Tóm tắt kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học - Tổ chức dạy học học phần tâm lý học theo hình thức thảo luận nhóm nhằm phát triển tư duy phản biện cho sinh viên

pdf 2 trang vanhoa 4920
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học - Tổ chức dạy học học phần tâm lý học theo hình thức thảo luận nhóm nhằm phát triển tư duy phản biện cho sinh viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_ket_qua_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_to_chuc_day_hoc_h.pdf

Nội dung tóm tắt: Tóm tắt kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học - Tổ chức dạy học học phần tâm lý học theo hình thức thảo luận nhóm nhằm phát triển tư duy phản biện cho sinh viên

  1. TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC DẠY HỌC HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC THEO HÌNH THỨC THẢO LUẬN NHÓM NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN (*) Ths. Thân Thị Hoa Liên tổ TLGD – GDTC – GDQP Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Kết quả của quá trình dạy học là sự phát triển năng lực và phẩm chất nhân cách người học đáp ứng được yêu cầu chuẩn đầu ra của ngành học. Đề tài “Tổ chức dạy học học phần Tâm lý học theo hình thức thảo luận nhóm nhằm phát triển kĩ năng tư duy phản biện cho sinh viên” được thực hiện góp phần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho sinh viên trong nhà trường hiện nay. Kết quả điều tra thực tiễn cho thấy hầu hết GV đều gặp khó khăn cả về mặt khách quan và chủ quan trong quá trình dạy học bằng hình thức thảo luận nhóm nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho SV. Trong đó, khó khăn ảnh hưởng nhất là chưa xác định rõ ràng các tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực tư duy phản biện của SV. Từ những yêu cầu của thực tế, đề tài đã xác định được hệ thống các tiêu chí, công cụ đánh giá năng lực tư duy phản biện của sinh viên. Dựa trên những tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực trên, giảng viên sẽ tiến hành đánh giá năng lực tư duy phản biện của sinh viên trong hoạt động học tập nói chung và hoạt động thảo luận nhóm nói riêng. Chúng tôi đã tiến hành tổ chức dạy học bằng hình thức thảo luận nhóm nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho SV. Bắt đầu bằng việc xác định các tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực tư duy phản biện của SV, chỉ ra từng hoạt động cụ thể trong giờ học, xác định các mục tiêu cụ thể, phương tiện, điều kiện thực hiện Đồng thời tạo các tình huống học tập. Khi người học giải quyết các nhiệm vụ học tập, phải huy động kiến thức liên quan đến nội dung bài học. Quá trình thảo luận nhóm và tranh luận trước lớp là để hình thành năng lực tư duy phản biện cho sinh viên. Kết quả sau thực nghiệm thông qua bài kiểm tra và phiếu khảo sát cho thấy tính khả quan để đạt được mục đích phát triển tư duy phản biện cho sinh viên bằng hình thức dạy học thảo luận nhóm. Để nâng cao tính khả thi của đề tài, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất: * Đối với xây dựng Đề cương chi tiết học phần: - Xây dựng Đề cương chi tiết học phần chú trọng phát triển năng lực thực tiễn nghề nghiệp, giúp người học dễ dàng tiếp cận với những đòi hỏi của xã hội, yêu cầu của ngành nghề. Loại bỏ những phần kiến thức lí thuyết mang tính hàn lâm. - Xác định các mục tiêu dạy học có tính khả thi cao, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, thúc đẩy phát triển năng lực người học. - Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học. Đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá ngay từ các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, thi kết thúc học phần. * Đối với công tác quản lý GV - Cần nâng cao nhận thức và thói quen của GV về tư duy phản biện, năng lực tư duy phản biện, dạy học phát triển tư duy phản biện. - Cần đề ra yêu cầu dạy học phát triển năng lực cho người học - Bên cạnh đó phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng về nhận thức, khả năng vận dụng phương pháp phát triển năng lực trong dạy học - Khuyến khích, tạo điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học.
  2. - Đổi mới cách quản lý GV, hướng đến quản lý chất lượng đầu ra của người học. * Đối với GV: - Tự trau dồi, nâng cao nhận thức về tư duy phản biện, phương pháp dạy học phát triển tư duy phản biện, phát triển năng lực người học. - Vận dụng thường xuyên các phương pháp dạy học phát triển năng lực người học trong quá trình lên lớp. - Đổi mới cách thức ra đề, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. - Tích cực học tập trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. (*) Toàn văn nghiên cứu, thầy cô và sinh viên tìm đọc tại Trung tâm Thông tin Thư viện – trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây