SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh qua bài “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ” – Chương trình Lịch sử 10 - Ban cơ bản

doc 18 trang thulinhhd34 5265
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh qua bài “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ” – Chương trình Lịch sử 10 - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_nguyen_tac_day_hoc_lien_mon_nham_nang_cao_hieu.doc
  • docBIA SKKN.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh qua bài “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ” – Chương trình Lịch sử 10 - Ban cơ bản

  1. + Gúp-ta đã thống nhất miền Bắc và làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ. + Là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. * Văn hoá truyền thống Ấn Độ - Đạo Phật: + Ra đời vào thế kỉ VI TCN, do Thích Ca Mâu Ni sáng lập. + Được truyền bá mạnh mẽ dưới triều Asôca, tiếp tục dưới các triều đại Gup ta, Hác-sa, đến thế kỉ VII. - Kiến trúc Phật giáo: phát triển (chùa Hang, tượng phật bằng đá). - Ấn Độ giáo (Hin-đu giáo) + Bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ (đạo Bàlamôn). + Thờ 4 vị thần chính: Thần Brama (Sáng tạo), Thần Siva (hủy diệt), Thần Visnu (bảo hộ), Thần Indra (Sấm sét) - Kiến trúc Hinđu giáo: Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng: đền đá - Chữ viết : - Người Ấn Độ có chữ viết từ rất sớm và dần hoàn thiện chữ viết cổ của mình : từ chữ viết cổ Brahmi đã sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ sankrit. - Tác dụng : viết văn bia, sáng tác văn học, là điều kiện để chuyển tải và truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài. Chữ Pali dùng để viết kinh Phật - Văn học + Bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ramayana là hai bộ sử thi bằng tiếng Phạn nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ cổ đại. * Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài. - Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn hoá truyền thống truyền bá ra bên ngoài mà ĐNA là khu vực ảnh hưởng rõ nét nhất. - Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ (tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hin-đu, chữ Chăm cổ). Thời Gúp-ta đã định hình văn hoá truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo lớn và những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá Ấn Độ có giá trị văn hoá vĩnh cửu. * Để giúp học sinh nắm chắc và hiểu được những nội dung kiến thức trên, giáo viên cần vận dụng nguyên tắc liên môn: Lịch sử với các môn địa 7
  2. lí, văn học, triết học, nghệ thuật kiến trúc, cùng đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin để làm tăng hiệu quả. Cụ thể, giáo viên tổ chức dạy và học như sau: Giáo viên chia cả lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1:Tìm hiểu, thảo luận về quá trình hình thành vương triều Gúp- ta, thời gian tồn tại và vai trò của vương tiều này về mặt chính trị. + Nhóm 2: Tìm hiểu những nét đặc sắc về tôn giáo và kiến trúc Ấn Độ thời kì này. + Nhóm 3: Tìm hiểu những thành tựu về chữ viết và văn học Ấn Độ. + Nhóm 4: Thảo luận những yếu tố nào của văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài, ảnh hưởng đến nơi nào? Việt Nam ảnh hưởng gì từ văn hóa Ấn Độ? - Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm, tìm hiểu những tư liệu về lịch sử và văn hóa Ấn Độ, yêu cầu học sinh thảo luận trong thời gian 3 phút, sau đó giáo viên gọi đại diện từng nhóm lên trả lời, các nhóm khác nghe và bổ sung. + GV gọi đại diện nhóm 1 lên trả lời, gọi học sinh khác bổ sung, giáo viên chốt ý. Giáo viên hỏi học sinh: Tại sao lại gọi là “thời kì vương triều Gúp- ta” mà không gọi là “Vương triều Gúp-ta”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phân tích thêm: Vương triều Gúp-ta trải qua 9 đời vua, tồn tại 150 năm vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc, cả dưới thời hậu Gúp-ta và vương triều Hác-sa tiếp theo với nét nổi bật là định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ. Để học sinh hiểu rõ hơn về đặc điểm của lịch sử Ấn Độ và có thể dẫn dắt học sinh tìm hiểu đơn vị kiến thức tiếp theo, giáo viên có thể đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩa trả lời “ Qua những kiến thức đã tìm hiểu về lịch sử Ấn Độ, em thấy có điểm gì khác với lịch sử Trung Quốc?”. Học sinh trả lời và giáo viên nhấn mạnh: Đặc điểm của lịch sử Ấn Độ đó là luôn hình thành xu thế thống nhất, khác với lịch sử Trung Quốc là quá trình bành trướng. Chính vì luôn hình thành xu thế thống nhất nên tạo ra nét văn hóa riêng của người Ấn- hướng về cái nội tâm (Yếu tố tôn giáo). + Sau khi nhóm 2 trả lời, giáo viên chốt ý và giải thích rõ cho học sinh hiểu khái niệm “Định hình” và khái niệm “văn hóa truyền thống”. Trong quá trình tổng kết lại, giáo viên kết hợp phân tích với việc trình chiếu một số tranh ảnh lịch sử để miêu tả. Đặc biệt, giáo viên kết hợp nguyên tắc liên môn triết học- lịch sử, nghệ thuật kiến trúc- lịch sử để tạo nên sự hứng thú cho học sinh. Giáo viên trình chiếu hình ảnh “Phật tổ dưới gốc cây bồ đề” và nhấn mạnh về sự ra đời của đạo phật với những giáo lí của đạo Phật: Trên màn hình các em đang theo dõi là bức tranh vẽ Phật tổ bên gốc cây bồ đề. Người 8
  3. sáng lập ra đạo Phật là Thích ca Mâu ni- nguyên tên là Tat-đạt-đa, sinh vào khoảng thế kỉ VI TCN. Ông vốn là hoàng tử con vua nước Ka-pi-la. Sinh ra vào giữa lúc Ấn Độ ở trong tình trạng phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, chứng kiến nỗi khổ của con người, thấy người đời có những nỗi khổ vì sinh, lão, bệnh, tử, ông đã từ biệt cha mẹ, vợ con, từ bỏ sự giàu sang chốn cung đình vào Tuyết sơn đi tu và đếnnăm 35 tuổi thì được chính giác, nghĩa là thành Phật ở bên gốc cây bồ đề trên bờ sông Vi-liên-thiền (người đời sau gọi đó là cây bồ đề đạo trường). Giáo lí của Phật giáo được thể hiện trong thuyết “Tứ diệu đế” và “Bát chính đạo”, với mong muốn đi tìm con đường giải thoát nỗi khổ. Thích ca mâu ni quan niệm “Không thể có đẳng cấp trong dòng máu những con người cùng đỏ như nhau, không thể có đẳng cấp trong giọt nước mắt con người cùng mặn như nhau”, và khuyên con người sống từ bi hỉ xả, cứu khổ, cứu nạn Với giáo lí tình thương như vậy nên đạo phật đã nhanh chóng đi vào quần chúng, được nhân dân ủng hộ. Dưới thời vua A-sô-ca, đạo Phật được coi là quốc giáo, đạo phật tiếp tục phát triển và được truyền bá mạnh mẽ dưới thời kì vương triều Gúp-ta. Giáo viên có thể hỏi học sinh về hiểu biết về đạo Phật ở Việt Nam, sau đó giáo viên bổ sung: Đạo Phật vào nước ta đầu công nguyên với tư cách là xứ giả của tình thương, được nhân dân ta đón nhận và nhanh chóng phát triển trong nhân dân. Cùng với sự phát triển của đạo Phật, hàng loạt các ngôi chùa được mọc lên, tiêu biểu nhất là chùa hang A-gian-ta. Giáo viên trình chiếu ảnh chùa hang chụp ở một số góc cạnh và miêu tả: Chùa hng A-gian-ta được xây dựng từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VII sau công nguyên. Đây là một công trình kiến trúc, nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo tuyệt vời của bàn tay và khối óc con người. Chùa được xây dựng bằng phương pháp khoét sâu vào núi đá. Những hàng cột đá to đồ sộ với nhiều bức tượng phật bằng đá trông uy nghiêm và sống động. Trên các vách là những công trình trạm khắc, thuật lại từng giai đoạn trong đời sống của Phật. Nghệ thuật tài tình của những nhà điêu khắc là ở chỗ khi ánh đèn chiếu thẳng vào mặt Phật thì những nét mặt rất nghiêm nghị, có vẻ tầm tư, mặc tưởng. Nhưng khi ánh đèn chiếu về một bên thì những bóng tối ở môi và ở cằm của tượng làm nở ra trên mặt Phật một nụ cười kín đáo và hiền từ Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa đã kết hợp với nhau chặt chẽ. Những bức họa trên trần và trên vách trong động tuy cách đây hơn hai ngàn năm, nhưng phần nhiều vẫn chưa phai nhạt đi máy. Nét họa rất điêu luyện, đầy sức hiện thực sâu sắc. Khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu về Hin-đu giáo, giáo viên trình chiếu cho học sinh xem hình ảnh biểu tượng của 3 vị thần Bra-ma (Sáng tạo), Silva (Hủy diệt) và thần Vi-snu (bảo hộ) và giảng giải: Đạo Hin-đu ra đời trên cơ sở tín ngưỡng Bà-la-môn cổ xưa, thờ 4 vị thần chính: Brama, Silva, Visnu và thần 9
  4. Indra. Nếu như đạo Phật ra đời ở Ấn Độ nhưng không ăn sâu, bám rễ lâu bền ở Ấn Độ thì Hin đu giáo lại là chất keo cố kết người dân Ấn Độ. Người Ấn Độ thường nói: đạo Hin-đu còn thì người Ấn Độ còn, đạo Hin-đu mất thì người Ấn Độ cũng mất. Cùng với sự ra đời và phát triển của đạo Hin đu, các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng với phong cách nghệ thuật độc đáo. Giáo viên cho học sinh xem phim tư liệu về văn hóa Ấn Độ thời trung đại, yêu cầu học sinh theo dõi, quan sát và trình chiếu một số công trình kiến trúc Hin đu. Giáo viên có thể phát vấn học sinh “Em hãy rút ra nét nổi bật của kiến trúc Hin-đu”. Giáo viên chốt ý và phân tích: nét nổi bật của kiến trúc Hin- đu là các tháp cao, bằng đá khỏe khoắn, vững chắc được trạm khắc với những tác phẩm điêu khắc hoàn mĩ + Nhóm 3 trả lời về thành tựu chữ viết và văn học. sau khi học sinh trả lời song, giáo viên bổ sung và chốt lại thành tựu chữ viết bằng việc cho học sinh quan sát bảng chữ Phạn và chữ Saxkit, chữ viết cổ nhất của Ấn Độ. Nhờ viết ra đời sớm mà Ấn Độ sớm có một nền văn học phát triển. Giáo viên giải thích “văn học cổ điển” là muốn nói tới nền văn học sớm mang đậm bản sắc Ấn Độ, mở đầu cho văn học truyền thống Ấn Độ, do đó thấm được tinh thần Hin-đu giáo. Vì học sinh đã được học phần văn học Ấn Độ ở lớp 10 và qua tham khảo tài liệu nên giáo viên có thể yêu cầu học sinh kể tên tác phẩm văn học Ấn Độ đã học và trình bày ngắn gọn về giá trị nôi dung và giá trị nghệ thuật. Sau đó, giáo viên bổ sung thêm: Bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta là bộ sử thi vĩ đại nhất thế giới với 220.000 dòng thơ, dài gấp 7 lần tổng số câu thơ của 2 bộ sử thi nổi tiếng Ô-đi-xê và I-li-at, giống như một cuốn đại bách khoa về văn hóa truyền thống, về các thể chế chính trị- xã hội của Ấn Độ cổ xưa, đúng như câu ngạn ngữ cổ “Cái gì không thấy được ở trong Ma-ha-bha-ra-ta thì cũng không thể nào thấy được trong Ấn Độ”. Tác phẩm Sơ-kun-tơ-ra của Ka-li-đa-sa có thể coi là một viên ngọc quý của Ka-li-đa-sa. Gớt, đại văn hào Đức sau khi dịch tác phẩm đã phải thốt lên: “Những hương thơm của mùa xuân, những quả chín của mùa thu, tất cả những gì làm lòng người náo nức mê say, những gì làm cường tráng và nuôi dưỡng tâm hồn con người, đất trời rộng bao la đã thu tóm lại trong một tiếng duy nhất: đó là Sơ-kun-tơ-ra” + Nhóm 4 trả lời, giáo viên bổ sung và chốt ý. Sau đó cho học sinh xem đoạn video về Thánh địa Mĩ sơn để làm rõ văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào. Đồng thời, giáo viên cho học sinh quan sát một số công tình kiến trúc như Thạt Luổng, Tháp chàm để thấy được ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á. Tuy nhiên giáo viên cũng cần nhấn mạnh để học sinh 10
  5. hiểu: văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến Đông Nam Á giống như một tấm véc-ni phủ bên ngoài, khi ta bóc lớp màn ấy ra là một nền văn hóa mang đậm bản sắc Đông Nam Á. Sau khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức, giáo viên có thể củng cố lại bài học, kiểm tra nhận thức của học sinh bằng một trò chơi ô chữ với các câu hỏi được thiết kế sẵn trong giáo án điện tử. Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc trước bài 9 và sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến lịch sử và văn hóa Ấn Độ. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Qua việc tích hợp bài học lịch sử với các môn khoa học xã hội có liên quan: Văn học, Địa lí, Nghệ Thuật - Kiến trúc , giúp cho học sinh có cái nhìn đa chiều và toàn diện, rèn luyện học sinh một tư duy phong phú, một cách suy nghĩ vận động về bài học lịch sử. Từ đó có quan điểm toàn diện khi nhận thức vấn đề, đây là nguyên tắc quan trọng khi xem xét một sự kiện lịch sử. Trên cơ sở vận dụng kiến thức văn học, địa lí, tư tưởng, tôn giáo, Nghệ thuật, Kiến trúc trong bài học lịch sử, học sinh học sinh hiểu được sâu sắc nhất các vấn đề lịch sử của Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào, lí giải được tại sao hai Vương quốc này lại có một nền văn hóa truyền thống đặc sắc. Qua việc học sinh sưu tầm tư liệu phục vụ bài học: tranh ảnh, lược đồ Capuchia và Lào, tìm hiểu về Chữ viết, văn học, các công trình nghệ thuật kiến trúc (quần thể kiến trúc Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, Tháp Thạt Luổng), học sinh tự bổ sung nguồn tư liệu phong phú phục vụ cho học tập của mình, góp phần ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài học. Qua quá trình làm việc nhóm, sưu tập, thực tế và tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào, học sinh sẽ có những hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về những di sản văn hóa của nhân loại nói chung, di sản văn hóa Đông Nam Á và Campuchia và Lào nói riêng. Đồng thời, các em cũng có được ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa của nhân loại, của dân tộc. Trong phạm vi sáng kiến này tôi đi sâu nghiên cứu chủ đề Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học bài “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyến thống Ấn Độ”( Chương trình Lịch Sử lớp 10- Ban cơ bản). Sáng kiến này cũng cung cấp khá đa dạng tư liệu liên quan đến các môn học khác nên có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong dạy học một số môn có liên quan như: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không 11
  6. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Đối tượng áp dụng sáng kiến là học sinh khối 10 - Ban cơ bản. - Thiết bị: Giáo án, bảng, máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh, máy quay, đĩa CD, bản ghi chép - Học liệu: Kiến thức liên môn, kiến thức thực tế, nguồn Internet, tư liệu từ đồng nghiệp - Các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học dự án - Học sinh cũng được củng cố về kiến thức cũng như kĩ năng sử dụng powerpoint thông qua việc giáo viên giao đề tài thuyết trình về các vấn đề trong bài cho chuẩn bị trước. Tới giờ dạy, mỗi nhóm sẽ có sản phẩm là một bài powepoint hoàn chỉnh để thuyết trình đề tài nhóm mình. - Phiếu học tập và phiếu kiểm tra đánh giá cuối giờ học. - Bài giảng điện tử của giáo viên 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Trong thực tế giảng dạy, để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp. Lớp thực nghiệm là lớp 10A và lớp 10C là lớp đối chứng. Đây là 2 lớp học sinh có nhận thức tương đối đồng đều, đa số học sinh ngoan và có ý thức học. Ở lớp 10C giáo án soạn và dạy bình thường ; còn lớp 10A thể hiện rõ nguyên tắc liên môn như đã trình bày trong đề tài. Sau khi dạy song ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, hai lớp làm bài kiểm tra 15 phút, đề kiểm tra như sau: I. Phần trắc nghiệm: khoanh tròn vào một đáp án đúng nhất 1. Các vương quốc cổ Ấn Độ được hình thành khoảng 1500 năm TCN ở: A. Phía Đông Bắc lưu vực sông Hằng B. Phía Nam của lưu vực sông Hằng C. Phía Tây bắc của lưu vực sông Hằng D. Phía Đông Bắc của lưu vực sông Ấn 2. Vị vua kiệt xuất nhất trong lịch sử Ấn Độ cổ đại: A. A-cơ-ba B. Bim-ba-sa-ra C. Gúp-ta D. A-sô-ca 12
  7. 3. Đạo Phật ra đời vào khoảng thời gian: A. Thế kỉ VI SCN B. Thế kỉ VI TCN C. Thế kỉ VII TCN D. Thế kỉ IV TCN 4. Tôn giáo được coi là quốc giáo của Ấn Độ A. Hồi giáo B. Phật giáo C. Hin-đu giáo D. Bà-la-môn 5. Khu kiến trúc Thánh địa Mĩ sơn của Việt Nam chịu ảnh hưởng của kiến trúc nào ở Ấn Độ? A. Kiến trúc Phật giáo B. Kiến trúc Hin-đu giáo C. Kiến trúc Hồi giáo D. II. Tự luận Tại sao nói A-sô-ca là ông vua kiệt xuất nhất thời cổ đại Ấn Độ? Đáp án I. Trắc nghiệm: Câu 1: A; Câu 2: D; câu 3: B; câu 4: C; câu 5: B. II. Tự luận: A-sô-ca là ông vua kiệt xuất nhất trong lịch sử Ấn Độ là vì: - Ông đã đánh bại hầu hết các tiểu quốc để thống nhất Ấn Độ - Ông một lòng theo đạo Phật và có vai trò lớn trong việc truyền bá đạo Phật Kết quả thu được như sau: Lớp Số học Loại giỏi Loại Khá Loại TB Loại yếu sinh (9- 10 (7-8 điểm) (5 – 6 điểm) (dưới 5 điểm ) điểm) Thực nghiệm 36 19 em 11 em 6 em (17%) 0% (10A) (52%) (31%) Đối chứng 36 13 em 12 em 11 em (31%) 0 em (0%) (10C) (36%) (33%) Qua kết quả thực nghiệm và quan sát trong giờ học tôi nhận thấy : - Ở lớp thực nghiệm 10A khi giáo viên vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn kết hợp với phuơng pháp dạy học linh hoạt đã tạo nên sự hứng thú cho học sinh khi học lịch sử. Các em có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm các tư liệu có 13
  8. liên quan và chủ động, tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu kiến thức, lớp học sôi nổi. - Ở lớp đối chứng (10C) Giáo viên dạy theo kiểu thông báo kiến thức, không vận dụng nguyên tắc liên môn, với các câu hỏi mang tính truyền thống học sinh ghi chép 1 cách thụ động vẻ mặt thờ ơ không biểu nộ cảm xúc, không khí lớp học tẻ nhạt .Vì vậy kết quả thấp hẳn so với lớp thực nghiệm Qua kết quả thực nghiệm chứng tỏ vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử đã kích thích hứng thú học tập trong học sinh giúp các em lĩnh hội bài tốt nhằm nâng cao hiệu quả của bài học. Qua bài học, học sinh không chỉ nắm chắc và hiểu được những kiến thức về lịch sử và văn hóa Ấn Độ mà còn rèn luyện được các kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, liên hệ và kĩ năng quan sát lược đồ, đồ dùng trực quan. Quá đó, các em được giáo dục niềm yêu thích, say mê văn hóa và có ý thức bảo vệ những thành tựu văn hóa của nhân loại. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Trước hết đề tài nhằm làm phong phú và nâng cao thêm trình độ nhận thức của giáo viên về lý luận dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng cũng như các biện pháp dạy học liên môn trong dạy học bộ môn - Việc vận dụng kiến thức liên môn, dạy học tích hợp môn Lịch Sử với Địa lí – tư tưởng, tôn giáo - Nghệ thuật, , Điêu Khắc , Kiến trúc – Văn học bài Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ (Chương trình Lịch Sử 10 ban cơ bản) đã phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): TT Tên tổ chức / cá Địa chỉ Phạm vi / Lĩnh vực áp nhân dụng sáng kiến 1 Các GV Nhóm Sử Trường THPT Quang Lịch Sử 10 – Ban cơ bản Hà – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc 2 Các lớp khối 10 Trường THPT Quang Lịch Sử 10 – Ban cơ bản Hà – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc 14
  9. Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019 Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019 PHÓ HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Viết Ngọc Nguyễn Thị Minh Phương 15
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thanh Bình, 3/1995, Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học ở trường phổ thông - yêu cầu cấp bách của sự nghiệp giáo dục hiện nay, Tạp chí NCGD 2. Giáo dục và Đào tạo, 2006, Giáo trình triết học Mác - Lenin, NXB Chính trị quốc gia. 3. Nguyễn Thị Côi, 2/2002, Kênh hình, một nguồn kiến thức quan trọng trong dạy học Lịch sử, Tạp chí nghiên cứu giáo dục 4. Trần Văn Cường, 7/1997, Vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử ở PTTH, Tạp chí NCGD. 5. N.A.ÊROPHEEP, 1981, Lịch sử là gì, NXBGD. 6. E.H Gombrich, Lê Sĩ Tuấn dịch, Câu chuyện nghệ thuật, NXB Văn nghệ HCM. 7. Trần Bá Hoành, 1/1994, Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Tạp chí nghiên cứu giáo dục. 8. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, 2004, Phương pháp dạy học lịch sử, NXBGD. 9. Mai Ngọc Luông, 10/2005, Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn lịch sử bậc trung học - một yêu cầu bức thiết, Tạp chí Dạy và học ngày nay 10. Trần Đức Minh, 4/1999, Một yếu tố nâng cao tính tích cực học tập của học sinh, Tạp chí NCGD. 11. Ngô Minh Oanh - Nhữ Thị Phương Lan- Đào Thị Mộng Ngọc, 2006, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT, môn Lịch Sử 12. Lê Vinh Quốc, 2007, Đề cương tóm tắt chuyên đề phương pháp dạy học lịh sử, ĐHSPTPHCM 13. Vũ Văn Tảo, 4/1995, Yêu cầu mới đối với mục tiêu - nội dung - phương pháp giáo dục: xu thế và hiện thực, Tạp chí NCGD. 14. Trần Viết Thụ, Góp thêm ý kiến về phương pháp giảng dạy các nội dung văn hóa trong môn Lịch sử PTTH, Tạp chí NCGD. 15. Trần Viết Thụ, 12/1997, Vận dụng nguyên tắc liên môn khi dạy học các vấn đề văn hóa trong SGK lịch sử PTTH, Tạp chí NCGD. 16. Trịnh Tiến Thuận - Nguyễn Xuân Trường - Nguyễn Nam Phóng - Lê Hiến Hương - Phan Ngọc Huyền, 2007, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch Sử lớp 10, NXBHN 16
  11. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc Tên tôi là: Nguyễn Thị Minh Phương Chức vụ: Tổ phó tổ Sử - Địa - GDCD Đơn vị: Trường THPT Quang Hà. Điện thoại: 0975854815 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến đã được Hội đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau đây: Tên sáng kiến: “Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử của học sinh qua bài “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ” – Chương trình Lịch sử 10 - Ban cơ bản. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. PHÓ HIỆU TRƯỞNG Bình Xuyên, ngày tháng 02 năm 2019 NGƯỜI NỘP ĐƠN Nguyễn Viết Ngọc Nguyễn Thị Minh Phương 17