Giải pháp Phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_phap_phat_trien_von_tu_cho_tre_24_36_thang.docx
Nội dung tóm tắt: Giải pháp Phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng
- cần phong phú đa dạng về màu sắc, chủ đề mà trẻ đã được học và liên quan đến nội dung của trò chơi. Vật được lựa chọn có tên không quá dài. Trẻ đã được làm quen các từ chỉ tên gọi, đặc điểm, trước khi tiến hành chơi. Số lượng tranh ảnh, đồ chơi đưa ra không quá nhiều, số lượng vốn từ phải phù hợp với khả năng của trẻ và thời gian tiến hành trò chơi. Mỗi lần tổ chức cho trẻ chơi chỉ nên lựa chọn một chủ đề nhất định để trẻ không bị nhầm lẫn các từ chỉ tên gọi. 3.3. Tổ chức môi trường chơi phù hợp với trò chơi dạy trẻ phát triển vốn từ Biện pháp này giúp cho trẻ tăng khả năng tiếp thu, trẻ có môi trường ngôn ngữ chuẩn để học, làm tăng vốn từ cho trẻ.Lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích giáo dục. Lựa chọn thời điểm tiến hành trò chơi: Trẻ ngồi một chỗ chơi hay trong trò chơi có kết hợp vận động, trò chơi có tiêu hao nhiều năng lượng hay không .Để từ đó sắp xếp trò chơi trong thời gian biểu một ngày của trẻ phù hợp với các hoạt động khác. Ngoài ra cần lựa chọn sân chơi, phòng phù hợp với trò chơi Ví dụ: Sau một giờ hoạt động tạo hình như trẻ ngồi vẽ, nặn mà còn sắp xếp trò chơi tĩnh làm cho trẻ ngồi nhiều sẽ nhanh chán và không tập trung vào trò chơi. Ngoài ra cũng không nên tổ chức trò chơi khi trẻ đã quá mệt với các hoạt động tiêu hao nhiều năng lượng như các bài tập vận động sẽ làm cho trẻ không có khả năng tập trung và hứng thú khi chơi. Chọn nơi chơi thoáng mát, yên tĩnh để trẻ tập trung nghe cô nói trò chơi, trẻ tập trung chơi hơn và cô dễ dàng nhận ra lỗi về ngôn ngữ của trẻ nhằm sửa sai và giúp trẻ khắc phục. Cô cần làm mẫu trong quá trình chơi, quan tâm chú ý nhiều đến trẻ thường hay mắc lỗi về ngôn ngữ. Trò chơi phát triển ngôn ngữ thì yếu tố hàng đầu là trẻ phải được nói nhiều. Do đó cần tạo điều kiện hay gợi ý, gợi mở để trẻ được nói nhiều và nhiều trẻ được nói chứ không riêng một vài trẻ thôi. Biện pháp này đòi hỏi ta cần căn cứ vào đặc điểm của đa số các trẻ trong lớp về sở thích hay hứng thú để tổ chức trò chơi phù hợp hơn. 8
- VD: Khi nói chuyện với trẻ phải tạo cho trẻ hứng thú với các từ. Cố gắng đọc thật vần, thêm giai điệu, hoặc sử dụng những loại âm sắc khác nhau để trẻ nhận thấy giống như một trò chơi. Hãy nhìn con rắn mà cô vừa nặn dây, Lan ! Rắn dài dài, rắn uốn lượn. Rắn trườn trườn, trườn khắp nơi. 3. 4. Dùng lời nói mẫu kết hợp cho trẻ nhắc lại Việc dùng lời nói mẫu và cho trẻ nhắc lại nhằm cung cấp cho trẻ những chuẩn về ngôn ngữ, về vốn từ và còn giúp trẻ khắc sâu những kiến thức đã học về ngôn ngữ. Khi trẻ được tận tai nghe sẽ giúp trẻ nhận biết rõ về ngôn ngữ. Trước mỗi trò chơi cần xác định những vốn từ cần cung cấp và củng cố cho trẻ. VD: Cái gì đây ? Đó là cái đàn ( cô đàn thử) Con có thể đàn thử ( cho trẻ thử) Con đàn rất hay Con nói ” cái đàn” xem nào ! Ồ rất tốt Hay trẻ nói theo mẫu của một câu chuyện nào đó: . Trong các trò chơi dân gian cần sử dụng các từ ngữ dân gian là các bài vè, ca dao, đồng dao, trẻ bắt buộc phải thuộc lòng. Đây là thời gian quan trọng để cung cấp các vốn từ để giúp trẻ hiểu rõ nghĩa của từ kếp hợp với giải thích các từ giúp trẻ nắm rõ nội dung hơn. Cần chú ý đến vị trí ngồi hay đứng của trẻ sao cho thích hợp, có thể quan sát, nghe hiểu và bắt chước dễ dàng hơn. Cho vài trẻ lên làm mẫu để cô sửa sai nếu có và cũng để trẻ làm quen với trò chơi này. VD: Cho trẻ đọc kéo cưa lừa xẻ: ta cho cho vừa đọc vừa làm động tác theo cô thể hiện sự vui tươi hồn nhiên của bài. Vừa chơi cô vừa cung cấp từ 9
- Trong quá trình đọc cho trẻ nghe, cần chú ý đến ngữ điệu của câu nói cho phù hợp với bài vè, đồng dao, ca dao và cần nhấn mạnh những từ cần cung cấp cho trẻ và giải thích những từ cho trẻ chưa hiểu để góp phần thu hút sự chú ý, tập trung của trẻ hướng lên cô, giúp trẻ ghi nhớ từ và ghi nhớ lâu hơn. Biện pháp này thường được thực hiện trước khi tổ chức trò chơi. Trong quá trình chơi khi thấy trẻ sử dụng từ sai ta sẽ sử dụng biện pháp này để sửa sai cho trẻ. 3. 5. Sửa lỗi sai cho trẻ trong khi chơi Không phải trò chơi phát triển vốn từ nào người giáo viên cũng có thể theo sát được từng trẻ. Đối với những trò chơi tập trung cả nhóm lớn thì khó phát hiện để sửa sai cho trẻ. Đối với những trò chơi đòi hỏi cá nhân trẻ phải tự đưa ra câu trả lời thì mới dễ dàng phát hiện lỗi sai khi sử dụng từ của trẻ. Vì vậy ta cần tổ chức những trò chơi cho tất cả các cá nhân trẻ đều được nói mà vẫn giúp cho chúng ta có thể bao quát cả nhóm. Việc sữa lỗi về cách dùng từ trong lúc chơi cần phải khéo léo, tránh làm cho trẻ bị làm phiền hoặc làm mất hứng thú chơi của trẻ. Khi phát hiện ra trẻ sử dụng từ sai, ta không nên cắt ngang lời trẻ nói rồi sửa sai mà ta nên tham gia chơi cùng trẻ và gợi ý để trẻ trả lời đúng từ. Ví dụ: Trò chơi “Xem ai gọi nhanh”. Khi cô đưa hình con chim mà trẻ lại nói con gà thì ta nên gợi ý thêm cho trẻ trả lời lại như: con này có khả năng bay trên bầu trời. Như vậy trẻ sẽ nhận ra lỗi sai và sửa lại mà không cảm thấy xấu hổ hay tự ti. Một điều quan trọng trong sửa sai cho trẻ là không bao giờ được nhắc lại lỗi sai của trẻ. Nhắc lại lỗi sai khiến trẻ dể bị rối loạn, mất phương hướng và trẻ sẽ không có đủ tự tin để tham gia tiếp tục trò chơi. Cô nên lờ đi những lỗi sai đó, hướng trẻ và các trẻ còn lại vào việc sử dụng đúng từ. Tránh các câu đại loại như: Con nói sai rồi, từ đó không đúng” mà giáo viên gợi ý thêm về những gì có liên quan đến từ đó để trẻ trả lời đúng. Biện pháp này giúp trẻ nhận ra lỗi sai và tự sửa với sự giúp đỡ của cô mà không ảnh hưởng đến quá trình chơi và tâm lý của trẻ. 10
- 3.6. Lồng ghép nội dung các hoạt động khác vào trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ Trò chơi nào cũng vậy không phải chỉ chơi một lần mà đã thành công được mà phải cho trẻ chơi nhiều lần cùng một trò chơi. Do đó nội dung trong một trò chơi phải thay đổi linh hoạt tạo cho trẻ cảm giác mới mẻ, hứng thú với trò chơi.Lựa chọn nội dung tích hợp phải phù hợp với trò chơi, nội dung vốn từ, phạm vi kiến thức cần ôn luyện trong lĩnh vực tích hợp phù hợp với chủ đề. Nội dung lồng ghép phải nhẹ nhàng không chứa đựng kiến thức quá nhiều, phải phù hợp với trò chơi, không tích hợp một cách gượng ép. Thông qua hoạt động thơ, chuyện, tập nói: Giờ học này cung cấp một số lượng lớn các từ. Để những tiết học này có hiệu quả cao trong việc phát triển vốn từ cho trẻ, cô cần phải thực hiện tốt những yêu cầu chung về tổ chức giờ học nhưng cũng cần đầu tư thích đáng cho nhiệm vụ phát triển vốn từ bằng việc xác định những từ ngữ cần cung cấp, cho trẻ lập đi lập lại nhiều lần những từ mới, từ khó. + Dạy trẻ đọc thơ: Dựa vào đặc điểm 24-36 tháng là trẻ thích đọc nhẩm theo cô và đọc các từ cuối của câu thơ. Khi đọc thơ cho trẻ nghe tôi đọc chậm rãi diễn cảm, kết hợp với động tác minh hoạ. Khuyến khích trẻ đọc theo cô. Khi trẻ đã thuộc, tôi động viên trẻ xung phong lên đọc theo nhóm, đọc cá nhân, rèn cho trẻ đọc rõ ràng diễn cảm không nói ngọng. Trong bài thơ, tôi giảng giải để trẻ hiểu nghĩa của từ. + Kể chuyện: Luôn rất hấp dẫn đối với trẻ, ở lứa tuổi này kể chuyện là một hình thức giáo dục rất lý thú có khả năng phát triển ngôn ngữ rất tốt cho trẻ. Khi vào giờ học, tôi thường gây hứng thú và tập trung sự hứng thú của trẻ bằng nhiều cách khác nhau: Dùng tiếng kêu hoặc câu hỏi gần gũi với truyện để gợi mở, ngắn gọn, hỏi trẻ nhiều, kích thích trẻ nói. Khi kể cho trẻ nghe tôi thường sử dụng nhiều hình thức khác nhau như : Kể bằng tranh minh hoạ bằng động tác, bằng sa bàn, các con rối dẹt, rối tay, sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế các Sile hình ảnh động có nội dung câu truyện kết hợp kể và cho trẻ xem 11
- hình ảnh Bằng hình thức trên trẻ rất hứng thú lắng nghe cô kể chuyện. Trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ lâu hơn. Qua các giờ học có chủ đích, tôi đã khai thác lựa chọn tối đa các tình huống để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Yêu cầu trẻ nói đủ câu, diễn đạt rõ lời, tự tin khi nói và khi trả lời cô giáo, giao tiếp với cô và với cha mẹ trẻ. Ví dụ: Truyện “Cây táo”. Ngoài việc chuẩn bị hình ảnh trên màn hình ti vi để trẻ quan sát trực tiếp, tôi thiết lập hệ thống câu hỏi phù hợp, mang tính tích cực và khuyến khích trẻ trả lời đặc biệt là hướng tới từng cá nhân trẻ Hỏi trẻ: + Tên câu chuyện là gì? + Trong truyện có những nhân vật nào? + Ai đã trồng cây táo? + Bé đã làm gì giúp ông? + Bạn Gà trống đã nói gì với cây? + Khi bạn Bươm bướm gọi trên cây xuất hiện cái gì? + Để cây ra hoa, kết quả các con phải làm gì? 3.7. Khen ngợi, khuyến khích, động viên Khi trẻ thực hiện đúng thì phải kịp thời khen ngợi trẻ hay cả nhóm (bằng lời khen, tặng cờ, hoa hay vỗ tay). Đó là cách ghi nhớ tốt nhất đối với trẻ. Đối với những trẻ thực hiện sai thì cần an ủi, động viên hoặc gợi ý cho trẻ trả lời đúng sẽ giúp trẻ không rụt rè hay mất hứng trong khi chơi. Biện pháp này được thực hiện trong suốt quá trình chơi tuy nhiên không nên khen trẻ quá nhiều sẽ khiến lời khen kém giá trị không còn tác dụng nhiều nữa. Ngoài các biện pháp nêu trên ta cần thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hoa quả , tranh ảnh. Khi cho trẻ tiếp xúc các đồ vật trên cô cần phải gợi ý cho trẻ nêu tên, đặc điểm nổi bật, cấu tạo đặc trưng của các vật đó. Cô và 12
- mẹ cùng những người xung quanh luôn trò chuyện cùng trẻ để hình thành ở trẻ các từ, các khái niệm, các kí hiệu tượng trưng của sự vật hiện tượng. Ban đầu các biểu tượng này rời rạc sau này có liên hệ với nhau. Người lớn dạy trẻ và phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trẻ cách giao tiếp, cởi mở, tự tin. Cần nêu những câu hỏi để phát triển vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Đây là cái gì ( con gì? Quả gì? Hoa gì?) Nó có màu gì? Nó kêu như thế nào? Nó dùng để làm gì? Trong tiết học cô cần tạo các tình huống để trẻ phát triển vốn từ như cho trẻ nghe tiếng kêu con vật, tiếng còi tàu rồi cho trẻ đoán đó là con gì? Phương tiện giao thông gì? Người lớn xung quanh trẻ luôn lắng nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ. Trẻ 3 tuổi phát âm theo các âm chuẩn Tiếng Việt đôi lúc còn ngọng. Sử dụng đa dạng từ và câu giao tiếp còn hạn chế cho nên cô luôn lắng nghe trẻ phát âm, uốn nắn từ ngữ cho trẻ, sửa lỗi kịp thời cho trẻ. * Năm học 2015- 2016 tôi tiếp tục thêm một số biện pháp mới để nâng cao hơn việc phát triển vốn từ cho trẻ: 3.8. Phát triển vốn từ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Việc phát triển vốn từ ở mọi lúc mọi nơi là biện pháp quan trọng mang tính quyết định ở lứa tuổi nhà trẻ trong trường mầm non, bởi ở trường trẻ được tham gia rất nhiều hoạt động,thông qua các hoạt động giáo viên tiếp xúc và hiểu được vốn từ của từng trẻ. Qua đó có biện pháp phù hợp để áp dụng trên từng cá nhân trẻ nhằm giúp trẻ phát triển vốn từ một cách tích cực nhất.Trẻ sẽ tiếp thu vốn từ theo hướng tích cực và dễ dàng Thông qua giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ đối với giáo viên mầm non là một nghệ thuật mà không phải giáo viên nào cũng làm tốt. Ở lớp tôi đã có những biện pháp đón trẻ vừa tạo cho trẻ vui vẻ, không khóc theo mẹ mà trẻ lại được phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên. 13
- Tôi tăng cường trò chuyện với trẻ. Hỏi những điều gần gũi đơn giản như: Con mặc áo màu gì ? Ai đưa con đến lớp ? Cô giáo nào đón con ? Sáng nay con ăn gì ? Cứ như vậy theo kiểu “Mýa dầm thấm lâu” Trẻ mạnh dạn gần gũi cô. Ngôn ngữ được cung cấp và củng cố càng ngày càng giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Khi chơi nói chuyện với bạn rất cở mở tự tin. Bằng hình thức này tôi rút ra rằng: Muốn trẻ mạnh dạn tham gia chơi hay giao tiếp cùng bạn bè thì phải có vốn từ phát triển. Chính vì vậy mà giờ đón trẻ là thời điểm tôi hay trò chuyện với trẻ để cùng củng cố và phát triển vốn từ cho trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi: Việc tổ chức cho trẻ vui chơi cùng nhau có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động vui chơi, ngôn ngữ của trẻ dần được hình thành và phát triển. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, trao đổi ý đồ chơi, giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Song song với ngôn ngữ phát triển chính là sự kéo theo từ phát triển. Vậy tổ chức vui chơi như thế nào để đạt được hiệu quả đó: Tôi bắt đầu dạy trẻ quan sát bạn chơi, sau đó từ từ đưa trẻ tham gia vào trò chơi. Từ đó xuất hiện khả năng chuyển trò chơi từ độc lập sang hợp tác cùng nhau. Trong quá trình chơi tôi bao quát, giúp đỡ, tạo tình huống cho trẻ trong khi chơi Ví dụ: Trò chơi búp bê Trò chơi sáng tạo “Bế em”, tôi nhập vai làm mẹ búp bê cho búp bê bú sữa bình, cho búp bê ăn, cho búp bê ngủ. Trẻ sẽ bắt chước những từ tôi nói như: Con của mẹ ngoan quá! Ôi con ăn giỏi quá! . Ôi em bé khóc rồi, nín đi nào em đừng khóc nữa! Ôi em búp bê buồn ngủ rồi, Hát ru cho em ngủ thôi! Cứ như vậy trẻ biết hát ru “à õi”, biết cho em bé ngủ biết nói lời dỗ dành em bé. Từ đó vốn từ của trẻ cũng được phát triển theo. 14
- Ngoài ra, trong giờ hoạt động góc tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho từng góc tập trung rèn kiến thức, kỹ năng cho trẻ còn yếu. Ví dụ: khi trẻ tham gia hoạt động tại góc văn học tôi thường chú ý rèn kỹ năng giở sách, ôn nội dung truyện. Đặc biệt tôi chuẩn bị tranh truyện có nội dung kể truyện sáng tạo với tình huống đơn giản dễ hiểu, để dạy trẻ kể chuyện theo tranh nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ Ví dụ: Hoạt ðộng chõi góc học tập “ kể chuyện theo tranh” Mục ðích: Giúp trẻ kể lại truyện theo các câu hỏi gợi ý của cô, phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ Chuẩn bị: Sách truyện tranh Tranh 1: Đôi bạn Sóc và Thỏ vào rừng chơi Tranh 2: Thỏ nhìn thấy chùm quả chín vàng Tranh 3: Thỏ với tay lấy chùm quả và thỏ bị ngã. Sóc kéo bạn nhưng sức yếu không kéo được Tranh 4: Bác Voi đi qua, sóc nhờ bác Voi kéo bạn Thỏ. Hai bạn cảm ơn bác c.Tiến hành: Cô kể chuyện theo tranh một lần kết hợp điệu bộ, cử chỉ, hành động: đi chơi, với quả, trượt chân ngã . Sau đó cô đưa ra câu hỏi và câu trả lời ngắn cho trẻ trả lời, hỏi trẻ các câu hỏi gợi mở như: Tại sao Thỏ bị ngã ? Vì sao Thỏ và Sóc cảm ơn bác Gấu ? Cuối cùng cô mời trẻ kể lại Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tôi cho trẻ quan sát môi trường xung quanh và các hiện tượng thiên nhiên với mục đích cung cấp cho trẻ những biểu tượng, những ấn tượng về môi trường xung quanh trẻ, tích luỹ vốn hiểu biết và làm giàu trí tưởng tượng cho trẻ. Khi cho trẻ quan sát các hiện tượng thiên nhiên như thời tiết, tôi hỏi trẻ trười nắng 15
- hay mưa? khí hậu nóng hay lạnh ? Khi tổ chức chơi ngoài trời tôi thường chuẩn bị đồ dùng chu đáo đầy đủ để giúp trẻ hoạt động và phát triển ngôn ngữ Ví dụ: Trò chõi “ Cái gì trên bầu trời” Mục ðích: Giúp trẻ hiểu và nhớ được nhiều từ b.Tiến hành: Buổi sáng, khi dạo chơi ngoài trời, trò chuyện với trẻ về bầu trời. Giúp trẻ chú ý đến mặt trời, mây bay hoặc những con chim đang bay Sưu tầm tranh về những gì trẻ nhìn thấy trên bầu trời. Treo tranh dưới thấp để trẻ có thể nhìn và sờ vào các hình. Cô trò chuyện với trẻ về những bức tranh. Sau đó có thể thêm một hoặc hai bức tranh đồ vật gia đình xem trẻ có nhận biết những đồ vật nào chúng không nhìn thấy trên bầu trời để kích thích trẻ nói Thông qua hoạt động chăm sóc vệ sinh: Tận dụng các tình huống trong sinh hoạt hàng ngày để trò chuyện với trẻ lứa tuổi này là hình thức tập luyện khả năng nghe nói một cách hiệu quả. Bởi vì khi nghe và nhìn cô nói, trẻ được giao tiếp với cô, qua đó trẻ có nhu cầu nói Ví dụ: Giờ ăn cô cho trẻ làm quen với tên gọi của các món ăn, các loại thực phẩm. Bằng cách nói chuyện về thức ăn mà trẻ đang ăn như : “Con ãn món gì ? Thức ãn gì ?Có thích thức ãn này không ?Thức ãn ðó có lợi gì cho sức khoẻ?. Ví dụ: Khi xúc cơm cho trẻ tôi hỏi: Cô ðang làm gì? (xúc cõm) cho ai? (cho con) Thông qua hoạt động chăm sóc vệ sinh hàng ngày trẻ như gần gũi và cởi mở với cô hơn, cô đã tạo được mối thân mật để kích thích trẻ trò chuyện nhằm phát triển vốn từ của trẻ. 3.9. Trang trí lớp học, các góc chơi, làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ đề nhánh phong phú, bắt mắt, hấp dẫn trẻ: Tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thể sử dụng làm đồ dùng đồ chơi như lịch cũ, ống lon, chai nhựa, cô khuyến khích trẻ cùng làm với cô, vừa làm vừa trò chuyện, qua đó cung cấp vốn từ thêm cho trẻ. 16
- Dựa vào từng chủ đề lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi một cách cụ thể. Mỗi chủ đề đều có bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học, vui chơi của trẻ. 3.10. Phối hợp với phụ huynh: - Trao đổi với phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò chuyện với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, mạch lạc, tốc độ vừa nghe để trẻ nghe cho dễ. - Cha mẹ, người thân cố gắng phát âm đúng, không nên bắt trước những từ trẻ nói ngọng mà phải sửa ngay những từ trẻ nói sai cho trẻ để trẻ bắt chước được cho đúng. - Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những quyển thơ, truyện có chữ, hình ảnh to, rõ nét, nội dung phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để cho trẻ làm quen và để xây dựng góc thư viện sách truyện của lớp. - Trao đổi với phụ huynh ở nhà tạo điều kiện phát triển vốn từ cho trẻ bằng cách tăng cường trò chuyện, giao tiếp với trẻ, cho trẻ tham gia vào các hoạt động sinh hoạt tại gia đình, không để trẻ xem hoạt hình hay chơi máy tính nhiều vì khi đó trẻ giao tiếp một chiều, trẻ chỉ tiếp thu ngôn ngữ nghe nhưng không phát triển ngôn ngữ nói. Qua đó góp phần cùng cô giáo để phát triển vốn từ cho trẻ. 4. Kết quả chuyển biến: Qua thời gian áp dụng “ Một số biện pháp giúp cho trẻ phát triển vốn từ ( 2- 3 tuổi) trong cả năm học tôi thấy có những chuyển biến rõ rệt, phần lớn số trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất khá, các cháu nói năng mạch lạc, rõ ràng được thể hiện như sau: - Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp - Trẻ khi giao tiếp biết nói đủ câu hoàn chỉnh. - Trẻ không còn nói ngọng, nói lắp nữa. Ngôn ngữ của trẻ đã phong phú hơn và trẻ đã biết vận dụng vốn từ vào cuộc sống hàng ngày 17
- Bằng một số kinh nghiệm của mình mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển vốn từ của trẻ lứa tuổi nhà trẻ trong năm học vừa qua và kết quả đạt đư ợc như sau: KHẢ NĂNG VỐN TỪ CỦA SỐ TỶ TRẺ TRẺ LỆ % Trẻ nói tròn câu, tròn ý 30/31 96.77 Trẻ diễn đạt được ý muốn nói 29/31 93.54 Trẻ phát âm rõ 28/31 90.32 Trẻ chưa biết nói 0 0 Trẻ chưa tự tin 02/31 6,45 III. KẾT LUẬN Sau khi tiếp tục áp dụng “Một số biện pháp giúp trẻ phát triển vốn từ (2-3 tuổi)”, tôi thấy ngôn ngữ của trẻ lớp tôi phát triển rất tốt Nếu như đầu năm lớp tôi còn có trẻ chưa biết nói thì nay 100% trẻ đã biết nói. Số trẻ nói ngọng hoặc nói chưa rõ từ cũng giảm rất nhiều so với đầu năm. Đa số trẻ đã nói được cả câu và diễn đạt mạch lạc. Một số trẻ còn biết kể lại chuyện diễn cảm, và sử dụng ngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo theo tranh. Phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non và đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Mức độ phát triển vốn từ của trẻ còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tôi nhận thấy việc rèn luỵên và phát triển vốn từ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bên bỉ, khắc phục khó khăn để tìm ra phương tiện, điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của 18
- các cháu, hơn nữa cô giáo là người gương mẫu để trẻ noi theo. Điều này đã góp phần bồi dưỡng thế hệ măng non của đất nước, thực hiện mục tiêu của ngành. Là giáo viên giảng dạy ở lớp nhà trẻ tôi nhận thấy để làm tốt công việc của mình người giáo viên trước hết phải có lòng thương yêu trẻ, hết lòng về sự nghiệp trồng người. Trong công việc giúp trẻ phát triển tốt vốn từ cô phải biết phối hợp nhiều phương pháp như: dùng lời nói, câu hỏi, đồ dùng đồ chơi kích thích trẻ nói, trả lời Thông qua các hoạt động thường ngày để giúp trẻ giao tiếp bằng ngôn ngữ. Qua tình thương yêu của cô đối với trẻ, thái độ âu yếm, lời nói dịu dàng và thông qua mối quan hệ gần gũi gữa cô và trẻ cũng kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ trong các kinh nghiệm giúp phát triển vốn từ. Tôi mong rằng qua kinh nghiệm của tôi sẽ phần nào chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp trong công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ. Với kết quả trên tôi đã mạnh dạn đưa lên những buổi họp tổ, họp chuyên môn trường được đánh giá cao và được áp dụng ở trường và một số trường khác trong huyện đạt hiệu quả ngày càng cao. Tầm Vu , ngày 15 tháng 05 năm 2016 Người thực hiện Nguyễn Thị Ánh Tuyết 19