Biện pháp Phương pháp dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh THCS

doc 16 trang trangle23 17/08/2023 7091
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Phương pháp dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_phuong_phap_day_ky_nang_nghe_tieng_anh_thcs.doc
  • docBìa SKKN.doc

Nội dung tóm tắt: Biện pháp Phương pháp dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh THCS

  1. + Giáo viên: - Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp nhằm phục vụ cho tiết dạy. - Truyền cảm , lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. * Phương pháp - kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) Phương pháp dạy nghe (Listening Techniques) được quy định bởi nội dung dạy nghe , nói cách khác , nội dung bài dạy nghe chi phối việc lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp, các kỹ thuật dạy nghe. Mỗi kỹ thuật dạy phù hợp với một hình thức bài dạy cụ thể ( Dạy ngữ pháp , dạy nói, dạy viết ) * Các phương tiện , thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy nghe: -Việc sử dụng thiết bị tranh ảnh hỗ trợ cho dạy học đối với môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện thể hiện một phần nội dung chính của SGK. Trong tất cả các đơn vị bài học chương trình SGK mới phần nội dung của bài nghe được ghi trong băng cassette còn SGK chỉ in các bài tập luyện nghe. Muốn thực hiện tốt các bài tập luyện nghe này thì người học phải được nghe các nội dung bài học trong băng. Hơn thế nữa, thiết bị dạy học còn là phương tiện tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy động cơ và gây hứng thú học tập. * Các thiết bị cần cho môn học : - Máy thu phát băng cassette. - Máy ghi âm các bài đọc và nghe theo SGK. - Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài học trong SGK. - Các tranh ảnh đồ dùng giáo viên tự tạo + Học sinh: Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học : Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những hành động trí tuệ của riêng mình với vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên . Để tiết dạy nghe được tốt thì học sinh cần phải có những kỹ năng cần thiết trong việc nghe hiểu bằng tiếng Anh. * Điều tra cụ thể: - Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đảm nhận lớp khối 9. Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành, rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do lớp mình phụ trách. Qua điều tra, tôi nhận ra rằng hầu hết các em nắm từ vựng không chắc, kỹ năng và giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế. Kết quả điều tra cụ thể của 3 lớp 9/4, 9/5 và 6/1 như sau: 4
  2. Lớp TSHS Giỏi Khá T.Bình Yếu kém SL % SL % SL % SL % SL % 94 33 11 33,3 2 6,1 14 42,4 4 12,1 2 6,1 95 37 13 35,1 3 8,1 16 43,2 1 2,7 4 10,9 61 43 2 4,6 3 7,0 6 14,0 6 14,0 26 60,4 b) THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI: * Thực trạng dạy môn nghe tiếng Anh trường THCS thị trấn Thạnh Hóa: 1) Ưu điểm: Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy nghe môn tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích chương trình, SGK mới. a) Về phía giáo viên: - Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối các kỹ thuật dạy học đặc trưng- kỹ thuật dạy nghe. - Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy nghe. - Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học. - Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, vì vậy nhiều tiết dạy nghe trở nên sinh động, có sức lôi cuốn và đạt hiệu quả cao. - Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình dạy nghe: băng đĩa hình cassette, đầu video, đèn chiếu b) Về phía học sinh: - Học sinh đã được quen dần với môn học nghe. - Nhiều học sinh đã nghe và nhận biết được giọng đọc, nói của nguời bản ngữ. - Phần lớn học sinh nghe được những bài nghe đơn giản, vừa phải và thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau khi nghe lần 3. 2. Tồn tại và hạn chế: a) Giáo viên: Vẫn còn một số giáo viên gặp một số khó khăn nhất định trong việc thực hiện các thao tác, kỹ thuật dạy nghe, trong việc lựa chọn các kỹ thuật cho phù hợp với từng tiết dạy, từng giai đoạn của tiết dạy. Còn ngại sử dụng hoặc sử dụng chưa thành thạo đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe. ( Đài , cassette , hình minh hoạ ) b) Học sinh: - Động cơ để nghe hiểu bằng tiếng Anh còn hạn chế. 5
  3. - Nhiều em ít có cơ hội để nghe, ít tiếp cận với các thông tin đại chúng mà qua đó có thể nghe tiếng Anh. - Một số em còn ngại nghe và nói bằng tiếng Anh, còn sợ mắc lỗi. - Môn nghe hiểu còn mới với các em, nhất là học sinh lớp 6,7. - Học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người Anh. c) Phương tiện đồ dùng dạy học: - Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy còn quá ít, một số còn thiếu : tranh, ảnh, băng , đài cassette. - Chất lượng băng thâu chưa tốt, giọng đọc còn chưa rõ, tiếng ồn nhiều. 2. NỘI DUNG CÔNG VIỆC CẦN GIẢI QUYẾT: Qua quá trình tìm hiểu nguyên nhân như ở trên, tôi nhận thấy học sinh ngoài những hạn chế nghe hiểu tiếng Anh do nguyên nhân khách quan, các em còn gặp những khó khăn chủ quan có liên quan tới kỹ năng nghe như: ngữ âm và ngữ điệu khi nghe. Ví dụ: Các em chưa phân biệt rõ ràng những âm cuối như: /s/, /z/ và /iz/ khi gặp những hình thức thêm s hay es. washes , books, lives /iz/ /s/ /z/ • Những từ đồng âm nhưng khác nghĩa Ví dụ: know với no ; buy với bye ; high với Hi Vì vậy tôi đã rút ra được một số nội dung công việc cần giải quyết sau đây: + Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe. + Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe. 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: * Một số giải pháp thực tế để tiến hành một tiết dạy nghe hiệu quả: 1. Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe: a-Đối với giáo viên: Để một tiết dạy nghe được tốt thì người giáo viên cần thực hiện các bước sau: Nghiên cứu kỹ các nội dung tiết dạy từ sách giáo khoa, sách giáo viên: SGK, SGV là cơ sở quan trọng để giáo viên hoạch định giảng dạy của mình cho tiết học. 6
  4. Việc nghiên cứu kỹ SGK, SGV sẽ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiển tiết dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm, phân bố thời gian cho các bước, các hoạt động một cách khoa học. -Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy. Mục đích, yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạt được sau tiết dạy học. Đối với tiết dạy nghe, thông thường mục đích, yêu cầu của tiết dạy là giúp học sinh luyện tập và phát triển các kỹ năng : Listening (nghe), Speaking (nói), Reading (đọc), Writing (viết) (trong đó kỹ năng nghe là chủ yếu), sau khi kết thúc phần nghe học sinh hiểu được nội dung chính của bài nghe và thực hiện một số yêu cầu hay bài tập ngôn ngữ nào đó. Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) một cách linh hoạt và phù hợp. Việc lựa chọn kỹ thuật dạy nghe phải được xác định trên căn cứ là nội dung của tiết dạy, đặc điểm, năng lực học sinh trong lớp học và các giai đoạn trong tiến trình dạy nghe gồm có 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi nghe (Pre- listening ), giai đoạn trong khi nghe (While-listening), giai đoạn sau khi nghe (Post-listening). Trong mỗi giai đoạn có các kỹ thuật dạy nghe đặc trưng phù hợp với từng giai đoạn đó. Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe. * Sử dụng máy cattsette. + Trước khi thực thực hiện dạy học cần chuẩn bị máy tốt, băng rõ và pin dự phòng khi mất điện. + Phải đảm bảo tính an toàn khi thao tác. + Tuyệt đối không để học sinh tự ý sử dụng nếu chưa được hướng dẫn. + Xem xét sự cần thiết, hiệu quả mang lại, thời gian cụ thể cho từng công đoạn * Sử dụng tranh minh họa: + Scan hình trong SGK. Một trong những thế mạnh của bộ SGK biên soạn theo chương trình mới là có nhiều tranh, hình minh hoạ. Việc tận dụng đến mức tối đa các tranh, hình trong SGK để giúp học sinh hiểu bài học mới là việc cần chú trọng trong tất cả các bài học. + Tranh hình minh họa (tự tạo hoặc mua) để giới thiệu và luyện tập bài mới là yêu cầu bắt buộc. Không yêu cầu hình minh họa phải đảm bảo tính thẩm mĩ cao, nhưng phải có sự liên hệ thực tế gần gũi với nội dung bài học. Nếu không có điều kiện mua thì phải phóng to tranh minh hoạ trong SGK. Cần phải lên một giáo án hợp lý, khoa học. 7
  5. Giáo viên cần hoạch định rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, thời gian cho các hoạt động, các yêu cầu của từng bài tập, các phương án trả lời của học sinh. - Trao đổi, thảo luận về phương án giảng dạy. Hiệu quả của tiết dạy nghe sẽ được nâng cao hơn nếu phương án giảng dạy được đưa ra thảo luận cùng đồng nghiệp trước khi dạy, việc làm này không chỉ mang lại kết quả tích cực cho tiết dạy nghe mà kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy. b) Đối với học sinh: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng cách: - Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu tài liệu - Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy nghe mà đối với các tiết dạy kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy. - Khuyến khích động viên học sinh tự tin, chủ động , sáng tạo nêu ra những vấn đề, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy. 2. Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe: Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình bài dạy có 3 giai đoạn đó là : Presentation – Practice - Production. Tiến trình một tiết dạy nghe cũng trải qua 3 giai đoạn : Pre-Listening, While-Listening, và Post-Listening. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế. Xong vấn đề tiên quyết là giáo viên cần phải xác định rõ ràng mục đích yêu cầu của từng bài nghe cụ thể để từ đó định hướng cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo. a) Pre-Listening: (about 10 minutes) (True / False Prediction, Open Prediction , Ordering, Pre-Questions) Là giai đoạn giúp học sinh có định hướng, suy nghĩ về đề tài hay tình huống trước khi học sinh nghe. - Giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt gợi hỏi về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán xem các em chuẩn bị nghe chủ đề gì, ai sắp nói với ai . - Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội dung sắp nghe thông qua tranh hay tình huống bài nghe. Có thể các em nói không chính xác với những gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đặt ra là các em có hứng thú trước khi nghe. - Giáo viên giúp các em lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát âm hay cấu trúc mới, kiến thức nền. Ví dụ: Cần dạy trước những từ phát âm giống nhưng khác nghĩa 8
  6. Know (v): biết và No : không High (adj): cao và Hi : xin chào Chú ý thêm ngữ điệu của câu (Intonation) Câu hỏi đuôi: Khi phần câu hỏi đuôi có ngữ điệu đi lên, thì là câu hỏi muốn biết thông tin. - You are hungry, aren’t you? Câu hỏi đuôi: Khi phần câu hỏi đuôi có ngữ điệu đi xuống, thì là câu hỏi muốn khẳng định thông tin. - You are a student, aren’t you? - Cuối cùng giáo viên nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần và hướng dẫn yêu cầu, nhiệm vụ khi nghe (chọn đúng sai, trả lời câu hỏi, điền vào chỗ trống, .) b) While-Listening (about 20-minutes) (Selecting, Diliberate, Mistakes, Grids, Listen and draw, Comprehension Questions) Đây là giai đoạn mà ở đó học sinh có cơ hội luyện tập. Ở giai đoạn này giáo viên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này vì vậy giáo viên chú ý cần sửa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương án trả lời đúng. Giáo viên mở băng nghe 2 đến 3 lần ( Nếu nội dung khó có thể cho các em nghe 4 lần). Lần đầu giúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu bao quát nội dung bài nghe ( pendown). Lần thứ 2 nghe thông tin chính xác để hoàn thành bài tập. Lần thứ 3 nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy thông tin chi tiết đồng thời hiểu được quan điểm , thái độ của tác giả. Do đó giáo viên cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để nắm kết quả hoặc nghe lại những chỗ khó để khẳng định đáp án. Nên hạn chế cho học sinh nghe từng câu, hoặc từng từ một vì làm như vậy sẽ khiến người học phải có thói quen hiểu nghĩa từng từ, từng câu khi nghe. c) Post-Listening ( at least 15 minutes) (Roleplay, Recall the story, Write-it-up, Further practice ) - Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe. Ở giai đoạn này học sinh sử dụng những kiến thức, kỹ năng nngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn “While-Listening” vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Sau khi nghe, học sinh cần thực hiện một số bài tập như: Báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài tập, các học sinh khác nghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho 9
  7. bạn. Giáo viên cần phải kết hợp các kỹ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như: Recall, write-it-up, Discussion ) *Vận dụng phương pháp đổi mới dạy nghe vào một tiết học cụ thể ở lớp 9. Unit 2: CLOTHING LESSON 2: LISTEN Objectives: Listen and check () the letter of the correct picture. Skill: Listening Teaching aids : Textbooks, pictures, word cards, poster, tape, cassette. Organization of Learning Activities: Teacher Students Board taking note A-NEW LESSON: I-Pre-listening T: Tell me what kinds of clothes in picture (a) ? *set the scene: You will Ss: They are pants, blue hear a public shorts, and a pink skirt. announcement about a T:And what about lost little girl called picture (b) ? mary. Now look at the Ss: It’s a long-sleeved picture and answer white blouse, a short- some questions. sleeved pink blouse, and Vocab: words about T:Use a map on page a short-sleeved white clothes. 48-textbook. blouse. - announcement T: Teach new words. T: And picture (c) ? - The Information Desk T: They are sadals, red - Car Fair *Check stress and and white boots, and pronounciation brown shoes. Checking vocab:R-O-R T: Ask students to pronounce new words one . T: Correct their pronunciation.(Pay 10
  8. attention to final sounds: sleeved, blouse, sandals, shoes, boots, desks, shorts. II. While-Listening: Check () the letter of the correct picture T:- Hang the pitures on Ss: Listen to the tape page 16 on the board. three times and check the T: Divide the class into letter of the correct 2 groups pictures they hear to the T: Ask Ss to write correct pictures. Answer down the answers and a) B:She’s wearing blue then give feedback. shorts. b) A: She’s wearing a III. Post-Listening long-sleeved white -Divide the class into blouse. groups of 4 c) C: She’s wearing Ss: Use the words of brown shoes. the correct pictures they heard to write under the correct pictures. -Feedback In groups of four -Have 3,4 groups’ students summarise the posters hung on the story on their posters. board -Compare with others - They summarise the -Exchange correction story again. IV.HOMEWORK: - Ss: Listen to the tape at home again, retell the story by themselves. - Prepare lesson 5:B4 at home. 4. KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG: 11
  9. Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, SGK thí điểm. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng, học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả quan của đợt khảo sát học kỳ I vừa qua. Kết quả khảo sát đầu năm học: 2015-2016 Lớp TSHS Giỏi Khá T.Bình Yếu kém SL % SL % SL % SL % SL % 91,3,4,5 135 46 34,1 25 18,5 39 28,9 17 12,6 8 5,9 6/1 43 2 4,7 3 7,0 6 13,9 6 13,9 26 60,5 TC 178 48 27,0 28 15,7 45 25,3 23 12,9 34 19,1 Kết quả học kì I: 2015-2016 Lớp TSHS Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 91,3,4,5 133 38 28,6 50 37,6 30 22,6 13 9,7 2 1,5 6/1 43 11 25,6 12 27,9 15 34,9 3 7,0 2 4,6 TC 176 49 27,8 62 35,2 45 25,6 16 9,1 4 2,3 So sánh kết quả khảo sát đầu năm với kết quả học kỳ I Loại 91,3,4,5 + 61 Giỏi Tăng 0,8% Khá Tăng 19,5% T.Bình Tăng 0,3% Yếu Giảm 3,8% Kém Giảm 16,8 % 12
  10. III. KẾT LUẬN: Ở bậc THCS việc đưa tiết dạy nghe tiếng Anh vào chương trình là điều kiện rất tốt để học sinh có thể phát triển một cách đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ. Xong dạy và học nghe tiếng Anh còn mới với cả học sinh và giáo viên, vì vậy trong những năm đầu thực hiện (2013-2014, 2014-2015, 2015-2016), cả giáo viên và học sinh không thể tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng , các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung khắc phục dần khó khăn, thực hiện việc học và dạy kỹ năng nghe môn tiếng Anh đạt hiệu quả tốt hơn. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp yêu cầu đổi mới chương trình phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh của Bộ Giáo Dục Đào Tạo. 1. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP: Sau khi áp dụng thành công đề tài này bản thân tôi đã gặt được những kết quả đáng kể và những kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau: - Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản dễ, hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. - Giáo viên luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong giao tiếp. - Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để các em nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong khi học sinh đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng tiếng Anh, làm như vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi nghe và nói. - Giáo viên nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói tiếng Anh với hình thức “Vừa chơi, vừa học”. - Trong thời gian ở nhà hướng dẫn các em tập nghe tiếng Anh qua đài , ti vi, nghe các bài hát bằng tiếng Anh . Bằng việc tạo ra các môi trường ngoại ngữ như vậy thì học sinh mới có thể luyện tập tốt kỹ năng nghe và các kỹ năng giao tiếp khác. 13
  11. - Giáo viên cần sự lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung bài nghe bằng các hình thức hoạt động, các kỹ thuật dạy nghe phù hợp cho từng giai đoạn của một tiết dạy nghe. - Sáng tạo những đồ dùng nghe phù hợp với nội dung bài nghe: tranh ảnh, mô hình , băng (Cụ thể bản thân tôi đã thực hiện thu một bài nghe tiếng Anh từ đĩa 3 đến 4 lần, điều này rất thuận tiện trong thao tác và tiết kiệm thời gian trên lớp) - Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy nghe trong tiến trình của giờ dạy. Ở giai đoạn luyện tập sau khi nghe, ngoài các bài tập SGK, giáo viên cần đưa ra các bài tập phù hợp, có tính giao tiếp thực tế cao. Tóm lại: Để thực hiện một tiết dạy nghe có hiệu quả thì giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau đây. - Ngữ cảnh cần phải được giới thiệu rõ ràng. - Nên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, máy ghi âm để giúp học sinh nghe được giọng đọc của người bản ngữ. - Nếu bài nghe do giáo viên đọc, phải được đọc chuẩn xác, rõ ràng tốc độ trung bình không quá nhanh hoặc quá chậm. - Cần tạo cơ hội cho học sinh luyện tập các kỹ năng cần thiết trong khi nghe như đoán từ, đoán nội dung trong ngữ cảnh, nghe ghép thông tin với tranh, nghe điền thông tin vào bảng Đối với một số bài nghe có nội dung phức tạp hơn thì giáo viên cố gắng áp dụng tốt 3 bước nghe hiểu để tạo điều kiện phát huy khả năng nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ của học sinh. - Các kỹ năng cần phối hợp linh hoạt trong quá trình dạy nghe. 2. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Qua việc thực hiện thành công đề tài, tôi cũng nhận thấy đề tài này có thể áp dụng không chỉ ở cấp THCS mà còn ở các cấp học khác. Bởi vì giáo trình, nội dung kiến thức ở các cấp học có cấp độ khác nhau nhưng kỹ năng là như nhau, mà cụ thể là kỹ năng dạy môn nghe tiếng Anh. 3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn, mục đích dạy học cũng như những thành công hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy tiếng Anh nói chung, dạy nghe nói riêng đạt chất lượng và ngày càng cải thiện. Bản thân tôi có những kiến nghị thiết thực như sau. * Về phía cơ sở: -Là môi trường ngoại ngữ cho nên kỹ năng phải được luyện tập theo đặc trưng của phương pháp dạy học, vì vậy cần phải có phòng bộ môn để tránh gây 14
  12. tiếng ồn cho những lớp học bên cạnh cũng như không bị tác động của tiếng ồn từ ngoài vào ( có thể cho kết hợp với phòng bộ môn khác). -Hệ thống điện cần phải được tu sửa để đảm bảo tính hữu dụng và an toàn khi sử dụng. - Cần cung cấp thêm đài, băng cassette. *Về phía lãnh đạo cấp trên Cần tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề. Thạnh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2016 Người thực hiện Nguyễn Võ Hoàng 15
  13. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK, SGV mới lớp 6,7,8,9 của Bộ GD-ĐT. 2. English language Teaching Methodology của Bộ GD-ĐT 2003. 3.The ELL TTP Methodology course. 4. Giáo dục học đại cương- NXB Hà Nội 1995. 5. Đánh giá trong Giáo dục của Bộ GD-ĐT. 6. Sách “Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học bậc THCS môn tiếng Anh của Bộ GD-ĐT”. 7. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn tiếng Anh 6,7,8,9. 16