SKKN Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh Lớp 12 Trung học Phổ thông

docx 47 trang Giang Anh 26/09/2024 450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh Lớp 12 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_van_ban_chiec_thuyen_ngoai_xa_vao_hoat_dong_ho.docx
  • pdfNguyễn Như Luật, Hoàng Thị Thanh Trà, Lê Thị Mậu Thanh - Trường THPT Lê Viết Thuật - Ngữ văn.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh Lớp 12 Trung học Phổ thông

  1. tự trưởng thành, giờ thời gian của con gần như chỉ ở trường lớp. Ngày xưa ông bà không bao bọc bố mẹ như cách bố mẹ bao bọc con như bây giờ. Đòn roi từ bé khiến bố mẹ trở nên cứng cáp hơn thì phải. Vì quá yêu thương con, mà bố mẹ lại vô tình khiến tâm hồn con trở nên dễ vỡ Nhưng con ạ, thế giới ngoài kia vốn đầy những trở ngại, cuộc sống càng ngày càng nghiệt ngã. Không phải chỉ riêng con có áp lực, mà tất cả chúng ta đều bị cuốn vào đó. Bố mẹ cũng có những áp lực vô hình không thể giãi bày, nhưng vẫn phải thật bản lĩnh để làm chỗ dựa cho con, làm cây cột che chống mưa bão cho nhà mình! Nếu cứ vin vào áp lực để cho mình yếu đuối gục ngã thì con sẽ không bao giờ lớn được, con sẽ sợ hãi khi bước vào thế giới sau cánh cửa gia đình. Dù biết khó khăn, nhưng con đường học tập vẫn là con đường ngắn, an toàn nhất để con có thể dũng cảm đứng lên bằng đôi chân của mình, con ạ! Có lẽ đó là lựa chọn duy nhất có thể để bảo vệ con khi bố mẹ không còn có khả năng bao bọc con nữa Nhưng hình như bố mẹ đã làm sai cách rồi Giá như bố mẹ biết lắng nghe con nhiều hơn, giá như bố mẹ biết “nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình” có lẽ con sẽ hạnh phúc hơn, phải không? Con yêu ạ! Không ai được quyền lựa chọn nơi sinh ra cho mình. Ông trời đã tặng con cho một người bố, người mẹ không hoàn hảo Vậy con có thể chấp nhận sự không hoàn hảo đó để làm con của bố mẹ được không? Chúng ta sẽ cùng nhau trưởng thành, chỉ cần đừng buông tay nhau, con nhé!!! (Nguồn Fb Hiền Lương) 3.2. Chia sẻ thứ hai NÓI VỚI HỌC TRÒ NHÂN MỘT SỰ KIỆN BUỒN Ngày ¼ vừa qua, hình ảnh cậu học sinh lớp 11 lao ra khỏi ban công chung cư để kết thúc cuộc sống đã khiến dư luận bàng hoàng. Cô không bàn đến ai đúng, ai sai, sai ở đâu. Trong phạm vi bài viết nhỏ này, chỉ muốn gửi đến các em – học trò của cô, cũng như con cô những lời thống thiết sau: 1. Các con thường oán bố mẹ không hiểu mình, nhưng các con có từng thật sự thấu hiểu bố mẹ mình hay chưa? Khi người cha làm thợ xây về nhà sau một ngày dãi nắng cháy da, đôi tay sưng phù, mồ hôi đóng vẩy trên áo, thì con ông ấy đang làm gì? Lúc thì nó đang chơi điện tử, lúc nó đang mơ bộ đồ mới, lúc nó ngồi ăn bim bim nghe nhạc của thần tượng Hàn Quốc xa lạ. Nó đòi mua điện thoại cả chục triệu mà không biết, sáng nay bố nó còn nhịn đói đi làm. Khi người mẹ làm y tá trở về nhà sau đêm trực thức trắng, phờ phạc, rời rã, từng thớ cơ như rơi rụng, thì con gái cô ấy đang làm gì? Nó có tới bóp vai cho mẹ, hỏi mẹ nổi 1 câu: “Mẹ có mệt không?” hay không? Các con hãy nhớ, mọi thứ đều phải đến từ 2 phía. Khi các con chưa biết quan tâm và biết ơn bố mẹ, thì mọi sự đòi hỏi là vô lí. 2. Các con thường luôn kêu gào là áp lực. 41
  2. Nhưng chẳng phải kim cương khác với than đá ở chỗ nó đã chịu áp lực cực lớn hay sao? Nguyễn Du không có 10 năm “thập tải phong trần”, gia biến, lầm than, thì làm sao có “Truyện Kiều”, làm sao vang danh “đại thi hào”? Con muốn đời mình đáng giá như kim cương hay nhạt nhòa như than vụn?? Tất nhiên cô không đồng tình với những áp lực đến mức phi lí, nhưng con phải hiểu rằng: Chẳng có thứ gì đến dễ dàng cả. Không học hành (học cả sách vở và đời sống) thì không thành tài! Không trải qua gian lao thì không trưởng thành! Không cho đi thì không được nhận lại! Đây là quy luật!!! 3. Con thường trách bố mẹ không nhẹ nhàng với con, không tâm lí, lắng nghe, dịu dàng, nhẫn nại Thế khi đứa em nghịch cặp sách của con, con đã làm gì? Có phải con đã ngay lập tức gào thét ầm ĩ: “Cút ra chỗ khác. Tao đánh chết mày bây giờ!” hay không? Thế khi bố mẹ vừa hỏi thăm vài câu, có phải con đã gắt gỏng um lên:" Kệ con. Bố mẹ biết gì mà cứ hỏi lắm thế"? Ồ, con nói xem, rốt cuộc thì ai đáng trách??? 4. Người lớn không phải tự dưng mà lớn. Mà là những vết chai sạn, những sẹo tổn thương cứ lớn lên theo năm tháng. Ở cơ quan 8 tiếng, đôi khi phải chạy vào nhà vệ sinh lén lau nước mắt. Về đến nhà, bố mẹ già ốm đau cần núi tiền đi viện, cần người chăm sóc; họ hàng đình đám cần tới làm giúp; đống hóa đơn điện+nước+mạng cần thanh toán; sắp tới giờ ăn cần tiền đi chợ; cuối học kì đến nơi – con cần tiền đóng học; bộ quần áo nhiều năm đã cũ cần mua mới; điều hòa hỏng cần thay, xe máy thủng lốp cần sửa Đôi khi, đến ăn còn nhịn, thở còn gấp, ngủ còn tranh thủ chợp mắt họ làm sao còn đủ thời giờ học những cách làm bố làm mẹ hiện đại nhất, mới nhất, tâm lí nhất, tiên tiến nhất? Nhưng họ lại có 1 thứ mà dù cả tỉ người kia muốn học cả đời không làm nổi: đó là yêu thương con họ vô hạn! Thế nên, bước ra khỏi vòng tay bố mẹ, con không bao giờ tìm nổi người thứ 2 yêu thương con và hi sinh vì con như thế đâu!!! 5. Con đừng coi hành động của nam sinh lớp 11 kia là cách hay để dọa bố mẹ, để khiến bố mẹ phải hối hận, hay chí ít thì hiện tại phải chiều chuộng mình hơn! Sẽ chỉ có cánh cửa địa ngục với đòn tra tấn xẻ da róc xương nấu thịt đang chờ những đứa con bất hiếu thôi! 6. Nếu như phải chết khi còn trẻ, thì hãy lấy máu mình tắm lên vinh quang lá cờ Tổ quốc, hay dùng mạng mình mà cứu được người! Đừng chết 1 cách vô nghĩa như cách mà nhiều kẻ ngu muội, vô tri đang làm! 42
  3. 7. Khi cô bằng tuổi con, cũng từng bị bố mẹ cho ăn đòn nhiều lần, bị mắng nhiều trận Cô đã viết ra cả trăm trang nhật kí để đau đáu một điều: Rốt cuộc thì bố mẹ có thương mình hay không? Mình có nên sống không? Thế nhưng, khi cô ốm nặng, nằm giường bệnh giữa đêm, lén nghe thấy tiếng mẹ khóc, còn bố thì nói: “Dù có phải bán mạng, anh cũng sẽ lo cho con”. Lúc ấy, cô đã hiểu, sự nghiêm khắc của họ, cái roi của họ, câu mắng của họ - là một dạng đặc biệt của tình yêu! Hãy biết đặt mình vào vị trí bố mẹ, chắc chắn thay vì oán trách, con sẽ thấy biết ơn!!!" (Nguồn: PbTạ Thị Mai Hương) 4. Đối thoại của một nhà giáo dục với bài viết của cô giáo Tạ Thị Mai Hương. Sáng dậy thấy đồng nghiệp là cô Phùng Diệu Linh tag tôi vào bài như trong ảnh. Cô Diệu Linh hoàn toàn không đồng ý với người viết bài trong ảnh (có vẻ cũng là giáo viên). Tôi share lại nhưng không hiểu sao chỉ share được một ảnh nên đành copy lại ảnh từ trang của cô và bình mấy câu thế này. Văn cô này hay như văn mẫu. Cô lý luận hay ghê nhưng sai ở mấy chỗ. 1. Trong mối quan hệ cha mẹ và con cái thì con cái không có chọn được cha mẹ còn cha mẹ có thể chọn có con hay không. Vì thế ngay cả luật pháp của hầu hết các nước đều buộc cha mẹ phải chăm sóc, bảo hộ, chịu trách nhiệm khi con chưa thành người lớn. Vì vậy không thể biện minh để đổ lỗi cho con. 2. Cô ví người với than đá và kim cương là sai. Con người khác vật ở chỗ người biết đau, biết khổ và có sinh mạng quý giá không thể thay thế. Kim cương hay than có thể vứt đi hoặc vô giá trị khi không cần. Với con người có thể thế không? 3. Đoạn lấy máu tô cờ văn vừa thô vừa phạm vào lỗi đạo văn (vì đạo lý tưởng của ai đó) đâm sáo rỗng và phản cảm. Nó không hợp với môi trường giáo dục và bối cảnh câu chuyện. Nhiều người có học nhưng khi viết hay lặp đi lặp lại những ý sáo rỗng đọc phát ngán. 4. Trẻ em, thanh niên hiện nay có nhiều vấn đề do tác động của xã hội và thời đại. Chuyện có nhiều thanh niên ý chí kém và thiếu tinh thần cảm thông là thực tế. Tuy nhiên, nhắc đến điều đó để chứng tỏ lỗi không thuộc về người lớn khi có học sinh vừa ra đi mãi mãi là bất nhân và phi nhân đạo. Người thường còn không nên làm nữa là giáo viên. Nói chung là người lớn thì nên đau xót trước mầm non sớm gãy và suy ngẫm, phản tỉnh sẽ tốt hơn là biện minh và thuyết giáo đạo đức. 43
  4. Trong mối quan hệ người lớn-trẻ em, giáo viên-học sinh thì giáo viên và cha mẹ, người lớn là kẻ mạnh. Chính vì vậy nếu lý luận như người viết trong ảnh thì đó là lý luận của kẻ mạnh-người luôn lấy quyền lực làm thước đó chân lý. P.s. Quả thật trong giáo dục sẽ cần có "áp lực" vì nếu chỉ "vui vẻ trẻ trung", "học cho vui" thì học sinh không tiến bộ được. Tuy nhiên xin nhớ rằng áp lực trong giáo dục phải là áp lực được người có chuyên môn về giáo dục và có tình thương yêu tính toán, cân nhắc tùy theo từng trẻ để đặt trẻ vào "vùng phát triển gần nhất" (vygotsky) chứ không phải là đặt quả bom tạ lên mọi đứa trẻ bất chấp mỗi cá nhân là một sự khác biệt và có ngưỡng chịu đựng khác nhau. Chưa kể mục tiêu hướng đến có thể sai lầm ngay từ đầu nên mọi áp lực đi sau đó đều là vô nghĩa hoặc biến học sinh thành vật hi sinh. Khi mục tiêu sai (học để thi, học lấy danh, học cho bố mẹ rạng rỡ mặt mày, học để làm quan cả họ được nhờ, học để có bằng ) thì áp lực đặt lên trẻ là vô nghĩa và hủy hoại cuộc đời của trẻ cũng như gây hại cho cộng đồng, xã hội lâu dài. Đấy là điều mà mỗi người cha, mẹ và nhà giáo dục (giáo viên) cần phải cẩn trọng, suy xét, học hỏi thấu đáo. Nó không phải chuyện chơi. (Pb Nguyễn Quốc Vương) 44
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT ===*=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: VẬN DỤNG VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA VÀO HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ, TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Nhóm tác giả: 1. Nguyễn Như Luật - 0825084889 2. Hoàng Thị Thanh Trà - 0912 088 276 3. Lê Thị Mậu Thanh - 0915 234 279 Tháng 4/2022 45