SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm làng nghề và nghề truyền thống nhằm định hướng bảo tồn và phát triển nghề truyền thống cho học sinh dân tộc miền núi trong dạy học lịch sử Việt Nam Lớp 10 từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường THPT

docx 61 trang Giang Anh 26/09/2024 1552
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm làng nghề và nghề truyền thống nhằm định hướng bảo tồn và phát triển nghề truyền thống cho học sinh dân tộc miền núi trong dạy học lịch sử Việt Nam Lớp 10 từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_lang_nghe_va_nghe_truyen.docx
  • pdfNguyễn Thị Bính, Lô Thanh Bình - PT DTNT THPT số 2-Lịch Sử.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm làng nghề và nghề truyền thống nhằm định hướng bảo tồn và phát triển nghề truyền thống cho học sinh dân tộc miền núi trong dạy học lịch sử Việt Nam Lớp 10 từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường THPT

  1. hướng cho hoạt động trải nghiệm của mình. Hoạt động 2: Trải nghiệm nghề truyền thống và làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát, sản xuất hương trầm ở Kì Sơn, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu. a. Mục tiêu - Học sinh phân tích được các yêu cầu kĩ năng, quy trình làm ra sản phẩm thủ công truyền thống. - Học sinh biết được cấu trúc của mô hình làng nghề: lịch sử hình thành và phát triển, cách bố trí sắp xếp các khu vực sản xuất, cách tiếp cận thị trường tìm kiếm nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Học sinh biết được hiệu quả kinh tế mà nghề thủ công truyền thống mang lại - Nhận thấy được những khó khăn và thuận lợi trong xu hướng phát triển nghề, từ đó định hướng giải pháp bảo tồn và phát triển. b. Cách tiến hành *Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ nghiên cứu cho mỗi nhóm: - Nhóm 1: Nhóm địa bàn Quỳ Châu: Tìm hiểu về làng nghề Tân Lạc sản xuất Hương Trầm. - Nhóm 2: Nhóm Quế Phong: Tìm hiểu về Làng nghề dệt thổ cẩm bản Đan – Tiền Phong của đồng bảo dân tộc Thái - Nhóm 3: Nhóm Kì Sơn, Tương Dương: Tìm hiểu về nghề đan lát của đồng bào dân tộc thiểu số ở Kì Sơn. - Nhóm 4: Nhóm Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn : Tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái. HS chú ý lắng nghe và nhận nhiệm vụ của nhóm mình. GV hướng dẫn HS lập kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc trong thời gian thực hiện trải nghiệm và thường xuyên kiểm tra tiến độ, hỗ trợ và đôn đốc HS thực hiện. - Để phát huy được năng lực của từng nhóm đối tượng HS, GV chia đều những HS tiếp thu chậm vào các nhóm, dành nhiều thời gian để làm việc riêng với những học sinh này, đồng thời cũng dự kiến tổ chức những hoạt động bổ trợ riêng để hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện. Đối với những học sinh giỏi, năng khiếu, GV giao những nhiệm vụ mang tính thách thức cao (điều kiển, tổ chức hoạt động trong lớp, kèm cặp hướng dẫn HS yếu), tạo cơ hội cho HS được đưa ra các tình huống, câu hỏi vấn đề và cách thức giải quyết 56
  2. - Sản phẩm dự kiến: Hs hình thành nhóm, chọn nghề truyền thống và làng nghề truyền thống để trải nghiệm, tham quan. * Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh cần thu hoạch được trong quá trình trải nghiệm: - Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc trưng và ý nghĩa của nghề (làng nghề) truyền thống của địa phương em, chỉ ra được vai trò kinh tế của nghề (làng nghề). - Nhiệm vụ 2: Sưu tầm những hình ảnh, quay vi deo Mô tả công việc/quy trình thực hiện nghề (hoặc quá trình lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề) - Nhiệm vụ 3: Trực tiếp theo dõi các nghệ nhân làm việc ở làng nghề và tự tay làm một sản phẩm mà các em thích. - Nhiệm vụ 4: Chỉ ra một số phẩm chất và năng lực cần có để làm nghề (hoặc đặc điểm của làng nghề) - Nhiệm vụ 5: Trình bày thực trạng và một số biện pháp để duy trì nghề, (làng nghề) truyền thống của địa phương hiện nay. - Nhiệm vụ 6: Phát biểu cảm nghĩ về nhận thức, năng lực sở thích của mình đối với nghề truyền thống đó. Hs nhận nhiệm vụ được giao. - Sản phẩm dự kiến: Hs biết được nội dung, nhiệm vụ công việc của mình trong hoạt động trải nghiệm. * Bước 3: Các nhóm Hs tổ chức tham quan, trải nghiệm tại các làng nghề ở địa phương mình. - Hs tìm hiểu về sản phẩm của nghề thủ công truyền thống, đặc trưng của làng nghề và những giá trị của làng nghề truyền thống mang lại. - Quy trình tạo ra các sản phẩm. - Tìm hiểu các dụng cụ để làm nghề và cách sử dụng an toàn. - Trực tiếp tham gia làm một sản phẩm - Thực hiện phỏng vấn nghệ nhân và người làm nghề truyền thống lâu năm ở địa phương mình. - Ghi chép, trao đổi, thảo luận trong nhóm. - Sản phẩm dự kiến: + Hs biết được ý nghĩa của nghề truyền thống và làng nghề truyền thống: Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghề, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, mà còn góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa, nét độc đáo riêng của đồng bào dân tộc thiểu số. 57
  3. + Hs biết được quy trình làm nên các sản phẩm thủ công dệt, nhuộm, đan lát, sản xuất hương trầm. + Hiểu được những phẩm chất cần có của người làm nghề: +, Cần am hiểu về các văn hóa của các vùng miền, làng nghề . +, Nắm rõ những kỹ thuật và quy trình tạo ra sản phẩm +, Hiểu được những giá trị của các sản phẩm được tạo ra +, Cần có sự chăm chỉ, cần cù, khéo léo, đặc biệt là đôi bàn tay +, Có mắt thẩm mỹ tốt, kết hợp, phối màu hài hòa, sử dụng liều lượng hương vị phù hợp. + HS có những hiểu biết về triển vọng phát triển của nghề và làng nghề thủ công + Hs có ý thức về lao động có kỉ luật, đảm bảo an toàn trong lao động + Hình thành ý thức trách nhiệm về việc nối tiếp cha ông để giữ gìn nghề truyền thống. Hoạt động 3: Hoàn thiện sản phẩm thu hoạch. a. Mục tiêu: - Giúp Hs rèn luyện, phát triển kĩ năng làm việc nhóm, xây dựng kế hoạch, làm việc có kế hoạch và mục tiêu đề ra. - Giúp Gv có minh chứng để đánh giá, nhận xét hoạt động học tập của học sinh. b. Cách thức tiến hành: - HS làm việc theo nhóm đã phân công, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân theo các nội dung công việc. Hs chủ động thực hiện các nhiệm vụ ứng với những nhiệm vụ được giao. - Hs các nhóm tổng hợp các tranh ảnh chụp, các vi deo clip, các bài phỏng vấn, các tư liệu thông tin tìm kiếm trên mạng, viết bài, viết lời thuyết minh, thuyết trình cho sản phẩm. - Thiết kế sản phẩm trên máy tính. - Nhóm trưởng gia hạn thời gian nộp sản phẩm cá nhân. - Các thành viên thực hiện nhiệm vụ được phân công, cử người thuyết minh, báo cáo. - Xin ý kiến tư vấn của GV. - Nộp sản phẩm cho giáo viên qua địa chỉ Gmail. 58
  4. Lưu ý: Trong quá trình các nhóm triển khai thực hiện, GV sẽ đóng vai trò là chuyên gia độc lập để tư vấn, góp ý thêm cho các nhóm về chất lượng sản phẩm mà HS làm ra, thẩm định lại về mặt nội dung, tư vấn thêm cho các em về cách thức trình bày, góp ý thêm về mặt kịch bản cho HS II. Hoạt động trải nghiệm trong lớp học: Thực hiện 1 tiết học buổi sáng tại lớp vào tiết thứ 48 PPCT. Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm thu hoạch, thảo luận, đánh giá tổng kết hoạt động trải nghiệm a. Mục tiêu: - Báo cáo kết quả, đánh giá, bảo vệ sản phầm của nhóm mình. - Đánh giá sản phẩm của nhóm bạn - Tổng kết và hệ thống hóa kiến thức. - Có định hướng nghề nghiệp cho bản thân b. Thời gian thực hiện: Thực hiện vào tiết 48, cách hoạt động trải nghiệm tại làng nghề 2 tuần. c. Chuẩn bị: - Các sản phẩm đã hoàn thiện của các nhóm - Máy tính có kết nối Internet, máy chiếu. - Sắp xếp, bố trí phòng học d. Cách thức tiến hành * Bước 1: Công tác tổ chức - HS: + Kiểm tra kết nối các sản phẩm + Chuẩn bị không gian lớp học, bảng biểu, máy chiếu, máy tính. + Cử ban giám khảo + Giới thiệu thứ tự trình chiếu của từng nhóm và yêu cầu của các nhóm. - Gv: đóng vai người quan sát, hỗ trợ và chuyên gia cố vấn chương trình. * Bước 2; Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: + Thuyết minh viên của từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. + Sau khi một nhóm trình bày, các nhóm khác hợp tác, thảo luận với nhau thực hiện các nhiệm vụ học tập: 59
  5. +, Chuẩn bị câu hỏi đối với nhóm bạn. +, Nêu những thắc mắc đối với nhóm bạn . + Giải đáp câu hỏi của nhóm bạn. - Gv: quan sát, hỗ trợ, cố vấn, giải đáp thắc mắc cho HS * Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - Để giúp học sinh có thể tiến hành đánh giá một cách khách quan hiệu quả trong suốt quá trình tham gia buổi báo cáo, GV cần xây dựng các phiếu đánh giá với những tiêu chí cụ thể và cung cấp cho HS trước khi tham gia vào buổi báo cáo. - Hs tiến hành đánh giá chéo. - Giám khảo nhận xét, đánh giá, cho điểm. - GV đánh giá, tổng kết điểm của từng nhóm. - GV nhận xét hoạt động chung của từng nhóm, năng lực cần phát huy và những hạn chế thiếu sót cần rút kinh nghiệm. * Bước 4: Hoạt động vận dụng, mở rộng: - Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong thực tiễn: làm thế nào để giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của dân tộc? - Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Bản thân em có giải pháp gì để giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của dân tộc mình hiện nay? - Gợi ý sản phẩm + Trước hết phải tìm hiểu về nghề truyền thống, trang bị kiến thức về nghề. + Tham gia các hoạt động trải nghiệm làm sản phẩm truyền thống. + Giới thiệu đến bạn bè về làm nghề truyền thống ở địa phương. + Truyền lại nghề truyền thống cho các thế hệ nối tiếp: giúp duy trì và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống không bị mai một. + Khuyến khích cộng đồng trong nước sử dụng làng nghề truyền thống: bảo vệ và gìn giữ giá trị văn hoá dân tộc. + Giới thiệu sản phẩm truyền thống tới nhiều nước trên thế giới: giúp quảng bá những nét văn hoá của dân tộc với thế giới. + Quảng bá du lịch gắn với các làng nghề. + Cập nhật yếu tố hiện đại quy trình chuẩn trong đào tạo nguồn nhân lực tham gia lao động các nghề truyền thống. + Trang bị thêm cơ sở vật chất, máy móc hiện đại khi làm nghề truyền thống. 60
  6. + Giới thiệu sản phẩm truyền thống ra nhiều nước trên thế giới. + Hướng nghiệp cho HS phổ thông về nghề truyền thống. * Bước 5: Tổng kết, dặn dò: - GV tiến hành tổng kết bài học, chốt lại những điểm chính của nội dung và đánh giá quá trình thực hiện bài học của từng nhóm. - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị nội dung bài học mới. 61