SKKN Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua phân môn Tập đọc trong dạy học tiếng Việt Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua phân môn Tập đọc trong dạy học tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tieu_hoc_qu.docx
- Tóm tắt sáng kiến _Trần Thị Hạnh + Nguyễn Thị Dân_TH Hải Lựu.docx
- tranthihanh_thhailuu_tiengviet.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua phân môn Tập đọc trong dạy học tiếng Việt Lớp 4
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Với sự phát triển của xã hội hiện nay, việc trang bị kĩ năng sống cho học sinh là một điều vô cùng quan trọng. Việc hình thành kĩ năng sống trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách sau này của học sinh. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục đã đưa giáo dục kĩ năng sống thành một môn học bắt buộc trong các nhà trường. Nội dung giáo dục kĩ năng sống được lồng ghép trong tiết giáo dục tập thể. Tuy nhiên, nội dung giáo dục kĩ năng sống còn được lồng ghép trong các môn học như: Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Tiếng Việt . Và đặc biệt trong phân môn Tập đọc. Môn Tiếng Việt là môn học quan trọng, nội dung chương trình môn Tiếng Việt chiếm khá nhiều thời lượng trong chương trình giáo dục cấp Tiểu học. Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, giúp các em học tập và giao tiếp trong môi trường lứa tuổi. Chính vì vậy thông qua môn Tiếng Việt học sinh thường xuyên được rèn những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin Trong những năm gần đây trường tiểu học chúng tôi đã và đang thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhưng kĩ năng sống của học sinh chưa thật sự tốt, học sinh học xong bài tập đọc số đông chưa nhận ra thông điệp, chưa vận dụng thực hành kĩ năng sống mà tác giả muốn thông qua bài tập đọc để hướng dẫn, giáo dục học sinh. Qua thực tế giảng dạy lớp 4A1 do tôi chủ nhiệm (năm học 2019 - 2020), tôi thấy kĩ năng sống của học sinh còn hạn chế, chỉ một số học sinh có hành vi và kĩ năng khá tốt. 2. Tên sáng kiến: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua phân môn Tập đọc trong dạy học tiếng Việt lớp 4. 1
- 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Trần Thị Hạnh - Địa chỉ: Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô - Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0373909873 E- mail: tranhanhk14@gmail.com - Họ và tên: Nguyễn Thị Dân - Địa chỉ: Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô - Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0961408352 E- mail: danphong7475@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Hạnh, Nguyễn Thị Dân 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua phân môn Tập đọc trong dạy học tiếng Việt lớp 4 được áp dụng vào lĩnh vực giáo dục Tiểu học - trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4. Sáng kiến nhằm giúp hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh lớp 4. 6. Sáng kiến Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua phân môn Tập đọc trong dạy học tiếng Việt lớp 4 được áp dụng lần đầu ngày 10 tháng 9 năm 2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Thực trạng Việc rèn kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và phân môn Tập đọc ở lớp 4 nói riêng nhằm giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi; giúp các em nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống; biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân; với cộng đồng và với môi trường tự nhiên; biết sống tích cực, chủ động trong mọi hoàn cảnh. Xuất phát từ sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ và ưu thế của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng trong việc tích hợp nội 2
- dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nên tôi quyết định chọn sáng kiến: “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua phân môn Tập đọc trong dạy học tiếng Việt lớp 4” 7.2. Nội dung sáng kiến Thứ nhất: Nâng cao chất lượng giờ dạy có nội dung tích hợp kĩ năng sống trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 4 Để tổ chức thành công giờ dạy tập đọc có nội dung tích hợp kĩ năng sống cho HS, theo tôi, GV cần làm tốt các việc sau: Việc 1: Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống cần tích hợp trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 4. Nghiên cứu và lựa chọn kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh Trước tiên, giáo viên cần xác định được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ trong từng bài học của phân môn Tập đọc trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 4. Sau đó, giáo viên nghiên cứu xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống cần tích hợp trong từng bài tập đọc. Chương trình phân môn Tập đọc lớp 4 với 62 tiết, qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi thấy một số bài tập đọc có nội dung tích hợp kĩ năng sống cho học sinh như: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Mẹ ốm; Thư thăm bạn; Người ăn xin; Những hạt thóc giống; Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca; Chị em tôi; Trung thu độc lập; Thưa chuyện với mẹ; Vua tàu thủy “Bạch Thái Bưởi’’; Người tìm đường lên các vì sao; Văn hay chữ tốt; Chú Đất Nung; Bốn anh tài; Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Vẽ về cuộc sống an toàn; Khuất phục tên cướp biển; Thắng biển; Ga - vrốt ngoài chiến lũy; Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất; Tiếng cười là liều thuốc bổ. Tiếp theo, tôi nghiên cứu nội dung kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh lớp 4. Sau khi nghiên cứu, tôi thấy, nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 gồm những nhóm kĩ năng sau: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xã hội, kĩ năng quản lí bản thân. 3
- Sau đó, tôi nghiên cứu bài dạy để lựa chọn những kĩ năng phù hợp cần giáo dục cho học sinh thông qua bài học cụ thể. Ví dụ: Bài tập đọc: Vẽ về cuộc sống an toàn (tài liệu học – trang 54) *Mục tiêu: - Đọc hiểu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn. - Nói những điều em biết, những hành động em cần làm để góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông và đảm bảo tham gia giao thông an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. *Kĩ năng sống: - Tự nhận thức: Sau bài học, HS tự nhận thức được bản thân mình đã tham gia giao thông an toàn chưa và cần làm gì; không nên làm gì để góp phần đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và mọi người xung quanh. - Xác định giá trị: HS nhận thức được an toàn đặc biệt là an toàn giao thông có vai trò vô cùng quan trọng. - Đảm nhận trách nhiệm: giúp HS nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện an toàn giao thông. Từ đó, các em có ý thức tham gia giao thông an toàn. - Tư duy sáng tạo: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để có các hình thức, biện pháp tuyên truyền tới bạn bè, người thân giúp mọi người tham gia giao thông an toàn. Việc 2: Lập kế hoạch bài dạy có nội dung tích hợp kĩ năng sống để học sinh hiểu nội dung ý nghĩa và thấy được giá trị sống, kỹ năng sống cần có qua mỗi bài học Việc lập kế hoạch bài dạy là bước không thể thiếu và rất quan trọng. Trong mỗi tiết dạy, hệ thống câu hỏi rất quan trọng trong việc hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì vậy giáo viên cần lập kế hoạch bài dạy rõ ràng, cụ thể. 4
- Ví dụ: Khi dạy bài: “Người ăn xin” Tiếng Việt 4 muốn lồng ghép kĩ năng sống là HS biết thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn cho mọi đối tượng học sinh trong lớp, giáo viên cần giúp học sinh hiểu trong xã hội còn có rất nhiều người kém may mắn như bệnh tật, tai nạn, Chúng ta có cuộc sống may mắn hơn nếu không có điều kiện giúp đỡ họ về vật chất thì thể hiện sự cảm thông với những người kém may mắn hơn mình bằng cử chỉ, lời nói ví dụ như bạn nhỏ trong bài chẳng hạn; hoặc bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. Sau đó, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng vai thực hành luôn kĩ năng sống đó. Thứ hai: Tổ chức dạy, học để học sinh hiểu, thấy được giá trị sống, kĩ năng sống cần có thông qua tổ chức hoạt động dạy học trên lớp và thực hành Để HS hiểu, thấy được giá trị sống, kĩ năng sống cần có qua mỗi bài tập đọc, ngoài việc phải nắm chắc kiến thức, kĩ năng của môn học và kĩ năng sống. Giáo viên phải biết lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức và các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng bài học nhằm khơi gợi hứng thú học tập cho HS, giúp HS chủ động tiếp thu kiến thức và thực hiện được một số kĩ năng tích hợp trong bài học. Muốn làm được điều đó, theo tôi giờ dạy tập đọc có nội dung tích hợp kĩ năng sống cần đảm bảo các bước sau: Bước 1: Khởi động Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kĩ năng, kiến thức sẽ được học. Ví dụ: Khi dạy bài: Thư thăm bạn - Tuần 3 - Tiếng Việt 4 để khơi dậy hứng thú học tập cho HS, bước đầu tiếp cận kiến thức, kĩ năng tích hợp trong bài, giáo viên tổ chức cho HS thảo luận theo cặp câu hỏi: Là HS, em đã làm gì để giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt? Sau đó, cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc, nêu nội dung bức tranh. Từ đó, giúp HS phần nào nhận ra cần chia sẻ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. 5
- Bước 2: Khám phá Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới. Ví dụ: Khi dạy bài Thư thăm bạn - Tiếng Việt 4 Để giáo dục kĩ năng sống “Xác định giá trị” trong bài là: HS nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống. GV nêu : - Tìm những câu bạn Lương an ủi bạn Hồng? - Theo em được bạn khác an ủi, bạn Hồng cảm thấy thế nào? GV để nhiều HS được nói sau đó GV chốt ý đúng và đưa ra câu hỏi, tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4: Khi có chuyện buồn, được người khác an ủi, động viên em cảm thấy thế nào? GV kết luận HS nhận thấy: * Khi có chuyện buồn, được người khác an ủi, động viên thì nỗi buồn sẽ vơi đi từ đó giáo dục HS cần an ủi, động viên người khác khi người đó gặp chuyện buồn trong cuộc sống. Để giáo dục kĩ năng sống “Thể hiện sự cảm thông” trong bài là HS biết cách chia sẻ, cảm thông với nỗi đau buồn của người khác; biết nói lời động viên, an ủi, giúp đỡ để người đó mau vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Khi dạy bài Thư thăm bạn, tôi yêu cầu HS: - Kể những hành động, việc làm ủng hộ đồng bào nơi bị thiên tai mà em biết? HS kể và sau đó tôi cho HS liên hệ: Em đã làm gì để giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp hoặc trong trường? Bước 3: Luyện tập - Tạo cơ hội cho người học thực hành, vận dụng kiến thức và kĩ năng mới vào một bối cảnh, hoàn cảnh, điều kiện có ý nghĩa. 6
- Ví dụ: Khi dạy bài: Thư thăm bạn - Tiếng Việt 4 Để HS có nhiều cơ hội được thực hành, vận dụng kiến thức và kĩ năng vừa học, tôi yêu cầu HS: - Qua bài tập đọc này, em rút ra được bài học gì cho bản thân? - Các em thể hiện sự cảm thông, chia sẻ bằng những hành động, việc làm như thế nào? - Em đã cảm thông, chia sẻ với ai bao giờ chưa? Tôi khuyến khích nhiều em phát biểu theo các cách khác nhau. Sau đó, tôi cho HS hoạt động nhóm 4 thực hành: Nói về một người đã chia sẻ, cảm thông với em, làm dịu nỗi buồn của em. Qua hoạt động nhóm, giúp HS rèn thêm kĩ năng giao tiếp và kĩ năng thể hiện sự tự tin. Hình 1: Học sinh hoạt động nhóm Bước 4: Vận dụng Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống và bối cảnh mới. Ví dụ: Khi dạy bài: Thư thăm bạn - Tiếng Việt 4 7
- Sau khi, HS được thực hành, luyện tập kiến thức và kĩ năng của bài học. Tôi tổ chức cho HS đóng vai thực hành kĩ năng sống cảm thông, chia sẻ: Nói cho người thân nghe về một việc em đã làm để thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với người khác. HS 1: (Người thân: ông bà, bố mẹ, anh chị, em, ) HS 2: (Cháu, con, em, anh chị, ) Hình 2: Ảnh minh họa hoạt động đóng vai của học sinh Thứ ba: Tạo môi trường để học sinh được trải nghiệm, thực hành kĩ năng sống tích cực Nội dung học được kết hợp vào trò chơi, đóng vai, thường gây được sự thích thú với học sinh. Các em được thể hiện kĩ năng mình sẵn có một cách rõ rệt. Từ đó, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp học sinh phát huy tối đa các kĩ năng mình có. Tuỳ theo bài, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động ngay tại lớp với tình huống tương tự bài học để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Ví dụ: Khi dạy bài: Người ăn xin - Tiếng Việt 4 8
- Sau khi học sinh thực hiện trả lời các câu hỏi liên hệ giáo dục kĩ năng sống. Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi đóng vai tình huống kĩ năng sống thể hiện sự cảm thông, chia sẻ. HS 1: (Người ăn xin): Cháu ơi, cho bà xin cốc nước? HS 2: (Cầm cốc nước): Cháu mời bà uống nước ạ! - Kèm theo thái độ thể hiện sự kính trọng, lễ phép. Hình 3: Ảnh minh họa hoạt động đóng vai của học sinh Khi thực hiện đóng vai học sinh sẽ hiểu rõ hơn nội dung câu chuyện và tình huống xảy ra trong bài. Từ đó sẽ giúp các em đưa ra những ứng xử đúng đắn khi gặp những tình huống tương tự trong cuộc sống hằng ngày. Và cũng từ hoạt động đóng vai giúp các em rèn thêm về kĩ năng giao tiếp và kĩ năng thể hiện sự tự tin. Thứ tư: Chú trọng công tác động viên, khen thưởng Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng sống. Tôi theo dõi hằng ngày các em có biểu hiện tốt ghi vào sổ, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được 9
- thưởng một phần quà thật ý nghĩa để dành tặng mẹ và người thân của mình. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống. Hình 4: Động viên, khen thưởng học sinh rèn luyện tốt kĩ năng sống 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) Sáng kiến mang tính phổ biến kinh nghiệm trong dạy và học phân môn Tập đọc lớp 4 nên không có thông tin bảo mật. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - GV trực tiếp giảng dạy: + Giáo viên cần có những định hướng cơ bản, những việc cần phải chuẩn bị để tiết dạy có tích hợp giáo dục kĩ năng sống diễn ra một cách nhẹ nhàng. Qua đó giáo dục cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản. + Giáo dục kĩ năng sống chỉ thật sự có hiệu quả khi người thầy có tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian. - Học sinh ngoan, chú ý nghe giảng, mạnh dạn học hỏi, trao đổi với thầy cô, bạn bè những chỗ chưa rõ hoặc không hiểu. 10
- - Ban giám hiệu nhà trường ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất. - Giáo dục kĩ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng. Phải kết hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội mới mong đào tạo được những học sinh phát triển toàn diện. 10. Đánh giá lợi ích thu được 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sau khi tiến hành thực hiện sáng kiến giáo dục tích hợp kĩ năng sống trong dạy học nói chung và trong phân môn Tập đọc nói riêng theo hướng tích cực, tôi thấy học sinh thực hành kĩ năng sống tốt hơn hẳn so với thời gian đầu năm học. Cụ thể: HS tự tin, mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến; tự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp với thầy cô và các bạn; tự tin, mạnh dạn hơn thể hiện mình trong các hoạt động học tập cũng như các hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp. Kĩ năng hỗ trợ, hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập tốt hơn. Các em biết cách thể hiện tình cảm quan tâm với nhau hơn như: hỏi thăm khi thấy bạn của mình bị ốm phải nghỉ học hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm cụ thể như hướng dẫn bạn học bài Những việc làm đó trước đây tôi thấy các em còn rất nhiều hạn chế. 11
- Hình 5: Ảnh minh họa học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân - Ứng dụng sáng kiến đã được nghiên cứu và áp dụng vào dạy trong các tiết Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Chính tả lớp 4. - Tính mới, tính sáng tạo: Ứng dụng sáng kiến có tính mới, tính sáng tạo cao mạng lại hiệu quả thiết thực giúp hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh. - Khả năng áp dụng, nhân rộng: Ứng dụng sáng kiến có khả năng áp dụng, phổ biến rộng rãi trong huyện. - Khả năng mang lại lợi ích thiết thực: Ứng dụng sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cao trong thực tế. 11. Kết luận Qua sáng kiến này, tôi thấy để giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả thì giáo viên cần tìm hiểu, nắm chắc đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức của từng em để từ đó tổ chức các hoạt động học tập cho phù hợp với từng đối tuợng học sinh trong lớp. Giáo viên cần tin ở khả năng của các em, trong mỗi tiết hoc, trong từng hoạt động học tập giáo viên cần tạo cơ hội tối đa cho nhiều học sinh được tham gia. Từ đó, các em có cơ hội thể hiện mình, cơ hội trải nghiệm, làm quen với cách ứng xử trong từng tình huống, trong cuộc sống, không nói hộ, làm hộ. Với những nội dung bài học phù hợp để tích hợp kĩ năng sống, giáo viên có thể tổ chức cho các em thực hành kĩ năng sống đó ngay tại lớp như đóng vai thể hiện tình huống đó trong cuộc sống và kĩ năng sống để xử lí tình huống đó. Giáo viên cần thường xuyên liên lạc với gia đình để trao đổi, bàn các giải pháp giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh. Giáo viên cần tạo thói quen rèn 12
- kĩ năng sống cho HS ở mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các môn học, tiết học có thể một cách thường xuyên, liên tục. Trên đây là những kinh nghiệm tích lũy của bản thân tôi về việc tích hợp dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua phân môn Tập đọc trong dạy học tiếng Việt lớp 4. Chắc chắn đây chưa phải là giải pháp hay nhất nhưng nó sẽ giúp cho giáo viên một số kinh nghiệm để giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp để tôi thực hiện thành công sáng kiến này góp phần đào tạo “con người mới” phát triển đầy đủ về các mặt “đức, trí, thể, mĩ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. 12. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/ Phạm vi/Lĩnh vực áp Địa chỉ TT dụng sáng kiến cá nhân Giáo viên giảng dạy lớp Phân môn Tập đọc lớp 1 Trần Thị Hạnh 4A1 Trường Tiểu học 4 tại Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. Hải Lựu - Sông Lô. Giáo viên giảng dạy lớp Phân môn Tập đọc lớp 2 Lê Văn Thiện 4A2 - Trường Tiểu học 4 tại Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. Hải Lựu - Sông Lô. Giáo viên giảng dạy lớp Phân môn Tập đọc lớp 3 Đào Thị Tươi 4B1 Trường Tiểu học 4 tại Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. Hải Lựu - Sông Lô. Giáo viên giảng dạy lớp Phân môn Tập đọc lớp 4 Đoàn Thị Phượng 4B2 Trường Tiểu học 4 tại Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. Hải Lựu - Sông Lô. 13
- Hải Lựu, ngày tháng năm 2021 Hải Lựu, ngày tháng năm 2021 HIỆU TRƯỞNG CÁC TÁC GIẢ (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Trần Thị Hạnh Nguyễn Thị Dân Sông Lô, ngày tháng 5 năm 2021 HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN 14