Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học - Nâng cao chất lượng Dàn dựng hát tốp ca trong hoạt động ngoại khóa cho sinh viên K35 khoa mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây

pdf 3 trang vanhoa 9410
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học - Nâng cao chất lượng Dàn dựng hát tốp ca trong hoạt động ngoại khóa cho sinh viên K35 khoa mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_ket_qua_nghien_cuu_khoa_hoc_nang_cao_chat_luong_dan.pdf

Nội dung tóm tắt: Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học - Nâng cao chất lượng Dàn dựng hát tốp ca trong hoạt động ngoại khóa cho sinh viên K35 khoa mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây

  1. 1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nâng cao chất lượng Dàn dựng hát tốp ca trong hoạt động ngoại khóa cho sinh viên K35 khoa mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây Hiện nay ở nước ta, giáo dục âm nhạc trong các trường Đại học, Cao đẳng nói chung, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây nói riêng là một hoạt động được quan tâm trong chương trình ngoại khóa. Giáo dục âm nhạc góp phần bồi dưỡng nâng cao năng lực thẩm mỹ, phẩm chất đạo đức và phát triển trí tuệ, thể chất, năng lực sáng tạo cho sinh viên. Bên cạnh đó, âm nhạc còn giúp cho đời sống tinh thần của sinh viên thêm phong phú, hoạt động âm nhạc tạo ra môi trường vui chơi lành mạnh góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhất là trong thời đại của thế kỷ XXI, thế kỷ của internet và công nghệ thông tin với quá nhiều sự cám dỗ khiến sinh viên có thể sa ngã vào các hoạt động không lành mạnh hoặc tiêu cực. Một trong những hoạt động ngoại khóa âm nhạc ở trường là biểu diễn âm nhạc, trong đó các tiết mục biểu diễn tập thể như hát tốp ca, đồng ca, hợp xướng có một vị trí quan trọng, được lãnh đạo nhà trường, các phòng ban, khoa quan tâm. Bởi các tiết mục biểu diễn tập thể thường có nội dung mang ý nghĩa chính trị xã hội cao, dễ dàng thể hiện sức mạnh quần chúng, tăng sự đoàn kết, rèn luyện tính cộng đồng, tính kỷ luật trong sinh viên. Tuy nhiên, để thực hiện tốt các tiết mục biểu diễn tập thể đòi hỏi sinh viên phải có sự đồng đều về chất giọng, có sự hòa hợp trong giọng hát và cần sự đầu tư dàn dựng công phu. Thực tế, nhiều chương trình biểu diễn âm nhạc ở trường hiện nay còn thiên về các tiết mục đơn ca, ít đầu tư cho các tiết mục tập thể như: tốp ca, đồng ca Với lý do và thực trạng, từ đó chúng tôi đưa ra các biện pháp dàn dựng hát tốp ca cho sinh viên K35, khoa mầm non, trường CĐSP Hà Tây như sau: * Tiêu chí và luyện tập kĩ thuật, kĩ năng cơ bản cho ca hát - Tiêu chí lựa chọn tác phẩm cho tiết mục hát tốp ca: Phù hợp nội dung chủ đề, thể loại của chương trình biểu diễn và đảm bảo tính nghệ thuật
  2. 2 - Hướng dẫn luyện tập các kỹ thuật, kĩ năng cơ bản của ca hát cho sinh viên như: Tư thế đứng ngồi, hơi thở trong ca hát; Các kĩ thuật hát liền giọng “liền tiếng” (legato), âm nảy (stacato), âm ngắt (nolegato); Kỹ năng hát sắc thái to, nhỏ, luyến láy, hát đồng đều, hát rõ lời * Các biện pháp dàn dựng - Biện pháp dàn dựng phần hát: Khâu chuẩn bị của giảng viên dàn dựng, lựa chọn các bài hát cho hát tốp ca, nghiên cứu bài hát, lập kế hoạch dàn dựng bài hát tốp ca; Hướng dẫn thực hành hát: Cho nghe bài hát mẫu, dạy bài hát, một số biện pháp phối bè, dựng bè - Dàn dựng các phần phụ họa như: Múa, nhảy và các động tác vũ đạo vào tác phẩm Có thể nói, các chương trình ngoại khóa âm nhạc được tổ chức không những để đáp ứng nhu cầu hoạt động, học tập, vui chơi và thưởng thức âm nhạc của cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường mà còn tác động tích cực đến công tác giáo dục đào tạo của nhà trường Xuất phát từ những thực trạng trong nhà trường và từ những kinh nghiệm đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu khắc phục những hạn chế và vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm hoạt động âm nhạc thực tiễn, chúng tôi đưa ra các biện pháp dàn dựng hát tốp ca trong hoạt động ngoại khóa âm nhạc ở trường CĐSP Hà Tây, đồng thời đưa ra một số vấn đề việc tổ chức các công việc chung phục vụ cho chương trình ngoại khóa âm nhạc có quy mô và chất lượng hơn. Đặc biệt, chúng tôi lựa chọn những em có năng khiếu âm nhạc tham gia vào chương trình văn nghệ, những hạt nhân âm nhạc tốt để bổ sung, thay thế và “làm mới” đội hình văn nghệ cũng như đội hình hát tốp ca. Các biện pháp dàn dựng hát tốp ca được xây dựng dựa trên thực trạng hát tốp ca và khả năng âm nhạc của sinh viên, ngoài ra chúng tôi còn căn cứ vào thực tế của nghệ thuật dàn dựng tốp ca để có những vận dụng phù hợp nhằm bổ sung kiến thức âm nhạc để nâng cao vốn hiểu biết cho giảng viên và sinh viên cũng như giúp cho cán bộ, giảng viên trong nhà trường hiểu được
  3. 3 vai trò, ý nghĩa của ngoại khóa âm nhạc và rèn luyện các kỹ năng hát tốp ca đối với đối tượng là sinh viên tham gia vào chương trình ngoại khóa âm nhạc không chuyên. Từ đó, nhà trường sẽ tạo điều kiện tổ chức tốt các chương trình ngoại khóa âm nhạc. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dàn dựng hát tốp ca. Để công việc dàn dựng hát tốp ca có hiệu quả, để phối bè tốt, dàn dựng các phần múa phụ họa thì một trong những yếu tố quan trọng nhất là vấn đề nâng cao năng lực của giảng viên. Để làm được điều này, giảng viên không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Một vấn đề hết sức quan trọng đối với giảng viên là tình yêu, lòng say mê nghề nghiệp, điều này sẽ quyết định tới sự thành công trong việc nâng cao chất lượng của các chương trình ngoại khóa âm nhạc nói chung và dàn dựng hát tốp ca nói riêng Kết quả nghiên cứu của đề tài hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu và ứng dụng công tác dàn dựng hát tốp ca cho sinh viên trong nhà trường. Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2016 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Nguyễn Hữu Thắng