SKKN Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT

docx 77 trang Giang Anh 26/09/2024 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_phuong_phap_tranh_luan_trong_day_hoc_doc_hieu.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT

  1. E. Phủ nhận hoàn toàn F. Phản đối 6. Theo em, để phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện cho mình trong đọc hiểu văn bản cần phải chú ý những điều kiện nào sau đây? A. Bề dày tri thức, vốn sống phong phú B. Tư duy độc lập, suy nghĩ thấu đáo, chặt chẽ C. Thái độ tự tin, dũng cảm cùng niềm đam mê, hứng thú D. Ý kiến khác 7. Thầy/cô của em thường sử dụng phương pháp nào trong những phương pháp sau để rèn luyện tư duy phản biện và năng lực phản biện cho HS? A. Sử dụng câu hỏi dẫn dắt có tính mở B. Xây dựng các chủ đề phát sinh nhu cầu phản biện C. Thảo luận nhóm D. Ý kiến khác Phụ lục II: HOẠT ĐỘNG NHÓM 1. DANH SÁCH HỌC SINH PHÂN THEO NHÓM - Nội dung: - Danh sách: STT Họ và tên Lớp Thành tích học tập bộ môn Trách nhiệm 1 2 3
  2. 4 5 6 7 8 9 10 2. BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM (LẬP KẾ HOẠCH) 1. Thời gian, địa điểm, thành phần - Địa điểm: - Thời gian: từ giờ đến giờ Ngày tháng năm - Nhóm số: ; Số thành viên: Lớp: - Số thành viên có mặt Số thành viên vắng mặt 2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành) .
  3. . 3. Bảng phân công cụ thể STT Họ và tên Công việc được giao Thời hạn Ghi chú hoàn thành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 4. Kết quả làm việc
  4. . . 5. Thái độ tinh thần làm việc . . 6. Đánh giá chung . . 7. Ý kiến đề xuất . . Thư kí Nhóm trưởng Phụ lục III: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH THPT A. HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA 1. Hoạt động khởi động: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
  5. 2. Hoạt động thuyết trình về tác giả, tác phẩm
  6. 3. Hoạt động tóm tắt văn bản
  7. Nhóm 3 Nhóm 4
  8. 4. Hoạt động tìm hiểu “Cảnh ở trên bãi biển” Nhóm 1 5. Hoạt động tìm hiểu “Chuyện người đàn bà ở tòa án huyện”
  9. Nhóm 3
  10. Nhóm 4
  11. Hoạt động: Hoạt cảnh “Phiên tòa xử án người đàn bà ở tòa án huyện” 6. Hoạt động luyện tập: Trò chơi “Ô chữ bí mật”
  12. 7. Hoạt động vận dụng: Giải pháp phòng chống bạo lực gia đình
  13. B. HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU Ở CÁC VĂN BẢN KHÁC 1. Hoạt động khởi động: tổ chức trò chơi “Giải ô chữ” Văn bản Thơ Hai - cư của Ba sô 2. Hoạt động luyện tập
  14. Văn bản Vội vàng Phụ lục IV + ĐĨA CD (GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VÀ MỘT SỐ VIDEO MINH HỌA HOAT ĐỘNG DẠY HỌC) + Đường link đến các tập video của các Powerpoint và một số hoạt động dạy học trong sáng kiến. (Để thuận tiện đưa các tệp Powerpoint lên internet, tác giả xin phép được chuyển đổi từ Powerpoint sang video và đăng lên youtube) 1.1. Giáo án Power Point Thơ Hai - cư của Ba sô
  15. 1.2. Thuyết trình về nhà thơ Ba Sô qua trình chiếu PowerPoint: 1.3. Giáo án Power Point Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu 1.4. Video thuyết trình về tác giả Nguyễn Minh Châu 1.5. Video tóm tắt văn bản Chiếc thuyền ngoài xa 1.6. Video thuyết trình, thảo luận, tranh biện về chuyện ở trên bãi biển 1.7. Video Phiên tòa xử án: Chuyện người đàn bà ở tòa án huyện 1.8. Video trò chơi ô chữ Chiếc thuyền ngoài xa Phụ lục V: KỊCH BẢN PHIÊN TÒA: CÂU CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ Ở TÒA ÁN HUYỆN Đây là lần thứ hai người đàn bà được Đẩu mời đến về công việc gia đình tại phòng chánh án. Đẩu đề nghị người đàn bà li hôn người chồng vũ phu. Người đàn bà (sợ sệt, lúng túng): Tìm đến một góc tường để ngồi. Chánh án Đẩu (thân mật): Chị ngồi lên đây, sao lại thế, hãy ngồi lên chiếc ghế này Người đàn bà (rón rén): Ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu người lại. Chánh án Đẩu: Thế nào chị đã nghĩ kĩ chưa? Người đàn bà (ngước lên nhìn Đẩu, rồi lại cúi mặt xuống): Thưa đã Chánh án Đẩu (gật đầu, đứng dậy, giọng giận dữ): Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu!
  16. Người đàn bà: Con lạy quý tòa Qúy tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó Nghệ sĩ Phùng (vén lá màn bước ra): Sao! Chị vẫn chưa quyết định bỏ được hắn à? Chánh án Đẩu: Cậu hãy bình tĩnh, ngồi xuống. Tùy chị, nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận. Người đàn bà (giọng khẩn thiết): - Chị cảm ơn các chú! Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc. - Từ nhỏ, tôi là một đứa con gái xấu lại rỗ mặt sau một trận đậu mùa. Hồi bấy giờ thì nhà tôi cũng ở trong cái phố này. Hồi đó thì nhà tôi cũng còn khá giả nhưng cũng vì xấu, không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai con nhà hàng chài. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng mà hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi cả. - Giá mà tôi đẻ ít đi hoặc là sắm được một chiếc thuyền rộng hơn. Từ ngày cách mạng về thì cũng đã đỡ khổ chứ lúc trước kia vào các vụ bắc thì trời làm biển động suốt cả vợ chồng con cái chúng tôi không có gì để ăn, phải ăn xương rồng luộc chấm muối cả tháng trời. Nghệ sĩ Phùng: Hồi trẻ lão có đi lính ngụy không? Người đàn bà (đỏ mặt): Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn vì trốn lính, mà cái lỗi chính cũng là tại đám đàn bà chúng tôi đẻ nhiều quá, mà thuyền thì lại chật. Chánh án Đẩu: Nếu vậy thì sao chị không lên bờ mà ở? Người đàn bà: Làm nhà ở trên bờ thì làm sao mà làm được cái nghề thuyền lưới vó, hả chú! Cách mạng về cũng đã cấp đất cho chúng tôi ở nhưng đâu có ai ở trên bờ được! Đâu có bỏ nghề được đâu! Nghệ sĩ Phùng: Ở trên thuyền lão có hay đánh chị không? Người đàn bà: Bất kể lúc nào mà lão thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh! Cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu mà phải chi lão cũng uống rượu thì tôi cũng còn đỡ khổ Sau này, khi mà con cái lớn lên, tôi mới xin được với hắn đưa tôi lên bờ mà đánh Chánh án Đẩu (thốt lên): Không thể hiểu được, không thể nào hiểu được! Người đàn bà: Là bởi vì các chú không phải là đàn bà thì làm sao các chú có
  17. thể hiểu được nỗi vất vả của một người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông, hả chú! Chánh án Đẩu (trút một tiếng thở dài, chua chát): Phải! Bây giờ tôi đã hiểu. Trên thuyền phải có một người đàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo? Người đàn bà: - Phải! Mong các chú cách mạng thông cảm, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba - Đàn bà chúng tôi sinh ra là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú bỏ qua sự lạc hậu của tôi mà đừng bắt tôi bỏ hắn. Vả lại trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ các chú à! Nghệ sĩ Phùng: Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? Người đàn bà: Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no Phùng ra về với tấm ảnh cho bộ lịch năm mới. Tấm ảnh chất chứa đầy cảm xúc. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, anh vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai với một người đàn bà thô kệch bước ra từ tấm ảnh. Người đàn bà bước đi chậm rãi, bàn chân giẫm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông Phụ lục VI: HOẠT CẢNH PHỎNG VẤN NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU Phóng viên: Xin chào nhà văn Nguyễn Minh Châu! Rất vui khi anh đã nhận lời tham gia buổi phỏng vấn Phóng viên: Xin anh cho một vài dòng tiểu sử về mình. Nhà văn: Tôi sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1945, tôi tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, tôi học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, tôi công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, tôi là trợ lý văn hóa Trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, tôi theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, tôi về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí văn nghệ Quân đội. Vinh dự năm 1972, tôi được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
  18. Phóng viên: Nhà văn Nguyên Ngọc đã khẳng định: “Ông là người mở đường tài năng và tinh anh và là nhà văn tiên phong của văn học đổi mới”. Ông có thể nói rõ nguyên nhân nào thôi thúc ông “tiên phong” trên con đường đổi mới văn học sau năm 1975? Nhà văn: Sau năm 1975, văn học Việt Nam trải qua một cuộc chuyển mình dữ dội, không chỉ từ văn học thời chiến sang thời bình, từ văn học sử thi sang văn học thế sự và đời tư, mà trong chiều sâu của nó có sự chuyển động từ văn học tuyên truyền chính trị, phản ánh hiện thực theo phương pháp hiện thực XHCN sang một nền văn học hậu văn học cách mạng, hậu hiện thực XHCN. Bởi từ trong đáy sâu của ý thức, nhiều nhà văn đã nhận ra văn học chính trị và chủ nghĩa hiện thực XHCN đã trói buộc sáng tác quá nhiều và khao khát giải thoát khỏi các trói buộc ấy. Tôi nhận ra những hạn chế của nền văn học thời chiến tranh lúc bấy giờ và chuyển hướng sáng tác, tìm kiếm ra con đường mới cho chính mình. Phóng viên: Ông quan niệm nghệ thuật về con người như thế nào?