Giải pháp Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình

doc 17 trang trangle23 17/08/2023 4093
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_giao_duc_hoc_sinh_lop_2_ki_nang_song_ve_tinh_cam_g.doc

Nội dung tóm tắt: Giải pháp Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình

  1. Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình - Ngoài những gia đình hạnh phúc, trẻ ngày nay còn có vài trường hợp con bị bỏ rơi do cha mẹ ly hôn, phải ở với ông bà, người thân. Còn có trường hợp trẻ tận mắt tai nghe sự va chạm đổ vỡ của mẹ cha, sự xung đột của ông bà và bố mẹ làm tổn thương đến tình cảm của trẻ. - Cha mẹ tất bật, lo toan với công việc, nhiều mối quan hệ không dành được nhiều thời gian cho trẻ, khiến trẻ lẻ loi, đơn độc, dẫn đến tự kỷ. - Trẻ được xem nhiều chương trình giải trí, có những chương trình phức tạp không phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách trẻ. 2. Nội dung cần giải quyết: Giáo dục kĩ năng sống nói chung, giáo dục kĩ năng sống về tình cảm gia đình cho học sinh nói riêng hiện nay rất cần thiết. Các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống về tình cảm ngay trong gia đình mình thì các em sẽ làm cho tế bào của xã hội bị phá vỡ. Các em không có kĩ năng sống ngay trong gia đình thì tất yếu các em sẽ không thực hiện tốt được trách nhiệm đối với bản thân, cộng đồng và xã hội. Xác định được mục đích, giá trị của việc giáo dục kĩ năng sống, tôi đã tiến hành trải nghiệm vấn đề này thông qua các nội dung sau : a. Giáo dục cho các em kĩ năng tự nhận thức về tình cảm của bản thân mình. Trẻ ở cấp tiểu học nói chung, trẻ lớp 2 nói riêng tư duy nhận thức của các em đang hình thành và phát triển. Việc nhận thức đúng sai của các em chưa chuẩn nếu không có sự giúp đỡ của người lớn. Trong giai đoạn hiện nay trẻ em đa phần là “vàng” của mỗi gia đình nên việc tự nhận thức về tình cảm gia đình của các em còn non nớt. Các em chỉ biết “nhận” mà chẳng biết “cho”ai bất kỳ về tinh thần lẫn vật chất. Để giúp các em có được nhận thức Trang 6
  2. Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình đúng đắn về vị trí, vai trò của mình trong gia đình cũng đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng, sự phối kết hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội. Ví dụ : Ở trẻ là con một sống trong gia đình 3 thế hệ, các em thường là “cục vàng” của ông bà, là “quà vô giá” của cha mẹ nên chẳng biết mình cần làm gì, tập những thói quen gì cho đúng. Thông qua các bài giảng, các phương pháp dạy học, hình thức thảo luận trong lớp sẽ giúp các em nhận thức được tình cảm của mình. Từ đó các em có những chuẩn mực, hành vi phù hợp khi đối xử, tiếp xúc, sinh hoạt với các thành viên trong gia đình. b. Giáo dục cho trẻ kĩ năng sống thông qua các môn học. Đặc thù của giáo viên Tiểu học – đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm- người dạy đa số các môn học, giờ học của chương trình giáo dục. Đây là ưu điểm, thuận lợi tốt nhất cho giáo viên có thời gian, điều kiện giáo dục các em thông qua các môn học. Thông qua từng môn học cụ thể, từng địa chỉ giáo dục kĩ năng sống đã qui định, tôi mạnh dạn đưa vào nội dung bài dạy nhiều hình thức giáo dục kĩ năng sống phong phú đa dạng bằng nhiều phương pháp: a. Phương pháp thảo luận nhóm b. Phương pháp nêu gương điển hình c. Phương pháp giải quyết vấn đề d. Phương pháp đóng vai e. Phương pháp trò chơi Trang 7
  3. Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình Ngoài ra, trong từng nội dung bài giảng, việc vận dụng phương pháp thích hợp, đúng lúc đúng chỗ là vấn đề rất quan trọng đem lại hiệu quả thiết thực, khơi dậy ý thức tình cảm của trẻ. c. Giáo dục kĩ năng sống về tình cảm gia đình thông qua việc nêu gương điển hình và tình cảm cá nhân. Hiện nay trên các lĩnh vực thông tin, rất nhiều chương trình trò chơi mang tính giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Nhưng với phạm vi tình cảm gia đình thì chúng ta nên lựa chọn những gương điển hình hay, chương trình gần gũi với cuộc sống đời thường của các em để giáo dục. Ngoài ra, chúng ta nên chọn lựa những bài hát, mẩu chuyện về gia đình đưa vào các giờ học ngoại khóa cho các em học tập. Đặc biệt tình cảm của chính người làm giáo dục có đúng mực với tình cảm gia đình hay không cũng rất quan trọng. Chỉ có tình yêu thương thật sự của người thầy mới mang lại niềm tin đích thực, về một tình cảm cho các em. 3. Biện pháp giải quyết: a. Giáo dục cho các em kĩ năng tự nhận thức về tình cảm cá nhân: - Ở nội dung này, việc giáo dục các em không khó những địi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, lâu dài. Trẻ có thời gian sinh hoạt ở trường ít hơn thời gian sinh hoạt ở nhà, đây là cơ hội mà các bé phát huy tính ỷ lại, làm nũng đối với người thân trong gia đình. - Để giúp các em mạnh dạn, tự tin vào bản thân mình chúng ta nên tạo cơ hội cho các em phát huy tính tích cực, tính tự giác ở trường. Yêu cầu thực hiện đúng nội quy trườùng lớp. Tạo cho các em có thói quen nhanh nhẹn, ngăn nắp trong từng việc nhỏ: sắp xếp bàn ghế, dọn vệ sinh lớp học, xếp hàng ngay ngắn trật tự, để dép đúng chỗ, thật nghiêm túc. Trang 8
  4. Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình Ví dụ: Một vài trẻ có thói quen ngủ trưa nên đi học muộn, có trẻ ăn sáng chậm nên không đọc bài đầu giờ. Có trẻ thường xuyên để dép bừa bãi. Có trẻ lại hay vứt rác ở hộc bàn đó là những việc làm hằng ngày mà cần giúp các em tự sửa chữa. Để giúp các em tập quen dần với những việc nhỏ như thế thì biện pháp nêu gương tốt của bạn là rất hữu hiệu. Bên cạnh đó, việc kết hợp sự giáo dục của gia đình rất quan trọng, giáo viên nên trao đổi bàn bạc biện pháp giáo dục với phụ huynh học sinh để cải cách thói quen của trẻ ở gia đình. Những việc làm tốt của trẻ được cô giáo khen được vinh danh đọc tên trước sân cờ thật vui và tự hào với các em. Hướng dẫn các em biết yêu thương mọi người trong gia đình, họ hàng, người thân thiết. Dạy cho trẻ biết san sẻ công việc nhà vừa sức với bố mẹ, người thân. Ví dụ : Trẻ biết giúp đỡ mẹ việc nhà, tưới cây cùng bố, nhổ tóc sâu cho ông bà, biết dọn dẹp nhà cửa, bàn ăn, cho gà, vịt ăn từ những việc làm thiết thực, trẻ sẽ nhận ra tình cảm dành cho người thân xuất phát từ những việc làm cụ thể. Do đặc thù của xã hội ngày nay, trong mỗi gia đình có ít người, trẻ nhỏ lại càng được nhiều ưu ái từ gia đình và xã hội. “Trẻ em hôm nay- thế giới ngày mai”, nhưng đừng vì thế mà để tình cảm của trẻ bị may một. Trẻ được chăm sóc chu đáo thì giáo dục tình cảm cho trẻ càng phải chu đáo hơn. Có như thế chúng ta mới bồi dưỡng được một thế hệ trẻ sau này đủ đức đủ tài, nhưng cũng đủ tình người như thi hào Nguyễn Du nói: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” thì mới mang lại sự phồn vinh cho xã hội. Trang 9
  5. Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình b. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các môn học: Thực tế theo địa chỉ của chương trình lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học, chúng ta có thể giáo dục kĩ năng sống về tình cảm gia đình cho các em qua nhiều bài giảng. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc Phần thưởng, các em có thể trình bày ý kiến cá nhân mình về tình huống “mẹ Na chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe”, khi Na bước lên bục nhận phần thưởng. Từ ý kiến của cá nhân, các em phần nào thấu hiểu được tình cảm của mẹ cha khi thấy con cái chăm ngoan và tốt bụng.Hay bài Quà của bố, giáo viên giúp học sinh cảm nhận sâu sắc tình yêu bao la của bố dành cho các con bằng những món quà dân dã mà chứa đựng biết bao công sức và tình thương của bố. Trong tiết dạy học kể chuyện, việc giáo dục kĩ năng sống về tình cảm gia đình cho trẻ rất dễ thực hiện. Thông qua lời kể súc tích, lời thoại của mỗi nhân vật được thể hiện phù hợp sẽ tác động mạnh mẽ đến tình cảm non nớt của các em. Ví dụ: Khi kể chuyện Sự tích cây vú sữa, khi thể hiện “cây xòa cành như bàn tay mẹ âu yếm vỗ về” hay “những dòng sữa ngọt thơm từ trái lạ” cũng đánh thức trái tim yêu thương của trẻ về tình yêu dành cho mẹ. Hay cho học sinh xem lá vú sữa một mặt xanh bóng,một mặt đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.Cho học sinh cảm nhận tình thương bao la của mẹ dành cho con. Hay trong truyện kể Bông hoa Niềm Vui, giáo viên có thể đặt nhiều câu hỏi để học sinh ứng xử về tình cảm cá nhân. - Tại sao Chi muốn hái bông hoa Niềm Vui? - Chi mong điều gì từ bông hoa cô giáo cho hái? - Em đoán xem bố Chi thế nào khi nhận được bông hoa Niềm Vui? - Chi là cô bé như thế nào? - Em có tấm lòng hiếu thảo và trái tim nhân hậu giốùng như Chi không? Trang 10
  6. Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình Bằng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên có thể giáo dục cho học sinh kĩ năng sống thông qua các hoạt động khác nhau. Ví dụ: Như dạy bài tập đọc Bà cháu : khi tìm hiểu bài, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động nhóm để thảo luận về điều ước của các cháu khi bà mất. Tại sao các cháu ước bà sống lại? Tại sao các cháu chấp nhận cuộc sống đói nghèo như xưa? Dùng phương pháp trình ý kiến cá nhân về tình cảm của mình đối với ông bà ở gia đình hiện tại. Tóm lại: tình cảm gia đình không chỉ có riêng ở mỗi ai mà tình cảm đó phải xuất phát từ trái tim của mỗi con người dành cho những người thân yêu trong gia đình : ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng ruột thịt kể cả hàng xóm láng giềng. Các em phải biết mở lòng ra yêu thương mọi người thì các em sẽ nhận được vô vàng tình yêu thương hết sức trọn vẹn. Khi trẻ được sống trong muôn vàn tình yêu thương thì nhân cách của trẻ sẽ phát triển vững bền. Ngoài phương pháp đóng vai, thảo luận, trình bày ý kiến cá nhân thì kĩ năng nói, viết để kể về một người thân của mình trong môn Tập làm văn ở lớp 2 cũng có nhiều yếu tố giáo dục tình cảm. Các em ý thức được tình cảm gia đình, thì khi viết về người thân trong gia đình các em sẽ thể hiện được tình cảm gắn bó hơn. Trang 11
  7. Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình Ví dụ : Trong tiết Tập làm văn kể về người thân của em, nếu trẻ nhận thức đúng đắn về tình cảm yêu thương dành cho người thân và người thân dành cho trẻ thì khi viết đoạn văn trẻ sẽ bày tỏ tình cảm của mình thông qua những câu từ súc tích, tình cảm : “Em rất tự hào vì có bố” hay “Lớn lên em sẽ làm nghề giống như chú” Hoặc từ những công việc nhỏ hằng ngày của người thân, trẻ sẽ đưa vào đoạn văn một cách ngây ngô, gần gũi : “Em rất vui vì mẹ khỏi bệnh” hay “Bà thường đưa rước em mỗi ngày đến trường. Em yêu bà em lắm” . Tóm lại : Tùy từng môn học mà chúng ta có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thật hợp lí, đúng chỗ, đúng lúc, kịp thời. Thông qua giáo dục, trẻ được hình thành kĩ năng sống một cách thực tiễn vận dụng vào cuộc sống đời thường trong sinh hoạt ở gia đình. c. Giáo dục kĩ năng sống về tình cảm gia đình thông qua nêu gương điển hình và tình cảm cá nhân. Nêu gương điển hình là một phương pháp dạy học rất có hiệu quả với trẻ tiểu học. Vì ở lứa tuổi này các em thích được khen, hay bắt chước, dễ làm theo. Chính vì thế việc nhân rộng nêu gương điển hình rất có hiệu quả trong giáo dục kĩ năng sống về tình cảm gia đình. Ví dụ: Chuyện thật về gia đình bạn Lan Anh – học sinh lớp 3/7 của trường. Bạn không có cha mẹ ruột, bạn là trẻ bị bỏ rơi từ lúc nhỏ. Người nuôi bạn lớn khôn là một người làm thuê lao động nghèo. Trong gia đình này còn có hai chị gái cũng bị bỏ rơi như bạn. Nhưng với nghị lực và tình yêu thương của tất cả thành viên trong gia đình bạn, mọi người đều sống chan hòa, yêu thương gắn bó nhau, cùng nhau lao động học tập tiến bộ. Từ những câu chuyện thật ở trường, ở nhà, trẻ thấy được niềm vui khi bên mình luôn có sự Trang 12
  8. Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình che chở ấm áp của người thân. Từ đó trẻ sẽ dễ dàng nhận ra trách nhiệm, tình cảm đối với người thân của mình. Hằng ngày ở trường trẻ được cảm hóa tình cảm nhiều nhất là cô giáo. Vì thế tình cảm của cô giáo là yếu tố quan trọng, cần thiết cho việc hình thành và phát triển tình cảm của trẻ. “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”. Câu hát không đơn thuần là một lời ca nốt nhạc làm vui cho trẻ mà nó còn là một triết lý sâu sắc để người giáo viên tự rèn luyện. Từng ngày, từng giờ đến với các em bằng tình yêu thương thật sự, bằng trái tim của người mẹ thì việc giáo dục tình cảm cho trẻ sẽ thành công nhất định. Trẻ được mắt thấy, tai nghe, được nhận những tình cảm thiết tha trìu mến từ cô giáo – người mà trẻ cảm nhận là mẹ ở trường. Có như thế trẻ sẽ dễ dàng hình thành kĩ năng sống về tình cảm một cách tự nhiên không bị áp đặt Ví dụ : Ngoài giờ học căng thẳng, nghiêm túc ở trường, thời gian các em ở bán trú bản thân tôi luôn chăm chút cho các em với vai trò là bảo mẫu. Đúng với nghĩa của từ “mẫu”, ở đây tôi săn sóc các em ân cần, chăm cho các em từng cái ăn cái ngủ. Những việc làm nhỏ nhặt, đơn giản như : chải tóc, đắp chăn, lấy cơm, thay quần áo, tạo nên một tình cảm thân thiện và trìu mến. Chính từ đó các em sẽ cảm thấy an toàn khi có cô bên cạnh. Và nhờ thế mà môi trường bán trú cũng là nơi sinh hoạt có nhiều kĩ năng sống của các em. Trang 13
  9. Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình Ngoài những câu chuyện, bài học, gương điển hình, tình cảm cô giáo thì lời ca tiếng hát luôn mang đến cho trẻ thơ những phút giây hồn nhiên thích thú. Chọn lọc cho các em những bài hát, câu thơ với chủ đề gia đình trong những tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng góp phần không nhỏ cho việc hình thành phát triển tình cảm gia đình của trẻ. Ví dụ : Khi hát bài “Cả nhà thương nhau” trẻ sẽ thấy được ca từ bài hát giống gia đình của mình : “Cả nhà ta cùng yêu thương nhau xa là nhớ gần nhau là cười”. Trẻ sẽ cảm thấy tự hào về gia đình của mình. Hay khi hát câu “Ba ngọn nến lung linh thắp sáng một gia đình”, trẻ lại thích thú với những ngọn nến là những thành viên trong gia đình hạnh phúc của mình. Bên cạnh những yếu tố cần thiết đã nêu trên. Môi trường gia đình-nơi các em sinh ra lớn lên rất quan trọng. Tình cảm của mọi thành viên trong gia đình đối với trẻ rất cần thiết. Chính vì thế, ngoài việc giáo dục ở trường, sự kết hợp liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ phải được thực hiện xuyên suốt. Có như vậy việc giáo dục tình cảm cho các em sẽ không bị mai một. 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng: Sau một thời gian khá dài áp dụng các biện pháp giáo dục như thế, kết quả đạt được ở lớp mình phụ trách tôi thấy rất khả quan: - 100% trẻ có biểu hiện tốt về tình cảm: biết yêu thương, san sẻ với mọi người. Không còn trẻ ỷ lại, vòi vĩnh trong gia đình. Đặc biệt không xuất hiện trẻ tự kỷ. Một số chuyển biến khá rõ nét như: tự múc cơm ăn, tự thay quần áo, giúp bố mẹ ông bà những việc làm đơn giản. Biết lao động tự phục vụ bản thân. - Trẻ kể về người thân, gia đình mình bằng một sự tự hào yêu mến. Trang 14
  10. Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình - Trẻ biết tôn trọng, yêu thương mọi người.Nhất là những người thân yêu. - Trẻ tự tin trước đám đông, trẻ ứng xử tình huống hay trong học tập và sinh hoạt. - Đặc biệt không có trẻ sai phạm yêu cầu nào về các lĩnh vực phẩm chất - 100% trẻ ngoan, đạt hết các yêu cầu về phẩm chất. - Được đại đa số phụ huynh học sinh nhận xét sự tiến bộ rõ rệt của trẻ ở gia đình. III. KẾT LUẬN : 1. Tóm lược giải pháp : Ngay từ điều 1 Bác Hồ dạy “Yêu tổ quốc-yêu đồng bào”, chúng ta cũng cảm nhận được rằng mong muốn duy nhất của Bác kính yêu về Thiếu niên Nhi đồng cũng là tình cảm. Có xây dựng được kĩ năng sống về tình cảm gia đình cho trẻ thì tình yêu quê hương đất nước – yêu tổ quốc – yêu đồng bào sẽ được bắc cầu vững chắc. Hơn bốn mươi năm qua, lời dạy của Bác đến nay vẫn còn in nguyên giá trị. Trong từng nhịp độ, thời khắc thay đổi của cuộc sống, thời kỳ CNH-HĐH đất nước thì gia đình vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc cho trẻ bước vào đời. Nhưng thực tế ngày nay trong mỗi gia đình vẫn còn đâu đó nhiều thách thức báo động : tình trạng bạo lực gia đình, tình trạng ly hôn ly thân, tình trạng xúc phạm trẻ em là những nguyên nhân không nhỏ tác động đến tình cảm gia đình của trẻ. Để giúp những mầm xanh hôm nay của chúng ta thật sự có kĩ năng sống tốt thì đòi hỏi người giáo viên phải là đầu tàu gương mẫu. Vừa dạy các em học chữ, vừa dạy cho các em làm người, còn phải rèn luyện bản thân mình cho thật sự là tấm gương soi mẫu mực về nhân cách đạo lý và tình cảm. Không chỉ duy nhất một mình giáo viên có thể hoàn thành sứ mệnh Trang 15
  11. Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao cho. Người giáo viên phải biết kết hợp, kêu gọi sự đồng lòng của các cấp ngành, xã hội quan tâm và tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển.Được như thế giáo viên mới hồn thành sứ mệnh. Đã chọn nghề dạy học thì phải thật sự hết mình “Vì đàn em thân yêu” thì việc “ươm mầm gieo hạt” mới đạt kết quả tốt đẹp. Cũng như những anh chị bạn bè đồng nghiệp, bản thân tôi cũng chưa hẳn bằng lòng với những biện pháp mà mình thực hiện. Cần phải trau dồi kiến thức, kỹ năng, vận dụng những phương pháp mới sao cho phù hợp với sự phát triển của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Với lứa tuổi nhi đồng như các em, nếu được giáo dục bằng những nội dung, biện pháp đơn giản nêu trên và bằng trái tim nhân hậu của người thầy, chúng ta nhất định sẽ đào tạo được những thế hệ con người có tấm lòng thân thiện nhân ái. Để đạt được kết quả như mong muốn thì không gì khác hơn là từng ngày từng giờ đến với các em bằng những nụ cười thân thiện, ánh mắt yêu thương và một tấm lòng rộng lượng hết lòng vì trẻ. Đó cũng chính là yếu tố tình cảm cũng không kém phần quan trọng để thực hiện cá biện pháp giáo dục hiệu quả. Là giáo viên, chúng ta nên làm gương đi đầu, không chỉ giáo dục các em mà thông qua các em còn giáo dục đến cộng đồng xã hội. Thực hiện tốt việc giáo dục tình cảm gia đình cho trẻ cũng góp phần không nhỏ đến phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng : Mỗi ngày đến trường với mong muốn mang thêm cho các em một niềm vui mới, một sáng kiến của tôi có thể sẽ chưa hoàn hảo, trọn vẹn nhưng ít nhiều cũng có thể áp dụng giáo dục được cho các em lớp 2 nói riêng, Trang 16
  12. Giáo dục học sinh lớp 2 kĩ năng sống về tình cảm gia đình cho học sinh Tiểu học nói chung trong việc giáo dục “kĩ năng sống về tình cảm gia đình”. Giáo dục “kĩ năng sống về tình cảm gia đình” không ở đâu xa, ngay trong cuộc sống đời thường từng ngày, từng giờ đến lớp với các em. Hy vọng rằng những đúc kết kinh nghiệm của tôi hôm nay có thể góp thêm cho ngành những ý tưởng phù hợp với xu hướng giáo dục hiện nay. 3. Kiến nghị : Trước thực trạng đề tài và kết quả chuyển biến, tôi có một số kiến nghị sau: - Đối với địa phương: Hội Phụ nữ tại địa phương quan tâm chăm sóc , tuyên truyền đến các hộ gia đình. - Đối với ngành, đơn vị: Thường xuyên mở các lớp chuyên đề để giáo viên có điều kiện trau đổi, rút kinh nghiệm tìm phương pháp giảng dạy tốt nhất. Cần tạo mọi điều kiện để giáo viên được tham gia học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ.Tạo nhiều sân chơi có lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh tham gia. - Đối với Hội cha mẹ học sinh: Tiếp tục duy trì hoạt động của hội, vận động xây dựng mỗi gia đình là một tổ ấm tuyệt vời thật sự của các em. Hậu Nghĩa, ngày 4 tháng 1 năm 2016 Người thực hiện Lê Thị Mai Hoằng Trang 17