SKKN Thiết kế hoạt động khởi động trong các bài dạy môn Giáo dục công dân cấp Trung học Phổ thông

pdf 52 trang Hoàng Trang 13/05/2023 1450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế hoạt động khởi động trong các bài dạy môn Giáo dục công dân cấp Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_hoat_dong_khoi_dong_trong_cac_bai_day_mon_giao.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Thiết kế hoạt động khởi động trong các bài dạy môn Giáo dục công dân cấp Trung học Phổ thông

  1. *Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học. * Cách thức tiến hành - GV có thể sử dụng câu chuyện sau: Sáng hôm ấy, nắng nhuộm vàng mái đền cổ kính, Bác Hồ đến thăm đền Hùng và gặp các chiến sĩ đại đoàn quân Tiên Phong đang đóng ở đây. Bác nhìn khắp một lượt các chiến sĩ ra đón rồi hỏi: - Các chủ có khỏe không? - Thưa Bác, khỏe ạ! Mọi người hồi hộp chờ Bác nói chuyện thì lại nghe Bác hỏi: - Các chú có biết đền thờ ai đây không? Một chiến sỹ đứng gần Bác thưa: - Đền thờ một ông vua ạ! - Nhưng vua nào?Bác mỉm cười trìu mến nhìn bộ đội. Một cán bộ trả lời: - Dạ, vua Hùng! - Thế các chú có biết vua Hùng là ông vua thế nào không? Tất cả đều lặng im. Bác giải thích: - Vua Hùng là ông vua có công dựng nước, chính là ông Tổ của nước Việt Nam ta. Rồi Bác ân cần dặn mọi người: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời Bác Hồ dạy giản dị mà đầy ý nghĩa, còn vang vọng mãi trong lòng mọi người. Theo Đoàn Minh Tuấn (Trích “Núi sông hùng vĩ”) Kể đến đây, GV đưa ra yêu cầu: Em hãy phát biểu suy nghĩ của em về ý nghĩa quan trọng nhất về lời dặn dò của Bác Hồ đối với chúng ta. Với sự dẫn dắt của GV, HS sẽ hướng đến kết luận: câu chuyện này một lần nữa đã khẳng định xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người Việt Nam chúng ta, vì đó cách để ghi nhớ công ơn của Tổ tiên và các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để có được giang sơn, gấm vóc này.Vậy Công dân phải có trách nhiệm gì đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Ví dụ 6:Sử dụng phương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi động bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức(Tiết 1-GDCD10) *Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những 31
  2. nội dung có liên quan đến bài học. * Cách thức tiến hành - GV sử dụng câu chuyện: Nhà Bác học Ga-li-lê tìm ra định luật sức cản: “Nhà bác học Ga-li-lê rất coi trọng thí nghiệm. Ông thường dùng thí nghiệm để chứng minh lập luận của mình. Một lần nghe người ta dạy cho học sinh: Các vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Nhà bác họ liền phản đối: - Làm gì có chuyện vô lý thế! Chẳng lẽ một hòn đá nặng 1kg lại rơi chậm gấp 10 lần hòn đá nặng 10kg ư? - Chứ sao- mọi người đồng thanh nói: A-rít- xtot nói như vậy! Ga-li-lê đã làm một thí nghiệm thả hai hòn đá nặng, nhẹ khác nhau cùng một lúc. Song khônghiểu vì sao hòn đá nặng lại rơi xuống trước hòn đá nhẹ một chút. Không nản lòng, Ga-li-lê làm đi làm lại thí nghiệm. Kết quả ông đã phát hiện ra không khí có sức cản. Khi thả rơi những vật trong ống đã rút hết không khí thì quả nhiên tốc độ rơi của các vật nặng. Thế là nhờ hoạt động thực nghiệm khoa học, Ga-li-lê không những đã chứng minh được lập luận của mình, bác bỏ được sai lầm của A-rít-xtot mà còn phát hiện ra định luật về sức cản của không khí”. - GV hỏiHS: Em có suy nghĩ gì sau khi nghe câu chuyện đó HS trả lời xong GV nhận xét và dẫn dắt: Qua câu chuyện đó chúng ta thấy rằng nhà bác học Ga-li-lê nhờ hoạt động thực nghiệm khoa học đã phát hiện ra định luật về sức cản của không khí, bác bỏ được những nhận thức sai lầm của mọi người khi cho rằng các vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Điều này cho thấy nhờ có thực tiễn mà con người có thể nhận thức đúng thế giới khách quan. Vậy thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay. * Đánh giá hiệu quả sau khi sử dụng phương pháp kể chuyệnđể tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn GDCD: Việc thiết kế hoạt động khởi động bằng phương pháp kể chuyện nêu trên đã đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy. Bởi lẽ với câu chuyện đưa raphù hợp với nội dung bài học, lôi cuốn được HS và kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết đối với bài học mới. Tuy nhiên để đạt được điều đóthì trước khi bước vào tiết học, GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học bằng một câu chuyện cụ thể. Từ nội dung câu chuyện, GV gợi mở, liên hệ với chủ đề bài học bằng những câu hỏi có tính định hướng, chuẩn bị tâm thế tiếp nhận bài học mới cho HS. Bản thân tôi khi sử dụngphương pháp kể chuyệncho hoạt động khởi độngở các bài học thì hầu như các giờ dạy trở nên rất nhẹ nhàng, học sinh rất lắng nghe. Bên cạnh đó 32
  3. có những tiết tôi cho học sinh thể hiện câu chuyện luôn để các em có thể phát huy hết khả năng,năng khiếu của bản thân. Do đó các em tỏ ra rất thích thú làm cho giờ dạy GDCD không còn khô cứng mà trở nên mềm mại hơn. Chính vì điều đó đã thôi thúc tôi luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm để vận dụng các câu chuyện vào trong các bài học nhằm giúp học sinh khám phá tri thức mới một cách dẽ dàng. 3.5. Kinh nghiệm trong việc khai thác video, tranh ảnh trong việc thiết kế hoạt động khởi động trong các bài dạy Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông - Hình ảnh và video- clip có chức năng cơ bản là tích hợp và cơ động. Hình ảnh trước hết là để thông báo thông tin, sau đó là để minh họa, giải thích, mô tả trực quan. HS sẽ quan sát hình ảnh, xử lý tài liệu và trao đổi với nhau về thông tin hình ảnh đó. Việc sử dụng hình ảnh, video vào hoạt động khởi động làm cho giờ dạy bớt khô khan, cứng nhắc. Đồng thời làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở HS, làm cho việc học trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Các hình ảnh, video- clip là nguồn cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự giác hơn. Ví dụ 1: Sử dụng hình ảnh, video- clip khi tổ chức hoạt động khởi động Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11) *Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những giá trị văn hóa có liên quan đến bài học. * Cách thức tiến hành - GV cho HS xem một số hình ảnh về thực trạng tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay - GV hỏi HS: Em có suy nghĩ gì sau khi xem những hình ảnh đó? - HS trả lời xongGV dẫn dắt vào nội dung sẽ tìm hiểu trong tiết học: Vậy thì đứng trước thực trạng đó chúng ta cần phải làm gì cũng như Đảng và Nhà nước ta có những chính sách cụ thể như thế nào để bảo vệ tài nguyên, môi trường bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 33
  4. Ví dụ 2:Sử dụng hình ảnh, video- clip khi tổ chức hoạt động khởi độngBài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (Tiết 3- GDCD 12) *Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học. * Cách thức tiến hành - GV sẽ trình chiếu một số hình ảnh về hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường: - GV nêu câu hỏi: Những hình ảnh trên miêu tả hoạt động gì?Em hãy cho biết mục đích của hoạt động đó là gì? - Sau khi HS học sinh trả lời xong GV dẫn dắt vào bài: Vậy thì trong kinh doanh cá nhân, doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ gì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 34
  5. Ví dụ3:Sử dụng hình ảnh, video- clip khi tổ chức hoạt động khởi động Bài 13: Công dân với cộng đồng (Tiết 2- GDCD 10) *Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học. * Cách thức tiến hành GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát sau: GV đưa ra câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi quan sát bức ảnh đó? HS trả lời xong GV dẫn dắt hình ảnh trên thể hiện sự hòa nhập, hợp tác của mỗi chúng ta trong cộng đồng.Vậy hòa nhập, hợp tác là gì?Biểu hiện cụ thể của những giá trị này như thế nào?Làm thế nào để mỗi người khi sống trong cộng đồng đều hòa nhập, hợp tác với nhau bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Ví dụ 4:Sử dụng hình ảnh, video- clip khi tổ chức hoạt động khởi động Bài 2: Thực hiện pháp luật (Tiết - GDCD 12) *Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những hành vi thực hiện pháp luật và không thực hiện pháp luật có liên quan đến bài học. * Cách thức tiến hành GV chiếu cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau: 35
  6. GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những bạn HS trong hai bức ảnh trên? HS trả lời và GV sẽ dẫn dắt trong hai bức ảnh đó các bạn HS đã không thực hiện đúng pháp luật vì đã có những hành vi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ Vậy như thế nào là thực hiện pháp luật?có những hình thức thựchiện pháp luật nào thì bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Ví dụ 5:Sử dụng hình ảnh, video- clip khi tổ chức hoạt động khởi độngBài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa- GDCD 11 *Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những giá trị văn hóa có liên quan đến bài học. * Cách thức tiến hành - GV chiếu cho HS xem một số bức ảnh:Quan họ Bắc Ninh; Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Dân ca ví dặm, Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An,Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng Thành Thăng Long 36
  7. + HS quan sát hình ảnh + GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì khi xem các hình ảnh trên? + GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Đây là những giá trị vật chất hay giá trị tinh thần do con người lao động sáng tạo ra. Vậy Nhà nước ta đã có những chính sách như thế nào nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đó chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. Ví dụ 6:Khởi động bằng cách sửdụng đoạn video- clip khi dạy Bài 15: Công dân với những vấn đề cấp thiết của nhân loại (GDCD 10) *Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học. * Cách thức tiến hành - GV cho HS xem một video về vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh hiểm nghèo - Sau đó GV đưa ra câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi xem xong video đó? - HS trả lời xong GV dẫn dắt: Những cái phóng sự trong video trên đã đề cập đến những vấn đề hiện nay được coi là cấp thiết của nhân loại, đây quả thực là những thách thức lớn gây nguy hiểm mà không một dân tộc, quốc gia nào có thể tự đứng ra giải quyết. Muốn giải quyết vấn đề này đòi hỏi các quốc gia phải liên kết, hợp tác với nhau. Vậy vì sao đây là những vấn đề cấp thiết của nhân loại? Nguyên nhân nào khiến cho chúng xuất hiện và gây nguy hại cho cuộc 37
  8. sống của con người? Trách nhiệm của công dân nói chung và HS nói riêng trong việc giải quyết những vấn đề cấp thiết này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Ví dụ 7:Khởi động bằng cách sử dụng đoạn video- clip khi dạy Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân gia đình (Tiết 2- GDCD 10) *Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học. * Cách thức tiến hành - GV cho HS xem video bài hát “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác của nhạc sỹ Ngọc Lễ - GV đưa ra câu hỏi: Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát trên? - HS trả lời xong GV dẫn dắt: Chúng ta biết rằng tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình. Một gia đình hạnh phúc không chỉ mang lại những điều tốt đẹp, hạnh phúc cho mỗi thành viên mà còn trở thành một tế bào lành mạnh đầy sức sống cho xã hội. Vậy hôn nhân là gì? Gia đình là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay. Ví dụ 8:Khởi động bằng cách sử dụng đoạn video- clip khi dạy Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (GDCD 10) * Môc tiªu: +Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề giúp học sinh tiếp cận kiến thức về yêu nước + Góp phần hình thành năng lực tư duy cho học sinh * Cách thức tiến hành: *Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội dung có liên quan đến bài học. * Cách thức tiến hành - Giáo viên sử dụng bài hát“Đất nước” của nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn - Học sinh lắng nghe và cảm nhận - Sau đó, giáo viên hỏi: Em cảm nhận như thế nào khi nghe bài hát trên?Bài hát trên cho em nghĩ đến nội dung nào? - Học sinh trả lờisau đó giáo viên dẫn vào bài: Bài hát thể hiện tình yêu của tác giả đối với đất nước, đối với Tổ quốc mình “Đất nước tôi, Đất nước tôi 38
  9. sáng ngời muôn thuở” và ngàn lần xin được ngợi ca như thế. Mỗi người chúng ta ai cũng có gia đình, quê hương, đất nước để mà yêu thương, gắn bó. Và ai cũng muốn làm một việc gì đó có ích để đóng góp cho quê hương đất nước. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức đặt ra. Vậy là công dân của đất nước chúng ta có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? hôm nay ta học bài 14. Ví dụ 9:Sử dụng video bài hát khi tổ chức hoạt động khởi động Bài 14. Chính sách Quốc phòng và an ninh - GDCD 11. * Mục tiêu:Để tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề giúp học sinh tiếp cận kiến thức về chính sách quốc phòng và an ninh, từ đó góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề, tư duy cho học sinh, giáo viên tiến hành theo cách thức sau: * Cách tiến hành: - GV sử dụng video trên nền nhạc bài hát “Giữ cho cuộc sống bình yên” của nhạc sỹ Mai Công Thắng, lồng ghép bộ hình ảnh An ninh - Quốc phòng - Trong khoảnh khắc thời gian 2 phút, học sinh được thưởng thức những ca từ, nốt nhạc nhẹ nhàng, lắng đọng và tinh tế của bài hát gợi người nghe nhiều cảm xúc. - Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi: Cảm nhận của em thế nào sau khi thưởng thức đoạn clip trên? - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Những ca từ và hình ảnh này có thể chưa phản ánh vai trò của lực lượng an ninh quốc phòng luôn giữ cho cuộc sống con ngườiđược bình yên. Vậy nhà nước ta có những chính sách An ninh quốc phòng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài học. * Đánh giá hiệu quả sau khi sử dụnghình ảnh, video để thiết kế hoạt động khởi độngđể thiết kế hoạt động khởi động trong dạy học môn GDCD: Trong quá trình thiết kế hoạt động khởi động cho các bài thì việc sử dụnghình ảnh, video có ý nghĩa to lớn không chỉ là nguồn kiến thức mà còn có tác dụng hình thành tri thức, kĩ năng, phát triển tư duy cho học sinh, các hình ảnh sinh động với màu sắc tươi sáng còn có tác dụng hình thành xúc cảm thẩm mĩ cho các em.Tranh ảnh, video giúp phần khởi động bài học trở nên hấp dẫn hơn, đồng thời giúp cho học sinh biết cách cảm nhận các vấn đề của cuộc sống. Phần mở đầu giới thiệu bài học sẽ rất nhẹ nhàng và thú vị đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học. 39
  10. 4.Kết quả đạt được * Kết quả khảo sát Bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh sau tiết học Không sử dụng phương Sử dụng phương pháp Năm pháp của đề tài của đề tài Trường Lớp Lớp học Không Dễ Khó Không Dễ Khó Thích Thích thích hiểu hiểu thích hiểu hiểu 15/43 28/43 18/43 25/43 28/38 10/38 31/38 7/38 10A1 10C2 35,0% 65,0% 42,0% 58,0% 73,6% 26,4% 81,5% 18,5% THPT 2018- 15/39 24/39 14/39 25/39 32/41 9/41 35/41 6/41 11A4 11A2 Cờ Đỏ 2019 38,5% 61,5% 35,9% 64,1% 78,0% 22,0% 85,3% 14,7% 12/36 24/36 14/36 22/36 26/34 8/34 30/34 4/34 12A3 12A2 33,0% 67,0% 38,9% 61,1% 76,4% 23,6% 88,2% 11,8% 33/43 10/43 13/43 30/43 36/39 3/39 36/39 3/39 10C2 10A1 76,7% 23,3% 30,2% 69,8% 92,3% 7,7% 92,3% 7,7% THPT 2019- 14/40 26/40 15/40 25/40 33/37 4/37 33/37 4/37 11A5 11C2 Cờ Đỏ 2020 35% 65% 37,5% 62,5% 89,1% 10,9% 89,1% 10,9% 14/33 19/33 15/33 18/33 30/34 4/34 30/34 4/34 12A3 12A1 42,4% 57,6% 45,4% 54,6% 88,2% 11,8% 88,2% 11,8% Như vậy, qua việc áp dụng đề tài này tại một số lớp ở trường tôi học sinh rất ủng hộ và tỏ ra rất thích thú phương pháp dạy học này. Các em đã được giải tỏa áp lực tâm lý kiểm tra bài cũ, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của mình, giờ học sôi nổi, sinh động, thực sự gây hứng thú. Việc lĩnh hội tri thức của các em có tính hiệu quả cao, tạo sự hào hứng, thoải mái, khắc phục được sự tẻ nhạt của bộ môn, kích thích tính ham hiểu biết, cô và trò bình đẳng trong quá trình khám phá, sáng tạo, hình thành và phát huy năng lực. Tuy nhiên, bên cạnh đó đối với một số lớp không áp dụng đề tài này thì vẫn còn tình trạng một số ít học sinh lo lắng, sợ bị kiểm tra bài cũ, tinh thần học uể oải, không khí giờ học nặng nề và hiệu quả thấp, chủ yếu là giáo viên nói và dẫn dắt vào bài nên chưa tạo ra sự sôi nổi cho giờ học.Bản thân tôisau khi tổ chức khởi động trong dạy học thì giờ dạy đã có sự thay đổi nhiều và theo chiều hướng tích cực, với sự chuẩn bị chu đáo về cách thiết kế, sự kết hợp kiến thức của giáo viên nên giờ học không còn cứng nhắc, đơn điệu, truyền thụ kiến thức một chiều, mà giờ học trở nên sinh động, học sinh rất tích cực tham gia xây dựng bài. Giáo viên tạo được sự đam mê 40
  11. trong công tác giảng dạy. Tạo mối quan hệ gắn kết giữa giáo viên và học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập.Chính vì vậy tôi sẽ tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn đề tài này để học sinh yêu mến hơn bộ môn GDCD. Với những kết quả đó, tôi có thể khẳng định rằngviệctổ chức hoạt động khởi động theo các phương pháp mà tôi đã nêu trên sẽ là cơ sở, là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học cũng như tạo được hứng thú và niềm đam mê môn GDCD của học sinh. Đồng thời giáo viên dạy môn GDCD sẽ nâng cao vị trí bộ môn mình khắc phục được tư tưởng bị xem là môn phụ trong nhà trường. 41
  12. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Phạm vi ứng dụng của đề tài Đề tài được nghiên cứu và ứng dụng một số kinh nghiệm trongviệc thiết kế hoạt động khởi động trong các bài dạy môn GDCD cấp THPT từ năm học 2018-2019 và 2019-2020 và đang tiếp tục được triển khai tại Trường trung học phổ thông Cờ Đỏ - huyện Nghĩa Đàn.Đối với giáo viên môn GDCD tôi hi vọng sáng kiến của tôi sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các GV trong công tác giảng dạy bộ môn GDCD tại trường trung học phổ thông. 2. Mức độ vận dụng Đề tài “Kinh nghiệm thiết kế hoạt động khởi động trong các bài dạy môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông” có thể vận dụng cho tất cả các trường trung học phổ thông trong quá trình giảng dạy môn GDCD nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. 3. Kết luận Với đề tài “Kinh nghiệm thiết kế hoạt động khởi động trong các bài dạy môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông”đã giúp tôi bước đầu đạt được những thành công trong việc dạy học môn GDCDtạo ra được sự thích thú đối với HS khi học bộ môn này, các em thật sự yêu thích bộ môn của tôi không xem đó là môn phụ nữa. Một điều không thể phủ nhận là với niềm đam mê của mình trong việc thiết kế các bài dạy môn GDCD bản thân tôi ngày càng nâng cao chuyên môn, được đồng nghiệp ghi nhận và được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. Điều đó làm cho tôi có động lực để không ngừng phấn đấu hoàn thiện bản thân mình, thành công hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Mặt khác tôi mong muốn các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng được phần nào những kinh nghiệm này vào trong quá trình giảng dạy và mong nhận được những góp ý từ các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp và bạn bè chia sẻ, góp ý, bổ sung để đề tài có thể hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nghĩa Đàn, tháng 2 năm 2020 Tác giả Trần Thị Oanh 42
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 10, 11, 12, Sách giáo viên, NXB Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 10, 11, 12, Sách giáo khoa, NXB Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006),Chương trình giáo dục phổ thông - Những vấn đề chung, NXB Giáo dục. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn chuyên đề đổi mới sách giáo khoa, NXB Giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, NXB Giáo dục. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên GDCD trường THPT, NXB Giáo dục. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa 10, 11, 12 môn GDCD, NXB Giáo dục. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thiết kế bài giảng 10, 11, 12 GDCD, NXB Hà Nội. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng GDCD 10, 11, 12, NXB Đại học sư phạm. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục. 12. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2014), Lý luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm. 14. Tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp. 43
  14. PHỤ LỤC 1 Phiếu khảo sát ý kiến giáo viên để tìm hiểu thực trạng vấn đề PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO GIÁO VIÊN Họ và tên: Số điện thoại GV môn: Trường THPT: (Cảm ơn Thầy (Cô) bởi sự hợp tác điền thông tin vào phiếu khảo sát) Câu 1:Thầy (cô)có thực hiện hoạt động khởi động trong tiết học hay không? Có Không Câu 2: Cơ sở tiến hành khởi động là từ đâu? Xuất phát từ nội dung Từ các nội dung liên quan đến bài học Từ nguồn khác Câu 3:Thầy (Cô) tổ chức hoạt động khởi động nhằm mục đích gì? Kiểm tra và thống kê kiến thứccủa học sinh Tạo hứng thú cho học sinh Tạo tình huống có vấn đề để vào bài Câu 4: Cách thứctiến hành hoạt động khởi động thầy (cô) thường dùng là gì? Tổ chức thành hoạt động Dẫn dắt Khác Câu 5: Người thực hiện trong hoạt động khởi động là ai? Giáo viên Học sinh Giáo viên và học sinh Câu 6: Mức độ thu hút và hiệu quả của hoạt động khởi động như thế nào? Cao Thấp Trung bình 44
  15. PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG CÁC BÀI DẠY GDCD TẠI TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ Hoạt động khởi động Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình (tiết 1) tại lớp 10C4 45
  16. Hoạt động khởi động Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (tiết 1) tại lớp 10A1 Hoạt động khởi động Bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 2) tại lớp 10A2 46
  17. Hoạt động khởi động Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (tiết 1) tại lớp 10A 1 47
  18. Hoạt động khởi động Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 4) tại lớp 12A1 Hoạt động khởi động Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (tiết 3) tại lớp 12A4 48