SKKN Gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học

docx 6 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6060
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_gay_hung_thu_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_lam_quen_moi_tru.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học

  1. BIỆN PHÁP: “GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HỌC”. 1. Lý do chọn biện pháp. Nếu như văn học, âm nhạc, tạo hình là những môn học nghệ thuật nuôi dưỡng đời sống tinh thần của trẻ bằng những lời ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì “môi trường xung quanh” lại là một bộ môn khoa học, nó mở ra cho trẻ cái nhìn mới, nhận thức mới về con người và cuộc sống xung quanh trẻ. Đưa trẻ đến với thế giới xung quanh chính là chúng ta đã và đang dẫn trẻ bước những bước đầu tiên trong hành trình khám phá khoa học sau này. Ở trường mầm non có rất nhiều hình thức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, trong đó tổ chức cho trẻ làm quen qua giờ hoạt động học có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm củng cố, hệ thống hóa, chính xác hóa và mở rộng những hiểu biết của trẻ. Trong thực tế, việc cho trẻ làm quen với MTXQ qua hoạt động học đã được giáo viên tổ chức đầy đủ các nội dung nhưng chất lượng vẫn chưa cao, chưa biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chưa chú ý đưa ra những câu hỏi mở để kích thích sự tìm tòi, khám phá, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào giờ hoạt động. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển trí tuệ, tư duy và tình cảm của trẻ với môi trường xung quanh. Mặt khác, do thời gian năm học trước tình hình dịch bệnh kéo dài nên cũng có phần ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ về môi trường xung quanh. Qua khảo sát đầu năm tôi thấy như sau: Trẻ hứng thú tham gia 13/31 cháu tỷ lệ 41,9%; Trẻ tiếp thu các kiến thức, kĩ năng của bài học: Nhanh 6/31 cháu đạt tỷ lệ 19,3%; Vừa 11/31 cháu đạt tỷ lệ 35,5%; cháu còn chậm 14/31 cháu đạt tỷ lệ 45,2%. Vậy làm thế nào để giúp trẻ hứng thú, tham gia tích cực vào giờ hoạt động học “làm quen với môi trường xung quanh” là một việc làm không đơn giản chút nào. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp dạy trẻ 5-6 tuổi, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ “Phải làm gì? làm như thế nào và bắt đầu từ đâu? Với mong muốn làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, mai này biết đâu đó những “Mầm non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học khám phá ra những điều kì vĩ hơn nữa, nên tôi đã chọn biện pháp “Gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen môi trường xung quanh thông qua hoạt động học”. 1
  2. 2. Mục đích của biện pháp: - Đối với trẻ: + Giúp trẻ thích thú với môn học để nắm vững kiến thức, kĩ năng về môi trường xung quanh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. + Thông qua biện pháp nhằm rèn luyện và phát triển các kỹ năng quan sát, so sánh, nhận xét để tìm ra đặc điểm, phân loại các sự vật, hiện tượng tự nhiên, môi trường xã hội. + Qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, trẻ sẽ được trang bị thêm những kinh nghiệm sống, được trải nghiệm với thực tế giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mạnh dạn tự tin và khả năng giao tiếp của trẻ được tăng lên từ đó trẻ được phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. - Đối với giáo viên: + Giúp giáo viên tích cực, say mê học hỏi, tìm tòi để linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động học cho trẻ nói chung, giờ hoạt động học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh nói riêng. Đáp ứng với nhu cầu sử dụng phương pháp giáo dục mầm non hiện nay. + Chia sẽ kinh nghiệm cùng với đồng nghiệp để cùng nhau nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, góp phần đưa chất lượng giáo dục trẻ mầm non ngày càng tốt hơn. 3. Cách thức tiến hành: 3.1. Gây hứng thú cho trẻ thông qua việc sử dụng tình huống. Có rất nhiều cách để gây hứng thú, lôi cuốn trẻ tham gia vào giờ hoạt động học, nhưng với việc sử dụng những tình huống đưa ra chính là cơ hội, điều kiện để kích thích trẻ hoạt động tích cực, tự giác. Qua đó trẻ vừa tiếp thu kiến thức vừa học cách giải quyết vấn đề Muốn làm được điều đó thì tôi phải hiểu trẻ muốn gì? Qua trò chuyện, tìm hiểu về trẻ tôi thấy trẻ rất thích đi tham quan, du lịch và thích nghe kể chuyện Nắm bắt được đặc tính đó nên tùy theo nội dung bài dạy để tôi chọn đề tài phù hợp. VD: Với bài “Phân loại đồ dùng, đồ chơi của bé” chủ đề trường mầm non. Tôi cho trẻ quan sát các giá góc trong lớp (đưa ra tình huống trên giá không có đồ dùng, đồ chơi). Tôi nói: Theo các con mình sẽ làm gì để có thật nhiều đồ dùng, đồ chơi ở các góc. (Trẻ hào hứng nêu ý kiến khác nhau, cô gợi mở trẻ trả lời). Cách nhanh nhất là chúng ta đi đến siêu thị để mua đồ dùng, đồ chơi. Tôi cho trẻ đi mua đồ dùng, đồ chơi (mỗi bạn 3 - 4 thứ không trùng nhau). 2
  3. Cho trẻ kể các đồ dùng, đồ chơi vừa mua. Tôi nói: Mỗi góc chơi có các đồ dùng, đồ chơi khác nhau. Vậy muốn bày chúng đúng vào các góc chơi thì theo các con mình phải làm gì? Như vậy là tôi đã tạo tình huống để kích thích lôi cuốn trẻ vào giờ hoạt động phân loại đồ dùng, đồ chơi ở các góc trong lớp. Với bài: Phân loại động vật trong gia đình. Tôi tạo tình huống bằng cách nói cho trẻ biết: Trang trại chăn nuôi của Bác Nam mới mở, nhưng theo thông báo của trại bán giống Ngọc Bé là họ chỉ tổ chức bán các con giống trong ngày hôm nay? Theo các con mình sẽ làm gì để giúp bác Nam! Trẻ nêu ý kiến và cô chọn ý kiến phù hợp (đi mua giúp bác Nam). Và cho trẻ đi mua . Đã mua được các con giống nuôi, các con giúp bác Nam phân loại con giống trước lúc thả chúng vào chuồng Với tiết học nhận biết đặc điểm đồ dùng theo chất liệu: tôi hỏi trẻ: “Trong ba loại thìa: thìa nhựa, nhôm và inox, thìa nào nặng hơn?”. Cô giáo tận dụng tình huống có ý kiến khác nhau của trẻ để cho trẻ dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi thả những chiếc thìa đó vào chậu nước? rồi cho trẻ thực hiện để tìm câu trả lời. Tôi lại đưa ra tình huống tiếp theo “Nếu cho đất nặn vào chiếc thìa nhựa mà thả xuống nước thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?”. Cô giáo cho trẻ thực hiện khám phá và so sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Tương tự đối với ly, bát tôi hỏi trẻ ly (bát) bằng chất liệu sứ (thủy tinh, nhựa, inox) khi rơi thì điều gì sẽ xảy ra? Cho trẻ nêu ý kiến, sau đó tôi đưa đáp án bằng cách cho trẻ xem video về chiếc ly bằng thủy tinh rơi bị vỡ; còn ly (bát) bằng nhựa (inox) rơi không bị vỡ. Để vừa cho trẻ nhận biết chất liệu, cách sử dụng và giáo dục trẻ ý thức giữ gìn đồ dùng đảm bảo an toàn. Với đề tài nhận biết, phân biệt bạn trai, bạn gái tôi tạo tình huống bằng cách đặt câu hỏi: Để nhận biết bạn trai, bạn gái con dựa vào đâu? Hoặc tại sao con biết bạn Tùng là con trai, Bạn Hoa là con gái? Bạn gái thường để tóc dài đúng hay sai? Bạn trai mặc váy có đúng không hoặc hóa trang bạn trai thành bạn gái bằng cách cho một bạn trai mặc váy, đội mũ bèo, mặc dép nơ hồng rồi cho trẻ đó đi vào lớp. Các con đoán xem đây là bạn trai hay gái? nhằm khái quát cho trẻ biết để nhận ra bạn trai, hoặc gái chúng ta dựa vào trang phục giành riêng cho mỗi bạn. Qua đó kết hợp giáo dục giới tính cho trẻ. Tiếp theo cho trẻ kể hoặc chọn trang phục giành cho bạn trai (gái) có thể chơi tìm bạn thân theo hình ảnh cho trước như (cô đưa hình ảnh: 2 cái nơ, 2 cái váy tìm đến nhau thì chỉ có bạn gái mới đi tìm bạn, hoặc 1 váy, 1 bộ áo quần của con trai thì 1 bạn trai, 1 bạn gái tìm kết thành 1 đôi bạn 3
  4. Với chủ đề tiết học: "nhận biết về quả", cô giáo cho trẻ xem tranh mà bị che bớt 1 phần rồi cho trẻ đoán đó là quả gì hoặc khi nhận biết về quả táo, cô có thể tạo tình huống là: 2 bạn thỏ ăn táo (một bạn táo đỏ, 1 bạn táo xanh) và tranh luận với nhau là quả táo có vị ngọt, bạn khác táo có vị chua, táo có màu xanh bạn khác táo có màu đỏ vậy các con xem ai đúng? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng nhau khám phá nhé. Lần lượt như thế các loại quả tôi muốn dạy và trò chuyện về màu sắc, vị, có hạt hay không hạt Làm tương tự với các chủ đề về nhận biết con vật, đồ vật, rau củ quả Ví dụ: Chủ đề “Động vật” ở hoạt động “Quá trình phát triển của một số con vật”, cô tặng mỗi đội 1 hộp quà, trong hộp có các tờ tranh rời về quá trình phát triển của con bướm hoặc con gà. Cho các đội mở quà xem, thảo luận và nêu ý kiến để đặt tên cho tập tranh. Sau đó cô khái quát lại tên tập tranh là nội dung của bài học hôm nay. (Quá trình phát triển của chú gà (con bướm)) Trong quá trình thực hiện cô có thể xếp (hoặc nói) không đúng quá trình phát triển để tạo tình huống cho trẻ giải quyết. Như: theo con quá trình gà lớn lên như thế nào là từ quả trứng, đến gà trưởng thành, đến gà mẹ và cuối cùng là gà con là đúng hay sai? Ai có cách xếp khác (mời trẻ nêu ý kiến hoặc lên xếp các bức tranh thành quy trình và gắn số vào dưới các bước phát triển Cứ như vậy, với cách dẫn dắt, tạo tình huống liên tiếp tôi đã lôi cuốn trẻ vào bài học một cách tự nhiên, trẻ rất thích thú, tích cực trao đổi, thảo luận và thực hiện để nắm kiến thức. 3.2. Gây hứng thú cho trẻ thông qua việc sử dụng đồ dùng đồ chơi và ứng dụng công nghệ thông tin. * Ngoài ra sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong giờ hoạt động học có thể coi là phương tiện để tôi cung cấp kiến thức cho trẻ và cũng là phương tiện để kích thích hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động. Vì thông qua đồ dùng, đồ chơi trẻ được sờ mó, ngửi, tận mắt nhìn để khám phá, tìm hiểu giúp trẻ biết chính xác về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Do vậy, để trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động thì phải chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, phù hợp, phong phú, đa dạng và đẹp mắt để lôi cuốn trẻ. Tùy theo nội dung bài dạy có thể chuẩn bị vật thật, hay đồ dùng tự tạo, tranh ảnh, máy tính để cho trẻ tìm hiểu khám phá. Ví dụ khi cho trẻ làm quen một số loại hạt, lá, hoa, quả, rau tôi kết hợp với phụ huynh và giao nhiệm vụ cho trẻ là ngày mai mang các loại hạt (lá, hoa, 4
  5. quả, rau) có trong gia đình mình để đến lớp cùng cô tìm hiểu khám phá xem chúng có đặc điểm gì Cách làm này tôi đã tận dụng được các nguồn lực từ phụ huynh, không tốn kém mà lại có đồ dùng phong phú cho trẻ hoạt động, trẻ thì rất thích thú và được đem các loại hạt có trong gia đình mình khoe với bạn, giúp bạn tìm hiểu, đối chiếu Hay là với chủ đề “Động vật” để gây được hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động cô chuẩn bị một số đồ dùng tự tạo như con trâu làm bằng lá cây, con chim, con gà bằng xốp có gắn con quay di chuyển được, con lợn làm bằng chai nhựa * Bên cạnh đó công nghệ thông tin lại đang phát triển rất nhanh mà những ứng dụng của nó rộng rãi và có hiệu quả thiết thực trong hoạt động giáo dục trẻ nói chung, giờ hoạt động Làm quen môi trường xung quanh nói riêng. Vì có nhiều đề tài liên quan đến lĩnh vực tự nhiên và xã hội đòi hỏi trẻ phải được trải nghiệm, tìm hiểu để nắm kiến thức, nhưng giáo viên không thể có đủ điều kiện để cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp nên rất cần sự hổ trợ của công nghệ thông tin như: Quá trình sinh sản và phát triển của gà; quá trình phát triển của cây từ hạt; vòng đời của bướm với những đề tài trừu tượng như vậy tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và thiết kế bài dạy nhờ sự hổ trợ của các phần mềm nên trẻ rất hứng thú, hiểu bài nhanh và sâu sắc hơn. Cụ thể: Với đề tài “Gà lớn lên như thế nào”: Trẻ được nghe tiếng gà mẹ cục ta, cục tác sau khi đẻ ra quả trứng, cho trẻ thấy hình ảnh gà mẹ nhảy vào ổ nằm ấp ủ trứng trong nhiều lần liền, dần dần vỏ trứng tách ra, một chú gà con xin xắn chui ra từ quả trứng, nghe tiếng kêu gà con, gà con lon ton chạy theo mẹ kiếm mồi, sau nhiều ngày gà con lớn dần và trở thành gà trưởng thành Hoặc khi cho trẻ quan sát một số con vật sống trong rừng. Nếu chỉ quan sát qua tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu cô ứng dụng phần mềm powerpoint cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh thật thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn. (Cho trẻ quan sát một số con vật sống trong rừng: con voi, con gấu, con khỉ ); Sau khi thực hiện biện pháp trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào giờ hoạt động học làm quen với môi trường xung quanh qua đó khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ nhanh và tốt hơn. 5
  6. 4. Kết quả đạt được: * Về phía trẻ: Qua khảo sát tôi thấy như sau: Tăng, giảm so Nội dung Đầu năm Học kì 1 TT với đầu năm khảo sát SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Trẻ hứng thú tham gia 13 41,9 29 93,5 16 51,6 Trẻ tiếp thu các Nhanh 6 19,3 16 51,6 10 32,2 kiến thức, kĩ năng Vừa 11 35,5 13 41,9 2 6,5 của bài học Còn chậm 14 45,2 2 6,5 12 38,7 * Về phía cô: Bản thân tôi thấy phong cách lên lớp của mình cũng như giáo viên cùng lớp đã linh hoạt hơn, bài dạy có nhiều sáng tạo, đặc biệt khả năng ứng dụng công nghệ thông tin được nâng lên rõ rệt. Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để tự làm hoặc cùng trẻ sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động học làm quen với môi trường xung quanh. Thế giới xung quanh luôn là điều mới lạ mà trẻ luôn muốn được tìm tòi và khám phá, nhằm mang đến cho trẻ 5- 6 tuổi một nguồn biểu tượng phong phú, đa dạng, sinh động đầy hấp dẫn, hơn ai hết trách nhiệm cao cả nhất thuộc về các cô giáo mầm non người tạo nên nền tảng vững chắc cho chặng đường khôn lớn của các con sau này. Vì vậy giáo viên là người đầu tiên tạo môi trường, điều kiện học tập tốt cho trẻ, chủ động sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học có như vậy hiệu quả của hoạt động làm quen môi trường xung quanh đạt kết quả cao. Trước yêu cầu đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay theo quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều thủ thuật, phương pháp dạy học tích cực nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động, từ đó giúp trẻ tích lũy được nhiều kiến thức, kĩ năng về tự nhiên và xã hội, để trẻ phát triển một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ, đáp ứng được mục tiêu chương trình giáo dục mầm non hiện nay. HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Hương Đỗ Thị Hồng Thắm 6