Tóm tắt Đề tài nghiên cứu khoa học - Một số biện pháp nâng cao chất lượng tập đọc nhạc giọng đô trưởng cho sinh viên cao đẳng sư phạm Mầm non, Trường CĐSP Hà Tây

pdf 2 trang vanhoa 8670
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Đề tài nghiên cứu khoa học - Một số biện pháp nâng cao chất lượng tập đọc nhạc giọng đô trưởng cho sinh viên cao đẳng sư phạm Mầm non, Trường CĐSP Hà Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_mot_so_bien_phap_nang_cao.pdf

Nội dung tóm tắt: Tóm tắt Đề tài nghiên cứu khoa học - Một số biện pháp nâng cao chất lượng tập đọc nhạc giọng đô trưởng cho sinh viên cao đẳng sư phạm Mầm non, Trường CĐSP Hà Tây

  1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015- 2016 Họ và tên chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thu Mai Học vị: Cử nhân Đơn vị công tác: Tổ năng khiếu – Khoa Mầm non Tên đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng Tập đọc nhạc giọng Đô trưởng cho sinh viên cao đẳng sư phạm Mầm non, Trường CĐSP Hà Tây Chuyên ngành: Âm nhạc Giáo dục âm nhạc là một trong những hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Để thực hiện tốt được nhiệm vụ này thì cần có một đội ngũ giáo viên mầm non có kiến thức tốt về âm nhạc. Với Sinh viên chuyên ngành mầm non thì Nhạc lý cơ bản và Tập đọc nhạc là học phần cơ sở phát triển kiến thức về âm nhạc. Học phần này có phần Tập đọc nhạc tương đối khó, giáo viên phải dạy các em hiểu biết và nhớ được tên các nốt nhạc, đọc đúng cao độ, trường độ và thể hiện đúng sắc thái các bài tập, biết cách gõ đúng nhịp của bài hát từ đó phát triển khả năng nghe và cảm thụ âm nhạc. Tập đọc nhạc tốt giúp cho việc học hát, học nhạc cụ cũng như các nội dung khác của môn Âm nhạc đạt hiệu quả tốt hơn và từ đó phát triển được năng khiếu âm nhạc của các em sinh viên. Vì thế, TĐN là một môn có vai trò rất quan trọng giúp cho người học từ có năng khiếu trở thành có năng lực thực hành âm nhạc. Với những nội dung như trên thì sinh viên chuyên ngành mầm non nếu học tốt sẽ trở thành những giáo viên mầm non có kiến thức tốt về bộ môn âm nhạc. Qua thực tế giảng dạy nội dung Tập đọc nhạc trong học phần Nhạc lý cơ bản và Tập đọc nhạc chúng tôi đã điểu tra thực trạng về việc học tập nội dung TĐN của HS K37D hệ CĐSPMN. Về phía học sinh, học sinh chưa nắm chắc về kiến thức nhạc lí cũng như các kí hiệu âm nhạc, chưa đủ khả năng nghe và cảm nhận chính xác cao độ ( ký hiệu -> âm thanh), không nắm được màu sắc, tính chất các âm thanh, không đủ khả năng phân tích và làm chủ tiết tấu, chưa tự làm chủ thời gian, cảm nhận giá trị thời gian được phân chia và diễn ra trong các phách. Chưa tạo cho mình thói quen nghe - đọc một cách tự giác, tự lập.Về phía giáo viên, khi giảng dạy, giáo viên dạy đọc bằng cách truyền khẩu, thầy đọc trước, trò đọc sau do đó hiệu quả giờ dạy không cao. 1
  2. Để dạy và học tốt phân môn TĐN, giảng viên cần đổi mới phương pháp dạy học, dạy cho học sinh cách đọc để tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, học sinh biết vận dụng kĩ năng TĐN vào việc luyện đọc chính xác giai điệu các bài hát trong chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Vì vậy tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng Tập đọc nhạc giọng Đô trưởng cho sinh viên cao đẳng sư phạm Mầm non, Trường CĐSP Hà Tây ” để thực hiện nhiệm vụ NCKH năm 2015-2016 Thứ nhất là biện pháp Luyện đọc quãng giọng Đô trưởng, trong đó Tập đọc quãng 2, 3 giọng Đô trưởng đi lên, đi xuống và Tập đọc âm ổn định đi lên, đi xuống. Thứ hai là Luyện đọc trường độ, tiết tấu, Tập đọc nhạc có trường độ là nốt tròn, nốt trắng, Tập đọc nhạc có trường độ là nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép Tập đọc nhạc có Tiết tấu chủ đạo của từng bài giọng Đô trưởng. Thứ ba là Rèn cách thể hiện tính chất, sắc thái: Vui hoạt, Hành khúc, Trữ tình Với các biện pháp đưa ra như trên đã giúp Sinh viên có năng lực thực hành âm nhạc, nâng cao thẩm mĩ Âm nhạc cho sinh viên, giúp sinh viên nhận thức được tính khoa học, tính nghệ thuật của Âm nhạc. - Góp phần giúp sinh viên phát triển trí tuệ và tình cảm, năng lực tư duy trìu tượng và óc phân tích, tổng hợp, biết giải quyết tình huống khi phải xử lý các kí hiệu trên giấy biến thành các âm thanh vang lên một giai điệu cụ thể. Với những nội dung như trên nhằm mong muốn giúp các em tập đọc nhạc tốt giọng Đô trưởng, từ đó các em có kiến thức vững chắc cho các giọng khác như Son trưởng, Fa trưởng. Có khả năng đọc nhạc chính xác, khả năng cảm thụ Âm nhạc, đồng thời kích thích sự say mê học tập, tự đào sâu, phát triển và mở rộng kiến thức. Từ đó sẽ trở thành những giáo viên mầm non có kiến thức tốt về bộ môn âm nhạc. Cách dạy này đã kiểm nghiệm thực tế và rất phù hợp với đối tượng là học sinh hệ Cao đẳng sư phạm Mầm non. 2