SKKN Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học xanh sạch đẹp an toàn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động

doc 17 trang Đinh Thương 15/01/2025 290
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học xanh sạch đẹp an toàn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_moi_truong_trong_va_ngoai_lop_hoc_xanh_sach_de.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học xanh sạch đẹp an toàn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động

  1. 10 chơi lau chùi tủ giá đồ chơi sạch sẽ tạo môi trường xanh sạch đẹp an toàn cho trẻ hoạt động 2.7 Hướng dẫn trẻ hoạt động ở các góc Để trẻ có hứng thú chơi ở các góc chơi sáng tạo việc giới thiệu cho trẻ làm quen với các góc chơi khi trẻ bỡ ngỡ chưa làm quen với đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp , chưa biết tên đồ chơi vị trí chơi các góc chơi. Vì vậy tôi giúp trẻ biết nơi để đồ chơi góc chơi bắt đầu từ đâu và kết thúc từ đâu Khi trẻ đã quen dần với các góc chơi và vị trí đồ chơi thì cư mỗi đầu chủ đề cô giới thiệu nội dung từng chủ đề . Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ , động viên hướng dẫn những trẻ còn nhút nhát . Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo hơn. Trong quá trình chơi cô có thể tạo ra nhiều những tình huống khác nhau và chú ý hướng dẫn trẻ cách giải quyết tình huống một cách nhẹ nhàng. Cô nên là một người bạn của trẻ trong lúc chơi, cùng chơi với trẻ. Điều đó vừa tạo hứng thú cho trẻ chơi, vừa là cách để cô truyền tải những nội dung giáo dục cần thiết cho trẻ nhẹ nhàng nhất. Trong giờ chơi cô luôn giáo dục trẻ chơi ngoan , khi chơi xong cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định . Ngoài giờ hoạt động góc phải nên cho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi để khám phá những điều mới lạ xung quanh Phải có kí hiệu ở các góc để cho trẻ chơi ở tất cả các góc kí hiệu của trẻ bằng số hoặc chữ cái 3 Biện pháp 3: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh. Bên cạnh việc dạy trẻ tạo môi trường lớp học tạo sự thân thiện đối với trẻ, tôi thường xuyên chú trọng đến việc phối kết hợp với phụ huynh để tuyên truyền hướng dẫn trẻ để trẻ được trải nghiệm với thực. Bố mẹ, gia đình là những người thấy, những tấm gương để trẻ noi theo. Vì vậy tôi thường xuyên tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé.Việc trao đổi thường xuyên với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ giúp tôi dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó tìm ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng đắn nhất, đạt kết quả cao nhất có thể. Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch trao đổi với phụ huynh trong buổi họp phu huynh đầu năm, trong giờ đón – trả trẻ về tầm quan trọng của việc tọa môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động + Trước hết bố mẹ, ông bà, người lớn trong gia đình phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi, được nói lên ý kiến của mình, không áp đặt, cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý tưởng của trẻ
  2. 11 + Hướng dẫn các bậc phụ huynh cách để củng cố lại những kĩ năng trẻ đã biết cũng như hình thành và phát triền những kĩ năng mới. +Không nói quá nhiều, không làm giúp, không nói cho trẻ kết quả mà hãy đặt câu hỏi để trẻ tự tìm câu trả lời. + Không vội vàng kết luận trẻ làm đúng hay sai, cho trẻ được tranh luận để chứng minh và đưa ra kết luận của mình. Ví dụ: Khi ở nhà, bố mẹ nên khuyến khích trẻ giúp bố mẹ và gia đình những việc nhỏ như quét nhà, lau bàn ghế ,gấp quần áo hoặc lấy những vật dụng cần thiết vừa với sức của trẻ .Khi làm xong bố mẹ nhắc nhở và dạy cho con biết cách tự thu dọn những vật dụng đó bỏ vào nơi quy định. Bố mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ. Sau một thời gian áp dụng sáng kiến, tôi thấy đây là một biện pháp rất hiệu quả. Phụ huynh đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động . III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế Qua việc áp dụng một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động . Lớp 5 tuổia do tôi phụ trách đã thu được kết quả sau: - Về chất lượng học tập của học sinh: Trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động , tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo, phong phú , nhiều chủng loại theo cá chủ đề của lớp học . Sự giao tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động lưu giữa trẻ với trẻ tạo nên sự gần gũi, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tổ chức và thực hiện trò chơi tốt hơn, sáng tạo hơn. STT Tiêu chí Chưa có Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Trẻ cảm thấy có sợ yêu 5/29 4/29 20/29 thương gần gũi đối với bản thân mình 2 Môi trường đã tạo ra 3/29 11/29 15/29 trong lớp 3 Kĩ năng sử dụng các 4/29 3/29 22/29 nguyên vật liệu ở các góc để tạo ra sản phẩm + Đa số trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp cũng như xử lý các tình huống trong cuộc sống. Đa số trẻ đã làm chủ được bản thân, biết cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh, trẻ thích nghi, học tập tốt hơn, nâng cao sức khỏe, tinh thần và thể chất.
  3. 12 Đây là những yếu tố quan trọng để phát triển toàn diện cho trẻ về mặt tư duy, hình thành và phát triển nhân cách. - Về chất lượng dạy của giáo viên: Muốn tạo môi trường thân thiện tích cực cho trẻ hoạt động giáo viên phải trang trí môi trường xung quanh lớp bằng các hình ảnh gần gũi với cuộc sống hành ngày của trẻ và tận dụng những sản phẩm của trẻ , đồ dùng ,đồ chơi trẻ tạo ra , để trang trí ở các mảng tường các góc chơi. Muốn cho trẻ hoạt động tích cực và có kết quả cao thì môi trường đó phải có nhiều đồ dùng đồ chơi đáp ứng nhu cầu của trẻ Muốn tạo môi trường xanh - sạch - đẹp thì giáo viên phải thường xuyên vệ sinh trường lớp sạch sẽ thoáng mát như chính ở gia đình mình vậy - Đối với phụ huynh: Bằng các hình thức khác nhau để tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh tôi thấy rằng đa số phụ huynh đều nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động. Sự hiểu biết về tầm quan trọng của phụ huynh về việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động đã có sự chuyển biến tích cực. Phụ huynh tích cực trao đổi và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm sóc- giáo dục trẻ. Tôi đã tạo được sự tin tưởng ở phụ huynh * Kết quả làm đồ dùng đồ chơi Trong năm học 2019- 2020 với sự phấn đấu của cô và trẻ lớp 5 tuổi a đã làm được nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ các môn học phong phú về chủng loại , màu sắc. Do đó lớp 5ta đã đạt được kết quả cao trong cuộc thi trang trí tạo không gian lớp học do nhà trường tổ chức vào đầu đầu năm . Qua quá trình thực hiện tôi đã thu được kết quả rất cao. Có được kết quả trên là sự cố gắng nỗ lực của giáo viên, học sinh và đặc biệt còn có sự góp sức không nhỏ của các bậc phụ huynh. 2. Khả năng áp dụng và nhân rộng Để sáng kiến được áp dụng rộng rãi và đạt kết quả cao cần có các điều kiện sau: + Có đầy đủ trang thiết bị về trang thiết bị, đồ dùng học tập và chơi của trẻ + Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, có lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Tích cực tìm tòi, sáng tạo và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy trẻ tạo không gian trong và ngoài lớp học IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
  4. 13 Tôi xin cam kết sáng kiến của tôi không sao chép trên mạng hay vi phạm bản quyền nào . Xin trân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN NGUYỄN THỊ HÒA
  5. 14 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) (Ký tên, đóng dấu) (khối phòng GD&ĐT đối với GV MN, TH, THCS) PHÒNG GD&ĐT XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức huyện hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) (Ký tên, đóng dấu)
  6. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình giáo dục mầm non – Bộ giáo dục và đào tạo 2. Tham khảo cách thực hiện và trang trí môi trường, không gian tại trường mầm non lân cận 3. Tham khảo cách tạo môi trường trong và ngoài lớp học do nhà trường tổ chức và của đồng nghiệp tại trường qua các chuyên đề. 4. Tham khảo cách thực hiện và trang trí môi trường,trong và ngoài lớp học không gian tại trường mầm non
  7. 16 CÁC PHỤ LỤC (Kèm theo Báo cáo sáng kiến) Phụ lục 2 Phòng Giáo dục và Đào tạo Trường mầm non PHIẾU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HỌC KĨ NĂNG SỐNG (Dành cho trẻ) I. THÔNG TIN CHUNG: Tên trẻ: Lớp: II. NỘI DUNG ĐIỀU TRA Câu hỏi 1: Cô đưa cho trẻ một số đồ dùng đồ chơi, xem cách sắp xếp của trẻ: a. Trẻ biết nhận bằng 2 tay, biết cách sắp xếp đồ dùng đó vào nơi quy định b. Trẻ biết nhận bằng 2 tay nhưng không biết sắp xếp c. Trẻ nhận bằng một tay, không biết sắp xếp Câu hỏi 2: Con hãy vẽ một bức tranh trang trí vào nghệ thuật mà con thích? a. Trẻ vẽ một cách sáng tạo và tô màu đẹp b. Trẻ vẽ và tô màu qua loa c.Trẻ vẽ và không tô màu Câu hỏi : Cô đưa ra tình huống “ Có một bạn khác lớp vào lớp chơi đồ chơi nhưng để lộn xộn ?” a. Trẻ xử lý tình huống tốt b. Trẻ xử lý tình huống cần sự gợi ý của cô c. Trẻ không biết cách xử lý hoặc xử lý sai Nghĩa Hùng, ngày tháng năm Người điều tra
  8. 17 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1 * Thực trạng dạy trẻ 5- 6 tuổi 2 a.Thuận lợi: 2 b.Khó khăn: 2 2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 2 Biện pháp 1: Lên kế hoạch xác định các nội dung giáo dục kĩ 2 năng sống phù hợp với đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi để đưa vào các chủ đề trong năm học. Biện pháp 2: Trang trí cây xanh, trong và ngoài lớp học 4 10 Biện pháp 3: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 11 2. Hiệu quả kinh tế 11 2. Khả năng áp dụng và nhân rộng 12 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 PHỤ LỤC 30