Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo 5 tuổi biết yêu thương, chia sẻ

docx 29 trang binhlieuqn2 9981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo 5 tuổi biết yêu thương, chia sẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_tre_mau_giao_5_tuoi_biet.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo 5 tuổi biết yêu thương, chia sẻ

  1. Chính vì vậy, khi thực hiện chủ đề thế giới động vật tôi đã mua một chú mèo trắng xinh xinh mang đến lớp và giao nhiệm vụ chăm sóc cho các bé. Các bé rất sung sướng đặt tên cho chú là “em mèo Mi Mi”, mèo Mi Mi được các bé chăm sóc rất tận tình chu đáo ngày nào các bé cũng gói một ít thức ăn ở nhà mang đến lớp cho “em mèo” ăn, bất cứ khi nào rảnh rỗi các bé đều ra ôm ấp vuốt ve, tất cả những vận động, sở thích của Mi Mi các bé đều nắm được. Vào những ngày trời rét đậm sợ em mèo bị lạnh các bé còn xin tôi cho Mi Mi vào trong góc phòng đồ rồi mang vải đến làm ổ, nhờ mẹ may cho Mi Mi một cái áo len xinh xinh. Chúng tôi không cần phải dạy các bé phải biết yêu thương con vật bởi qua quá trình chăm sóc mèo ở các bé đã nảy sinh rất nhiều tình cảm vượt qua cả những mong đợi của chúng tôi. Những ngày cuối tuần không ai đến lớp để chăm sóc mèo được thế là các bé thay phiên nhau mang mèo về nhà tình yêu của các bé đã tạo một hiệu ứng mạnh mẽ lan tỏa tới các bậc phụ huynh, cả các bé và bố mẹ đều háo hức chờ đến lượt mình được mang “em mèo” về nhà nuôi. Mi Mi đã trở thành một người bạn thật sự của các bé, các bé có thể quên một số việc nhưng không bao giờ quên cho Mi Mi ăn và uống nước đúng giờ. 3.5. Biện pháp 5. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua trò chơi tập thể Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học. Trong quá trình dạy trẻ tôi đã thiết kế một số trò chơi giúp trẻ thân thiện, đoàn kết hơn. Ví dụ: * Trò chơi 1: Đường hầm yêu thương Mục đích: Phát triển kĩ năng thể hiện tình cảm và nói lời yêu thương của trẻ. (Trò chơi mang lại cho người nghe rất nhiều niềm vui, hạnh phúc khi được tôn vinh, quan tâm. Trò chơi này có thể sử dụng trong các buổi giao lưu hoặc tổ chức sự kiện). Chuẩn bị: Một khăn tay. Tiền hành: Cô giáo giúp trẻ bịt mắt người được mời đi trong đường hầm. Các trẻ xếp thành hai hàng dọc, một trẻ sẽ dẫn người bị bít mắt đến từng hàng, các trẻ khác lần lượt nói thầm lời khen tặng, lời yêu thương với người bị bịt mắt: “Bạn thật xinh đẹp, bạn học giỏi thế, tớ yêu bạn lắm” * Trò chơi 2: Kết thân Mục đích: Tạo sự thân thiết, rèn khả năng phản ứng nhanh và ghi nhớ tên bạn của trẻ. Chuẩn bị: Không gian lớp học hoặc ngoài sân. Cách chơi: Các bạn ngồi vòng tròn. 18
  2. Cô giáo hoặc một trẻ hô “Kết thân, kết thân”. tất cả các bạn khác sẽ hỏi: “Với ai, với ai?”. Đáp: Với A, với A”. Tức thì bạn được gọi tên phải tiếp tục hô, và gọi tên bạn muốn kết thân. Luật chơi: Tránh lặp lại tên bạn đã được gọi. Ai chậm trễ sẽ phải nhảy lò cò. Trò chơi chỉ nên kéo dài tối đa 5 phút (tuỳ theo số lượng các bạn ít hay nhiều). * Trò chơi 3 : Tôi muốn như bạn Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt của người khác. Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác. Chuẩn bị: Phòng rộng. Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương hay tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì đáng yêu nhé. Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh: Tôi muốn (tóc dài, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh ) giống bạn. * Trò chơi 4: Tình bạn thân thiết Mục đích: Trẻ thể hiện các cử chỉ thân thiết vui nhộn cùng bạn bè tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau. Chuẩn bị: Ghế xếp vòng tròn trong lớp hoặc ngoài sân Tiến hành: Cô giáo hát: Ngồi bên nhau mình nắm tay nhau Trẻ hát: Nắm tay nhau mới là thân nhau. (Để tạo tình huống vui nhộn, cô có thể hát: Ngồi bên nhau mình thơm má nhau hoặc ngồi bên nhau mình cù nách nhau ). 3.6. Biện pháp 6. Giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ trên hoạt động học Những nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng khơi gợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu tài liệu sưu tầm và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ. Giáo án 1: Tình yêu thương đối với cây cối, thiên nhiên (Tiến hành trong 20 phút) * Mục tiêu: Học xong bài này trẻ có khả năng: - Bước đầu nhận được các biểu hiện của tình yêu thương và ý nghĩa của tình yêu thương. - Biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, mọi người xung quanh; biết sống gần gũi với thiên nhiên và yêu quý thiên nhiên. * Chuẩn bị: - Bài hát "Cả nhà thương nhau" nhạc và lời cùa Phan Văn Minh 19
  3. - Clip truyện : "Cây cũng biết đau". * Tiến hành: - Ổn định: Cho trẻ hát "Cả nhà thương nhau" Hỏi trẻ: Bài hát nói lên điều gì? - Bài hát nói về tình cảm yêu thương giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Song ngoài tình yêu thương với những người thân trong gia đình, con người còn cần dành tình yêu thương cho những ai? Tình yêu thương phải được biểu hiện như thế nào, Tình yêu thương có ý nghĩa như thế nào? Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. - Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe hoặc cho trẻ xem Clip: Truyện cây cũng biết đau Có một cái cây con, không biết ai trồng,mọc ngay ở bên đường em đến lớp. Sơn bảo đó là cây xoan. Hà bảo đó là cây táo. Cả hai đều cho là mình nói đúng. Thế là Hà đưa tay bẻ ngay một cành con mang về hỏi mẹ, mẹ kêu lên: Sao con lải bẻ cành xoan như thế? Cành là tay của cây đấy. Con bẻ thế này thì cây lớn làm sao được? Hà nhìn chiếc cành nhỏ, lá rủ xuống buồn rầu. Em chạy ra chỗ cây xoan để trả lại cành cho cây thì không được nữa rồi. Ở chỗ cành bị gẫy, có giọt nước chảy ra, như giọt nước mắt. Đúng là cây đã bị đau Từ buổi ấy, hễ thấy bạn nào đứng gần cái cây non, Hà lại nhắc: Đừng bẻ cánh cây nhé, nó đau đấy! Hỏi trẻ: + Câu chuyện nói đến tình yêu thương của ai với ai? + Bạn Hà thể hiện tình yêu thương với cây con như thế nào? Hoạt động 2: - Cho trẻ thảo luận nhóm về cách thể hiện tình yêu với cây cối, thiên nhiên - Đại diện các nhóm trình bày. Lớp trao đổi, thảo luận chung. Gửi đến trẻ thông điệp: Con người không những cần phải yêu thương người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh, mà còn phải yêu thương yêu thiên nhiên và cả thế giới xung quanh. Tình yêu thương đó cần phải được thể hiện ra bằng thái độ, lời nói, việc làm, hành động phù hợp trong từng trường hợp cụ thể. Giáo án 2 : Lời yêu thương ( Tiến hành trong 20 phút) * Mục tiêu Trẻ biết thể hiện tình yêu thương của mình với mọi người. * Chuẩn bị: - Đàn organ ghi âm bài: "lớp chúng ta kết đoàn". - Một quả bóng nhỏ làm bằng giấy hoặc cao su. - Giấy, bút vẽ. * Tiến hành: 20
  4. - Ổn định: Cho trẻ hát bài “lớp chúng ta kết đoàn”. - Hoạt động 1: Trò chơi "Trái bóng yêu thương". - Cô giới thiệu cách chơi. - Cho trẻ đứng thành vòng tròn. - Bắt đầu chơi, một trẻ ném quả bóng cho môt bạn gần mình và nói một câu thể hiện tình yêu thương với bạn đó. Ví dụ: " Cậu là một người bạn tốt", "Sáng mai tớ đến rủ cậu đi học nhé.", "Mính thích chơi với bạn", Trẻ vừa nhận bóng sẽ lại ném bóng tiếp cho một bạn khác và cũng nói một câu thể hiện tình yêu thương với bạn đó. Cứ như vậy, trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả mọi người tham gia chơi đều đã nhận được một lới nói yêu thương từ bạn bè trong lớp, trong nhóm. - Thảo luận lớp theo các câu hỏi: + Con cảm thấy như thế nào khi nhận được những lời nói yêu thương từ bạn bè? + Con người sẽ ra sao nếu sống thiếu tình yêu thương? - Hoạt động 2: Tình yêu thương của em - Yêu cầu trẻ thể hiện tình yêu thương với mọi người và với thế giới xung quanh qua lời hát hoặc tranh vẽ của các em. - Trẻ hát hoặc vẽ tranh (theo cá nhân hoặc theo nhóm) - Cho trẻ lên giới thiệu ý tưởng tranh của mình, của nhóm mình với các bạn trong lớp. Gửi đến trẻ thông điệp: Tình yêu thương rất cần cho mỗi người, như đồ ăn, nước uống, không khí để thở, Không có tình yêu thương, cuộc sống con người sẽ trở nên buồn chán, không có niềm vui và sức mạnh. Giáo án 3 : Chia sẻ yêu thương (Tiến hành trong 20 phút) * Mục tiêu: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, trẻ hiểu chia sẻ là niềm vui. - Trẻ thực hành chia sẻ đồ chơi với bạn. * Chuẩn bị: - Đài catset, băng ghi âm hoặc màn hình trình chiếu có hiệu ứng âm thanh sinh động. - Các hộp nhỏ làm bằng bìa, đồ chơi ở xung quanh lớp. * Tiến hành: Ổn định: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : Tìm bạn thân. Cô giới thiệu nội dung bài học: Chia sẻ đồ chơi với bạn bè. Hoạt động 1: Tưởng tượng Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều’’Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và 21
  5. chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.” Hoạt động 2: Thảo luận - Cho trẻ chia sẻ cảm xúc về những gì mình tưởng tượng: - Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào? Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chia sẻ: Đổi đồ chơi cho bạn. Cách chơi: Mỗi trẻ có một hộp đựng nhiều đồ chơi (cùng loại do trẻ chọn). Trẻ cầm hộp ở tay và cùng các bạn hát một bài, khi có hiệu lệnh ‘đổi đồ chơi’thì mỗi trẻ sẽ tìm một bạn và để một món đò chơi vào hộp của bạn ấy. Cứ như vậy sau 5 lần chơi bạn nào đổi được nhiều món đồ chơi nhất là người chiến thắng Chia sẻ: - Con thích có nhiều loại đồ chơi hay chỉ một loại đồ chơi? - Có nhiều đồ chơi như vậy con cảm thấy như thế nào? Gửi đến trẻ thông điệp: Nếu con chia sẻ với bạn những món đồ chơi con yêu thích và bạn cũng vậy thì chúng ta sẽ vui hơn vì có nhiều đồ chơi mới và có thêm những người bạn chơi thân thiết. Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với những món đồ chơi mới Giáo án 4: Yêu thương chia sẻ (Tiến hành trong 20 phút) * Mục tiêu: - Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng thể hiện cảm xúc. - Trẻ hiểu nếu biết yêu thương chia sẻ sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác. - Thực hành: tặng quà cho bạn. * Chuẩn bị: - Máy chiếu, các slide truyện: Chú gấu mồ côi. - Gấu bông to. - Giấy A4, bút sáp màu. * Tiến hành: Ổn định: Cho trẻ hát bài “Ta đi vào rừng xanh”. Giới thiệu nội dung bài học: yêu thương chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Điểm suy ngẫm: Trình chiếu cho trẻ xem truyện: Chú gấu mồ côi. Chia sẻ: - Xem truyện xong con cảm thấy như thế nào? - Tại sao chú gấu lại buồn như vậy? - Bạn thỏ làm gì giúp gấu? Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chia sẻ: Tặng quà bạn gấu. Mỗi trẻ sẽ vẽ một món quà tặng bạn gấu, sau đó lên giới thiệu món quà của mình, tập nói lời chia sẻ: Tôi yêu bạn, tôi tặng bạn, tôi chúc bạn vui. 22
  6. Gửi đến trẻ thông điệp: Mỗi một món quà của chúng mình dù nhỏ thôi nhưng cũng giúp mang lại niềm vui cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn Giáo án 5 : Hành động yêu thương ( Tiến hành trong 20 phút) * Mục tiêu: - Trẻ nhận thức được tầm quan trọng của giá trị yêu thương, biết cách yêu thương bản thân đúng cách và có kỹ năng phòng chống bị lạm dụng tình dục, lạm dụng sức lao động. * Chuẩn bị: - Phim truyện “Hoa mào gà”. - Đàn organ ghi âm bài hát: “Thiên đàng búp bê”. Tiến hành: Ổn định: Cho trẻ hát bài ‘ thiên đàng búp bê”. Hoạt động 1 : Thảo luận về 2 thông điệp (ôn lại):Yêu thương là quan tâm,chia sẻ thể hiện bằng lời nói. - Hỏi lại trẻ về lời yêu thương bé nói khi tan học dành cho ông bà, bố mẹ như thế nào? - Con cảm thấy thế nào khi nói lời yêu thương với mọi người? - Mọi người khi nhận được lời yêu thương từ con cảm thấy thế nào? Yêu thương đích thực làm mình cảm thấy an toàn. - Bố mẹ, cô giáo, những người thân trong gia đình,bạn bè yêu thương con, con cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, cảm thấy yên lòng. Vậy với người lạ thì con cảm thấy thế nào khi người lạ ôm con? (Bé chia sẻ cảm xúc .). Hoạt động 2: Hôm nay, chúng mình cùng khám phá một đặc điểm rất tuyêt vời nữa của giá trị yêu thương. Yêu thương thể hiện qua hành động. - Yêu thương không chỉ là quan tâm chia sẻ bằng lời nói mà yêu thương còn thể hiên bằng hàng động nữa. - Cho trẻ xem câu chuyện Hoa Mào Gà Hỏi trẻ : - Khi con giúp ai đó, thì chuyện gì sẽ xảy ra? - Con cảm thấy thế nào khi giúp đỡ người khác? - Cho trẻ chia sẻ những điều mà trẻ thấy mình được yêu thương theo mẫu câu : Con cảm thấy tràn ngập yêu thương khi (Cô phản hồi tích cực về mọi chia sẻ của bé). 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: Khảo sát tình hình thực tế để có giải pháp thích hợp. Bản thân luôn rau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất,danh dự, uy tín của Nhà 23
  7. giáo, gương mẫu và luôn dành cho trẻ những tình cảm yêu thương, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ. Không ngừng học tập và tự bồi dưỡng nâng cao cho mình kiến thức nuôi dưỡng,chăm sóc và giáo dục trẻ. Thường xuyên phối kết hợp với cha mẹ học sinh và các đồng nghiệp giúp phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, thông qua đó phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút hứng thú cho trẻ góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ: Bằng cách tôi đã trang trí xắp xếp các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Luôn là tấm gương sáng để các bé noi theo và học tập. Tôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tích cực với trẻ, chị em đồng nghiệp, với phụ huynh. Phối kết hợp với Tổ trưởng CM, HP chuyên môn Ban giám hiệu, giáo viên ngay từ đầu năm học đầu năm học lên kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Khi tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ tôi luôn lồng ghép dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với những người bất hạnh những bạn nhỏ mồ côi, biết yêu thương quan tâm đến những người lao động, biết yêu thương chia sẻ với những người bất hạnh những bạn nhỏ mồ côi và biết yêu thương những người thân trong gia đình của chính mình. Dạy trẻ kĩ năng ‘‘yêu thương chia sẻ”.Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ giúp cho trẻ mầm non để phát triển toàn diện về 5 mặt: Đức – Trí– Thể - Mĩ – Lao ( thể lực, sức khỏe, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội). 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Sau một thời gian dạy trẻ kĩ năng ‘‘yêu thương chia sẻ” tôi thấy học sinh của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân, biết chia sẻ yêu thương với các cô bác trong trường, biết cảm thông chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh, biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi và cây cối thiên nhiên. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: * Khái quát nội dung nghiên cứu Con người sống không thể thiếu tình yêu thương với nhau và với thế giới xung quanh. Tình yêu thương giữa con người với con người được biểu hiện thông qua những lới nói ân cần, dịu dàng; qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ thân thiện; qua những hành động, việc làm quan tâm, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn Tình 24
  8. yêu với thế giới xung quanh thể hiện ở việc con người sống gần gũi với thiên nhiên và biết giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh. Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp hơn; giúp con người thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và mọi người; biết yêu quý và bảo vệ các loài vật, cỏ cây, hoa lá, và môi trường xung quanh. Thông qua việc áp dụng ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ” tôi thấy các con lớp tôi đã lớn khôn lên rất nhiều, biết mở lòng mình yêu thương mọi người, mọi vật xung quanh. Tình yêu thương ấy đã lan tỏa tới bố mẹ, các bạn bè của bé. *Kết quả của nội dung nghiên cứu: Việc dạy bé biết yêu thương chia sẻ giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú - những em bé lên năm với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải tận tâm tận lực: Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết thương, chia sẻ. Khi áp dụng lich hoạt, phù hợp các phương pháp và giải pháp trên để dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ, trẻ sẻ đón nhận thế giới với những điều tuyệt vời nhất. Dạy cho trẻ biết yêu thương, chia sẻ và quan tâm người khác chính là bạn đã tạo nên nền tảng tốt cho trẻ định hình nhân cách sau này đấy. Một con người trưởng thành nếu biết yêu thương người thân, bạn bè vv thì cũng sẽ nhận lại được nhiều tình yêu thương, sự đồng cảm và trên hết, yêu thương con người là nền tảng cốt lõi để trẻ định hình nhân cách tốt, trở thành công dân có ích cho xã hội sau này. Sau khi nghiên cứu bước đầu tôi đã thành công trong việc tìm ra một số biện pháp và hình thức dạy trẻ biết yêu thương và chia sẻ. Không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo học tập. Tích cực phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung. Tạo môi trường lớp học thân thiện,có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng chia sẻ. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết sẻ chia cùng trẻ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan, lễ hội với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích cực kỹ năng quan tâm chia sẻ tới người thân, bạn bè, những cô bác trong trường, những bạn nhỏ cô đơn tàn tật, chăm sóc cây cối và các con vật nuôi Tham gia vào các lớp học kỹ năng sống, giao tiếp vv và đã được giáo viên đánh giá cao. Sáng kiến “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ” là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh 25
  9. nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham khảo thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau. 2. Kiến nghị: * Đối với trường: Ban giám hiệu cần quan tâm, đầu tư kinh phí xây dựng không gian tràn ngập màu xanh Nhà trường nên chú trọng xây dựng các khu nuôi các con vật, trồng nhiều cây xanh với đủ chủng loại Tạo điều kiện cơ sở vật chất cũng như tài liệu tham khảo để giáo viên giáo viên dể dàng định hướng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Ban giám hiệu tham mưu với Phòng Giáo Dục và các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất cho trường mình ngày càng đầy đủ và phong phú hơn. Cần tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan, dã ngoại học tập ở các đơn vị bạn, để trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Tổ chức các chuyên đề,ngày hội, ngày lễ các cuộc thi cho giáo viên và trẻ, phụ huynh cùng được tham gia: Ngày hội của các bà, các mẹ, ngày tri ân các anh hùng liệt sỹ, ngày hội gia đình, ngày yêu thương vv * Đối với giáo viên: Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải là những người có tâm huyết yêu nghề mến trẻ ,dành nhiều thời gian thường xuyên dạy trẻ biết ‘ yêu thương chia sẻ”, sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi. Xây dựng một số giáo án, tổ chức các trò chơi để củng cố hiểu biết, kĩ năng cho trẻ. Tích cực học hỏi, đòng thời tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo học tập. Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung * Đối với phòng giáo dục: Tôi xin kiến nghị với Phòng giáo dục TX Đông Triều, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa tới ngành học mầm non, đầu tư khuôn viên, cơ sở vật chất, cung cấp thêm đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh vv đồng thời phối kế hợp với các trung tâm mở lớp dạy kỹ năng sống cho cô và trẻ trong trường mầm non. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích luỹ thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quí tin tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em đồng nghiệp. Sáng kiến này bước đầu đã được phổ biến ở một số lớp mẫu giáo lớn trong trường. Tuy nhiên, để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kĩ năng sống cho trẻ và rất 26
  10. mong các đồng chí trong tổ mầm non của Sở giáo dục và Vụ giáo dục nghiên cứu bổ xung cho chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quí để tham khảo. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Kim Sơn, ngày .tháng năm 2016 Người viết Trần Thanh Huyền 27
  11. IV. Tài liệu tham khảo 1. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam- 2007) 2. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo bé 4 - 5 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam - 2008) 3. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện trẻ 3-4 tuổi (NXB Giáo dục Việt Nam - 2009) 4. Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 5-6 tuổi. (Viện chiến lược và chương trình giáo dục - 2008) 5. Nguồn tư liệu trên mạng internet. 28
  12. MỤC LỤC tt NỘI DUNG TRANG I PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 Đối tượng nghiên cứu 4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu II PHẦN NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận 2 Thực trạng 3 Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Phần kết luận: 2. Kiến nghị: IV TÀI LIỆU THAM KHẢO V MỤC LỤC 29