Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở Trường mầm non Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

docx 14 trang vanhoa 6910
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở Trường mầm non Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_bien_phap_giao_duc_dinh_duong_va_ve_sinh_an_toan_thuc.docx

Nội dung tóm tắt: Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở Trường mầm non Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

  1. 1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở Trường mầm non Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên năm học 2019-2020”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. Giai đoạn vàng cho sự phát triển về tầm vóc trí tuệ con người nằm ở lứa tuổi mầm non, nhiệm vụ của giáo dục mầm non là chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong độ tuổi ở Trường mầm non là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trường Mầm non là trường học đầu tiên của trẻ, là cái nôi lớn nhất nuôi dưỡng trẻ nên người, mỗi chúng ta ai cũng mong muốn cho con em mình lớn lên thật khỏe mạnh, hồn nhiên và thông minh, thoải mái vui đùa cùng bạn bè. Nhưng làm thế nào cho trẻ có được sức khỏe tốt? thì quả là vô cùng khó khăn, đó không chỉ là điều trăn trở của các bậc phụ huynh mà còn là điều suy nghĩ lo lắng của các cán bộ, giáo viên trong Trường mầm non Bình Yên. Là một cán bộ phụ trách dinh dưỡng tôi nhận thấy rằng để cho trẻ phát triển tốt về mọi mặt thì cần phải đặt việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ lên hàng đầu kết hợp với vệ sinh an toàn thực phẩm, việc chăm sóc chế độ ăn uống không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ. Chính vì dinh dưỡng hợp lí đã và đang nâng cao chất lượng cho cuộc sống con người nói chung và trẻ em nói riêng, nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt là tiền đề cho sự phát triển về sau của trẻ, tôi thiết nghĩ đây quả là một điều rất cần thiết vì vậy bản thân tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở Trường mầm non Bình Yên huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên năm học 2019 - 2020”. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 1 tháng 9 năm 2020. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến. Bản chất sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở Trường mầm non Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” được áp dụng lần đầu tiên bản thân tôi nghiên cứu và thực hiện tại trường mầm non Bình Yên. 3.1 Đặc điểm tình hình trường Mầm Non Bình Yên. Trường mầm non Bình Yên nằm ở trung tâm xã Bình Yên thuộc xóm Thẩm Rộc. Trường được thành lập năm 1995 theo Quyết định số 767/QĐ-TCCB ngày 18 tháng 10 năm 1995 của Giám đốc Sở giáo dục & Đào tạo tỉnh Bắc Thái. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hoá, Đảng uỷ, chính quyền các ban, ngành, đoàn thể xã Bình Yên, chi bộ Đảng lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động của nhà trường. Năm 2011 trường được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên công nhận là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Năm học 2019-2020: Trường mầm non Bình Yên có 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên: Trong đó biên chế : 18 người, hợp đồng 7 người; Cán bộ quản lý 3 người; Giáo viên 16 người; Nhân viên 6 người. Toàn trường có 08 nhóm lớp với 207 trẻ được phân chia theo từng độ tuổi. 100% trẻ đến trường, trẻ được học 2 buổi/ ngày và ăn bán trú tại trường.
  2. Về cơ sở vật chất: Nhà trường có khuôn viên riêng biệt được giao theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 3091/QĐ-UBND ngày 25/01/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích 2703,3 m2. Các công trình cơ bản đáp ứng được yêu cầu của hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Hiện nay nhà trường có tổng số 08 nhóm lớp; 01 nhà hiệu bộ; 01 phòng giáo dục thể chất - nghệ thuật; 01 phòng y tế, 01 bếp ăn, 01 phòng hành chính quản trị và 03 phòng làm việc của Ban giám hiệu. Môi trường học tập an toàn, xanh - sạch - đẹp, đáp ứng điều kiện cơ bản thực hiện đổi mới giáo dục. Nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động của nhà trường bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước cấp như lương, phụ cấp theo lương được đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời hàng tháng cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Nguồn học phí hàng tháng được tổ chức thu, chi và mở sổ sách theo dõi, quản lý theo đúng quy định về quản lý tài chính hiện hành. Hằng năm ngoài việc sử dụng nguồn ngân sách theo quy định của nhà nước nhà trường còn làm tốt công tác xã hội hóa huy động các nguồn đóng góp của phụ huynh học sinh trên địa bàn. Quy mô trường lớp - Tổng số lớp: 8 nhóm lớp + Nhà trẻ: 2 nhóm trẻ + Mẫu giáo: 6 lớp - Tổng số học sinh: 209 cháu. - Đội ngũ giáo viên: Trường mầm non Bình Yên có 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên: Trong đó biên chế : 18 người, hợp đồng 7 người; Cán bộ quản lý 3 người; Giáo viên 16 người; Nhân viên 6 người. Thuận lợi. Đội ngũ Ban giám hiệu nhanh nhẹn, sáng tạo, vững vàng về chuyên môn, có năng lực quản lý, nên chỉ đạo sát sao giáo viên về chuyên môn, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tổ chức tốt các hoạt động trong nhà trường. Luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trọng mọi công việc, nhất là công tác chăm sóc bữa ăn cho trẻ được nhà trường đặt lên hàng đầu. Có biệp pháp cụ thể để nâng cao chất lượng bữa ăn, xây dựng thực đơn theo tuần, tháng, theo mùa. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết cùng quyết tâm phấn đấu xây dựng nhà trường luôn đạt Tập thể lao động tiên tiến. Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi làm nòng cốt, giáo viên tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cô nuôi trẻ khỏe, tâm huyết với nghề, 1/3 người đạt trình độ đại đại học mầm non, 02/3 người có chứng chỉ nên thuận lợi rất nhiều trong công tác nuôi dưỡng, tổ chức bữa ăn, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức bán trú tại trường. Đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho công tác bán trú của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ, đảm bảo sạch sẽ vệ sinh an toàn thực phẩm. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các ban ngành đoàn thể và đặc biệt là sự quan tâm của các bậc phụ huynh tạo điều kiện giúp đỡ, động viên về tinh thần, vật chất để nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt các bậc phụ huynh đã có nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm non, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực ủng hộ nhà trường về tinh thần và cơ sở vật chất.
  3. Bên cạnh những thuận lợi, nhà trường còn gặp một số khó khăn sau; Khó khăn. Các tổ trưởng chuyên môn, cán bộ quản lý chuyên môn, các lớp trực tuần khi giao nhận thực phẩm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình đôi khi còn lúng túng, nặng về hình thức, chưa sáng tạo. Một số ít nhân viên nuôi dưỡng mới vào ngành phương pháp chưa sáng tạo, kỹ năng sơ chế thực phẩm còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng và tổ chức bữa ăn. Phần đông trẻ là con em nông thôn, chủ yếu bố mẹ đi làm công ty không có thời gian nhiều quan tâm chăm sóc tốt cho con, giao việc chăm sóc con cái cho ông bà ở nhà, không có kiến thức khoa học trong việc chăm sóc tốt cho trẻ, nhiều trẻ thể lực chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thật sự gọn gàng, sạch sẽ. Một số yêu cầu cơ bản cần thiết. Nhà trường chú trọng đến chất lượng bữa ăn của trẻ, thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường, đảm bảo chế độ dinh dưỡng một ngày ở trường cho trẻ Tổ chức bữa ăn, giấc ngủ của trẻ đúng cách, đúng giờ theo quy định. Công tác phối hợp, tuyên truyền với cha mẹ trẻ để chăm sóc trẻ tốt. 100 % trẻ được thao tác rủa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch Nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của các cô nuôi khi tổ chức các bữa ăn tại trường. Truyền thông, nâng cao kiến thức và thái độ thực hành đúng của các bậc cha mẹ về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cải thiện tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm tại trường, lớp bảo đảm phục vụ bữa ăn tại trường cho trẻ và giáo viên. Tăng cường công tác dự phòng giám sát để không để xảy ra ngộ độc, dịch bệnh, tránh kịp bệnh lây qua đường thực phẩm ăn uống tại trường. Ban giám hiệu nhà trường cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ giáo viên, phụ huynh. Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đạt hiệu quả. Kết quả khảo sát ban đầu. Cân nặng Chiều cao Tên Tổng Suy khối số trẻ Cân DD Thấp Tỷ lệ Tỷ lệ SDD Tỷ lệ Chiều Tỷ lệ Thấp Tỷ lệ Tỷ lệ nặng còi độ % % nặng % cao BT % còi độ 1 % % BT vừa 2
  4. Mẫu 162 144 89 18 11 0 0 148 91,3 14 8,7 0 0 giáo Nhà 47 42 89,4 5 10,6 0 0 43 91,5 4 8,5 0 0 trẻ Tổng 209 186 89 23 11 0 0 191 91,4 18 8,6 0 0 cộng Kết quả: Tổng số trẻ cân - đo: 207 trẻ Tổng số trẻ phát triển bình thường: 186 trẻ/207 trẻ = 89,8% 10.2 Tổng số trẻ suy dinh dưỡng: 23 trẻ/207 trẻ = 11,1% Trong đó: Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 23 trẻ/207 trẻ = 11,1% Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi : 18 trẻ/207 trẻ = 8,7% Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi: 15 = 7,2 % Từ khảo sát trên ta thấy đầu năm học số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng còn khá cao, 23/207 trẻ chiếm tỷ lệ 11,1%. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì trẻ được ăn uống khoa học, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy việc đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường mầm non có tổ chức ăn bán trú là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể con người, nhận thức được điều đó là một cán bộ phụ trách dinh dưỡng bản thân tôi luôn cố gắng tìm hiểu và đưa ra những biện pháp tốt nhất giúp trẻ đảm bảo dinh dưỡng phát triển toàn diện các mặt. 3.2 Biện pháp trong giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trường Mầm non Bình Yên. * Biện pháp 1: Kế hoạch tuyên truyền cho trẻ ăn bán trú. Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai họp phụ huynh đầu năm, tuyên truyền để phụ huynh nâng cao ý thức cho trẻ tham gia ăn bán trú 100% Thông báo kế hoạch kiểm tra sức khỏe cho trẻ định kỳ và khám sức khỏe cho phụ huynh yên tâm 1-2 lần/năm thực sự có chất lượng. Cân đo sức khỏe 4 lần/ năm, trẻ được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng. 100% trẻ được tiêm vaxcin, uống vitaminA. Trường thực hiện tốt 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý: 10 lời khuyên về “Vệ sinh an toàn thực phẩm ngăn ngừa ngộ độc” cũng được đưa ra để nhà trường thực hiện. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới 5 độ C Lưu mẫu thức ăn hàng ngày (bằng tủ lạnh riêng biệt)
  5. Nhân viên nuôi dưỡng có trình độ, làm việc phải đeo tạp dề, đeo găng tay, đeo khẩu trang, đội mũ khi chế biến và chia thức ăn cho trẻ. Khi chia thức ăn giáo viên phải đội mũ, đeo khẩu trang, bao tay. Tuyên truyền đến các phụ huynh cho các cháu ăn uống các thức ăn có đầy đủ các chất bổ dưỡng (tại các góc tuyên truyền phụ huynh, trong các buổi họp phụ huynh, ). Họp phụ huynh đề nghị phụ huynh có con trong diện suy dinh dưỡng thì có chế độ ăn thêm (trái cây và uống thêm sữa), các cháu béo phì giảm chất tinh bột và ăn thêm rau. Thức ăn phải được nấu chín để diệt các vi trùng có thể gây bệnh, nâng cao tỉ lệ sử dụng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Thực hiện tốt quy chế vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng ăn uống, bếp nấu theo quy trình một chiều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường và nâng cao kiến thức cho giáo viên về vệ sinh phòng bệnh. Biện pháp 2: Xây dựng thực đơn, đảm bảo định lượng và khẩu phần. Khi xây dựng thực đơn tôi luôn cố gắng cho trẻ được ăn đầy đủ các loại thức ăn khác nhau trong 4 nhóm thực phẩm mỗi ngày.Hàng ngày tôi chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng, được chế biến từ nhiều loại thực phẩm trong nhóm thực phẩm kể trên và được thay đổi từng bữa, từng ngày. Một khẩu phần cân đối và hợp lý cần: Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể. Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp (Cân đối giữa các chất dinh dưỡng: Protêin, lipit, gluxit, vitamin và khoáng chất, giữa thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật. Dưới đây là bảng thực đơn, tôi cùng tổ cấp dưỡng đã phối hợp xây dựng và hiện đang thực hiện tại trường THỰC ĐƠN MÙA HÈ MẪU GIÁO Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
  6. - Thịt gà, thịt lợn dim gừng - Muối lạc vừng - Đậu dim thịt lợn cà - Trứng dim thịt cà - Cá dim thịt cà chua nghệ chua hành chua hành hành - Bí xanh xào thịt Bữa chính - Giá đỗ xào - Su su xào thịt lợn - Bí đỏ xào thịt trưa - Mướp xào thịt thịt. - Canh rau muống nấu thịt nước - Canh rau đay mồng - Canh rau ngót nấu - Canh bầu nấu tép. - Canh bí xanh xương tơi nấu tép thịt lợn nạc nấu thịt - Cháo củ quả Bữa phụ - Phở thịt bò - Bún canh xương - Mỳ nấu thịt nước - Súp thập cẩm thịt lợn nạc xương - Bánh trứng(Tipo) - Bánh bông lan - Sữa bột - Sữa chua - Sữa bột THỰC ĐƠN MÙA HÈ NHÀ TRẺ Thứ 6 Thứ 5 Thứ 4 Thứ 3 Thứ 2 - Trứng dim thịt cà chua - Đậu dim thịt lợn, cà - Thịt gà thịt lợn - Muối lạc vừng hành - Cá dim thịt cà chua chua, hành dim gừng nghệ hành -Bí xanh xào thịt lợn - Bí đỏ Bữa chính trưa - Su su xào thịt lợn - Giá đỗ xào thịt xào thịt - su su xào thịt - Canh rau muống - Canh rau đay nấu - Canh bí xanh nấu nấu thịt nước xương - Canh - Canh bầu nấu tép tép. thịt rau ngót nấu thịt lợn nạc
  7. - Bún canh xương thịt - Mỳ nấu Bữa chính chiều - Cháo củ quả - Phở thịt bò - Súp thập cẩm, lợn nạc. thịt nước Bánh trứng (Tipo) - Sữa chua - Sữa bột - Chuối tây -Sữa bột Bữa xế Tôi luôn nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ. Vì ở lứa tuổi này trẻ em có rất nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng, nên cung cấp đầy đủ chất dinh dương cho trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối về sau này Thực đơn chúng tôi đưa ra thường linh động tùy theo thay đổi thực phẩm có ở thị trường theo mùa, nên phù hợp với việc lựa chọn thực phẩm để trẻ dễ dùng được.Trẻ đến trường không chỉ cần học tập, vui chơi mà chính là phải được chăm sóc, nuôi dưỡng theo phương pháp khoa học nghĩa là phải tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ tại trường. Thực đơn phù hợp theo mùa tiện lợi về kinh tế, mùa nào thức ấy. Nhưng vẫn phải đảm bảo calo một ngày ở trường của trẻ. Ở lứa tuổi này có thể nâng cao món ăn hoặc cho các loại quả các cháu ưa thích nhưng tuyệt đối không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước khi ăn. Bữa ăn đối với trẻ có ngon miệng, ăn hết xuất phụ thuộc rất nhiều vào các món ăn phù hợp thời tiết và khí hậu. Ví dụ: Mùa hè cho trẻ ăn các loại rau mát như: Rau muống, rau ngót, mướp, rau đay, canh chua Biện pháp 3: Chế biến đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm không đủ chất dinh dưỡng không nhận hàng. Giá cả không đúng theo dự trù trong thực đơn phải thông báo kịp thời cho ban giám hiệu. Ban giám hiệu thường xuyên theo dõi giá chợ, thường xuyên kiểm tra công tác tiếp phẩm không để hiện tượng tiêu cực xảy ra trong công tác tiếp phẩm. Cách nấu nướng và chế biến thực phẩm, đảm bảo thức ăn còn đầy đủ các chất bổ dưỡng, không để lại bệnh tật gì cho ăn uống. Đề phòng thức ăn bị ô nhiễm từ giai đoạn thức ăn sống, được nấu chín và đưa đến người sử dụng. Ngoài các quy định của nhà trường cô tiếp phẩm phải nắm được thực đơn, chuẩn bị lựa chọn thực phẩm, kiểm tra giá chợ trước ngày đi chợ 2 ngày để đảm bảo chất lượng và đủ số lượng trẻ ăn hoặc kịp thời thay thế thực phẩm không có trong thực đơn. Cân, đo, đong, đếm tính giá cả theo số lượng nhận thực tế.
  8. Sơ chế thực phẩm: Thực phẩm phải được sơ chế tại nơi đảm bảo vệ sinh thoáng mát, đúng quy định của bếp một chiều. Các loại rau quả tươi phải được ngâm kỹ và rửa ít nhất 3 lần nước sạch hoặc được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Các loại thực phẩm sau khi rửa sạch phải để ráo nước, sau đó làm nhỏ theo yêu cầu món ăn (Ảnh: Quy trình sơ chế, chế biến thực phẩm đảm bảo sạch sẽ) Khi chế biến: Không dùng các phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng hợp không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm do Bộ y tế qui định. Các món ăn phải được nấu chín hoàn toàn, thực hiện “ăn chín, uống sôi”. Biện pháp 4: Tổ chức ăn cho trẻ. - Chuẩn bị bữa ăn hàng ngày.
  9. Đối với các lớp có sự phân công sắp xếp công việc giữa các cô một cách hợp lí, chuẩn bị trước bữa ăn, chăm sóc trẻ ăn, dọn vệ sinh sau khi ăn, Giới thiệu món ăn là thói quen thường xuyên của giáo viên ở trường, nhưng giới thiệu như thế nào để đảm bảo kiến thức, đảm bảo vệ sinh, không ảnh hưởng tới giờ ăn của trẻ. Vì vậy, các câu hỏi của giáo viên chia ra thời điểm khác nhau, các câu hỏi phải tùy thuộc vào các món ăn thực tế hàng ngày đã chọn theo mùa. Các loại thức ăn trên giàu chất gì? tất cả các giáo viên trước mỗi bữa ăn đều phải biết giáo dục cháu như vậy giờ ăn không bị nặng nề. Vệ sinh ăn uống là một vấn đề quan trọng, vì thế giáo viên trò chuyện với trẻ: Hằng ngày trước khi ăn các cháu có thói quen làm gì? (rửa tay) vì sao phải rửa tay? Trong khi ăn có được dùng tay bốc thức ăn không? Vì sao? Nói chuyện trong giờ ăn thì như thế nào? Bàn để chia thức ăn lau sạch. Tráng nước sôi dụng cụ để chia thức ăn và bát, thìa của trẻ, cho trẻ rửa tay trước khi ăn. Ngoài ra trước khi chia thức ăn phải rửa sạch tay, thức ăn chia xong phải đậy kín hoặc để vào tủ đựng thức ăn để tránh ruồi, bụi, - Chăm sóc trẻ trong bữa ăn. Cho trẻ ăn phải thực hiện đứng quy định vệ sinh: Cho trẻ ăn đúng bữa, đúng giờ. Cô rửa sạch tay trước khi chia thức ăn và cho trẻ ăn. Trẻ ăn xong cô cho trẻ rửa tay, đánh răng, lau miệng, uống nước. Lưu ý: Không cho trẻ ăn, uống quá nóng Không cho trẻ ăn quá nguội vào mùa đông Không thổi vào thức ăn của trẻ. Không cho trẻ ăn uống chung thìa, bát, cốc. Không nhặt thìa rơi xuống đất cho trẻ ăn lại. - Vệ sinh sau khi ăn: Trẻ ăn xong cô thu dọn bàn ngay, lau bàn bằng khăn ướt, giạt khăn và phơi khô khăn. Lau nhà bằng nước thơm sau mỗi bữa ăn. Rửa bát bằng ( nước xà phòng rửa chén). Tráng lại ít nhất 2 lần bằng nước sạch, phơi nắng. Trường luôn có kế hoạch dự giờ chăm sóc về dinh dưỡng chặt chẽ, nhằm nâng cao kết quả nuôi dưỡng trẻ, phòng chống suy dinh dưỡng và phòng chống tình trạng ngộ độc thức ăn trong nhà trường.
  10. Hiện nay toàn nhà trường đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Chủ động đưa ra những nội dung gần gũi, giúp trẻ thích ứng và xử lý các tình huống trong cuộc sống. Biết lao động tự phục vụ bản thân: Tự mặc quần áo, tự chải đầu, tự mang dép, Thông qua các hoạt động vui chơi như “Bé tập làm nội trợ” trẻ đã biết chế biến và bày các món ăn đơn giản như biết pha nước chanh, phết bơ vào bánh mì, gắp trà bông, hoạt động này nội dung giáo dục dinh dưỡng được thực hiện một cách nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả. (Ảnh: Chơi góc Bé tập làm nội trợ) Biện pháp 5: Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp. Trong sơ chế và chế biến thực phẩm phải luôn thực hiện nội quy “Làm đâu sạch đấy, đứng dậy sạch ngay”.
  11. Cho dù thực phẩm có tươi ngon đến đâu nhưng trong quá trình chế biến nếu không tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm thì cũng dễ dẫn đến ngô độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Vì vậy đảm bảo vệ sinh trong chế biến luôn là điều đầu tiên Khi vệ sinh: Đối với dụng cụ như dao, thớt khi chế biến thực phẩn sống và chín để riêng, đối với mùa hè các dụng cụ thường xuyên được phơi nắng. Vệ sinh lau sàn bếp tôi chỉ đạo tổ sử dụng nước nóng già để lau sàn nhà để diệt vi khuẩn và bốc hơi nhanh giúp cho sàn nhà luôn khô sạch. Khâu chia thức ăn phải thực hiện đúng nguyên tắc. Đồ dùng dụng cụ thiết bị nhà bếp mầm non phải gọn gàng, ngăn nắp, đúng khoa học để tiện cho việc sử dụng trong chế biến. Khi làm việc phải mặc bảo hộ lao động, mũ, khẩu trang, găng tay. Với đặc thù làm việc đều là chị em nên mọi người rất tiết kiệm đối với găng tay nilông chỉ sử dụng một lần nhưng mọi người đã giặt và sử dụng lại. Tôi đã mạnh dạn đề xuất chỉ sử dụng găng tay một lần rồi bỏ không tái sử dụng. Đối với giẻ rửa bát, cọ xoong, khăn lau tay, lau sàn cuối buổi được giặt sạch bằng sà phòng và ngâm nước nóng già, sau đó phơi khô. Khi thức ăn đã nấu chín phải đựơc đậy vung cẩn thận trên bàn chia ăn. Tuyêt đối không dùng khăn vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn. Bên cạnh đó cần phải thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mầu thức ăn. Thức ăn phải được lưu 24 giờ có miên phong, ghi rõ ngày, giờ, tháng có nắp đậy, mẫu thức ăn lưu có cả sống và chín, nhưng được đựng riêng từng hợp đảm bảo vệ sinh. Biện pháp 6: Giữ vệ sinh cá nhân khi tham gia giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm. Giữ vệ sinh cá nhân khi làm nhiệm vụ nuôi dưỡng nói chung và khi tham gia giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm nói riêng là một yêu cầu tất yếu của một cô nuôi ở trường mầm non. Vì nếu các cô nuôi không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cho mình thì chính các cô lại là nguồn gây bệnh cho trẻ, dẫn đến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã tạo cho mình một thói quen vệ sinh cá nhân khi làm việc để các chị em trong tổ học tập và làm theo: Móng tay luôn cắt ngắn, sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng sau khi cầm những vật dụng không đảm bảo vệ sinh và có khăn lau tay riêng. Đầu tóc luôn cặp gọn gàng. Đến trường thay luôn quần áo đồng phục lao động. Đeo khẩu trang, găng tay, tạp dề và đội mũ khi tham gia nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm. Bản thân ý thức cao trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc của Trung tâm y tế hàng năm khám sức khoẻ, tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, xét nghiệm đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định để phòng tránh các dịch bệnh lây nhiễm sang trẻ.
  12. Các thói quen trên tuy rất đơn giản nhưng không phải ai cũng duy trì thường xuyên để tạo thành thói quen được vì vậy chúng ta phải luôn ý thức tự giác vệ sinh cá nhân mọi lúc, mọi nơi và trong mọi công việc. Biện pháp 7: Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong cán bộ giáo viên và học sinh, phụ huynh Nhà trường thành lập ban chỉ đạo y tế học đường có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường Theo sự chỉ đạo của nhà trường ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng ngày, định kỳ cụ thể và đột xuất được phân công cụ thể đến các thành viên trong ban chỉ đạo. Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như: Xây dựng góc tuyên truyền, viết bài tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón trẻ để phối hợp tốt. Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, cách giữ vệ sinh môi trường tới các bậc cha mẹ học sinh và có biện pháp phối hợp chặt chẽ. Xây dựng 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người làm bếp và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh và nhân dân cần biết. Đồng thời phụ huynh trở thành những tuyên truyền viên tích cực và tự giác, phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ. Đặc biệt: Trong năm học này vấn đề phong dịch Covid 19 trở nên vô cùng quan trọng. Khi đón trẻ học và ăn bán trú trở lại. Ngoài 7 biện pháp nêu trên thì tôi luôn quan tâm hàng đầu đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ nguồn thực phẩm vào trường; người cung cấp thực phẩm; vệ sinh phòng dịch trước khi vào truờng; trước khi giao nhận thực phẩm phải theo dõi thường xuyên, cung cấp khai báo mối liên hệ, tiếp xúc của người giao nhận thực phẩm để ngăn ngừa tốt nhất có thể. Và không có trương hợp nghi nhiễm covid -19 nào sảy ra trong mối liên hệ của nhà trường. 3.3. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có. 3.4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. Để áp dụng sáng kiến trên đạt hiệu quả cao cần phải có đầy đủ các điều kiện khi áp dụng sáng kiến mới thành công. Văn bản chỉ đạo của Bộ, của tỉnh Thái Nguyên, của huyện Định Hóa, phòng GDĐT Định Hóa , trung tâm y tế huyện Định Hóa về công tác quản lý chỉ đạo giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có sự đồng thuận vào cuộc của Đảng ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các bậc cha mẹ, học sinh và cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường. Tài liệu về chương trình giáo dục mầm non: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non , bồi dưỡng, tham quan học hỏi về cách quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non. 4. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến Trong quá trình thực hiện với những biện pháp và cách chỉ đạo trên đơn vị tôi đã thu được một số lợi ích sau:
  13. Số lượng trẻ suy dinh dưỡng đã giảm rất nhiều so với đầu năm học (Thời điểm tháng 3/2019). Kết quả thu được (Tháng 7 năm 2020) Cân nặng Chiều cao Số trẻ Suy Tên Tổng Suy DD TT DD khối số trẻ Cân nặng Tỷ lệ Tỷ lệ Chiều Tỷ lệ Thấp Tỷ lệ BT % % cao BT % còi độ 1 % vừa cả 2 thể Mẫu 1 161 156 97 6 3,0 154 96 8 4 6 giáo 2 Nhà trẻ 47 45 95,7 2 4,3 44 93,6 3 6,4 0 * Kết quả: Tổng số trẻ được Cân - Đo: 207 Tổng số trẻ phát triển bình thường: 198/207 = 95,6% Tổng số trẻ suy dinh dưỡng: 11 /20 = 5,3% Trong đó: Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 8= 3,8% Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 11= % Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi: 6 = 3,0 % Kế quả trên cho thấy trẻ phát triển tốt, trẻ rất hứng thú tham gia các trò chơi dinh dưỡng, phát triển các mặt trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xa hội, kiến thức về dinh dưỡng đồng thời cũng phong phú hơn. Các cháu khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn. Nhà trường thành thạo trong việc tính khẩu phần ăn cho trẻ, biết xây dựng thực đơn theo mùa, theo lứa tuổi, cho trẻ ăn đủ chất, cân đối giữa các chất, chế biến các món ăn hợp khẩu vị cho trẻ, cho trẻ ăn đúng giờ. Phụ huynh hoàn toàn yên tâm về chế dộ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ tạo trường mầm non. Nhà trường đã ký hợp đồng với các chủ hàng tin cậy, các nhà hàng đều có giấy phép chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có ký cam kết với địa phương. Hàng ngày thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm có đủ thành phần và ghi rất cụ thể vào sổ giao nhận. Bếp ăn nhà trường thực hiện tốt nội quy, quy chế, sơ chế, chế biến và bảo quản thực ăn cho trẻ theo dúng quy trình bếp một chiều bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không có hóc sặc, ngộ độc xảy ra trong trường. Bếp ăn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được ban kiểm tra y tế học đường đánh giá cao
  14. Bản thân tôi và tất cả các chị em trong tổ nuôi đã luôn duy trì tốt thói quen giữ vệ sinh cá nhân tốt, đảm bảo các nguyên tắc chung trong khi làm việc tại bếp nói chung và trong khi giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm nói riêng. 100% các nhân viên nuôi dưỡng đã khám sức khoẻ, tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, và có giấy chứng nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu một số vốn về kiến thức nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ qua đó việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả cao. Giáo viên chịu khó tìm tòi, sưu tầm những bài thơ, câu chuyện, vè, câu đố, trò chơi mới hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhằm tổ chức các hoạt động lồng ghép hiệu quả. Trên tiết dạy giáo viên lồng ghép nội dung dinh dưỡng vào các hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp và thật khéo léo không ảnh hưởng đến nội dung trọng tâm của tiết dạy. * Ý kiến của tác giả Qua nghiên cứu và vận dụng sáng kiến này tôi thực sự tâm đắc vì nó đã là nội dung vô cùng quan trọng trong thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ năm học Trường Mầm non Bình Yên. Trẻ phát triển khỏe mạnh, đảm bảo phát triển toàn diện. Sáng kiến đã thành công tốt về chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đây chính là một thành công lớn nhất, niềm vui của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà truờng, phụ huynh hoàn toàn tin tưởng và ủng hộ nhà trường. Tấy cả những điều đó hướng tới, và nâng cao lên chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ, trẻ mới phát triển một cách toàn diện hướng tới một tương lai tươi sáng và hạnh phúc. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bình Yên, ngày 2 tháng 7 năm 2020 Người nộp đơn. Đinh Thị Lưu