Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung_ph.docx
SKKN_2024-Bien_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung_phuong_phap_Ban_tay_nan_bot_trong_day_hoc_mon_khoa_hoc.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học Lớp 4
- 6 Giải pháp 2: Nghiên cứu nội dung chương trình Khoa học lớp 4, lựa chọn bài dạy và xác định nội dung kiến thức áp dụng phương pháp BTNB Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. “Bàn tay nặn bột”, chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra Không phải bài nào cũng áp dụng và phát huy tốt tác dụng của phương pháp này. Chính vì vậy lựa chọn bài để dạy và xác định nội dung kiến thức áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột là vô cùng cần thiết đảm bảo cho sự thành công của tiết dạy. Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã lên kế hoạch và lập nhật kí dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột với các bài cụ thể như sau: - Tính chất của nước và nước với cuộc sống (bài 1, trang 5, Khoa học 4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (bài 2, trang 9, Khoa học 4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí (bài 4, trang 17, Khoa học 4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém (bài 13, trang 48, Khoa học 4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Động vật cần gì để sống? (bài 16, trang 59, Khoa học 4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), - Vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể (bài 23, trang 84, Khoa học 4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Giải pháp 3: Thiết kế và thực hiện tiến trình tiết dạy môn Khoa học có áp dụng phương pháp BTNB. Khi dạy, tôi chủ động nghiên cứu chương trình, đặc biệt quan tâm đến các bước của tiến trình dạy học môn Khoa học có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột. Khi dạy học, tôi đã vận dụng tiến trình trên theo phương pháp tích cực, sáng tạo và linh hoạt phù hợp với từng chủ đề nghiên cứu. Việc thực hiện đúng mục tiêu của từng bước là rất quan trọng và cần thiết. * Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- 7 Là một tình huống do giáo viên chủ động nêu ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học phù hợp với trình độ học sinh. Ví dụ 1: Bài 2“Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” (trang 9, Khoa học 4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Để thực hiện bước này, tôi chọn tình huống xuất phát ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với học sinh. Câu hỏi nêu vấn đề cần phải gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, khám phá của học sinh. Tôi luôn chọn những câu hỏi “mở” tuyệt đối không sử dụng những câu hỏi đóng để nêu vấn đề. - Tôi cho học sinh quan sát: đá lạnh, muối bột, nước lọc, cốc nước nóng đang bốc hơi và đặt câu hỏi nêu vấn đề: Theo các em, trong tự nhiên nước tồn tại ở những dạng nào? Em biết gì về sự tồn tại của nước? - HS của thực sự hào hứng ngay từ đầu tiết học. Các em “vào cuộc” một cách thoải mái, bắt đầu cuộc “khám phá” thú vị. *Bước 2: Bộc lộ biểu tượng (quan niệm) ban đầu của học sinh. Trong bước này, tôi khuyến khích Học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới bằng nhiều cách khác nhau như bằng cách nói, viết hay vẽ. Tôi tuyệt đối không biểu lộ thái độ không đồng tình với những biểu tượng (quan niệm chưa đúng của học sinh. Vì vậy, học sinh trong lớp tôi không còn e ngại, các em dần mạnh dạn, tự tin khi trình bày những suy nghĩ của mình. Không khí lớp học thực sự sôi nổi. Ví dụ 2: Đối với bài học này, tôi giao nhiệm vụ: Theo các em, trong tự nhiên nước tồn tại ở những dạng nào? Em biết gì về sự tồn tại của nước? Các em hãy suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này, ghi lại ý kiến (có thể ghi chép bằng lời, bằng hình vẽ . Ví dụ về một vài suy nghĩ, nhận thức ban đầu của học sinh: + Nước tồn tại ở dạng đông đặc. + Nước tồn tại ở dạng cứng. + Nước tồn tại ở dạng lỏng. + Nước tồn tại ở dạng khí. + Nước có thể tồn ở dạng hơi. Thể hiện bằng hình vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước nước ở thể lỏng, thể rắn, thể khí.
- 8 Khi học sinh bộc lộ được biểu tượng ban đầu về vấn đề tìm hiểu, tôi khéo léo hướng dẫn học sinh so sánh, phân nhóm biểu tượng ban đầu của học sinh. Ví dụ 3: Với bài học trên, từ những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của học sinh như trên, tôi hướng dẫn để học sinh phân nhóm biểu tượng như sau: * Nước tồn tại ở thể lỏng. + Nước do mưa mà có. + Nước ở sông hồ, ao, suối, biển + Không có hình dạng nhất đinh. + Có thể chuyển từ dạng lỏng thành dạng hơi. + Có thể chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại * Nước tồn tại ở thể rắn. + Nước trong tủ lạnh đông đặc thành đá. + Có hình dạng nhất định + Nước có thể chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và ngược lại * Nước ở thể khí + Trời nắng nước bốc hơi. + Hơi nước nóng. + Hơi nước nồi cơm + Không có hình dạng nhất đinh. (Phân thành 3 nhóm có ý kiến tương tự như nhau.) * Khi so sánh, phân nhóm biểu tượng ban đầu của học sinh cần lưu ý : - Phân nhóm biểu tượng ban đầu chỉ mang tính tương đối. - Không nên đi quá sâu vào chi tiết vì càng chi tiết thì càng mất thời gian và các biểu tượng ban đầu của học sinh nếu không nhìn nhau để viết (hay vẽ chắc chắn sẽ có những chi tiết khác nhau. - Giáo viên nên gợi ý, định hướng cho học sinh thấy những điểm khác biệt giữa các ý kiến liên quan đến các kiến thức chuẩn bị học. - Giáo viên, tùy tình hình thực tế ý kiến phát biểu, nhận xét của học sinh để quyết định phân nhóm biểu tượng ban đầu. Giải pháp 4: Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả trong phương pháp Bàn tay nặn bột. Cần phải khẳng định rằng thiết bị dạy học là một phần không thể thiếu của quá trình dạy học. Đặc biệt là đối với phương pháp Bàn tay nặn bột, trong bước thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, Thiết bị dạy học làm cho tiết học trở nên
- 9 sinh động và dễ hiểu. Học sinh được tri giác trực tiếp đối tượng, được tự mình kiểm chứng những hiện tượng khoa học xảy ra. Thiết bị dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. Trong phương pháp Bàn tay nặn bột, thiết bị dạy học tôi sử dụng bao gồm cả thiết bị dạy học truyền thống (bảng đen, phấn trắng, mô hình, vật thật, tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm, và các thiết bị dạy học hiện đại (như máy tính, máy chiếu, băng đĩa . Việc kết hợp hài hòa giữa các loại thiết bị dạy học sẽ tạo được hứng thú, tăng hiệu quả học tập cho học sinh. Tuy nhiên, chúng ta cần phải sử dụng thiết bị dạy học phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để tạo được hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn ở bước “ Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề”, tôi thường sử dụng tranh ảnh hay video khoa học để kích thích hứng thú nhận thức và khơi dậy những quan niệm ban đầu vốn có của các em về chủ đề nghiên cứu. Như vậy chuẩn bị đồ dùng dạy học, dự kiến phương án tìm tòi và thực hiện các thí nghiệm đảm bảo thành công trước khi tổ chức dạy học. Bước đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay các giải pháp tìm câu trả lời của học sinh cũng là một bước khá phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng sư phạm để điều khiển tiết học, tránh để học sinh đi quá xa yêu cầu nội dung của bài học. Chính vì vậy mà giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về các vật dụng để làm thí nghiệm, dự kiến phương án tìm tòi và thực hiện trước các thí nghiệm để đảm bảo tiết dạy thành công bởi vì có nhiều thí nghiệm phải làm đi làm lại nhiều lần mới ra kết quả. Đối với ý kiến hay vần đề đặt ra đơn giản, ít phương án hay thí nghiệm chứng minh thì giáo viên có thể cho học sinh trả lời trực tiếp phương án mà học sinh đề xuất. Giải pháp 5: Coi trọng kỹ thuật dạy học và rèn kỹ năng cho học sinh trong phương pháp Bàn tay nặn bột. Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu là một phương pháp dạy và học khoa học xuất phát từ sự hiểu biết về cách thức học tập của học sinh, bản chất của nghiên cứu khoa học và sự xác định các kiến thức cũng như kĩ năng mà học sinh cần nắm vững.
- 10 Học sinh quan sát một vật hoặc một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi, có thể cảm nhận được và tiến hành thực nghiệm về chúng. Trong quá trình học tập, học sinh lập luận và đưa ra các lý lẽ, thảo luận về các ý kiến và các kết quả đề xuất, xây dựng các kiến thức cho mình, một hoạt động chỉ dựa trên sách vở là không đủ. Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức theo các giờ học nhằm cho các em có sự tiến bộ dần dần trong học tập. Các hoạt động này gắn với chương trình và giành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh. Tối thiểu 2 giờ một tuần dành cho một đề tài và có thể kéo dài hoạt động trong nhiều tuần. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp sư phạm được đảm bảo trong suốt quá trình học tập tại trường. Mỗi học sinh có một quyển vở thí nghiệm và học sinh trình bày trong đó theo ngôn ngữ của riêng mình. Mục đích hàng đầu đó là giúp học sinh tiếp cận một cách dần dần với các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật kèm theo một sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI: Mỗi học sinh đều tích cực, chủ động, tự mình tìm được kiến thức mới cho mình; các kiến thức và kỹ năng mà các em đạt được sẽ có tính bền vững, đồng thời bồi dưỡng các em tính tò mò, niềm vui hứng thú và ham thích khoa học; cũng qua đó các em dần hình thành và được rèn luyện phương pháp tự học và nghiên cứu khoa học. Ở độ tuổi này học sinh phát triển về mặt tri nhận, mối quan hệ xung quanh được xây dựng dần như bằng cách sờ mó, thường xuyên đặt câu hỏi tại sao. Đây là biểu hiện của hai năng lực khoa học ở học sinh: thử nghiệm và tiếp xúc. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN: Tôi xin cam đoan báo cáo sáng kiến “Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4”. không sao chép, không vi phạm bản quyền. Trên đây là báo cáo sáng kiến “Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4”mà tôi đã cố gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những phương pháp mới nhằm tạo hứng thú phát huy tính tích cực của học sinh để học sinh có cơ hội
- 11 phát triển về các năng lực và phẩm chất. Tuy việc triển khai vận dụng sáng kiến trên đã thu được kết quả tốt song không tránh khỏi còn những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý bổ sung của các cấp, ngành và đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Thượng, ngày 18 tháng 4 năm 2024 XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trần Thị Thu Hiền PHÒNG GDĐT XUÂN TRƢỜNG (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)