SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ cho học sinh Lớp 11 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ cho học sinh Lớp 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_voi_chu_de_day_h.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ cho học sinh Lớp 11 THPT
- - GV đưa câu hỏi gợi mở: phẩm chất, giá trị của bản thân mình.Có thể nói cái tôi đó là rất đáng trọng. ? Trong câu thơ cuối Nguyễn Công Trứ đã khẳng định điều gì về cái tôi D. Câu cuối: Ngất ngưởng ở chốn triều ngất ngưởng ở chốn triều chung? chung: HS có thể nêu nhiều ý kiến khác - Nhà thơ khẳng định mình là một đại thần nhau: Ngất ngưởng trong triều, không ai trong triều như ông, bằng ông. - GV nhấn mạnh, chốt lại về vai trò Nguyễn Công Trứ: những con - Nhà thơ muốn nêu bật sự khác biệt của người bảo vệ, giữ gìn lịch sử, mình với tập đoàn phong kiến đương thời. truyền thống -> thái độ ứng xử Đó là một cái tôi riêng đứng bên ngoài đám trong cuộc sống: cần luôn biết lắng quan lại không ra gì trong triều. nghe, tôn trọng người đi trước. => Điều đó thể hiện ý hướng vượt ra khỏi - GV mở rộng thêm: Sử dụng kiến đạo đức nhà nho, thể hiện tấm lòng son sắt thức lịch sử để làm rõ hơn nội dung trước sau như một đối với đất nước. Nguyễn Công Trứ tự khẳng định mình là bề tôi trung thành, tài năng như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật đời Hán, Tống bên Trung Quốc. - HS suy nghĩ trả lời. (Tuỳ vào hiểu biết lịch sử, HS có thể kể một số kiến thức về Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật đời Hán, Tống bên Trung Quốc ) - GV phát vấn: Vai trò to lớn của con người gợi cho em suy nghĩ gì về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân 44
- tài? - HS suy nghĩ, trả lời. (HS có thể tuỳ vào hiểu biết xã hội của mình để trình bày. Một số phương án như: + Từ xưa đến nay nhà nước luôn coi trọng nhân tài. + Hiện nay có nhiều chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. + Vẫn còn tình trạng “chảy máu chất xám” ) - GV chốt lại nội dung trình bày của nhóm 6. + Nêu quan điểm của em về ý nghĩa, giá trị của bài ca trù từ khi tác phẩm ra đời và đối với hôm nay. + Từ công cuộc khai hoang vùng đất Kim Sơn, từ cuộc đời của Nguyễn Công Trứ và nội dung bài ca trù, em rút ra những bài học gì cho bản thân? - HS thảo luận, trả lời. - GV tổng kết, chốt lại. GV hướng dẫn mở rộng liên hệ với những vấn đề thời sự hiện nay thể 45
- hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của tuổi trẻ: yêu cầu HS kể ra một số những hoạt động của các bạn trẻ nói chung và tuổi trẻ Ninh Bình nói riêng thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước. - GV tiếp tục chia lớp thành ba nhóm để thảo luận tại chỗ và trả lời hai câu hỏi ( theo phiếu học tập số 1, số 2 và số 3): Hoạt động 9: Đánh giá, tổng kết hướng dẫn học bài (5 phút) III. Tổng kết: Hình thức: theo nhóm 1) Nghệ thuật: Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thuyết trình - Đây là một bài hát nói viết theo lối tự thuật, có hình thức tự do, đặc biệt là tự do về vần - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ nhịp. học tập.Gv yêu cầu hs nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật - Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống của bài Ca Trù.Gv chia lớp thành 2 từ ngữ Hán Việt vớ từ ngữ Nôm thông dụng nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập. trong đời sống hàng ngày. - Bước 2: Thực hiện hoạt động học tập - hình thức: thảo luận nhóm - Bước 3: Hs báo cáo kết quả thảo 2) Nội dung: luận. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm Qua thái độ “Ngất ngưởng” tác giả muốn thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, có bản - Bước 4: Gv nhận xét, đánh giá và lĩnh: Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp mọi rút ra kết luận chung (khoảng 5 được- mất, khen –chê ở đời.Đồng thời,nhà 46
- phút). thơ luôn ý thức rõ về giá trị bản thân: tài năng, địa vị, phẩm chất. - Giáo viên đặt câu hỏi nâng cao mở rộng: 3. Bài học rút ra: - GV giao cho HS bài tập củng cố, + Bài học về tinh thần yêu nước. làm ở nhà. + Bài học về trách nhiệm với quê hương đất Đề bài: Cảm nhận của em về lối nước. sống ngất ngưởng của Nguyễn + Bài học về ý thức tìm hiểu, giữ gìn lịch sử. Công Trứ qua bài ca trù “Bài ca ngất ngưởng”. (Viết dưới dạng một + Bài học sống có lí tưởng, có khát vọng. bài văn ngắn). + Bài học về bảo vệ danh lam thắng cảnh. - GV hướng dẫn HS soạn bài “Bài + Bài học đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ca phong cảnh Hương Sơn”: + Đọc bài về tác giả, đọc tác phẩm. + Soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn học bài. 4. Củng cố, dặn dò: - Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ. - Về nhà chuẩn bị: Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Chinh . V. Rút kinh nghiệm: 47
- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA THẦY VÀ TRÒ TẠI ĐỀN THỜ NGUYỄN CÔNG TRỨ - HUYỆN KIM SƠN Học sinh trải nghiệm tại đền thờ Nguyễn Công Trứ. Học sinh trải nghiệm tại đền thờ Nguyễn Công Trứ. 48
- Học sinh giới thiệu khái quát về đền thờ Nguyễn Công Trứ. Học sinh thắp hương tưởng niệm tại đền thờ Nguyễn Công Trứ. 49
- Học sinh thắp hương tưởng niệm tại đền thờ Nguyễn Công Trứ. Học sinh thuyết minh về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ. 50
- Học sinh thuyết minh về thể loại ca trù tại đền thờ Nguyễn Công Trứ . Học sinh thể hiện bài ca trù Bài ca ngất ngưởng tại đền thờ Nguyễn Công Trứ . 51
- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA THẦY VÀ TRÒ TRÊN LÓP HỌC Hoạt động nhóm của học sinh. 52
- III. HIỆU QUẢ KINH TẾ, HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA SÁNG KIẾN. 1. Hiệu quả kinh tế. - Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc. Di sản văn hóa không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản chính là một định hướng quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển du lịch. Khoản 3 Điều 10 Pháp lệnh Du lịch quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, quá trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Như vậy, nếu làm tốt việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên chính là góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch của nước ta nói chung và tỉnh nhà nói riêng. Như vậy, các giá trị văn hóa của di sản không chỉ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, học tập đơn thuần, mà còn có khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương và cả nước, nên rất cần nâng cao ý thức và nhận thức của mọi người- đặc biệt là thế hệ trẻ. - Thực ra, di sản văn hóa ngoài việc tạo công ăn việc làm trực tiếp cho người dân địa phương và gián tiếp cho các ngành nghề khác phát triển (như Nhà hàng, nhiếp ảnh, hướng dẫn du lịch v.v.). Ngoài ra, di sản văn hóa còn thúc đẩy công tác nghiên cứu, thúc đẩy việc học tập ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ du lịch của các cán bộ, nhân viên ngành du lịch, ngành bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng như cộng đồng cư dân địa phương. Các nội dung chuyên môn liên quan đến di sản cũng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, qua đó trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ được nâng lên rõ rệt. Điều đó góp phần không nhỏ vào chất lượng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng như công tác phát triển du lịch. - Cũng thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bởi một khi học sinh có ý thức bảo tồn di sản văn hóa thì nhận thức về việc giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp cũng được nâng cao. Điều này sẽ giảm thiểu chi phí cho công tác bảo vệ môi trường. Theo "Nguồn Bộ Tài Nguyên Môi Trường", chúng ta phải bỏ ra một nguồn vốn không thấp hơn 1% tổng chi 56
- cân đối của ngân sách nhà nước trong dự toán hàng năm dành riêng cho công tác bảo vệ môi trường. - Thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi nhận thấy, khá nhiều học sinh bộc lộ rõ năng lực, sở trường của các em: năng lực thu thập, tìm kiếm thông tin; năng lực thiết kế, dàn dựng và xử lí hình ảnh; nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh; Điều đặc biệt chúng tôi nhận thấy rõ nhất ở các em học sinh là khả năng viết một bài văn thuyết minh về một di tích lịch sử thuyết phục người nghe bằng chính niềm đam mê và sự hiểu biết của các em. Điều này đã gợi ý cho chúng tôi trong công tác giáo dục hướng nghiệp cho các em. 2. Hiệu quả xã hội - Di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Thực tiễn đã chứng minh không ai có thể giữ gìn di sản văn hóa tốt hơn, hiệu quả hơn chính chủ nhân của các loại hình di sản văn hóa ấy Cho nên, cần ứng xử với di sản văn hóa, di tích lịch sử bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp, bằng cái cảm sự tinh túy các di sản văn hóa. Do đó, thông qua hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã góp phần bồi dưỡng cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.Việc bảo tồn và phát huy được các giá trị của di sản văn, di tích lịch sử góp phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc. - Di sản văn hóa, di tích lịch sử là một bộ phận rất quan trọng của nền văn hóa dân tộc. Giáo dục ý thức và trách nhiệm về di sản văn hóa cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình “Trường học thân thiện học sinh tích cực” do ngành VH,TT&DL, ngành GD&ĐT và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Thế hệ trẻ là chủ nhân của đất nước, là người sở hữu các di sản văn hóa. Giáo dục di sản văn hóa và giáo dục thông qua các di sản văn hóa cho thế hệ trẻ là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Đây là tư liệu cho giáo viên và học sinh tham khảo, có thể áp dụng vào hoạt động dạy và học. Nhiều giáo viên và học sinh sau khi áp dụng đề tài này vào 57
- công việc dạy và học đã rất ấn tượng, thích thú và mong muốn được mở rộng, phát triển hơn nữa đề tài này để có thể áp dụng vào nhiều các phần nội dung kiến thức ớ các khối lớp học khác nhau. IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Điều kiện áp dụng - Điều kiện về cơ sở vật chất: Nhà trường phải có phòng học chung với không gian và trang thiết bị phù hợp để HS chuẩn bị và trình bày sản phẩm. - Điều kiện về con người: + Về phía giáo viên: Để sáng kiến của của chúng tôi có thể được đưa vào áp dụng trong thực tế thì trước hết giáo viên cần phải năng động, tích cực, dám mạnh dạn đổi mới, có hiểu biết vững vàng về việc tổ chức dạy học theo chủ đề, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS. Giáo viên cũng cần có năng lực về công nghệ thông tin, phải thực sự khơi dậy được hứng thú cho học sinh, chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh cụ thể, rõ ràng. - Về phía học sinh: Vì đây là một bài học trải nghiệm, sáng tạo, học sinh phải tự đi lấy tư liệu thực tế, tự quay phim, chụp ảnh và thiết kế Powerpoint nên các em phải có đủ thiết bị cần thiết(máy tính, máy quay phim, chụp ảnh hoặc điện thoại di động thông minh) Hs cũng cần chủ động sáng tạo trong quá trình học tập cũng như việc tiếp nhận những nội dung kiến thức mới. - Chúng tôi cũng rất mong nhận được kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân để sáng kiến của chúng tôi được áp dụng rộng rãi trong thực tế. 2. Khả năng áp dụng. - Đề tài sáng kiến của chúng tôi có thể áp dụng rộng rãi với mọi giáo viên và ở nhiều cấp học. - Đặc biệt sáng kiến của chúng tôi rất phù hợp với những tiết học trải nghiêm, ngoại khóa: +Về mặt nội dung: Sáng kiến của chúng tôi rất khả thi với tiết dạy học trải nghiệm của môn ngữ văn, cụ thể là tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ. + Về mặt phương pháp: Sáng kiến của chúng tôi có thể áp dụng rộng rãi trong trường phổ thông đối với các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân bởi đó cũng là các môn học cần có sự trải nghiệm thực tế. Và trên hết, qua trải nghiệm ấy 58
- tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa quý báu của cha ông sẽ thấm nhuần một cách tự nhiên vào tâm hồn của các em. Điều đó còn quý giá, có ý nghĩa và hiệu quả hơn những lời thuyết giảng suông. + Về thời gian: Sự linh hoạt của chủ đề cho phép HS chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ. Các em không cần phải mất quá nhiều thời gian để thực hiện mà cơ bản là lên kế hoạch hợp lý và xử lý thông tin phù hợp. Việc thực hiện chủ đề cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa làm việc trên lớp với hoạt động ngoài giờ, giữa làm việc theo nhóm với hoạt động cá nhân. - Sáng kiến của chúng tôi còn có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hóa, trong các hoạt động thăm quan, du lịch của các tổ chức, cá nhân. - Trên thực tế, sáng kiến của chúng tôi đã được áp dụng ngay tại cơ sở dưới ba hình thức: + Cho học sinh trải nghiệm sáng tạo. Các em tự phân nhóm, tự bầu nhóm trưởng, tự chọ đề tài sau đó các nhóm đi lấy tư liệu thực tế tại khu di tích cố đô Hoa Lư. Các em đã tự dàn dựng chương trình, quay phim, chụp ảnh và thiết kế Powerpoint. Khi các em quay trở về lớp, giáo viên xem xét thành quả hoạt động của các em và nhận xét, bổ sung để hoàn thiện sản phẩm. + Tổ chức cho học sinh học một tiết học trải nghiệm ngay tại đền thờ Nguyễn Công Trứ (Áp dụng cho bài Bài ca ngất ngưởng). Trong tiết học trải nghiệm này, chúng tôi nhận thấy các em rất say mê, hào hứng. Rất nhiều em đã thể hiện khá tốt kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng soạn thảo văn bản, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là kĩ năng, năng lực viết một bài văn thuyết minh chuẩn xác hấp dẫn. Qua tiết học trải nghiệm, học sinh thực sự được phát huy tính tích cực chủ động của các em. + Tổ chức hoạt động ngoại khóa chuyên đề cho các em. Chúng tôi đã đưa các em đến thăm khu di tích đền thờ Nguyễn Công Trứ , các em được nghe hướng dẫn viên giới thiệu về toàn khu di tích, các em được trải nghiệm, từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước, tự hào về những trang sử vẻ vang của cha ông, nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa quý báu của quê hương. Trên thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng, cả ba hoạt động trên đây đều mang lại hiệu quả rất thiết thực. Hoạt động 1(cho học sinh trải nghiệm sáng tạo) ít tốn kém kinh phí hơn nhưng vẫn phát huy được năng lực tìm tòi, sáng tạo của các em. Hoạt động 2 và 3( tổ chức dạy học trải nghiệm ngay tại khu di tích đền thờ Nguyễn 59
- Công Trứ và tổ chức ngoại khóa, chuyên đề) tuy có tốn kém kinh phí nhưng mang lại hiệu quả cao bởi các em được trực tiếp quan sát, trải nghiệm, được "sống" cùng không gian văn hóa của khu di tích, được trở về với quá khứ lịch sử của cha ông chứ không phải chỉ là hiểu biết qua lí thuyết, sách vở. 3. Kết quả thực nghiệm Sau tiết học, giáo viên tiến hành cho HS của lớp đã học theo chủ đề và HS của lớp không học theo chủ đề làm bài kiểm tra trắc nghiệm. Kết quả cụ thể như sau: Lớp dạy học thực nghiệm: Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm từ 5-8 Điểm trên 8 (%) (%) (%) 11A 40 0 25 (62,5%) 15 (39,5%) Lớp không dạy học thực nghiệm: Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm từ 5-8 Điểm trên 8 (%) (%) (%) 11M 40 5 (12,5%) 30 (75%) 5 (12,5%) Từ kết quả thực nghiệm cho thấy việc dạy học theo chủ đề như trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và những phẩm chất cần thiết cho học sinh. 60
- V. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. Để sáng kiến của chúng tôi có thể áp dụng rộng rãi, chúng tôi xin đề xuất một số vấn đề sau: - Về phía học sinh: Các em cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, tránh học chay, học vẹt, thụ động - Về phía giáo viên: Giáo viên cần khơi dậy cho các em niềm hứng thú, say mê trong học tập bằng việc đổi mới phương pháp, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Điều mà mỗi giáo viên thu hút được học sinh, khơi dậy hứng thú học tập, nghiên cứu cho các em chính là cái Tâm và khả năng sư phạm của mình. - Về phía tổ nhóm chuyên môn: Tích cực đổi mới hình thức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài dạy, mạnh dạn giao việc cho giáo viên, chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy- học. - Về phía các cấp quản lí: + Lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hoạt động chuyên môn trong nhà trường. + Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học. + Sở giáo dục và Đào tạo thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên bằng những hình thức thiết thực, hiệu quả( tổ chức hội thảo, chuyên đề bằng những tiết dạy cụ thể để giáo viên các trường tham dự, học tập) 61
- III. PHẦN KẾT LUẬN. Những kinh nghiệm nhỏ trên đây chúng tôi đã áp dụng cho đối tượng là học sinh Trung học. Về mặt kiến thức, nó hoàn toàn phù hợp với trình độ giáo viên đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và Đại học sư phạm. Về mặt phương pháp, xuất phát từ phương pháp giảng dạy mới phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Về ý nghĩa giáo dục, bồi dưỡng lòng say mê, yêu thích môn học, biết khám phá, trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc cho học sinh. Sáng kiến của chúng tôi có thể còn những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp. 62
- Phụ lục 1: DANH SÁCH HỌC SINH CÁC NHÓM NHÓM 1 STT Họ và tên Ghi chú 1 Đỗ Hữu Toàn Nhóm trưởng 2 Nguyễn Thị Hải Duyên Thư kí 3 Trịnh Thị Quỳnh 4 Mai Thành Long 5 Nguyễn Thành Trung 6 Lê Thị Ngọc Minh 7 Phạm Thị Trang Nhung NHÓM 2 STT Họ và tên Ghi chú 1 Lê Thùy Dương Nhóm trưởng 2 Vũ Thị Hoa Thư kí 3 Trần Minh Ngọc 4 Phạm Quang Linh 5 Nguyễn Minh Quang 6 Nguyễn Đức Lương 7 Đinh Xuân Linh 63
- NHÓM 3 STT Họ và tên Ghi chú 1 Lê Quang Minh Nhóm trưởng 2 Phạm Thị Ngân Thư kí 3 Mai Tùng Lâm 4 Lê Thị Ngọc Minh 5 Trần Hùng Mạnh 6 Bùi Huỳnh Điệp 7 Phạm Tiến Cương NHÓM 4 STT Họ và tên Ghi chú 1 Đỗ Tú Tài Nhóm trưởng 2 Phạm Mạnh Tài Thư kí 3 Phạm Hoàng Đạt 4 Nguyễn Phú Lâm 5 Phạm Nhật Linh 6 Nguyễn Trần Thị Hoa 64
- NHÓM 5 STT Họ và tên Ghi chú 1 Bùi Thị Vân Anh Nhóm trưởng 2 Nguyễn Lan Phương 3 Tống Phương Anh 4 Lê Thị Tố Uyên Thư kí 5 Phạm Mạnh Hải 6 Nguyễn Thành Trung 7 Vũ Trường Phúc NHÓM 6 STT Họ và tên Ghi chú 1 Nguyễn Hạnh Trang Nhóm trưởng 2 Trần Thu Hà 3 Nguyễn Thị Vân Anh 4 Giang Quốc Hoàn Thư kí 5 Phạm Thành Trung 6 Nguyễn Thị Hằng 65
- Phụ lục 2: Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Hãy kể tên những tác phẩm ca trù mà em biết ? Câu 2: Ca trù còn có tên gọi nào khác? Câu 3: Chức năng chung của hát ca trù là gì ? 66
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Những hiểu biết của e về từ Ngất ngưởng trong bài thơ? Câu 2: Em có nhận xét gì về cá tính độc đáo của nhà thơ Nguyễn Công Trứ qua tác phẩm Bài ca ngất ngưởng? Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ? (Có hấp dẫn người đọc không? Vì sao?) 67
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu hỏi: Đứng trước nguy cơ âm nhạc truyền thống, nhất là thể Ca Trù đang có nguy cơ bị mai một và mất dần trong đời sống tinh thần của giới trẻ, em cần phải làm gì để giữ gìn và bảo tồn nền âm nhạc truyền thống đó? + Thực trạng: + Giải pháp: + Giới trẻ ngày nay có cảm nhận như thế nào về Ca Trù: 68
- Phụ lục 3: Sản phẩm của HS Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ 69
- Đền thờ Nguyễn Công Trứ 70
- Các ca nương hát trầu văn 71
- Cây đàn đáy 72
- Phụ lục 4: Các biểu mẫu Biên bản thảo luận 73
- Phiếu đánh giá cá nhân 74
- Phiếu đánh giá kết quả nhóm 1 75
- Phiếu đánh giá kết quả nhóm 3 76
- Phụ lục 5: Danh mục chữ viết tắt - HS: Học sinh - Gv: Giáo viên - TP: Tác phẩm - PPDH: Phương pháp dạy học - NXB: Nhà xuất bản - THPT: Trung học phổ thông 79
- Phụ lục 6: Tài liệu tham khảo 1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thông-Những vấn đề chung, nxb Giáo dục. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn, nxb Giáo dục. 3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2013) Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông Việt Nam, nxb Đại học sư phạm Hà Nội. 4. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1,2 ( 2012) , nxb Giáo dục. 5. Sách giáo viên Ngữ Văn 10 tập 1, 2 ( 2012) , nxb Giáo dục. 6. Tác phẩm văn học trong nhà trường - Những vấn đề trao đổi, Tập 3 (2012), nxb Giáo dục. 7. Lí luận văn học và đổi mới đọc hiểu tác phẩm, Nguyễn Văn Tùng ( 2012), nxb Giáo dục. 8. Sách giáo khoa Lịch Sử lớp 7, lớp 10, 11. 12 ( 2012) , nxb Giáo dục. 9. Sách giáo khoa Địa Lý lớp 9, lớp 12 ( 2012) , nxb Giáo dục. 10. Sách giáo khoa Giáo Dục Công Dân lớp 10 ( 2012) , nxb Giáo dục. 11.Sách giáo khoa Mỹ Thuật lớp 8, 9 ( 2012) , nxb Giáo dục. 12. Sách giáo khoa Tin Học lớp 10 ( 2012) , nxb Giáo dục. 13. Nguồn tài liệu từ Internet 14. Tuyển tập 15 năm tạp chí văn học và tuổi trẻ - tập 1, 2, 3 (2014), nxb Giáo dục. 15. Lịch sử địa phương 80