Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học - Vận dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam hiện đại ở trường cao đẳng sư phạm Hà Tây

pdf 2 trang vanhoa 7240
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học - Vận dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam hiện đại ở trường cao đẳng sư phạm Hà Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_ket_qua_nghien_cuu_khoa_hoc_van_dung_day_hoc_tich_ho.pdf

Nội dung tóm tắt: Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học - Vận dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam hiện đại ở trường cao đẳng sư phạm Hà Tây

  1. TÓM TẮT KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÊN ĐỀ TÀI: “VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY” Tác giả đề tài: Nguyễn Thị Hằng Học vị: Thạc sĩ Đơn vị: Khoa Xã hội Việc vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học những năm gần đây đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Định hướng này đã được triển khai ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có Lịch sử. Đề tài “Vận dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam hiện đại ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây” đã bổ sung và làm rõ hơn tính tích cực cũng như khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường hiện nay. Về lí luận: Đề tài tập trung làm rõ những vẫn đề lí luận của dạy học tích hợp theo các cách tiếp cận khác nhau cũng như những ưu điểm của dạy học tích hợp – một quan điểm giáo dục đang trở thành xu thế đối với mỗi quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam). Đồng thời khẳng định dạy học tích hợp là một quan niệm, một cách tiếp cận nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không phải là kỹ thuật dạy học. Điều này còn có nghĩa là dạy học tích hợp được thiết kế dựa vào các mục tiêu mong đợi mà sinh viên cần đạt chứ không phải là dựa vào kiến thức môn học. Về thực tiễn: - Đề tài đã tập trung làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của quan điểm tích hợp trong dạy – học Lịch sử (nói chung) và Lịch sử Việt Nam hiện đại ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây (nói riêng); đánh giá được thực trạng việc dạy - học tích hợp cho sinh viên ngành Lịch sử trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Từ đó luận giải về tính cấp thiết của việc dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Lịch sử thông qua việc giảng dạy học phần “Lịch sử Việt Nam hiện đại”. -Từ việc phân tích mục tiêu và nội dung chương trình “Lịch sử Việt Nam hiện đại”, đề tài đã: + Đề xuất được những nội dung kiến thức có thể tích hợp trong việc giảng dạy học phần “Lịch sử Việt Nam hiện đại” cho sinh viên: Tích hợp Lịch sử với Văn học (sử dụng thơ, văn, trích đoạn văn học trong dạy học lịch sử), Tích hợp Lịch sử với Địa lí, Tích hợp Lịch sử với đời sống xã hội, Tích hợp Lịch sử với giáo dục và bảo vệ môi trường Ở mỗi nội dung, tác giả đề tài đã chỉ ra những đơn vị kiến thức cần và nên được tích hợp gắn với những ví dụ cụ thể góp phần làm rõ thêm cơ sở lí luận đã được trình bày, đồng thời vận dụng để giải quyết cho từng đơn vị kiến thức của chương trình nhằm đạt hiệu quả cao nhất mục tiêu bài dạy của giáo viên. + Xác định được những biện pháp tích hợp kiến thức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học (sử dụng kiến thức liên môn để minh họa nội dung kiến thức, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tổ chức ngoại khóa, hướng dẫn sinh viên tự học, ) - Kết quả hoạt động thực nghiệm của tác giả đã chứng minh việc vận dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam hiện đại ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở khoa 1
  2. học. Với ý nghĩa đó, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập môn Lịch sử và các môn học có liên quan. - Đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường, thực tập sư phạm và sau khi tốt nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015. Đề xuất nâng cao tính khả thi của đề tài: * Về phía nhà trường: + Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề vận dụng quan điểm tích hợp trong giảng dạy cho giáo viên lịch sử cũng như giáo viên các bộ môn khác. + Tổ chức các hoạt động thi đua, khuyến khích giáo viên áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới, tổ chức hoạt động ngoại khóa – ngoài giờ lên lớp giữa các bộ môn Những hoạt động trên góp phần mang lại hiệu quả cho việc dạy học tích hợp giữa các môn học. Đồng thời đây cũng là hình thức để rèn luyện kỹ năng sử dụng phương pháp liên môn trong dạy học lịch sử. * Về phía giảng viên: + Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nắm vững kiến thức để sử dụng kiến thức liên môn có hiệu quả. + Tích cực tham gia vào các cuộc thi kết hợp nhiều bộ môn khác nhau do Nhà trường và đơn vị tổ chức để không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình. + Hướng dẫn sinh viên hình thành thói quen khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức các môn học khác nhau. Qua đó nâng cao kết quả học tập và tư duy môn học đặc biệt là môn Lịch sử. Đề tài sẽ tiếp tục được vận dụng vào giảng dạy cho sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử trong các năm học tới. 2