SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tích hợp liên môn chủ đề con người và môi trường chương trình địa lí tự chọn THPT Lớp 12

doc 68 trang thulinhhd34 2940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tích hợp liên môn chủ đề con người và môi trường chương trình địa lí tự chọn THPT Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_day_h.doc
  • docBIA NGOÀI.doc
  • docDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SKKN.doc
  • docĐơn.doc
  • docxMỤC LỤC.docx
  • docPhieu dang ky SKKN.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tích hợp liên môn chủ đề con người và môi trường chương trình địa lí tự chọn THPT Lớp 12

  1. -Nguyên nhân: Trong những hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn thì hoạt động xây dựng thường là nguồn gây ô nhiễm vượt quá mức cho phép. Hoạt động xây dựng có thể phân thành 4 dạng: + Nhà ở thường gồm một hay nhiều gia đình + Khu văn phòng, công trình công cộng, khách sạn, bệnh viện, trường học + Các ngành công nghiệp + Các hoạt động công cộng như giao thông, hệ thống cấp thoát nước. -Biện pháp phòng chống tiếng ồn: + Đối với tiếng ồn công nghiệp có thể giảm tiếng ồn bằng cách lắp đạt thiết bị trên đệm đàn hồi, giảm tiếng ồn giao động bằng cách tăng khối lượng hoặc thiết kế các bộ phận máy cẩn thận để tránh sự cộng hưởng. Khi cần thiết có thể dung vật liệu hút âm thanh bao bọc, che phủ thiết bị. + Tiếng ồn do dòng không khí gây ra có thể loại trừ bằng cách sử dụng đường ống hợp lí, thiết kế và lắp đặt chính xác các miệng hút khí và miệng thổi khí để giảm tiếng ồn của các nhà máy với vùng xung quanh phải được quan tâm ngay từ khi xây dựng các thiết bị gây ồn nhất của nhà máy cần thiết đặt xa khu dân cư, xa nơi công nhân làm việc bởi vì cường độ âm thanh giảm theo tỉ lệ bình phương khoảng cách từ nguồn âm đến người nghe. Tường nhà máy xí nghiệp cần cao và những hàng cây xanh trồng giữa khu nhà máy và khu dân cư. Tiểu chủ đề 2. Ô nhiễm môi trường đất, nước và các giải pháp xử lí. *Bộ câu hỏi định hướng -Câu hỏi khái quát: Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất và nước: nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và giải pháp - Câu hỏi bài học: Làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước ở địa phương em? - Câu hỏi nội dung: + Ô nhiễm đất là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? + Ô nhiễm tiếng nước biểu hiện như thế nào? Hậu quả của ô nhiễm nước? Giải pháp? + Liên hệ tình trạng ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước ở địa phương em? Làm thế nào để hạn chế và khắc phục tình trạng này? + Nếu là một cán bộ môi trường huyện, em sẽ có biện pháp gì để tuyên truyền cho người dân nhận thức đúng đắn về vấn đề môi trường ở địa phương. 51
  2. *Nhiệm vụ dự án - Ý tưởng chung của dự án: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường đất, nước ở địa phương em cư trú? - Sản phẩm của dự án là bài thuyết trình bằng PowerPoint hoặc Poster về: + Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất, nước ở nơi ở + Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm trên + Hậu quả của vấn đề ô nhiễm đất, nước + Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước từ các làng nghề, hoạt động sản xuất nông nghiệp. *Nguồn hỗ trợ HS thực hiện dự án - Sách giáo khoa các môn: SGK Hóa học 12, Sinh học 12, Địa lí 10, 12, GDCD 11 - Địa chỉ trang web: + www.tusach.thuvienkhoahoc.com + httt.tainguyenmoitruong.vn +www.vinhphuc.gov.org.vn THÔNG TIN PHẢN HỒI MONG MUỐN TỪ PHÍA HỌC SINH 1.Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất, nước ở địa phương Hình ảnh ô nhiễm môi trường đất, nước từ các làng nghề của huyện Yên Lạc – Vĩnh Phúc 2. Nguyên nhân 2.1. Môi trường nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi bất lợi môi trường nước, hoàn thoàn hay đại bộ phận do những hoạt động khác nhau của con người hoặc tự nhiên gây ra. 52
  3. Nguồn gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo. + Nguồn tự nhiên như nước mưa kéo theo bụi, khí từ không khí, nước tuyết tan chảy tràn trên mặt đất, đường phố, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống các thủy vực. Các chất gây ô nhiễm còn có thể có nguồn gốc sinh vật như các xác chết động vật. + Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả thải và chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải. Phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm gồm: + Ô nhiễm vật lí (do nhiệt độ, chất phóng xạ ) + Ô nhiễm hóa học (vô cơ và hữu cơ) + Ô nhiễm cơ học (bùn, phù sa, chất lơ lửng) + Ô nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút) Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: + Nước thải sinh hoạt: nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan chứa các chất thải trong sinh hoạt của con người gọi chung là nước thải sinh hoạt. Các biện pháp xử lí nước thải đã có nhiều công nghệ xử lí nước thải được áp dụng tại Việt Nam. + Nguồn gốc tự nhiên: đó là những nguyên nhân nằm ngoài sự can thiệp của con người như phun trào núi lửa, mưa bão gây ngập úng đất đai, đất bị nhiễm mặn do xâm thực thủy triều, đất bị vùi lấp do cát bay hoặc hạn hán. 2.2. Môi trường đất -Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất + Tăng cường sử dụng hóa chất như bón phân vô cơ, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu; + Sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch + Mở rộng các hệ thống tưới tiêu + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mạng lưới giao thông. Tác nhân gây ô nhiễm đất được chia làm 3 nhóm: + Nhóm tác nhân vật lí (nhiệt độ, các chất phóng xạ) + Nhóm tác nhân sinh học (vi khuẩn, vi rút) + Nhóm tác nhân hóa học (hóa chất BVTV, kim loại nặng, chất thải công nghiệp, chất thải ở các làng nghề) 53
  4. -Ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp: ô nhiễm do sử dụng liên tục và không hợp lí phân bón hóa học: các loại phân bón hóa học thuộc nhóm chua sinh lý (K2SO4, f, (NH/i)2SO4, KCL, superphosphate) đã làm đất chua, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong cây trồng như Al 3+, Fe3+, Mn2+ làm giảm hoạt tính sinh học của đất. Bón nhiều đạm vào thời kì muộn cho rau, quả đã làm tăng đáng kể hàm lượng NO3 trong sản phẩm. Thực tế cho thấy, từ nhiều thập kỉ nay người nông dân nước ta đã đầu tư lớn các loại phân bón hóa học cho diện tích gieo trồng nhưng lại lãng quên việc bổ sung phân bón hữu cơ cho đất. 3. Biện pháp - Nhận thức của con người: cần nhận thức đầy đủ về vấn đề ô nhiễm môi trường - Chính sách, cơ chế và Luật pháp - Cần có căn cứ về tiêu chuẩn môi trường - Các biện pháp kĩ thuật và công nghệ - Các biện pháp khác. Tiểu chủ đề 3. Ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV và các giải pháp xử lí. *Bộ câu hỏi định hướng -Câu hỏi khái quát: Hiện trạng ô nhiễm môi trường do HCBVTV và các giải pháp xử lí - Câu hỏi bài học: Làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do HCBVTV ở địa phương em. - Câu hỏi nội dung: + HCBVTV là gì? Ảnh hưởng của HCBVTV đến quần thể sinh vật và môi trường. + Ô nhiễm môi trường do HCBVTV biểu hiện như thế nào? Hậu quả và giải pháp? + Liên hệ tình trạng ô nhiễm môi trường do HCBVTV ở địa phương em? Làm thế nào để hạn chế và khắc phục tình trạng này? + Nếu là một cán bộ môi trường huyện, em sẽ có biện pháp gì để tuyên truyền cho người dân nhận thức đúng đắn về vấn đề môi trường ở địa phương. *Nhiệm vụ dự án - Ý tưởng chung của dự án: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường do HCBVTV và giải pháp khắc phục ở địa phương em. - Sản phẩm của dự án là bài thuyết trình bằng PowerPoint hoặc Poster về: + Hóa chất bảo vệ thực vật là gì? + Ảnh hưởng của HCBVTV đến quần thể sinh vật và môi trường 54
  5. + Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do HCBVTV. + Nếu là một cán bộ môi trường huyện, em sẽ có biện pháp gì để tuyên truyền cho người dân nhận thức đúng đắn về vấn đề môi trường ở địa phương. *Nguồn hỗ trợ HS thực hiện dự án - Sách giáo khoa các môn: SGK Hóa học 12, Sinh học 12, Địa lí 10, 12, GDCD 11 - Địa chỉ trang web: + www.tusach.thuvienkhoahoc.com + httt.tainguyenmoitruong.vn +www.vinhphuc.gov.org.vn THÔNG TIN PHẢN HỒI MONG MUỐN TỪ PHÍA HỌC SINH 1.Khái niệm. HCBVTV là các loại hóa chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp bằng con đường công nghiệp dung để phòng chống hoặc tiêu diệt những sinh vật gây hại mùa màng trong nông, lâm nghiệp hoặc gây bệnh đối với sức khỏe con người. 2. Ảnh hưởng của HCBVTV đối với quần thể sinh vật và môi trường 2.1. Ảnh hưởng của HCBVTV đến quần thể sinh vật - Thuốc hóa học BVTV thường có phổ độc rất rộng với nhiều loại sâu, bệnh. Vì vậy, chúng được sử dụng rất linh động (một loại thuốc có thể dùng cho nhiều loại cây trồng, nhiều loại sâu, bệnh hại ). Mặt khác để tăng hiệu quả diệt trừ sâu, bệnh hại, thuốc hóa học bảo vệ thực vật thường được sử dụng với nồng độ hoặc liều lượng cao. Cách sử dụng như vậy nhiều khi làm cho thuốc BVTV tác động đến mô, tế bào của cây trồng gây ra hiệu ứng cháy, táp lá, thân, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng, giảm chất lượng nông sản. - Khi sử dụng không hợp lí, HCBVTV có tác động xấu đến quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, trong đất, trong nước, làm phá thế cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật. - Làm xuất hiện các quần thể dịch hại kháng thuốc. Việc sử dụng một số loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc tính năng gần giống nhau là điều kiện hình thành các loại dịch hại đột biến có khả năng chịu đựng cao với HCBVTV. 2.2. Ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường 55
  6. Do sử dụng không hợp lí: nồng độ, liều lượng quá cao, thời gian cách li ngắn, (thời gian từ lần phun thuốc cuối cùng đến khi thu hồi sản phẩm), HCBVTV đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nông sản. -Một lượng lớn HCBVTV được tích lũy trong lương thực, thực phẩm. Điều này gây tác động xấu đến sức khỏe của con người và vật nuôi -Từ trong nước, trong đất, HCBVTV đi vào cơ thể động vật thủy sinh (tôm, cua, cá) vào nông sản thực phẩm (thóc, gạo, ngô khoai, rau quả), cuối cùng vào cơ thể con người và gây ra một số bệnh hiểm nghèo. Đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm có dư lượng thuốc HCBVTV. 3. Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của HCBVTV Để hạn chế ảnh hưởng xấu của HCBVTV đến quần thể sinh vật và MT xung quanh, khi sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau: -Chỉ dung HCBVTV khi dịch hại tới ngưỡng gây hại -Sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao, phân hủy nhanh trong môi trường -Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng -Trong quá trình bảo quản, sử dụng HCBVTV cần tuân thủ quy định và an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2.1.Hoạt động 1. Trình bày dự án Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Báo cáo kết quả -Tổ chức cho các nhóm báo cáo - Các nhóm báo cáo kết quả kết quả và phản hồi - Trình chiếu PowerPoint. -Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ - Trình chiếu dưới dạng các sung cho các nhóm khác file video - Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn - Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở 56
  7. Nhìn lại quá - Tổ chức các nhóm đánh giá, - Các nhóm tự đánh giá: đánh trình thực hiện tuyên dương nhóm, cá nhân giá nhóm trưởng, từng thành dự án - Phát phiếu đánh giá kết quả làm viên việc của các thành viên - Các nhóm đánh giá lẫn nhau - Công khai kết quả và rút kinh nghiệm 2.2.Hoạt động 2. Trình bày kế hoạch về chiến lược tuyên truyền bảo vệ môi trường ở địa phương Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Thảo luận -Hướng dẫn HS lên ý tưởng theo - Nhóm trưởng phát phiếu lấy chủ đề vừa tìm hiểu ý tưởng của các thành viên - Yêu cầu HS nêu ý tưởng của các trong nhóm nhóm - Tổng hợp ý tưởng và báo cáo về ý tưởng tuyên truyền BVMT nơi cư trú Lập kế hoạch -Giáo viên cho các nhóm thảo - Nhóm trưởng các nhóm báo tuyên truyền luận và lựa chọn những ý tưởng cáo ý tưởng và đưa ra trao đổi BVMT ở địa tốt nhất phù hợp với điều kiện cụ về kế hoạch thực hiện ý phương thể của địa phương nơi nhóm học tưởng đó sinh cư trú - Báo cáo cụ thể kế hoạch - Định hướng kế hoạch tuyên tuyên truyền BVMT ở địa truyền cụ thể cho các nhóm HS phương mình - Duyệt ý tưởng và kế hoạch triển - Dự kiến thời gian, địa điểm, khai công tác tuyên truyền và tuyên truyền viên 4. Củng cố - Luyện tập: Sử dụng các câu hỏi vận dụng trong hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá để yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi khắc sâu kiến thức GV chiếu các video về đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống của các loài và một số hoạt động khai thác không hợp lí dẫn đến suy thoái, ô nhiễm môi trường. - Thực hành 57
  8. Yêu cầu mỗi nhóm học sinh sinh đóng vai cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thiết kế hoạch đánh giá hiện trạng môi trường địa phương. Mỗi HS đóng vai là trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện lập kế hoạch tuyên truyền nhân dân bảo vệ Môi trường. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà - Yêu cầu HS về nhà đọc thêm về Hiệu ứng nhà kính, mưa axit. - Tìm thêm hình ảnh, video về BVMT, Ô nhiễm MT, sắp xếp thành một bộ sưu tập, tập san về môi trường để triển lãm ở phòng học vào buổi ngoại khóa ở trường. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến - Áp dụng trong các tiết dạy tự chọn môn Địa lí 12 hoặc các tiết tự chọn liên môn khoa học tự nhiên. Kết quả học sinh hứng thú với môn học và khả năng vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn rất cao. - Sáng kiến có thể áp dụng trong quá trình dạy tự chọn môn Địa lí lớp 12 hoặc dạy liên môn khoa học tự nhiên khối trung học phổ thông trong cả nước. 8. Những thông tin cần được bảo mật: không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Thuận lợi: Nội dung chủ đề rất thiết thực, gắn với đời sống thực tiễn - Khó khăn: Giáo viên phải tổng hợp, sắp xếp nhiều kiến thức từ các môn học khác nhau một cách logic phù hợp với chủ đề - Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến + Các giáo viên thuộc các môn học liên quan cần hợp tác để cùng thiết kế các hoạt động học. + Ở các hoạt động trên lớp, giáo viên Hóa học đảm nhận + Ở các hoạt động tổ chức cho học sinh học dự án, các giáo viên Hóa học, Địa lí và Sinh học, Công nghệ, GDCD cùng phối hợp để hướng dẫn và hợp thức hóa các kiến thức – đặc biệt là kiến thức địa lí, sinh học. + Nhà trường cần tạo điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, phòng học bộ môn phù hợp + Học sinh cần có kĩ năng làm việc nhóm thành thục. 10. Đánh giá lợi ích thu được (kết quả thực hiện) PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN CỦA NHÓM HỌC SINH Họ tên người đánh giá ( GV): Nguyễn Thị Thu Trang Nhóm: Lớp .Trường 58
  9. Tên dự án: ô nhiễm môi trường Tên tiểu dự án của nhóm: . Mục đánh Tiêu chí Kết quả giá Chi tiết Điểm tối đa Quá trình Sự nhiệt tình của các 1 làm việc của thành viên nhóm Sự hợp tác các thành 1 viên Đầu tư thời gian 1 Trình bày Nội dung 4 sản phẩm Hình thức 2 Kỹ năng thuyết trình 1 Tổng 10 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁ NHÂN HỌC SINH TRONG NHÓM ( Dành cho nhóm trưởng đánh giá thành viên của mình) Tốt: 3 Trung bình: 2 Chưa tốt: 1 Stt Thành viên Nhiệt Đóng góp ý Sáng tạo Tổng tình, kiến, thảo trong trách luận công việc nhiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 59
  10. 10 11 12 13 14 15 ĐIỂM TB HS = Điểm nhóm x 2+ Điểm cá nhân/3 PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ THÁI ĐỘ HỢP TÁC CỦA CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM (Phiếu đánh giá được thực hiện bởi nhóm học sinh) Yếu tố Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Điểm ĐG (<1 điểm) (1,25 – 2 (2,25- 3 (3,25-4 ĐG điểm) điểm) điểm) Thực hiện Không Chỉ thực Thực hiện Thực hiện nhiệm vụ thực hiện hiện được nhiệm vụ cá nhiệm vụ cá nhân để nhiệm vụ một phần nhân nhưng cá nhân và đạt yêu cá nhân nhiệm vụ cá chậm trễ về đúng hạn cầu nhiệm nhân, không thời gian vụ của đúng yêu cầu nhóm về thời gian Phối hợp Không Tham gia Tham gia Chủ động, với những tham gia vào HĐ hoạt động tích cực cá nhân vào HĐ nhóm không nhóm tích tham gia khác trong nhóm, các tích cực, cực nhưng vào hoạt nhóm ý kiến đề hoặc các ý chưa chủ động nhóm, xuất không kiến đề xuất động, các ý các ý kiến phù hợp không phù kiến phù đề xuất với với nhiệm hợp với hợp với nhiệm vụ vụ của nhiệm vụ nhiệm vụ của cả nhóm của nhóm của nhóm nhóm. PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH CHIẾU POWER POINT Người đánh giá 60
  11. Nhóm được đánh giá . Mức Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1 Điểm độ (3,25 – 4 (2,25 – 3 (1,25 – 2 (<1 điểm) Nội điểm) điểm) điểm) dung ĐG Nội Trình bày Trình bày Nội dung Nội dung dung đầy đủ nội đầy đủ nội kiến thức kiến thức dung kiến dung kiến trình bày trình bày thức theo thức theo thiếu một vài thiếu hơn yêu cầu một yêu cầu ý quan trọng, một nửa các cách cô nhưng chưa đa số hình ý chính, đa đọng, tất cả cô đọng, đa ảnh, số liệu số hình ảnh số liệu, hình số hình ảnh, minh họa số liệu chưa ảnh minh số liệu phù không phù phù hợp họa phù hợp hợp hợp Hình Kênh chữ rõ Kênh chữ Kênh chữ Kênh chữ thức rang, văn không rõ không rõ không rõ phong lưu ràng, văn ràng, văn ràng, diễn loát và cô phong lưu phong đôi đạt chưa lưu đọng, hình loát và cô chỗ chưa lưu loát, đa số ảnh sắc nét, đọng. đa số loát, dài hình ảnh màu sắc hài hình ảnh sắc dòng, đa số không sắc hòa, hiệu nét, màu sắc hình ảnh nét, màu sắc ứng trình đôi chỗ chưa không sắc hơn 1 nửa chiếu phù hài hòa, hiệu nét, màu sắc slide chưa hợp ứng trình của một vài hài hòa, hiệu chiếu phù slide chưa ứng chưa hợp hài hòa, hiệu phù hợp ứng chưa phù hợp 61
  12. Trình Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày rất bày lưu loát dẽ đôi chưa lưu nhiều chỗ khó hiểu, SP hiểu loát, hơi khó chưa lưu loát không lưu hiểu và khó hiểu loát PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH CHIẾU POSTER Người đánh giá Nhóm được đánh giá . Mức Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1 Điểm độ (3,25 – 4 (2,25 – 3 (1,25 – 2 (<1 điểm) Nội điểm) điểm) điểm) dung ĐG Nội Trình bày Trình bày Nội dung Nội dung dung đầy đủ nội đầy đủ nội kiến thức kiến thức dung kiến dung kiến trình bày trình bày thức theo thức theo thiếu một vài thiếu hơn yêu cầu một yêu cầu ý quan một nửa các cách cô nhưng chưa trọng, đa số ý chính, đa đọng, tất cả cô đọng, đa hình ảnh, số hình ảnh, số liệu, hình số hình ảnh, hình vẽ, số hình vẽ, số ảnh, hình vẽ hình vẽ số liệu minh liệu chưa phù minh họa liệu phù hợp họa không hợp phù hợp phù hợp Hình Màu sắc, Màu sắc, Màu sắc, Màu sắc, thức hình vẽ hài hình vẽ hình vẽ hình vẽ hòa, hình hài hòa, hình đôi chỗ trình không hài thức trình thức trình bày chưa hài hòa, hình bày sáng tạo bày thông hòa, hình thức trình dụng thức trình bày không rõ bày thông ràng dụng 62
  13. Trình Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày rất bày lưu loát dẽ đôi chưa lưu nhiều chỗ khó hiểu, SP hiểu loát, hơi khó chưa lưu loát không lưu hiểu và khó hiểu loát 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Kết quả thu được như sau: Số học Loại giỏi Loại Khá Loại TB Loại yếu Lớp sinh (9- 10 điểm ) (7-8 điểm) (5 – 6 điểm) ( 3-4 điểm) Thực 23 HS 18 HS 4 HS 0 HS 45 nghiệm(12A7) (51%) (40%) (9%) 0% Đối chứng 16 HS 14 HS 0 HS (0%) 45 15 HS (33%) (12 A6) (35,5%) (31,5%) BẢNG THỂ HIỆN MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ ( %) Kiến thức các môn học Sinh học 32 100 học được qua dự án Địa lý 32 100 Hóa học 32 100 GDCD 30 93,4 Công nghệ 32 100 Vật lí 5 15,6 Mức độ hứng thú với dạy Có 29 90,6 học dự án Không 3 9,4 Kỹ năng thu thập thông tin 32 100 Kỹ năng xử lý thông tin 32 100 Các kỹ năng được phát Kỹ năng làm việc nhóm 32 100 triển hơn Kỹ năng giao tiếp 28 87,5 Kỹ năng thuyết trình 15 46,8 Kỹ năng sử dụng CNTT 20 62,5 63
  14. Những tình cảm được bồi Tình yêu quê hương đất nước 32 100 đắp Ý thức bảo vệ môi trường 30 93,4 Quyết tâm thay đổi nhận thức 32 100 Tình cảm khác 5 15,6 Qua kết quả thực nghiệm và quan sát trong giờ học tôi nhận thấy : -Ở lớp thực nghiệm 12A7, khi giáo viên vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn kết hợp với phuơng pháp dạy học theo dự án đã tạo nên sự hứng thú cho học sinh khi học địa lí. Các em có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm các tư liệu có liên quan và chủ động, tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu kiến thức, lớp học sôi nổi. - Ở lớp đối chứng (12A6) Giáo viên dạy theo kiểu thông báo kiến thức, không vận dụng nguyên tắc liên môn, với các câu hỏi mang tính truyền thống học sinh ghi chép 1 cách thụ động vẻ mặt thờ ơ không biểu lộ cảm xúc, không khí lớp học tẻ nhạt .Vì vậy kết quả thấp hẳn so với lớp thực nghiệm Qua kết quả thực nghiệm chứng tỏ vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học các môn Khoa học tự nhiên theo phương pháp dự án đã kích thích hứng thú học tập trong học sinh giúp các em lĩnh hội bài tốt nhằm nâng cao hiệu quả của bài học. Qua bài học, học sinh không chỉ nắm chắc và hiểu được những kiến thức về một số vấn đề môi trường ở địa phương mà còn rèn luyện được các kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, liên hệ và kĩ năng quan sát lược đồ, đồ dùng trực quan. Qua đó, các em được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nơi mình ở. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân (sản phẩm của học sinh) a. Đánh giá kết quả học tập nhóm học sinh của giáo viên 64
  15. b. Đánh giá kết quả hoạt động cá nhân trong nhóm của nhóm trưởng c. Kết quả tổng hợp 65
  16. d. Kết quả phản hồi sau khi thực hiện dự án 66
  17. 11. Danh sách cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Thu THPT Đồng Đậu Dạy học tích hợp liên môn chủ đề môi Trang trường và con người cho học sinh lớp 12 THPT. , ngày tháng năm , ngày tháng năm Yên Lạc, ngày 15 tháng 02 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Thu Trang 67
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ sách giáo khoa các môn liên quan (Sách giáo khoa, sách giáo viên ) - Sách giáo khoa, Địa Lý 10,11,12 - Sách giáo khoa Hóa học 11, 12 - Sách giáo khoa Sinh học 12 - Sách giáo khoa Vật lí 12 - Sách giáo khoa Công nghệ 10 - Sách giáo GDCD 11. 2. Website: truonghocketnoi.edu.vn 3. Trang web: www.vinhphuc.gov.vn. 4. Trang web: www.moste.gov.vn. 5. Nguyễn Văn Cường– ĐH Poxdam (2004), Lí luận dạy học hiện đại. 6. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học Địa lí, Nxb ĐHSPHN. 7. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. 8. Một số tài liệu khác. 68