham gia sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp, + Học sinh hứng thú học tập hơn các em tích cực phát biểu xây dựng bài, học sinh tự phát hiện chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên nhờ chính hoạt động của mình; học sinh nào cũng được tham gia và có thể thực hiện được từ đó tạo ra tính tự tin trong học tập, rèn khả năng tự đánh giá của học sinh theo đúng tinh thần TT22. 21
  9. * Những thông tin cần được bảo mật: Kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn học sinh lớp khối 5 trường Tiểu học Hương Canh A- Huyện Bình Xuyên – Tỉnh Vĩnh Phúc d. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học, giáo viên, học sinh trong trường, học sinh khối 5, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, hình ảnh trực quan, vật mẫu, vật thật, đ. Về khả năng áp dụng của sáng kiến : Sáng kiến có tính ứng dụng cao trong các giờ Tập đọc đối với học sinh khối 5 trường Tiểu học Hương Canh A - Huyện Bình Xuyên – Tỉnh Vĩnh Phúc. Sáng kiến cũng có thể áp dụng cho tất cả học sinh khối 5 trong toàn huyện Bình Xuyên và trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Danh sách các tổ chức /cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến: Số Tên Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng Địa chỉ TT lớp sáng kiến Áp dụng vào giảng dạy các giờ Trường Tiểu học Hương Canh A 1 5A1 học Tập đọc ở lớp 5 Áp dụng vào giảng dạy một số Trường Tiểu học Hương Canh A 2 5A2 giờ học Tập đọc ở lớp 5 3 Áp dụng vào giảng dạy các giờ Trường Tiểu học Hương Canh A 3 5A3 học Tập đọc ở lớp 5 4 Áp dụng vào giảng dạy các giờ Trường Tiểu học Hương Canh A 4 5A4 học Tập đọc ở lớp 5 Áp dụng vào giảng dạy các giờ Trường Tiểu học Hương Canh A 5 5A5 học Tập đọc ở lớp 5 Áp dụng vào giảng dạy các giờ Trường Tiểu học Hương Canh A 6 5A6 học Tập đọc ở lớp 5 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Hương Canh, 20 tháng 1 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐƠN Trần Thị Kim Liên 22
  10. PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG CANH A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: . Hương Canh, ngày tháng năm 2019 BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên. Đơn vị công tác trường Tiểu học Hương Canh A nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của bà: Trần Thị Kim Liên - Ngày tháng năm sinh: 10/08/1969 Nam/nữ: Nữ - Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Hương Canh A - Chức danh: Hiệu trưởng - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Tỉ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Kim Liên - Tên sáng kiến: “Phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục và đào tạo. Vấn đề sáng kiến giải quyết: Nghiên cứu lựa chọn một số phương pháp giúp học sinh đọc diễn cảm các bài tập đọc. Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến. - Tôi tên là: Nguyễn Thị Thu Hằng - Chức vụ: Phó hiệu trưởng Thay mặt Trường Tiểu học Hương Canh A nhận xét, đánh giá như sau: 1.Đối tượng được công nhận sáng kiến: - Giải pháp tác nghiệp: “Phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” 2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: Vì : - Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước. - Chưa bị bộc lộ công khai công khai trong các văn bản sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được. - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng, hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến. 23
  11. - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực: - Mang lại lợi ích xã hội: Nâng cao chất lượng đọc diễn cảm trong các giờ tập đọc của nhà trường. c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến đã được áp dụng tại trường Tiểu học Hương Canh A. Thông qua việc áp dụng các giải pháp mang lại lợi ích thiết thực, giúp mỗi thầy cô giáo có định hướng nhất định, say mê học tập nghiên cứu để tìm ra một hướng đi thích hợp nhất cho việc bồi dưỡng học sinh thuộc các đối tượng khác nhau, do đó sáng kiến có khả năng ứng dụng trong trường Tiểu học trong toàn huyện, toàn tỉnh. 3. Kiến nghị đề xuất: Tôi đề xuất Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên công nhận sáng kiến . - Trường Tiểu học Hương Canh A đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận sáng kiến: “Phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” Xin trân trọng cảm ơn./. LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (Ký ghi rõ họ và tên) Nguyễn Thị Thu Hằng 24
  12. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: “Phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 - Tác giả: Trần Thị Kim Liên - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hương Canh A - Chức vụ: Hiệu trưởng - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm. 25
  13. Hương Canh, năm 2019 26