SKKN Vai trò của anh (chị) phụ trách trong việc nâng cao chất lượng đạo đức cho Đội viên trong bối cảnh hiện nay

doc 14 trang binhlieuqn2 5111
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vai trò của anh (chị) phụ trách trong việc nâng cao chất lượng đạo đức cho Đội viên trong bối cảnh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_vai_tro_cua_anh_chi_phu_trach_trong_viec_nang_cao_chat.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Vai trò của anh (chị) phụ trách trong việc nâng cao chất lượng đạo đức cho Đội viên trong bối cảnh hiện nay

  1. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta trong thời kì đổi mới, thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển về kinh tế - xã hội đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục. Toàn bộ nền giáo dục phải hướng vào mục tiêu đào tạo những con người mới có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có lí tưởng đúng, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Đó là những con người có trí tuệ phát triển thể chất cường tráng, tinh thần phong phú, đạo đức trong sáng Trong đó đạo đức với tư cách là một bộ phận cấu thành nhân cách, luôn đứng ở vị trí trung tâm và giữ vai trò định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Chính vì vậy giáo dục đạo đức luôn là một bộ phận của quá trình giáo dục và là một bộ phận có tính chất cốt lõi, là nền tảng của công tác giáo dục thế hệ trẻ. Một trong những quan điểm đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Trong nhà trường, trong tổ chức Đội anh chị phụ trách đội (ACPT) có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức, nhân cách cho Đội viên. Tuy nhiên do sự phát triển của nền kinh tế trị trường, bên cạnh nhiều mặt tích cực mà nó mang lại không tránh khỏi những mặt tiêu cực đang hàng ngày, hàng giờ len lỏi vào thế trẻ, làm cho một bộ phận Đội viên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, thiếu ý thức cộng đồng, tình trạng bạo lực học đường tiếp tục diễn ra phức tạp Thực trạng đó đã làm cho công tác phụ trách trong các trường, Liên đội gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi ACPT phải có những kĩ năng, phương pháp và cả tấm lòng thì mới có thể giáo dục các em một cách hiệu quả. Qua thực tiễn làm công tác Tổng phụ trách Đội nhiều năm ở trường phổ thông phải làm gì và làm như thế nào để giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nhất là lứa tuổi thiếu niên đạt kết quả tốt. Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài: “ Vai trò của 1
  2. anh (chị) phụ trách trong việc nâng cao chất lượng đạo đức cho Đội viên trong bối cảnh hiện nay”. 2. Điểm đổi mới trong kết quả nghiên cứu: Công tác giáo dục đạo đức cho Đội viên từ lâu đã được các bậc phụ huynh học sinh và nhà trường quan tâm. Song hiệu quả của công tác này còn nhiều hạn chế do chưa được nâng cao nhận thức sâu sắc. Cơ sở lí luận của đề tài dựa trên đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh phổ thông. Quyền và bổn phận trẻ em, luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam, công tác Đội trong trường học để phát huy hiệu quả giáo dục đạo đức. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Tất cả Đội viên độ tuổi Tiểu học và THCS nhưng do điều kiện về thời gian có hạn nên việc nghiên cứu đề tài được giới hạn trong phạm vi của Liên Đội. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giáo dục đạo đức của Đội viên TNTP Hồ Chí Minh và một số giải pháp cho vấn đề này. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng về đạo đức của Đội viên trong trường phổ thông: Biểu hiện về đạo đức mà Đội viên hiện nay thường mắc phải như: Đối với người lớn, thầy cô thì nói trống không, ngỗ ngược, phát ngôn câu từ thiếu văn hóa. Một sự thật đáng buồn là nhiều Đội viên khi gặp thầy, cô ở trên sân trường, hành lang nhưng không chào hoặc chỉ chào hỏi những thầy cô nào đang dạy lớp mình mà thôi. Đối với bạn bè dù là chuyện nhỏ lại phóng to như để xả giận, lời qua tiếng lại dẫn đến chửi nhau, đánh nhau, tình trang bạo lực học đường xuất hiện nhiều nơi và có xu hướng gia tăng, đặc biệt là những vụ Đội viên kéo nhau đánh hội đồng. Cái làm cho chúng ta đáng lo ngại chính là thái độ của các em khi nhìn nhận sự việc này là chọn cách lãng tránh, thờ ơ của các em trước bạo lực chứng tỏ các em chưa xây dựng được ý thức thẳng thắn, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, lệch lạc. Tinh thần thái độ học tập chưa tốt, một số Đội viên thiếu chuyên cần, ham chơi, là cà các quán internet, mê game, bỏ giờ, chát, truy cập những trang web độc 2
  3. hại, gian lận, quay cóp trong kiểm tra, thi cử. Ý thức cộng đồng kém, một phần lớn Đội viên chưa có ý thức bảo vệ của công và giữ gìn vệ sinh công cộng nên bàn ghế thường nhanh hỏng, bị bôi và làm bẩn với những từ kém văn hóa. Tính tự giác, lòng tự trọng còn hạn chế. Một số Đội viên phai nhạt lí tưởng sống. Sống thực dụng, đua đòi chỉ biết cho bản thân mà không nghỉ đến trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người khác, gia đình, đất nước. Nhiều Đội viên có biểu hiện sống xa hoa lãng phí, ăn mặc không phù hợi với lứa tuổi Thiếu nhi hoặc trang phục của Đội quy định. Ý thức về thuần phong mĩ tục kém. Nhận thức về bản sắc văn hóa còn mờ nhạt. 2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến đạo đức của Đội viên trong xã hội hiện nay. Sự thiếu quan tâm, chăm sóc, cưng chiều thái quá, dân chủ quá mức đối với con cái của một số bộ phận phụ huynh vô tình tạo điều kiện cho các em sống trong một môi trường khá tự do, tự lập nhưng thiếu định hướng trong khi bên ngoài xã hội có quá nhiều cám dỗ. Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện những sản phẩm đồi trụy, kích động bạo lực gieo rắc lối sống tự do, buông thả, làm xóa mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mĩ tục. Các tệ nạn không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức các em. Sự phát triển công nghệ thông tin làm cho các em có cơ hội tiếp xuác với nhiều luồng thông tin bẩn, game bạo lực, luồng văn hóa ngoại lai điều này đã làm ảnh hưởng không ít đến hành vi của các em, các em tự khoác lên mình một tính cách kì quặc để khẳng định cá tính và để được các bạn xung quanh gọi “đại ca” . Ở lứa tuổi này các em đang muốn khẳng định bản thân, phát triển tự ý thức, có đời sống tình cảm, xúc cảm phong phú nhưng thiếu kinh nghiệm và kĩ năng sống, suy nghĩ chưa đúng đắn. Các em “ nữa trẻ con, nữa người lớn” đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách nên đôi khi chưa phân biệt tốt, xấu, đúng sai, chưa có tính tự chủ nên dễ bị cuốn vào việc xấu. Chương trình học nhiều khi quá tải nên nhiều em cũng tỏ ra chán trường, chán 3
  4. lớp. Tin thần căng thẳng, áp lực học tập, không được vui chơi giải trí thích hợp dẫn đến dễ bức xúc trong các mối quan hệ. Nhiều ACPT trong công tác phụ trách ít quan tâm đến các em, khoảng cách giữa thầy và trò ngày càng xa nên nhiều ACPT chưa hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em vì vậy việc uốn nắn kịp thời còn hạn chế, đôi khi nhiều em gặp vướng mác trong cuộc sống nhưng không chia sẽ được. Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thiếu đồng bộ, nhiều anh chị phụ trách giải quyết công việc liên qua đến đạo đức các en chủ yếu qua điện thoại. Không đến tận nhà nắm bắt tình hình để kịp thời động viên, chia sẽ. 3. Một số giải pháp mà ACPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho Đội viên. Đối với ACPT để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho Đội viên ngoài những yêu cầu chuẩn mực của nhà giáo nói chung thì đòi hỏi ACPT phải có phương pháp, kĩ năng làm công tác phụ trách với cả tấm lòng vì học sinh thân yêu. Trước thực trạng và nguyên nhân nói trên, tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm mà ACPT cần phải thực hiện để góp phần nâng cao đạo đức cho các em. 3.1. Nghiên cứu hồ sơ lí lịch tìm hiểu đối tượng Đội Viên. Khi được phân công làm công tác phụ trách Chi đội điều quan trọng đầu tiên là ACPT phải nắm được những thông tin khái quát về gia đình các em như nơi ở, hoàn cảnh lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đối với con cái, quan hệ gia đình anh chị em thông qua phiếu điều tra lí lịch. ACPT phải dành thời gian đọc kĩ từng phiếu điều tra lí lịch và ghi chép vào sổ của mình sau đó phân loại Đội viên theo các tiêu chí về hạnh kiểm, học lực, năng khiếu, sở thích, hoàn cảnh gia đình có như thế mới có điều kiện lưu ý đến những Đội viên có hoàn cảnh đặc biệt hay những em có hoàn cảnh kinh tế thật sự khó khăn. Một số anh chị phụ trách không làm phiếu hoặc xử lí thông tin ở phiếu thiếu hiệu quả chẳng hạn giao cho ĐV khác đánh máy vi tính tổng hợp lai lịch của các bạn rồi giao cho ACPT dán vào sổ phụ trách khi cần mới sử dụng, làm như vậy ta không nắm kĩ được đối tượng giáo dục thì không thể có biện pháp giáo dục hợp lí. Ngoài ra nắm kĩ được các thông tin trên thì đây là cơ sở để lựa chọn những ĐV nằm vào BCH chi đội. 4
  5. Đối với những em cá biệt cần tìm hiểu kĩ qua bạn bè và tào điều kiện để các em được gần gũi, được chia sẻ tâm tư tình cảm, nguyện vọng hay những vưỡng mắc của bản thân từ đó có những biện pháp giáo dục đưa ra thích hợp. 3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy Chi đội. Để quản lí Chi đội một cách hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và công sức ACPT cần xây dựng được một BCH Chi đội thực sự có năng lực và trách nhiệm. ACPT chọn ra những Đội viên có thành tích học tập tốt, đạo đức tốt, có năng lực và trách nhiệm để làm cán bộ phụ trách Chi đội. Biên chế Chi Đội thành 3 hay 4 Phân đội tùy theo số lượng Đội viên hiện có. Ban chỉ huy Chi đội gồm có Chi đội trưởng, 3 Chi đội phó trong đó một Chi đội phó phụ trách học tập, một Chi đội phó phụ trách văn thể mĩ, một Chi đội phó phụ trách lao động vệ sinh phong quang. Việc bầu BCH Chi đội phải được công khai, dân chủ qua phiên đại hội Chi đội đầu năm. Theo từng yêu cầu của từng công việc cụ thể, ACPT phân công trách nhiệm cho các chức danh vừa mới chọn ra. Bên cạnh đó ACPT cần giao cho các em có những quyền hạnh nhất định trước Chi đội. Để thực hiện tốt công việc ACPT cần trang bị cho các em một số sổ sách và các tiêu chí cần thiết để các em tự ghi chép, đánh giá. ACPT xây dựng kế hoạch sinh hoạt phù hợp với đặc điểm tình hình của Chi đội. Xây dựng tiêu chí thi đua được sự thống nhất của tập thể Chi đội để Phân đội trưởng, Chi đội trưởng có thể đánh giá hàng tuần theo những tiêu chí đã đề ra đó. Sau mỗi tuần học các Phân đội trưởng lên đánh giá về Phân đội của mình trước Chi đội. ACPT sẽ biểu dương kịp thời những thành tích đạt được của các tập thể, cá nhân đồng thời nghiêm khắc phê bình những Đội viên có biểu hiện lệch lạc về hành vi đạo đức hay tạo những dư luận không tốt bên ngoài nhà trường. ACPT phải bám Chi đội của mình trong các hoạt động tập thể như chào cờ, lao động hay các hoạt động ngoại khóa khác, không nên buông lỏng để các em phát huy tính tự do của bản thân dẫn đến có những hành vi sai trái. ACPT cần hướng dẫn cho các em phương pháp học tập ở nhà cũng như ở lớp, giúp các em biết phân bố thời gian hợp lí giữ học tập và nghỉ ngơi, tránh tình trạng căng thẳng quá mức dẫn đến bức xúc khi đến trường. ACPT phải thường xuyên theo dõi và giúp đỡ BCH Chi đội khi có những 5
  6. công việc khó khăn, vượt khỏi khả năng của các em. Đặc biệt ACPT phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra kịp thời. 3.3. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Trước thực trạng đạo đức của Đội viên như hiện nay, thiết nghĩ giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết góp phần hình thành nhân cách và những tình cảm tốt đẹp cho Đội viên. ACPT nên tổ chức các hoạt động như: Xây dựng giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề hàng tháng và tổ chức cho các em hoạt động theo hướng học mà chơi, chơi mà học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho Đội viên. Ví dụ khi cho học sinh sưu tầm về hình ảnh anh Bộ Đội Cụ Hồ hay các tư liệu nói về anh Bộ Đội thì ít nhiều các em đã nắm được các giá trị truyền thống, hay thông qua các tiết hoạt động NGLL anh chị phụ trách tạo ra những tình huống trong giao tiếp và cho các em tự đề ra các cách giải quyết khác nhau. Khi đó ACPT sẽ nắm được cách cư xử, thái độ của các em, có thể uốn nắn kịp thời. Vào những tiết sinh hoạt cuối tuần ACPT tranh thủ thời gian đọc các bài báo nói về tệ nạn nghiện game, chát của lứa tuổi các em và hậu quả của nó, hoặc những tấm gương nghèo vượt khó Tổ chức cho các em được giao lưu sinh hoạt với trẻ em nghèo, bất hạnh, các Đội v trường khuyết tật để các em có điều kiện hiểu thêm hoàn cảnh của những số phận viên kém may mắn tạo môi trường thân thiện giáo dục lòng nhân ái cho các em. Tuyên truyền vận động các em tham gia ủng hộ cho các bạn Đội viên vùng sâu xa, quyên góp quỹ Vòng tay bè bạn. Khuyến khích vận động các em tham gia các hoạt động phong trào như Hội thi giọng hát hay, chúng em với các làn điệu dân ca, hội thi học sinh thanh lịch, hội trại truyền thống qua những hoạt động này giúp các em có được kĩ năng sống đồng thời là sân chơi bổ ích giúp các em thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Tổ chức cho các em tham quan nhà bảo tàng, di tích lịch sử, xem các bộ phim có tính giáo dục đạo đức cách mạng, lòng yêu nước. Tổ chức các diễn đàn cấp chi đội về phương pháp học tập tốt, các em có thể tự trao đổi về kinh nghiệm học tập với nhau và qua đó giúp các em nhận thức được về tầm quan trọng của việc học. 6
  7. Tổ chức cho các em chăm sóc Công trình Măng non, ngày chủ nhật xanh - sạch - đẹp để giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và ý thức cộng đồng 3.4. Thiết lập mối quan hệ chặt chẻ giữa ACPT với gia đình, giáo viên bộ môn. ACPT cần liên hệ thường xuyên với gia đình và các lực lượng khác trong nhà trường để cùng phối hợp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho con em mình học tập và rèn luyện. Vào đầu năm học ACPT cần tổ chức kí cam kết giữa Đội viên - gia đình - ACPT về việc phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà trường, chấp hành trật tự ATGT Trong trường hợp những em Đội viên có đạo đức yếu, có cá tính đặc biệt ACPT cần sắp xếp thời gian hợp lí để đến tận nhà động viên, phối hợp với gai đình có phương pháp giáo dục phù hợp đồng thời cần phải động viên khuyến khích các em kịp thời. Tránh hiện tượng chì chiết, mắng mỏ các em trước tập thể. Sự tận tâm của ACPT sẽ dần dần cảm hoá được các em. ACPT phải nắm bắt thông tin, cập nhật mọi công việc do Liên đội, nhà trường đề ra để đôn đốc, nhắc nhở Đội viên thực hiện kịp thời. ACPT liên hệ chặt chẽ với anh TPT Đội, giáo viên bộ môn để chúng ta có thể nắm bắt được sai phạm của các em một cách sớm nhất, kịp thời uốn nắn. Mặt khác, khi ta làm điều này các em sẽ nhận thức được rằng tuy ACPT không có mặt thường xuyên để quản lí nhưng mọi diễn biến xảy ra ở Chi đội thì mọi lực lượng (thầy - cô) trong nhà trường đều biết. Nếu chúng ta phối hợp không đồng bộ thì hành vi của các em sai hoặc mắc quá nhiều lỗi trong khi đó ACPT 2 hoặc 3 tuần sau mới biết thì việc giáo dục, uốn nắn đạo đức các em gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả. 3.5. Kiểm tra, đánh giá, thưởng phạt. Công tác quản lí và giáo dục đạo đức ĐV sẽ khó thành công nếu ACPT không thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ khi đã phân công cho Đội viên. ACPT nên có những lời động viên, khen thưởng cũng như xử phạt kịp thời đối với việc thực hiện các kế hoạch, hoạt động mà Đội, ACPT đề ra. ACPT cần quan tâm sâu sắc, nhiệt tình với học sinh, đặc biệt phải thân thiện 7
  8. trong cư xử nhưng vẫn luôn giữ một khoảng cách thầy ra thầy, trò ra trò, thường xuyên động viên các em nhất là với những em cán bộ có nhiều cống hiến hoặc những em đã bị sai phạm nhưng biết lỗi lầm và đã sửa chữa với nhiều hành động thiết thực. ACPT phải đối xử công bằng với tất cả các Đội viên, đánh giá chính xác phẩm chất và năng lực của từng em. Công tác phụ trách Đội là công việc thầm lặng, không có một quy tắc hay công thức nào. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người phụ trách Đội phải cần mẫn và chuyên tâm mới có thể thành công được trong việc rèn dũa đạo đức, phẩm chất của Đội viên. 8
  9. III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được: Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của Thiếu nhi. Trong suốt thời gian bản thân làm TPT Đội trong trong trường phổ thông và đặc biệt sau khi áp dụng một số biện pháp nhằm giáo dục đạo đức cho Đội viên thì nhiều Đội viên đã ít nhiều góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều tấm gương đội viên đã làm rạng danh trong các lĩnh vực học tập, thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ, chất lượng đạo đức ngày mỗi nâng lên. Một số em cá biệt trở thành người có tác phong, đạo đức khá, tốt. Nhiều trường hợp có ý định bỏ học thì trở lại trường. Với phương pháp giáo dục đạo đức cho Đội viên đã nêu trên nên nhiều năm liền các phong trào hoạt động Đội và đạo đức của Liên đội đã có những kết quả như sau: Thực hiện cuộc vận động “ thiếu nhi Lệ Thủy thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” Liên đội đã có trên 85% đội viên thực hiện tốt, và 15% thực hiện đạt khá, không có đội viên vi phạm nghiêm trọng 5 điều Bác dạy. Thực hiện tốt 5 chuyên hiệu của chương trình RLĐV mà các Đội viên đăng kí. Phong trào “ nói lời hay, làm nghìn vịêc tốt” đã được Đội viên thực hiện cao. Liên đội có nhiều gương người tốt việc tốt như: nhặt của rơi trả lại người mất, giúp bạn khi gặp khó khăn , ban giỏi kèm bạn yếu, giúp đỡ gia đình chính sách neo đơn Nhiều năm học gần đây không có đội viên đạo đức yếu, năm học 2018-2019 xếp loại đạo đức của toàn Liên đội đạt 100% học sinh thực đầy đủ. Không có xảy ra các tệ nạn xã hội nào nghiêm trọng, đa số các em có sự chuyển biến tốt về tác phong, ngôn ngữ cũng như các cách giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh có ý thức nơi công cộng, ý thức đoàn kết tập thể tốt. Liên đội nhận chăm sóc khu di tích lịch sử và thăm viếng nghĩa trang Liệt sỹ xã nhà một cách thường xuyên và có chất lượng. 100% Đội viên ý thức tham gia tốt hoạt động này. Công tác xã hội tổ chức rất tốt: Kế hoạch nhỏ đạt 100%, ủng hộ Đội viên có nguy cơ bỏ học trong buổi lễ khai giang. Nhiều năm liền Liên đội được công nhận Liên đội mạnh xuất sắc cấp Huyện. 9
  10. 2. Bài học kinh nghiệm: Tổ chức Đội và đặc biệt là ACPT phải gắn chặt với nhiệm vụ của mình và xác định đây là một lực lượng giáo dục không thể thiếu trong nhà trường: Dạy chữ, dạy nghề, dạy người. Anh chị Phụ trách Đội đóng vai trò là một nhà giáo dục. Dân ta thường nói “Thầy giáo là kĩ sư tâm hồn”. Anh chị Phụ trách đội cũng phải như vậy đó chính là khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của các em và đó còn là khả năng cảm hóa thu phục nhân tâm từ chính tấm gương sáng của mình trong lối sống, trong lao động, trong giao tiếp. Anh chị phụ trách đội đóng vai trò là một nhà tổ chức, phải thành thạo được các kĩ năng như: Nghe, nói, đọc, viết. Kĩ năng tổ chức các hoạt động Thiếu nhi như: Tổ chức trò chơi, hội diễn. Hơn ai hết anh chị phụ trách là người trực tiếp nhất chỉ đạo các em. Phát hiện sớm những Đội viên có hành vi đạo đức yếu từ đó tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp vận động các em. Không chì chiết mẵng mõ học sinh trước tập thể lớp và đặc biệt với những Đội viên có ý định bỏ học. Biết khơi dậy niềm tin cho các em, động viên, chia sẽ kịp thời khi các em gặp khó khăn. ACPT tham mưu, tư vấn về công tác Đội với Hội đồng sư phạm, Chi bộ nhà trường, Chi đoàn những vấn đề có liên quan đến công tác Đội để tranh thủ được ý kiến từ đó tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương, của nhà trường. Cụ thể như tổ chức hội thi văn nghệ nhân dịp 20/11, 22/12. Tổ chức hội trại nhân ngày 26/3. Thăm chăm sóc các di tích lịch sử trên địa bàn, Giao lưu kết nghĩa với các liên đội trên toàn Huyện. Tổ chức các hoạt động bổ trợ học mà chơi, chơi mà học như hội thi kính vạn hoa, búp măng xinh, quân bài trí tuệ, sao chăm học, sao tự quản. Quan tâm đến đội viên có học lực yếu, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để giúp đỡ, giao nhiệm vụ phù hợp nhằm khơi dậy niềm tin cho các em. Tập trung giáo dục đội viên có tin thần tương thân tương ái lẫn nhau, 10
  11. biết và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Thực hiện tốt chủ đề năm học thông qua các tiết chào cờ đầu tuần. Vận động và phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường như tổ chuyên môn, tập thể ACPT, hội cha mẹ học sinh, cùng làm công tác đội đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức các em nhằm tạo được sức mạnh tổng hợp. Tham mưu với Chi bộ xây dựng đội ngũ anh chị phụ trách, xây dựng Chi đội mạnh, xây dựng và kiện toàn Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, các nhóm nồng cốt có khả năng điều hành được các hoạt động đội, đoàn thể. Xây dựng mỗi Liên, Chi đội là một cơ sở giáo dục có nhiều tình thương và giàu lòng nhân ái. 3. Những kiến nghị, đề xuất: 3.1. Đối với Phòng giáo dục và Huyện đoàn: - Tổ chức nhiều sân chơi hơn nữa để các em có điều kiện giao lưu học hỏi nhằm rèn luyện các đức tính tốt. - Trong họp mặt tài năng trẻ của Huyện cần đề nghị cho mỗi trường chọn một học sinh tiêu biểu nhất về tấm gương đạo đức cùng họp mặt để biểu dương thành tích của các em từ đó khuyến khích các em khác trong trường. 3.2. Đối với chính quyền địa phương: - Chỉ đạo Công an xã giải quyết dứt điểm các trò chơi không lành mạnh xung quanh trường học. - Tạo một số tụ điểm sinh hoạt vui chơi lành mạnh thu hút học sinh tham gia. - Giải quyết dứt điểm tình hình thanh thiếu niên bên ngoài tụ tập xung quanh trường để lôi cuốn học học sinh. - Hạn chế việc mua bán hàng rong trước trường làm ảnh hưởng vẽ mỹ quan và không ATTP, ngăn ngừa các tệ nạn mua bán các chất kích thích khác. 3.3. Đối với nhà trường: - Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, giáo viên kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. 11
  12. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Điểm đổi mới trong kết quả nguyên cứu 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng về đạo đức trong trường phổ thông 2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến đạo đức của ĐV trong XH hiện nay 3. Một số giải pháp mà ACPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho Đội viên 3.1. Nghiên cứu hồ sơ lý lịch Đội viên 3.2. Xây dựng đội ngũ BCH Chi đội 3.3. Tổ chức tốt các hoạt động NGLL . 3.4. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa ACPT với GĐ, GV bộ môn 3.5. Kiểm tra, đánh giá, thưởng phạt III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được . 2. Bài học kinh nghiệm 3. Những kiến nghị đề xuất . 3.1. Đối với Phòng Giáo dục và Huyện đoàn . 3.2. Đối với chính quyền địa phương . 4. Đối với Nhà trường . 12
  13. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI 13