Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học - Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho nữ sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học - Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho nữ sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tom_tat_ket_qua_nghien_cuu_khoa_hoc_xay_dung_tieu_chuan_danh.pdf
Nội dung tóm tắt: Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học - Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho nữ sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây
- Đề tài: “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho nữ sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây” Chủ đề tài: Lê Minh Hải Đơn vị: Liên tổ GDTC-QP- Tâm Lý 1. Về cơ sở lý luận - Việc đánh giá chính xác trình độ thể lực của sinh viên trong môn GDTC ở các trường chuyên nghiệp có vai trò quan trọng nó không chỉ giúp đánh giá kết quả môn học chính xác mà còn giúp các nhà quản lý có định hướng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở đào tạo. - Qua nghiên cứu lý luận đề tài khẳng định vai trò quan trọng của việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho nữ sinh viên là hết sức quan trọng, cấp bách và cần thiết ở trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây - Sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy để thu thập và xử lý thông tin có độ tin cầy là phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn; phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp kiểm tra sư phạm; phương pháp toán học thống kê. - Về các phương pháp đánh giá thường dung: đề tài sử dụng phương pháp phân loại theo phương thức hai độ lệch chuẩn (2σ) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phân loại thể lực cho nữ sinh viên. Phương pháp 2 được quy định như sau Tiêu chuẩn Đánh giá Tỉ lệ % Trên ̅ + 2 Tốt 2,3 ̅ + + Δ ~ ̅ + 2 Khá 13,55 ̅ − ~ ̅ + Trung bình 68,3 ̅ − 2 ~ ̅ − - Yếu 13,55 Dưới ̅ - 2 Kém 2,3 : là đơn vị nhỏ nhất theo quy định 2. Về cơ sở thực tiễn - Khảo sát thực tiễn đề tài nhận thấy cách thức kiểm tra và đánh giá kêt quả môn học GDTC tại trường mới chỉ phản ánh một phần mà chưa đảm bảo tính toàn diện - Qua tìm hiểu thực tiễn chương trình, đối tượng nghiên cứu, cơ sở vật chất, đôi ngũ giảng viên, hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chung của các nước trên thế giới và các công trình ở trong nước đề tài đã lựa chọn được 6 test để khảo sát và làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn đánh thể lực giá phù hợp với trình độ thể lực của nữ sinh trường CĐSP Hà Tây bao gồm: Chạy 100m xuất phát thấp (s); Bật xa tại chỗ (cm) ; Dẻo gập thân (cm); Chạy luồn cọc 30m (s); Nằm sấp chống đẩy (L); 1
- Chạy 800m (s) 3. Kết quả nghiên cứu - Qua khảo sát trình độ thể lực của nữ sinh viên ở năm thứ nhất khóa 36,37 trường CĐSP Hà Tây cho thấy trình độ thể lực của các em tương đối đồng đều và còn nhiều hạn chế. - Đề tài lựa chọn được 6 test phù hợp để đánh giá trình độ thể lực của nữ sinh viên trường CĐSP HT đó là: Chạy 100m xuất phát thấp (s); Bật xa tại chỗ (cm) ; Dẻo gập thân (cm); Chạy luồn cọc 30m (s); Nằm sấp chống đẩy (L); Chạy 800m (s) phù hợp với điều kiện cở sở vật chất và trình độ thực tiễn của các em nữ sinh trường CĐSPHT. - Qua nghiên cứu đề tài xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho nữ sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây được phù hợp với mỗi test mà đề tài lựa chọn theo 5 mức: tốt; khá; trung bình; trung bình yếu; kém - Dựa trên tổng hợp kết quả thu được của các test mà đề tài lựa chọn, đề tài xây dựng được tổng điểm xếp loại tiêu chuẩn đánh giá xếp loại điểm tổng hợp trong kiểm tra đánh giá xếp loại trình độ thể lực cho nữ sinh trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây như sau: Xếp loại Tổng điểm - Tốt 51 - 60 - Khá 42 – 50,9 - Trung bình 33 – 41,9 - Trung bình yếu 24 – 32,9 - Kém 0 – 23,9 4. Kiến nghị Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi đề xuất các kiến nghị sau: - Kết quả nghiên cứu của đề tài trong xây dựng và đánh giá thể lực của nữ sinh viên trường CĐSPHT, có thể làm cơ sở nghiên cứu và đánh giá trình độ thể lực của nữ sinh viên các khoá tiếp theo của nhà trường. Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo cùng chuyên ngành. - Tạo điều kiện và tiếp tục mở rộng nghiên cứu nhằm góp phần kiểm chứng sư phạm cũng như điều chỉnh các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá thể lực sinh viên phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường 2