SKKN Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với Toán thông qua hoạt động ngoài trời

pdf 6 trang binhlieuqn2 8054
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với Toán thông qua hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_cho_tre_mau_giao_4_5_tuoi_lam_quen_voi_toan_tho.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với Toán thông qua hoạt động ngoài trời

  1. BIỆN PHÁP “TỔ CHỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI LÀM QUEN VỚI TOÁN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI” 1. Lý do chọn biện pháp. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Đó không chỉ là tựa đề của bài hát viết về thiếu nhi mà còn mang một thông điệp muốn nhắc nhở chúng ta cần thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ. Trường mầm non là nơi thuận lợi nhất để thực hiện điều đó. Trẻ đến trường được tham gia rất nhiều hoạt động khác nhau, trong đó hoạt động giáo dục sẽ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội tri thức để phát triển toàn diện về mọi mặt. Cho trẻ làm quen với “Toán” là nội dung được quy định trong chương trình giáo dục mầm non. Đặc trưng của môn học đòi hỏi tính chính xác nên khô khan, nó không sôi động, vui tươi, không có màu sắc rực rỡ, nên thường không hấp dẫn nhiều với trẻ. Mặt khác hằng ngày trẻ được tiếp xúc với môi trường xung quanh rất đa dạng và phong phú nên trẻ rất tò mò tìm hiểu về màu sắc, hình dạng, kích thước, về số lượng mà chỉ có toán học mới giải quyết được những vấn đề đó. Với trẻ 4-5 tuổi khả năng tư duy, tập trung chú ý chưa cao, trẻ mau nhớ, chống quên. Trên thực tế việc cho trẻ làm quen với toán giáo viên mới chỉ chú ý tổ chức chính trong giờ hoạt động học, mà có khi vẫn chưa quan tâm đúng mức để đưa lại hiệu quả cao; hơn nữa thời khóa biểu hoạt động học được xây dựng có tuần không có nội dung cho trẻ làm quen với toán dẫn đến kiến thức trẻ thu được không bền vững. Bên cạnh đó năm học trước do dịch bệnh Covid-19 trẻ phải nghỉ học khá dài nên đã quên dần các kiến thức về Toán được cô giáo cung cấp. Qua khảo sát đầu năm cho thấy chỉ có gần 30% trẻ nắm vững chắc những kiến thức, kỹ năng về toán theo quy định của độ tuổi MG Nhỡ. Do đó cần tăng cường, tận dụng mọi cơ hội để cho trẻ được làm quen với toán. Hoạt động ngoài trời sẽ là môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nhất. Ngoài việc giúp trẻ được hít thở không khí trong lành, được thỏa mãn tự do hoạt động thì trẻ được quan sát, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên khơi gợi sự tò mò, thích khám phá, góp phần phát triển tư duy. Mặt khác, môi trường tự nhiên ngoài lớp học là nguồn đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng không cần chuẩn bị, đỡ tốn kém mà mang lại hiệu quả cao.Trước những lý do trên tôi đưa ra biện pháp“Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với Toán thông qua hoạt động ngoài trời” ở lớp tôi phụ trách. 1
  2. 2. Mục đích của biện pháp: Với biện pháp đưa ra sẽ có các mục đích như sau: * Đối với trẻ: - Giúp trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng về môn toán theo quy định của độ tuổi và được duy trì một cách bền vững. - Hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát góp phần cung cấp vốn từ về các biểu tượng Toán học cho trẻ. - Rèn cho trẻ tính nhanh nhạy, tính tự tin. Giúp trẻ yêu thích, say mê, hứng thú với môn toán góp phần phát triển toàn diện về tư duy, nhận thức cho trẻ. - Trẻ được có nhiều cơ hội trải nghiệm, tiếp cận môn toán một cách tự nhiên với tâm thế vui vẻ, hào hứng thông qua giờ hoạt động ngoài trời. Thỏa mãn được nhu cầu tâm sinh lý “Học bằng chơi, chơi mà học” đáp ứng với phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” hiện nay * Đối với giáo viên: Giúp cho giáo viên chủ động, sáng tạo lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với toán thông qua giờ hoạt động ngoài trời. Từ đó, giáo viên tận dụng được nguồn đồ dùng sẵn có để cung cấp kiến thức với toán cho trẻ, giảm bớt thời gian, kinh phí cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học của cô và trẻ. Giúp đồng nghiệp có thêm tài liệu kinh nghiệm để tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ đạt hiệu quả hơn. Bản thân tôi tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm qua thực tế để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng với tiêu chuẩn của người giáo viên mầm non theo quy định hiện nay. 3. Cách thức tiến hành: Hoạt động ngoài trời là hoạt động được diễn ra hằng ngày ở trường mầm non và việc sử dụng đa dạng, hợp lí nội dung hoạt động sẽ làm tăng hứng thú giúp cho việc lĩnh hội các biểu tượng toán học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Với 3 nội dung hoạt động ngoài trời được tôi linh hoạt sáng tạo tổ chức cho trẻ làm quen với toán qua nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể: * Đối với hoạt động có chủ đích: Đây là hoạt động trẻ sẽ được cung cấp, củng cố những biểu tượng về toán một cách rõ ràng, hiệu quả nhất. Vì thế tôi sẽ tiến hành như sau: - Ôn số lượng, kỹ năng đếm: + Sau khi cho trẻ quan sát nhận biết về nội dung chính tôi đặt các câu hỏi như các con đếm xem có bao nhiêu cây bàng, cây phượng, bồn hoa, đồ chơi ngoài trời nhằm củng cố kỹ năng quan sát và kỹ năng đếm cho trẻ (vì trẻ có đếm được mới trả lời được câu hỏi tôi đưa ra). 2
  3. + Trong giờ quan sát vườn hoa tôi yêu cầu trẻ chọn hoa có 5 cánh, kể tên 5 loại hoa mà con biết, 5 loại hoa có màu sắc khác nhau, xếp 5 lá hoặc 5 hạt tìm được thành 1 bông hoa 5 cánh. - Đối với nội dung tách gộp: Tôi sẽ cho trẻ nhặt lá rơi, nhặt sỏi, đá sau khi cho trẻ đếm số lượng vừa nhặt, tôi cho trẻ so sánh số lượng của mình với của bạn, cho trẻ tách số lượng vừa nhặt được thành 2 phần theo ý thích, theo yêu cầu - Về kích thước, hình dạng: Tôi cho trẻ nhận biết cây nào cao hơn? cây nào thấp hơn? chiếc lá nào dài nhất? chiếc lá nào ngắn hơn? chiếc lá nào to nhất? chiếc lá nào nhỏ hơn? cửa sổ, cửa chính phòng học có dạng hình gì? Ai tinh mắt chỉ xem hình tròn có ở đâu trong đồ chơi ngoài trời? Như vậy, Qua hoạt động có chủ đích tôi vừa giúp trẻ khám phá sự đa dạng của thiên nhiên xung quanh đồng thời là phương tiện để tôi lồng ghép nội dung cho trẻ làm quen với toán hiệu quả. * Thông qua trò chơi: Trò chơi cũng là một nội dung của giờ hoạt động ngoài trời. Đặc biệt là các trò chơi vận động luôn mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, khi chơi trẻ thỏa sức mình với những trò chơi mà trẻ thích, đây cũng là cơ hội để tôi củng cố và cung cấp kiến thức về toán cho trẻ. - Đối với các trò chơi được phân chia thành 2,3 đội chơi và yêu cầu thể lực bằng nhau như trò chơi “Kéo co”, chú ếch trổ tài, chuyền bóng tôi tạo tình huống như sau: Cách 1: Tôi sẽ cho trẻ tự lựa chọn bạn chơi tạo thành đội, sau đó tôi hỏi trẻ để đảm bảo công bằng thì các đội chơi cần có số lượng và hình dáng bạn chơi như thế nào? (bằng nhau). Sau đó cho trẻ quan sát, nhận xét về 2 đội chơi (Muốn vậy thì bắt buộc trẻ phải đếm số lượng, so sánh về hình dáng cơ thể của bạn chơi ở 2 đội). Cách 2: Tôi sẽ chọn 2 đội chơi có số lượng khác nhau, yêu cầu trẻ kiểm tra và giải quyết như (đội 1:4 trai, 4 gái, đội 2: 4 trai, 3 gái), như vậy 2 đội chơi đã bằng nhau chưa? Vậy, muốn 2 đội chơi bằng nhau thì phải làm gì? (thêm/bớt đi 1 bạn). Qua đó tôi đã cung cấp biểu tượng toán nhiều hơn - ít hơn, thêm bớt cho trẻ, yêu cầu trẻ xếp đội hình chơi từ thấp đến cao hoặc ngược lại để củng cố kiến thức nhận biết cao - thấp; cho trẻ xếp 1 bạn nam, 1 bạn nữ để cung cấp kiến thức 3
  4. về xếp xen kẻ hoặc đội 1 bên trái, đội 2 bên phải để giúp trẻ định hướng không gian Để củng cố kiến thức về định hướng không gian, số lượng thì ở trò chơi “Chú Ếch con trổ tài”: tôi yêu cầu 2 đội nhảy về phía trước, phía sau; sang trái, sang phải, đội 1 nhảy sang trái, đội 2 nhảy sang phải; đội 1 nhảy về phía trước, đội 2 nhảy về phía sau với nhịp hô hoặc tiếng gõ xắc xô. - Ngoài những trò chơi trên tôi nhận thấy các trò chơi dân gian cũng làm tăng khả năng tư duy về Toán học cho trẻ. + Trò chơi “Cua cắp” giúp rèn luyện kĩ năng phân loại, đếm, so sánh số lượng.Với cách chơi như sau: Cách 1: Chia trẻ trong lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 bạn với 30 viên sỏi 3 màu (Xanh, đỏ, vàng). Khi chơi yêu cầu mỗi trẻ chọn một màu sỏi để cắp. Sau khi cắp hết màu của mình trẻ đếm và so sánh. Cách 2: Cũng với số lượng sỏi như vậy tôi cho trẻ cắp tự do. Sau khi cắp xong trẻ đếm số lượng và phân loại xem mình cắp được bao nhiêu viên sỏi màu xanh, màu vàng, bao nhiêu viên sỏi to, sỏi nhỏ. + Hoặc với trò chơi ô ăn quan: Khi trẻ thực hiện quá trình chơi của mình, trẻ vừa đếm vừa đặt những viên sỏi vào từng ô, để giúp trẻ rèn luyện tính logic, củng cố kỹ năng đếm cho trẻ. + Trò chơi cướp cờ: Tùy vào chủ đề trẻ học để củng cố hoặc cung cấp kiến thức cho trẻ tôi chuẩn bị các quân cờ khác nhau như chủ đề trường MN tôi chuẩn bị quân cờ là những quả bóng, bạn lật đật, bạn gấu, chong chống, máy bay với các màu sắc xanh, đỏ, vàng để củng cố về màu sắc. Còn để ôn luyện củng cố về hình tôi chuẩn bị các quân cờ là các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. Nếu ôn thêm số lượng thì tôi dán thêm các biểu tượng có số lượng cần ôn vào nền cờ (chủ đề bản thân tôi gắn thêm những chiếc áo, mũ, nơ ; nếu chủ đề con động vật tôi gắn các con vật ; đến chủ đề thực vật các quân cờ được tôi thay thế bằng hoa, lá, các loại quả ) Từ đó, thông qua việc tổ chức các trò chơi có lồng ghép những biểu tượng Toán học, trẻ lớp tôi rất hứng thú và tích cực tham gia từ đó góp phần không nhỏ vào việc ôn luyện củng cố những kiến thức mà trẻ đã học giúp trẻ ngày càng yêu thích, hứng thú với việc làm quen với Toán. * Chơi tự do Một trong những nội dung của hoạt động ngoài trời mà trẻ rất hứng thú, chiếm nhiều thời gian nhất đó là chơi tự do. Đây cũng là lúc trẻ được thỏa sức 4
  5. chơi với nhữngđồ chơi sẵn có hay những đồ chơi được cô chuẩn bị: - Ở nhóm trẻ chơi những viên sỏi, nắp chai ngoài việc trẻ phân loại những viên sỏi có màu giống nhau thì tôi sẽ gợi mở cho trẻ dùng những viên sỏi này để xếp thành những hình mà trẻ thích hoặc gợi ý để trẻ xếp ngôi nhà, xe tô tô, bông hoa. Tôi sẽ hỏi trẻ để xếp được thân ngôi nhà thì các con sẽ xếp hình gì? mái nhà hình gì? Qua đó cung cấp biểu tượng về hình dạng cho trẻ. - Ở góc cát nước tôi cho trẻ in chữ số, dùng que hoặc ngón tay để vẽ hình, vẽ số trên cát. Chơi đong nước vào chai để trẻ biết được muốn chai nước đầy thì cần bao nhiêu cốc nước, tay nào cầm chai, tay nào cầm cốc. Như vậy qua một hoạt động chơi nhỏ ở góc cát nước mà tôi cũng đã cung cấp được biểu tượng toán về số lượng, đo lường, định hướng trong không gian cho trẻ lớp mình. * Dạo chơi, tham quan: Hoạt động ngoài trời ngoài những nội dung trên tôi còn tiến hành cho trẻ dạo chơi, tham quan như tham quan khuôn viên sân trường: Cho trẻ quan sát các bồn hoa và hỏi trẻ số lượng các bồn hoa ở trong sân trường là bao nhiêu? (Cho trẻ nêu lên kết quả và cùng trẻ đếm để kiểm tra kết quả). Hoặc hỏi trẻ phòng bác bảo vệ ở phía nào của các con? Còn khu phát triển thể chất ở phía nào? Khi có chiếc xe ô tô chạy ngoài đường tôi sẽ hỏi bánh xe ô tô có hình gì? Hình tròn có lăn được không? Bằng cách dạo chơi kết hợp với những câu hỏi sẽ giúp trẻ hình thành, củng cố, ôn luyện được nhiều hơn với môn toán. Chỉ trong một thời gian ngắn với những đồ dùng sẵn có ở sân trường tôi đã cung cấp, củng cố kiến thức về toán cho trẻ một cách tự nhiên, không gò bó mà hiệu quả mang đến rất cao. 4. Kết quả đạt được. Qua hơn một học kỳ thực hiện, với lòng nhiệt tình tâm huyết, cùng sự phấn đấu vươn lên, tự học tập tự bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp, tôi đã sử dụng tốt biện pháp “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với Toán thông qua hoạt động ngoài trời” và đã mang lại kết quả cụ thể như sau: Đối với trẻ: Trẻ đến lớp ngoan và thích được đến lớp, thích được tham gia hoạt động làm quen với toán nói chung và làm quen với toán thông qua hoạt động ngoài trời nói riêng. Trẻ đã có khả năng tập trung chú ý lâu, khả năng quan sát nhanh, tư duy 5
  6. tư duy một cách tích cực. Đã nắm được các kiến thức và kỹ năng của hoạt động làm quen toán theo yêu cầu. Kết quả đánh giá trẻ như sau: Kết quả giữa kỳ Nội dung đánh giá Số lượng Tỷ lệ Về đếm, thêm bớt, tách gộp số lượng trong phạm vi 5. 28/28 100% Về sắp xếp theo quy tắc. 27/28 96,4% Về so sánh, phân biệt giữa các hình hình học. 28/28 100% Về đo lường, định hướng không gian. 26/28 92,8% Về so sánh kích thước . 26/28 92,8% Đối với giáo viên: Tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân. Vì tận dụng được 1 phần đồ dùng sẵn có nên tôi và giáo viên trong lớp có nhiều thời gian hơn quan tâm đến trẻ, có thời gian trong việc chuẩn bị và tổ chức các hoạt động khác nên chất lượng, nề nếp của trẻ lớp tôi được đánh giá cao qua các chủ đề và các đợt kiểm tra của nhà trường. Từ kết quả đạt được ở trên có thể nhận thấy rằng, đối với trẻ mẫu giáo nếu chúng ta cho trẻ có thêm nhiều cơ hội tiếp xúc thì sự tiếp thu kiến thức của trẻ ngày càng tăng lên và được duy trì bền lâu. Trẻ ngoài cơ hội được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, được thỏa trí tò mò, khám phá môi trường tự nhiên mà thông qua đó trẻ còn lĩnh hội được nhiều kiến thức về toán học. Với yêu cầu giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có kiến thức về chuyên môn, phải thật linh hoạt, sáng tạo, có kỹ năng, kỹ xảo và biết tận dụng mọi điều kiện, cơ hội để giúp trẻ làm quen với toán tốt nhất không chỉ trên giờ hoạt động chung mà còn thông qua các hoạt động khác, đặc biệt là giờ hoạt động ngoài trời. HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Hương Nguyễn Thị Hiền 6