Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi

pdf 10 trang binhlieuqn2 08/03/2022 4201
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_gia.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi

  1. 1 I. ĐỀ TÀI: I. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 TUỔI II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Mỗi đứa trẻ là một nhân tài, là chủ nhân của đất nước nên ngay từ bây giờ chúng ta hãy bồi dưỡng rèn luyện thế hệ măng non. Vì vậy, giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu và giáo dục mầm non là cái nôi của hệ thống giáo dục quốc dân, giúp trẻ phát triển toàn diện ở 5 lĩnh vực, trong đó lĩnh vực thể mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển ở trẻ về các kỹ năng như: - Những kỹ năng cảm nhận vẻ đẹp, cái hay, cái độc đáo, sự đa dạng của sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống xung quanh trẻ và trong nghệ thuật. - Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc qua các hoạt động âm nhạc. - Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên lĩnh vực phát triển thẫm mỹ của trẻ ở trường Mầm Non chưa được đi sâu, còn thiếu các hoạt động phương pháp và điều kiện cho trẻ trải nghiệm. Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển thẫm mỹ và đặt nặng phát triển nhận thức cho trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ phát triển tốt lĩnh vực thẫm mỹ trong các hoạt động ở trường Mầm Non, đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu và có những hiểu biết cơ bản về thẩm mỹ, để có những hình thức sáng tạo tổ chức các hoạt động phong phú và lôi cuốn trẻ. Chính vì điều này tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những chị đồng nghiẹp đi trước, qua sách báo để đưa ra các “Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi” nhằm giúp trẻ phát triển thẫm mỹ một cách tốt nhất. 2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Chính vì thực tế trên mà bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp. tôi luôn trăn trở và thường suy nghĩ mình phải làm gì và tìm biện pháp gì để nâng cao chất lượng các hoạt động âm nhạc cho các cháu. Từ những trăn trở và tình hình thực tế của lớp, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu một số biện pháp nhằm giúp cho học sinh mình có những cảm thụ tốt về âm nhạc, để đưa chất lượng học tập nói chung, chất lượng môn giáo dục âm nhạc của lớp tôi ngày một đi lên. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Âm nhạc là ngôn ngữ của tình cảm, là phương tiện để thể hiện những cảm xúc tinh tế của con người. Âm nhạc là tinh hoa, là kết tinh vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Biết bao điều của cuộc sống được diễn đạt trong âm nhạc một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, làm nảy sinh trong lòng người nghe vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc mình và còn ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.
  2. 2 Âm nhạc giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp ngay từ thưở lọt lòng trẻ đã được nghe tiếng hát ru của mẹ, tuy nhiên trẻ chưa hiểu về nội dung câu hát nhưng lại dễ tiếp nhận nhạc điệu, vần điệu của nó. Những lời hay, ý đẹp của âm nhạc giúp trẻ biết cái hay, cái đẹp và vươn tới cái đẹp trong cuộc sống. Âm nhạc làm giàu thế giới cảm xúc của trẻ. Âm nhạc được thể hiện sắc thái cung bật khác nhau. Khi lời ca cất lên thật vui, thật sảng khoái, những sắc thái xúc cảm đã khơi dậy ở trẻ tình cảm sâu đậm về con người. Hun đúc ở trẻ những tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động khi tiếp xúc với con người và cảnh vật xung quanh, bồi bổ lòng nhân ái, lòng yêu quê hương, gia đình trong tâm hồn trẻ. Âm nhạc phát triển trí tưởng tượng của trẻ, sự phản ánh hiện thực của âm nhạc giúp cho trẻ phát triển mãnh liệt trí tưởng tượng. hơn nữa nghệ thuật nhân cách hóa trong âm nhạc là sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thương với trí tưởng tượng và đó chính là đặc điểm tâm lý nổi bật của trẻ. Sự vật xung quanh con mắt trẻ bao giờ cũng có hồn, bay bổng đến kỳ diệu. Bằng sức tưởng tượng âm nhạc giúp trẻ có có một tâm hồn giàu mơ ước, sớm hình thành những tiền đề của hoạt động sáng tạo, hình dung ra những cái đẹp sẽ có và mong muốn làm nên những điều tốt lành. Âm nhạc còn giúp trẻ khám phá bằng điều mới lạ trong thế giới xung quanh: Những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, hình thành thái độ thân thiện giữa con người với thiên nhiên đều là những nội dung phương pháp bồi bổ trong đời sống tinh thần của trẻ, nghe hát và được hát giúp trẻ khám phá những cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc sống con người, giúp trẻ có cách nghĩ, cách nhìn và cách cảm nhận hồn nhiên trong sáng đối với thế giới xung quanh, nhạy cảm trước cảnh đẹp, do đó dễ tiếp nhận điều hay, lẽ phải. Khi trẻ vận động bằng ngón tay hay di chuyển cơ thể theo tiếng nhạc nhiều người cho rằng đó là cử chỉ vô nghĩa của trẻ. Ngày nay nhiều công trình khoa học chứng minh những cử chỉ đó có ý nghĩa lớn đối với những hoạt động của trẻ Mầm Non. Ở lứa tuổi mẫu giáo nhu cầu về cái đẹp đang phát triển thì việc dạy âm nhạc cho trẻ mang ý nghĩa đặc biệt, nó có tác động mạnh mẽ về nhiều mặt đối với đời sống của trẻ về ngôn ngữ, tình cảm, suy nghĩ tưởng tượng cách sống tốt đẹp Do đó âm nhạc mang lại cho trẻ là một hình thức giáo dục mang tính tích cực cao, có khả năng hình thành ở trẻ một tâm hồn giàu yêu thương, giàu mơ ước trong sáng và lành mạnh. Vì vậy cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc là việc nên làm và làm càng sớm càng tốt để “nâng cao chất lượng môn Giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu Giáo 5 tuổi” là vấn đề cần quan tâm. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Bản thân là một giáo viên đứng lớp, đa số các cháu là con người dân lao động nên đời sống kinh tế cong nhiều khó khăn, nên sự quan tâm của các bậc phụ huynh còn hạn chế nên có ảnh hưởng không ít đến việc học của trẻ. Một số trẻ còn rụt rè, thụ động tham gia vào các hoạt động tập thể. Trong tháng đầu tiên của năm học, tôi nhận thấy chất lượng môn Giáo dục âm nhạc của lớp tôi chỉ đạt mức trung bình. Các cháu chưa mạnh dạn, chưa sáng tạo
  3. 3 trong cách thể hiện vận động, tình cảm theo bài hát cũng như chưa biết cảm nhận nội dung bài hát, tính chất bài hát, bên cạnh đó các bậc phụ huynh và nhiều người quan niệm rằng chương trình ca hát ở trường Mầm Non đơn thuần chỉ là việc tập hát và biểu diễn. Môn GDÂN nếu tổ chức đơn điệu, không sáng tạo thì sẽ không lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào giờ học đẫn đến không thể khai thác hết được tác dụng phát triển thẩm mỹ của Giáo dục âm nhạc. Bởi hoạt động âm nhạc giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cũng như giúp trẻ phát triển năng khiếu âm nhạc nếu như ta khai thác đúng tác dụng của âm nhạc. Chính vì vậy, tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để tìm ra những biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng môn Giáo dục âm nhạc để đưa chất lượng lớp ngày một đi lên. 1. ƯU ĐIỂM, KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC: a. Ưu điểm: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường và các bậc phụ huynh. - Phòng học rộng thoáng mát có đủ ánh sáng, mát mẽ về mùa hè và ấm áp về mùa đông, không gian rộng giúp cho trẻ tham gia vào các hoạt động một cách dễ dàng, thoải mái và tự tin hơn. - Đồ dùng đồ chơi đảm bảo cho trẻ tham gia vào các hoạt động. - Lớp học có đầy đủ các góc cho trẻ vui chơi. - Có đầy đủ công trình vệ sinh và sạch sẽ. - Lớp có hai cô nên trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục tốt hơn. - Lớp học có máy vi tính để học chương trình kisdmart nên thuận lợi trong việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học. b.Khó khăn, thách thức: - Lớp học có 29 cháu trong đó nam nhiều hơn nữ, phần lớn các cháu chưa đi học qua lớp nhỡ nên việc tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế -Hầu hết phụ huynh sống bằng nghề nông kinh tế còn khó khăn nên việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế. -Tù cơ sở thực tiễn trên bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công trong nhà trường với một số biện pháp sau: V. Nội dung nghiên cứu: Hiện nay trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường Mầm Non được triển khai bằng các phương pháp linh hoạt với các nội dung do giáo viên lựa chọn nhưng phù hợp với sự phát triển của trẻ. Trên tình hình thực tế của lớp ngay từ đầu năm bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo những hình thức phương pháp hoạt động giáo dục âm nhạc và áp dụng vào việc giảng dạy, để phát huy hết tác dụng của hoạt động giáo dục và giúp trẻ phát triển thẩm mỹ qua hoạt động âm nhạc ta cần tìm ra những cái mới, khơi gợi niềm đam mê và hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động. 1. Đối với nội dung dạy hát:
  4. 4 Dựa vào nội dung, lời ca, sắc thái âm nhạc cô sử dụng lời nói, tranh ảnh, đồ dùng trực quan để giới thiệu, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, cô hát cho trẻ nghe và sử dụng đàn để tạo nên sự hấp dẫn và thu hút trẻ. Cô dạy trẻ hát và sau đó đệm đàn cho trẻ hát, đối với các bài hát, bài thơ cô giáo đều cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi nên giờ hoạt động âm nhạc là điều kiện để trẻ thể hiện mình. Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ phong cánh biểu diễn, tổ chức hình thức biểu diễn: Đơn ca, tốp ca, song ca, theo nhiều hình thức: Hát đuổi, hát nhanh-chậm, hát to-nhỏ, và trẻ biểu lộ cảm xúc và các động tác minh họa tùy theo mỗi trẻ. Qua nội dung dạy hát giúp trẻ sáng tạo trong ca hát, hứng thú với âm nhạc và biểu lộ được năng khiếu của mình, trẻ biết được cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, và bắt đầu làm quen, hứng thú với các phím đàn và tò mò tìm hiểu sự kì diệu của nó. Cô không yêu cầu trẻ hát phải hay, mà hát đúng, hứng thú thể hiện cảm xúc khi hát. 2. Đối với nội dung vận động theo nhạc: Thể hiện động tác minh hoạ, vận động theo nhạc là hoạt động mang tính sáng tạo bao gồm các nội dung sau: Tùy theo tính chất âm nhạc của ca khúc và nội dung chương trình giáo dục âm nhạc, giáo viên gợi ý cho trẻ thể hiện các động tác vận động minh họa, múa nhằm rèn luyện sự khéo léo và trí tưởng tựơng phong phú góp phần phát triển trí tuệ và ngôn ngữ của trẻ. Ví dụ: Trẻ cử động ngón tay theo bài hát “Chú nhện cà nhóc cà nhách leo trên vòi nước”, tiếp theo “Mưa rơi cuốn chú đi” và kết thúc vui vẻ “Mặt trời ló và làm khô hết mưa, thế là nhiện ta là cà nhóc cà nhách leo lên ống nước” bài hát cứ lập đi lập lại nhiều. Trẻ nhỏ được hấp dẫn bởi hình thức vận động múa bằng ngón tay bởi nó giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ để trao đổi ý kiến và cảm xúc. Các hoạt động này giúp trẻ thực hành phối hợp tay, mắt, các khả năng nghe, kết hợp với nhau và phát triển khả năng sáng tạo. Có một kiểu vận động múa mà người thể hiện tuân thủ nghiêm túc các động tác, khi thể hiện phải đạt đến khả năng thuần phục. Vận động múa sáng tạo không phải là múa biểu diễn, nó hoạt động tự nhiên. Trong đó cơ thể con người là công cụ biểu đạt cảm xúc ý tưởng, theo quan điểm này thì vận động múa sáng tạo của trẻ Mầm Non bao gồm các yếu tố âm nhạc, sự tự do vận động niềm hứng thú của trẻ. Vai trò của cô giáo Mầm Non trong việc huớng dẫn trẻ vận động múa sáng tạo là rất cần thiết . Các vận động múa sáng tạo đạt kết quả cao nhất khi thể hiện theo phương châm phi cạnh tranh. Quan trọng là tạo cho trẻ cảm thấy sung sướng khi vận động, chứ không yêu cầu trẻ vận động đẹp, giỏi hơn trẻ khác. Cô tạo điều kiện cơ hội để trẻ được tự do thể hiện động tác, miễn sao vô hại với bản thân và người khác. Không có chuẩn mực cụ thể cho vận động múa sáng tạo ở trẻ. Giáo viên cần ghi nhớ một điều là các trẻ đều không giống nhau nên mỗi trẻ đều có cử động khác nhau. Nếu trẻ gặp khó khăn cô nên gợi mở:
  5. 5 - Bài hát này có thể nhảy bật lên? Khi trẻ đã thể hiện được giáo viên gợi ý : - Có ai bày cho cô một điệu nhảy mới? Và động viên trẻ bằng câu như: - Bạn Hoa giang tay rất dẻo như cánh chim. Những lời nhận xét tự nhiên gợi mở giúp trẻ tự tin mở vòng ý tưởng phát triển cảm xúc, trở thành điểm tựa phát triển sáng tạo. Nếu giáo viên nói nhiều sẽ làm cho trẻ bị chi phối, cô cần quan sát đưa ra lời chỉ dẫn thật phù hợp với nội dung và khả năng sáng tạo của trẻ. Giáo viên cần phát hiện sự tinh tế, đúng nhip, động tác phương pháp phù hợp trong khi trẻ vận động. * Gõ điệm hoà nhịp theo nhịp điệu âm nhạc: Tùy vào nhịp, phách của ca khúc mà sử dụng mẫu hình tiết tấu phù hợp để sử dụng nhạc cụ gõ điệu âm nhạc, tạo nên sự sáng tạo trong biểu diễn bài hát, hình thức này sẽ là tiền đề cho sự phát triển năng khiếu âm nhạc. Và góp phần cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động giáo dục, cô cần chuẩn bị nhiều các loại nhạc cụ gõ đệm khác nhau: Xắc xô, trống lắc, trống gõ để kích thích trí tò mò, khám phá, phát triển khả năng khéo léo của trẻ. Cho trẻ gõ đệm nhiều dụng cụ và hình thức khác nhau giúp trẻ không nhàm chán và cảm nhận được sự đa dạng, phong phú về âm thanh của các loại nhạc cụ âm nhạc. 3. Nội dung nghe hát: Nghe hát là hoạt động mang tính đặc thù của nghệ thuật âm nhạc. Nói đến âm nhạc người ta thường nghĩ ngay đến nghe. Nghe nhạc, nghe hát là nghe và cảm nhận, thưởng thức cái hay, cái đẹp của nghệ thuật. Tuy nhiên đối với trẻ Mầm Non thì khả năng tư duy và phương pháp nghe của trẻ nhỏ còn ở mức độ nhất định nên việc tổ chức các hình thức nghe nhạc phải sinh động và phù hợp tâm lý của trẻ. Để gây hứng thú và sự chú ý của trẻ vào hoạt động cô có thể vừa đàn vừa hát, chọn những trang phục phù hợp với bài hát để phụ họa hay cho trẻ nghe băng đĩa nhạc có hình ảnh, nghe nhạc không lời Qua đó khơi gợi cho trẻ một niềm say mê và năng khiếu âm nhạc, trẻ hứng thú và ước mơ mình có thể hát được hay sử dụng đàn như các bạn trong tivi cô vừa cho xem, ước mơ được mặc những bộ quần áo xinh xắn nhiều màu sắc để biểu diễn từ đó khơi gợi cho trẻ một niềm đam mê và hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc. Riêng đối với những trẻ cô phát hiện có năng khiếu nhưng nhút nhát cô nên gần gũi trẻ hơn, trò chuyện, cho trẻ xem tranh ảnh các đoạn phim do một trẻ nào đó thể hiện và kể về hình ảnh của trẻ được như: Bạn ấy cũng rụt rè, nhút nhát, nhưng bạn ấy đã cố gắng học tập, chăm chỉ và bây giờ bạn ấy đã trở thành nghệ sĩ Piano, Oocgan, và con cũng có thể được như bạn ấy nếu con cố gắng và tự tin. Cô cần khai thác các thể loại âm nhạc dân tộc, hát ru, dân ca của các vùng miền, các bài hát dân tộc miền núi Tây Nguyên, các điệu hò, điệu lý, quan họ có nội dung phong phú tạo cho trẻ sự cảm nhận nghệ thuật sinh động. Cô nên sưu tầm các băng đĩa các bài hát do các bé biểu diễn với nhiều hình thức hát, múa, đàn cho trẻ
  6. 6 xem. Cho trẻ nghe nhạc bằng nhiều hình thức biểu diễn sẽ giúp trẻ cảm nhận cái hay, các đẹp trong nghệ thuật âm nhạc Việt Nam. 4. Nội dung trò chơi âm nhạc: Ở lứa tuổi Mầm Non trẻ học qua chơi, qua chơi trẻ tiếp thu một cách tốt nhất những gì mà cô giáo muốn truyền đạt. Đối với giáo dục âm nhạc các trò chơi có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển năng khiếu, khả năng biểu diễn, sự nhanh nhẹn tự tin, chú ý Vì vậy khi tổ chức các trò chơi cô giáo cần nắm vững các nội dung của trò chơi để hướng dẫn trẻ chơi có hiệu quả. Cô nên tìm và sáng tạo các trò chơi mới gây hứng thú với trẻ, chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi phù hợp để phát huy hết tác dụng của trò chơi. a. Trò chơi giúp trẻ nhỏ phát triển tư duy, trí nhớ âm nhạc, phản xạ nhanh: vd: Trò chơi “Vòng quay kỳ diệu” + Mục đích: - Cũng cố kiến thức âm nhạc đã học. - Rèn tính nhanh nhẹn, phản xạ nhanh. - Phát triển tư duy, trí nhớ âm nhạc. + Chuẩn bị: - 1 vòng quay trong đó có chứa các hình ảnh về một số loại phương tiện giao thông: Xe đạp, xe mô tô, tàu hỏa, máy bay. - Xắc xô dành cho hai đội. + Cách chơi: Cho 2 đội ngồi thành 2 vòng cung và đội trưởng cầm xắc xô. Cô quay vòng quay khi kim chỉ hình ảnh nào trên vòng thì đội trưởng rung nhanh xắc xô dành quyền hát và cả đội hát bài hát có nội dung phù hợp hình ảnh trên vòng quay. Kết thúc trò chơi cô nhận xét, tuyên dương. b. Trò chơi phát triển khả năng sáng tạo, thể hiện năng khiếu âm nhạc: Trò chơi “Ai hát hay múa dẻo” +Mục đích : - Trẻ suy nghĩ và sáng tạo ra các điệu múa mới, nhớ bài hát và hát đúng nhạc. - Phát triển khả năng chú ý, sáng tạo của trẻ. +chuẩn bị: - Mũ một số con vật, lô tô con vật. +Cách chơi: - Chia lớp thành các nhóm. Cho các nhóm trưởng lên chọn lô tô. - Nhóm trưởng chọn đúng con vật nào thì cả nhóm chọn mũ hóa trang con vật đó và sau đó hội ý và lần lượt cả nhóm lên hát, múa bài hát có con vật đó. Đội nào hát đúng, múa đẹp, sáng tạo đội đó chiến thắng. Kết thúc trò chơi cô nhận xét, tuyên dương. C. Trò chơi cho trẻ làm quen với xuớng âm: + Mục đích:
  7. 7 - Trẻ chú ý lắng nghe và xướng âm lại đúng các nốt nhạc cô vừa đàn. - Phát triển kỹ năng nghe, nhớ và năng khiếu âm nhạc. + Chuẩn bị: - Đàn Ocgan. + Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi xung quanh và cô đàn một vài nốt hoặc một đoạn của bài hát quen thuộc và gọi một trẻ hay một vài trẻ xướng âm đúng theo những nốt nhạc mà cô vừa đàn. Sau mỗi lần như vậy cô đàn lại một đoạn để kiểm tra kết quả. Kết thúc cô nhận xét tuyên dương. Đây là 3 trò chơi điển hình, ngoài ra tôi còn tổ chức nhiều trò chơi sinh động khác: “Âm thanh nhạc cụ nào?”, “solmi”, “Ai đoán giỏi” Tùy vào từng chủ điểmvà nội dung bài dạy mà giáo viên tự tổ chức các trò chơibổ ích và phù hợp để hướng dẫn trẻ chơi để phát triển thẩm mỹ và năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Ngoài ra vào cuối các chủ điểm cô thường tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ để trẻ thể hiện mình, cũng cố kiến thức âm nhạc cho trẻ, trong các giờ sinh hoạt ngoài trời cho trẻ tự điều khiển các hoạt động, cô chỉ là người hướng dẫn và giúp đỡ để trẻ mạnh dạn, tự tin. Riêng đối với những trẻ có năng khiếu nhưng do gia đình khó khăn trẻ không có điều kiện để thể hiện năng khiếu ca hát của mình, tôi thường xuyên lui tới thăm hỏi, vận động phụ huynh, động viên, khuyến khích trẻ và trích một phần tiền lương nhỏ mua dụng cụ âm nhạc để giúp trẻ phát huykhả năng và ham thích hoạt động. Bên cạnh đó tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp, qua sách báo, qua các chương trình thiếu nhi trên truyền hình và các buổi học chuyên môn để nâng cao tay nghề và thực hiện đúng chương trình giáo dục âm nhạc. Tham gia các tiết chuyên đề do Phòng, trường tổ chức để rút kinh nghiệm cho bản thân. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua một năm nghiên cứu và áp dụng các biện pháp vào kế hoạch giảng dạy của lớp tôi, kết quả cho thấy chất lượng giáo dục âm nhạc của lớp nâng cao rõ rệt. Kết quả đạt được: 100% cháu hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc. 85% cháu hát hay, múa dẻo. 95% cháu thích thú muốn thể hiện bản thân mình. Trong khi đầu năm chỉ đạt 50%. Qua các tiết chuyên đề, thao giảng bản thân trực tiếp giảng dạy đã được nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao. Qua khảo sát chất lượng hoạt động âm nhạc của lớp kết quả vượt trội trông thấy. Qua một thời gian giảng dạy, phong trào văn nghệ của lớp dần lớn mạnh và là một trong những lớp đi đầu trong phong trào của nhà trường. Lớp tôi luôn được mời tham gia các chương trình văn nghệ trong những ngày hội, ngày lễ do trường tổ chức. Trẻ mạnh dạn, tự tin, đi học chuyên cần và ba mẹ đã quan tâm hơn đến việc học tập của trẻ đặc biệt là lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
  8. 8 Dạy tốt môn GDÂN giúp trẻ học tốt các môn học khác. Vì vậy qua các hội thi lớp đạt kết quả cao và chất lượng hoạt động của trẻ luôn đạt khá tốt trở lên. VII. Kết luận: Qua thực tế khi áp dụng sáng kiến mới tôi thấy kỹ năng và chất lượng lớp nâng cao rõ rệt. Trẻ học tốt hơn, mạnh dạn tự tin và hứng thú vào các hoạt động giáo dục âm nhạc cũng như các hoạt động khác, ham thích đến trường. Tuy nhiên để làm được điều đó, cô giáo cần nhiều thời gian vào việc nghiên cứu, tìm tòi những trò chơi, nhạc cụ mới lạ chọn bài hát phù hợp. Thường xuyên gần gũi phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ để can thiệp kịp thời. . VIII. Đề nghị: Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm về cở sở vật chất như đồ chơi thiết bị ngoài trời để học sinh hứng thú đến trường. Trên đây là một số biện pháp và những kinh nghiệm dạy tốt môn giáo dục âm nhạc mà bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong việc giảng dạy của lớp tôi đã đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế và thiếu sót. Mong nhà trường và các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ dẫn thêm để công trình nghiên cứu của tôi ngày càng hoàn hảo hơn. Đại Hưng, ngày 26 tháng 2 năm 2011 Người viết. Ngô Thị Thu Hiền
  9. 9 IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tạp chí giáo dục Mầm Non số 84/2001. - Tổ chức hoạt động GDÂN cho trẻ Mầm Non theo hướng tích hợp (NXB giáo dục)
  10. 10 X. MỤC LỤC trang I. Đề tài. 1 II.Đặt vấn đề: 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Giới hạn chọn đề tài. 1 III. Cơ sở lý luận 1 VI. Cơ sở thực tiễn 2 V. Nội dung nghiên cứu 3 1. Đối với nội dung dạy hát 3 2. Đối với nội dung vận động theo nhạc 4 3. Nội dung nghe hát 5 4. Nội dung trò chơi âm nhạc 6 VI. Kết quả nghiên cứu 7 VII. Kết luận 8 VIII.Đề nghị 8 IX. Tài liệu tham khảo 9 X. Mục lục 10 XI. Phiếu đánh giá, xếp loại SKKN 11 XII. Phiếu chấm điểm SKKN 12