Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo sử dụng bản đồ tư duy trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

doc 29 trang binhlieuqn2 5024
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo sử dụng bản đồ tư duy trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_vi.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo sử dụng bản đồ tư duy trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

  1. - Không dành quá nhiều thời gian để ghi chép. 2.1.4 Hướng dẫn học sinh cách sử dụng BĐTD: Mỗi đồng chí giáo viên cần có cách hướng dẫn phù hợp, linh hoạt với đặc trưng môn mình phụ trách. Với vai trò, tác dụng của BĐTD là giúp chúng ta liên kết, tổng hợp và ghi nhớ kiến thức, cho nên BĐTD sử dụng phù hợp nhất là để giáo viên giúp học sinh: - Tổng hợp kiến thức bài sau mỗi tiết dạy. - Tổng hợp kiến thức trong giờ ôn tập. - Liên kết, tổng hợp kiến thức một chủ đề. - Liên kết, tổng hợp kiến thức một học kỳ. BĐTD cũng có thể giúp giáo viên sử dụng để kiểm tra bài cũ, giúp cho hoạt động kiểm tra được phong phú, sinh động hơn. Với phương pháp sử dụng BĐTD, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh sử dụng nó trong quá trình tự tìm hiểu trước bài ở nhà. Tức là khâu tìm hiểu, chuẩn bị bài mới. Vận dụng ở hoạt động này có tác dụng tích cực giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu để chủ động tiếp thu kiến thức. Như vậy, BĐTD có thể vận dụng linh hoạt, hiệu quả ở các khâu, các bước, các thời điểm và các hoạt động khác nhau của việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Dù dùng ở bước nào, vào lúc nào, nếu vận dụng linh hoạt, phù hợp đều đem đến hiệu quả tích cực, to lớn. 2. Biện pháp 3: Tổ chức hội thảo chuyên môn cấp trường: Như chúng ta đã biết, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Bản thân mỗi phương pháp đều thể hiện những ưu, nhược điểm riêng của nó. Tuy nhiên, một phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu đổi mới và có thể vận dụng tốt vào quá trình dạy học hiện nay đó chính là phương pháp Bản đồ tư duy . BĐTD không những giúp các nhà quản lý, giúp người thầy đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp đạt hiệu quả mà còn giúp người thầy có một cái nhìn tổng thể nắm chắc mục tiêu, không bỏ sót việc. Sử dụng BĐTD người thầy sẽ hình dung ra toàn bộ các hoạt động của quá trình lên lớp và có thể dự kiến tốt được tình huống Sư phạm có thể xảy ra. Từ đó người thầy có thể tự tin hơn trong quá trình giảng dạy làm cho tiết học trở lên nhẹ nhàng, sinh động, hiệu quả không đơn điệu, nhàm chán. Còn đối với học sinh, sử dụng BĐTD trong học tập, các em sẽ biết cách học và tự học một cách có chủ đích, không thuộc lòng, thuộc vẹt một cách máy móc. Các em sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu các kiến thức trọng tâm cơ bản, biết liên tưởng, liên kết thành một hệ thống các kiến thức có liên quan với nhau và đặc biệt các em có thể thuộc bài ngay tại lớp, tập trung được sức mạnh tập thể, tự tin và sáng tạo hơn. 13/29
  2. 3.1 Xây dựng kế hoạch chuyên môn: BĐTD Lịch thực hiện kế hoạch chuyên môn 15/29
  3. Với BĐTD này tôi có thể chủ động thực hiện Kế hoạch năm học theo đúng chương trình, lịch đã xây dựng, không lo vấn đề quên việc, thiếu hoạt động. Cách thực hiện này thực sự khoa học, hiệu quả. 3.2. Xây dựng chương trình công tác Đội: 3.3.GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động hè cho HS 17/29
  4. 3.4. Giáo viên sử dụng BĐTD trong các giờ dạy: 3.4.1. Sử dung BĐTD trong giờ Toán: 3.4.2. Sử dụng BĐTD trong giờ Tiếng việt: 18/29
  5. 3.4.3. Sử dụng BĐTD trong giờ dạy Khoa học: 19/29
  6. 4. Biện pháp 4: Tổ chức chuyên đề tại trường 4 1. Mục đích của chuyên đề. Thực hiện chuyên đề sử dụng PP “ BĐTD” vào dạy các môn trong chương trình Tiểu học ®­îc tiÕn hµnh nh»m kiÓm nghiÖm hiÖu qu¶ cña c¸ch thøc, quy tr×nh tæ chøc cho häc sinh häc tËp trong d¹y học, qua ®ã chøng minh cho gi¶ thuyÕt khoa häc ®­îc ®Ò ra. 4.2. Quy trình xây dựng chuyên đề: Thông thường quy trình thực hiện một chuyên đề như sau: Xây dựng kế hoạch Tổ chức thực hiện Kiểm tra đánh giá Bài học kinh nghiệm. 4.3. Nội dung thực hiện dạy chuyên đề. Phân công các tổ thực hiện chuyên đề: Khối 2: Đường giao thông Khối 3: Môn LTVC: Bài Nhân hóa Khối 4: Môn Địa Lý: Bài Thành phố Đà Nẵng Khối 5 : Môn Khoa học: Phòng tránh bị xâm hại 4.4. Tổ chức thực hiện chuyên đề: 4.4.1. Việc chuẩn bị nội dung: Khi xây dựng nội dung chuyên đề áp dụng phương pháp “ BĐTD” khi dạy một số môn học ở Tiểu học cần tập trung làm rõ các vấn đề sau: Sự cần thiết của chuyên đề; Mục đích của chuyên đề; Nội dung, phương pháp; Những khó khăn vướng mắc của giáo viên trong giảng dạy; Các giải pháp tháo gỡ. Ban giám hiệu nhà trường cùng các tổ trưởng chuyên môn tiến hành xây dựng nội dung và tham gia đóng góp ý kiến vào báo cáo chuyên đề. Trong quá trình báo cáo chuyên đề, Ban giám hiệu và hội đồng sư phạm sẽ đưa ra những ý kiến, bổ sung, chỉnh lý sửa chữa giúp chuyên đề hoàn thiện hơn, khả thi hơn. 4.4.2. Việc báo cáo lý thuyết và dạy minh hoạ: Người được phân công viết báo cáo chuyên đề sau khi được đóng góp ý kiến sẽ trực tiếp báo cáo chuyên đề với các thành viên trong tổ chuyên môn. Dạy minh hoạ: Đây là hoạt động thực tế nhằm làm sáng tỏ và minh chứng cho những vấn đề đã được trình bày trong báo cáo và nhằm giải quyết những vấn đề thực tế trong giảng dạy. Bài dạy minh hoạ chuyên đề cần lựa chọn tiêu biểu, phù hợp. Khi dạy minh hoạ giáo viên cần mạnh dạn đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức dạy học và giờ dạy cần đảm bảo tính thống nhất cao với lý thuyết đã trình bày. Khi dạy chuyên đề người ta thường hay tổ chức dạy thử, đánh giá rút kinh nghiệm trước cho giáo viên, thậm chí còn mượn học sinh khá giỏi ở các lớp khác. Làm như thế thì giáo viên không nhìn nhận được những tồn tại, những khó 20/29
  7. khăn thực tế và cũng không đưa ra được những giải pháp cá nhân mà họ cho là khả thi, là hiệu quả. Bởi vậy, khi dạy minh hoạ tốt nhất là cứ để cho giáo viên dạy bình thường như thường ngày. Đây là một kinh nghiệm mà trong quá trình thực hiện tôi tâm đắc. Mỗi khi giáo viên lên lớp ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc đặc trưng của từng môn, phân môn. Khi sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thì mỗi giáo viên lại có những uyển chuyển, linh hoạt trong sử dụng phương pháp, có những tình huống ứng xử sư phạm riêng không giống nhau. Bên cạnh đó, họ cũng bộc lộ những nhược điểm, những tồn tại cá nhân trong các hoạt động dạy học. Tất cả những điều đó sẽ được tập thể ghi nhận và nhận xét, đánh giá sau đó rút ra bài học chung. Đây mới chính là mục đích chính của chuyên đề. Chính vì vậy, việc dự giờ, nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy của đồng nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi giáo viên và nhà trường vì: - Dự giờ đồng nghiệp để được học tập về chuyên môn, nghiệp vụ. - Rút ra được những kinh nghiệm quý trong quá trình dạy và học. - Bổ sung, hoàn thiện từng bài dạy cụ thể và tổng quát cho từng môn học. - Kiểm tra được quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của học sinh. - Đánh giá được năng lực giảng dạy của từng giáo viên và chất lượng học tập của mỗi lớp tại thời điểm đó. - Là căn cứ để lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn điều chỉnh kịp thời quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh. 4.4.3. Thảo luận: Đây là khâu cuối cùng trong dự giờ, nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên, cần cân nhắc kỹ càng, nhận xét, rút kinh nghiệm chỉ ra những ưu điểm cần phát huy và tìm ra những hạn chế để khắc phục, cách khắc phục như thế nào? Đây là điểm quan trọng nhất trong quá trình thảo luận. Tránh lối nhận xét, qua loa đại khái hoặc nhận xét khắt khe, thành kiến đối với bài dạy của giáo viên và khả năng học tập của học sinh. Bởi tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều nhằm đạt đến cái đích cuối cùng là chất lượng dạy và học. Trước tiên người thực hiện chuyên đề sẽ bày tỏ ý kiến của mình qua việc triển khai chuyên đề. Nội dung dạy học nào mình đã thực hiện tốt ? Nội dung dạy học nào chưa đạt theo yêu cầu ? Vì sao? Các thành viên dự chuyên đề cho ý kiến nhận xét về lý thuyết cũng như giờ dạy các ý kiến tập trung làm sáng tỏ: * Về lý thuyết: Lý luận và thực trạng của vấn đề đưa ra đã thực sự thuyết phục người nghe chưa? Những biện pháp nhằm tháo gỡ điểm khó, vướng mắc đã hợp lý chưa? Còn phân vân hoặc chưa sáng tỏ ở nội dung nào? Cần điều chỉnh nội dung nào? * Về tiết minh hoạ: Tập trung nhận xét về nội dung, phương pháp “ BĐTD”, hình thức, hiệu quả tiết dạy (có thể khảo sát học sinh, điều tra ), giờ dạy đã thể 21/29
  8. hiện được mục đích của chuyên đề hay chưa? Biện pháp tháo gỡ khó khăn phần lý thuyết đưa ra đã thể hiện trong tiết dạy như thế nào, hiệu quả ra sao? Chuyên đề có thể áp dụng được hay không? Thực tế, bước này rất quan trọng trong mắt xích tổ chức chuyên đề. Nếu làm qua loa sẽ không đem lại hiệu quả tích cực. Vì vậy người điều khiển thảo luận phải vững vàng về chuyên môn và có sự ứng xử nhạy bén, thân thiện thì mới khơi dậy được những ý kiến tâm huyết của tập thể giáo viên. Cuối cùng, Ban giám hiệu hội ý với tổ trưởng chuyên môn trả lời một số ý kiến chưa thống nhất và đưa ra chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới. 4.4.4. Áp dụng chuyên đề vào giảng dạy: Khi áp dụng chuyên đề áp dụng Phương pháp “ BĐTD” trong giảng dạy một số môn ở Tiểu học giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo biết tự điều chỉnh sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Tránh áp dụng một cách máy móc sẽ không mang lại hiệu quả tích cực. Và đặc biệt trong quá trình áp dụng, giáo viên thấy khó khăn cần có ý kiến với tổ, khối chuyên môn để cùng bàn bạc tháo gỡ. 4.4.5. Việc kiểm tra: Việc kiểm tra chuyên áp dụng phương pháp “ BĐTD” đề bắt đầu từ khi lập kế hoạch và được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình triển khai và áp dụng. Qua mỗi lần kiểm tra, người được kiểm tra sẽ nhận được những lời nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm, thực hiện áp dụng tốt hơn. Chúng ta có thể tổ chức kiểm tra như: Giáo viên tự đánh giá việc thực hiện và áp dụng chuyên đề của bản thân; Giáo viên kiểm tra chéo giáo viên; Ban giám hiệu nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn cần tăng cường dự giờ kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm đối với các thành viên trong nhà trường đưa ra những giải pháp bổ sung để thực hiện, tháo gỡ vướng mắc mới nảy sinh để kịp thời điều chỉnh. 4.4.6. Rút ra kinh nghiệm: Rút kinh nghiệm chuyên đề sử dụng phương pháp “ BĐTD” trong dạy một số môn học ở Tiểu học không thể thiếu trong quá trình thực hiện. Khi rút kinh nghiệm cần chỉ rõ những ưu điểm của chuyên đề để tiếp tục phát huy và tìm những nhược điểm của chuyên đề để khắc phục kịp thời. Chuyên đề được đánh giá tốt khi chuyên đề đó giải quyết được vấn đề khó, vướng mắc và góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 5. Biện pháp 5: Tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn: Trong một số buổi sinh hoạt, thảo luận về phương pháp “ BĐTD” ở các tổ chuyên môn, Ban giám hiệu cùng các tổ bàn bạc xây dựng đi đến thống nhất giúp cho giáo viên chuẩn bị và thực hiện hiệu quả tiết dạy. Bước 1: Tổ chức thực nghiệm như dạy minh họa, dự giờ, nghiên cứu thực tế, tham quan, 22/29
  9. Bước 2: Tổ chức trao đổi, thảo luận sau thực nghiệm. Tìm những giải pháp, biện pháp khả thi phù hợp với khả năng của giáo viên trong tổ chuyên môn. Đưa ra kết luận, phương hướng áp dụng về nội dung thảo luận. Bước 3: Thống nhất, áp dụng vào thực tế. 6. Biện pháp 6: Dự giờ đồng nghiệp Việc dự giờ là để giáo viên thiết kế lại bài học theo phương pháp “ BĐTD” của phân một số môn học ở Tiểu học dựa trên thực tế trong tiết dạy mà đồng nghiệp đã thực hiện. Thực tế tiết dạy giúp chúng ta thấy rõ việc dạy của giáo viên và ý thức, thái độ, kết quả học tập của học sinh. Việc thảo luận, rút kinh nghiệm sau giờ dạy là rất quan trọng. Để tạo ra bầu không khí mà trong đó mọi giáo viên có thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý kiến, chia sẻ những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học, cần thực hiện như sau: - Khuyến khích các giáo viên tự nguyện đăng ký, lựa chọn bài học, chủ động sáng tạo chuẩn bị bài căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt chuyên môn. - Tạo không gian lớp học thoáng mát; sắp xếp học sinh, các nhóm, chỗ ngồi cho người dự giờ đảm bảo, hợp lý để người dự quan sát được giáo viên, học sinh trong quá trình dự giờ. - Thay đổi mục đích, thay đổi suy nghĩ của việc dự giờ trong buổi sinh hoạt chuyên môn, từ dự giờ để đánh giá sang dự giờ để học hỏi kinh nghiệm. - Trong khi dự giờ, đề nghị giáo viên vừa dự giờ, vừa suy ngẫm, bên cạnh việc quan sát cách tổ chức lớp học, giáo viên cần tập trung vào việc quan sát thực tế học tập của học sinh, quan sát cử chỉ, thái độ, nét mặt, hoạt động của học sinh, giáo viên chọn vị trí ngồi dễ quan sát nhất và phù hợp với không gian lớp học. Giáo viên dự không nên trao đổi với nhau gây ức chế về tâm lý cho người dạy, gây hình ảnh phản cảm cho học sinh. - Trong quá trình thảo luận, khuyến khích giáo viên cùng chia sẻ các suy ngẫm của mình về bài học trên cơ sở lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Việc thảo luận không tập trung đánh giá tiết dạy mà chủ yếu nhằm phân tích các tình huống quan sát được từ các hoạt động học và kết quả học tập của học sinh trong giờ học. Cần nhấn mạnh những điểm thành công của giờ học, có thể chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong tiết dạy, nguyên nhân học sinh chưa tích cực hoặc chưa đạt kết quả trong bài học và tìm giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng bài học. Như vậy sẽ tạo tâm thế thoải mái cho người dạy cũng như người dự khi đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp. 7. Biện pháp 7: Nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên rất quan trọng, giáo viên được trau dồi, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt là áp dụng phương pháp “ BĐTD” 23/29
  10. vào giảng dạy một số môn học ở Tiểu học, nâng cao ý thức trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. Muốn vậy, cần thực hiện các biện pháp sau: - Tuyên truyền và chuẩn bị tốt các điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng chuyên môn. Xác định được công tác tự học và tự bồi dưỡng là cần thiết, phải duy trì thường xuyên đối với từng giáo viên. - Tạo điều kiện để 100% cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng tập trung trong hè theo kế hoạch và bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, các buổi sinh hoạt chuyên môn. - Tham gia hội giảng, hội thảo, hội thi kết hợp với tự học tự bồi dưỡng; có sổ ghi chép các nội dung bồi dưỡng và giải bài tập; có sổ dự giờ, ghi chép và đánh giá theo quy định, dự giờ học hỏi đồng nghiệp tối thiểu 04 tiết/tháng. - Đổi mới công tác bồi dưỡng, giúp giáo viên chủ động chiếm lĩnh kiến thức, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực bồi dưỡng những cái giáo viên đang "thiếu" rồi mới bồi dưỡng cái giáo viên cần "phải có" giúp giáo viên tự tin chủ động chiếm lĩnh phương pháp, kiến thức để sáng tạo, đề ra các hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ động, sáng tạo, tích cực tham mưu đề xuất những vấn đề về chuyên môn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, phù hợp với nhiệm vụ được giao. - Tham quan, giao lưu học hỏi các bạn đồng nghiệp, các trường bạn. Không sao chép, bắt chước dập khuôn, máy móc. - Kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng, lấy tổ chuyên môn làm nòng cốt trong bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 1. Giáo viên vận dụng hiệu quả: Hầu hết các đồng chí giáo viên trong Nhà trường đều thực hiện vận dụng thành công BĐTD trong hoạt động giảng dạy của mình. Nhất là trong các giờ thao giảng, giờ thi GVDG. KHỐI TSHS NỘI DUNG Thuộc Thuộc Thuộc Hứng Không Muốn thay máy móc và hiểu chưa kĩ thú hứng đồi cách học thú 2 104 104 101 3 97 7 97 3 100 100 99 1 95 5 95 4 104 104 103 1 99 4 99 24/29
  11. 5 101 101 99 2 96 5 96 TC: 409 409 402 7 388 21 388 2. Học sinh vận dụng sáng tạo và đạt kết quả tốt trong học tập: Qua quá trình liên tục đổi mới PPDH và vận dụng BĐTD vào hoạt động giảng dạy, chúng tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt của nó. Học sinh hứng thú hơn trong học tập, các em nhớ bài tốt hơn, có kỹ năng liên kết và tổng hợp kiến thức, nhờ đó chất lượng học tập được cải thiện rõ rệt. 2.2. Số lượng học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Thành phố qua các năm: HSG Học sinh giỏi cấp Huyện Học sinh giỏi cấp Thành phố Năm học 2014-2015 39 0 2015-2016 45 0 2016-2017 55 5 Đây là kết quả thuyết phục, đáng mừng của việc vận dụng BĐTD để đổi mới PPDH giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. 25/29
  12. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua hai năm thực hiện đề tài “Chỉ đạo sử dụng BĐTD trong việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”, tôi nhận thấy: Để thực hiện hiệu quả việc đổi mới PPDH bằng BĐTD Ban giám hiệu cần có sự vào cuộc quyết liệt, không thể lừng chừng, nửa vời thì mới có thể chuyển biến rõ rệt. Chỉ có Ban giám hiệu vào cuộc thôi chưa đủ mà cần có sự đồng thuận, nhất trí cao, sự đều tay xoay việc, sự nhiệt tình, tâm huyết của cả tập thể sư phạm Nhà trường. Cần có sự đổi mới đồng bộ: Đổi mới từ cách nghĩ của Ban giám hiệu - bộ phận chỉ đạo - đến cách làm của toàn bộ giáo viên - bộ phận thực hiện. Đổi mới từ PPDH đến phương tiện dạy học và cả mọi điều kiện dạy học thì mới có thể đạt hiệu quả cao như mong đợi. Khi vận dụng BĐTD vào hoạt động giảng dạy hàng ngày, biến nó thành thói quen trong quá trình học tập của học sinh, các em đã nhớ bài tốt hơn, có khả năng liên hệ, liên tưởng, tổng hợp kiến thức. Vì là sản phẩm của mình làm ra, các em được tự khẳng định mình, tự tin hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Giáo viên cũng cảm thấy hào hứng hơn vì giờ học của mình không còn tẻ nhạt, nhàm chán, khô khan nữa mà trở nên sinh động, tươi vui, nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người hơn, học sinh yêu giờ học hơn, hiệu quả giờ dạy cao hơn. Qua việc thực hiện đề tài này tôi cũng nhận thấy: Không chỉ vận dụng BĐTD vào việc đổi mới PPDH mà ta còn có thể vận dụng nó một cách thiết thực vào việc xây dựng chương trình hành động, việc lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hay đề ra một phương án hoạt động nào đó cũng rất hữu ích. Nó sẽ giúp ta thực hiện mọi Chương trình, Kế hoạch một cách khoa học và hiệu quả hơn. Thiết nghĩ, qua quá trình sử dụng ta còn có thể khai thác tác dụng tối ưu của BĐTD trong mọi lĩnh vực của cuộc sống khi ta biết vận dụng nó một cách khéo léo, linh hoạt, sáng tạo. II. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ: Để thực hiện tốt hơn việc vận dụng BĐTD vào hoạt động giảng dạy của Nhà trường giúp đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tôi có một số khuyến nghị sau: 1. Đối với Phòng Giáo dục: Cần tiếp tục mở những lớp bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới PPDH, mở những đợt tập huấn chuyên môn giúp giáo viên có thêm điều kiện học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. 26/29
  13. Cung cấp thêm cho các Nhà trường các loại sách nghiệp vụ, sách tham khảo và một số trang thiết bị, phần mềm dạy học để giúp các Nhà trường có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục. 2. Đối với Nhà trường: Ban giám hiệu cần tham mưu tích cực hơn nữa với các cơ quan quản lý, với chính quyền cấp trên để được đầu tư xây dựng thêm các phòng chức năng, phòng bộ môn hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy được tốt hơn. - Có thể tổ chức cho giáo viên đi tham quan thực tế, học hỏi thêm kinh nghiệm ở các trường bạn. - Cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để có nguồn nhân lực đủ mạnh đáp ứng những yêu cầu dạy học trong thời gian tới. 3. Đối với các tổ chuyên môn: - Tổ chức các buổi chuyên đề mang tính chuyên sâu, thiết thực và hiệu quả, tránh làm hình thức mất thời gian vô bổ. - Sinh hoạt nhóm cần đi sâu, bàn kỹ, có trọng tâm. - Tiếp tục tổ chức các đợt hội giảng có sử dụng BĐTD để rút kinh nghiệm cách sử dụng. Sau đó phổ biến kinh nghiệm để có thể dùng rộng rãi, tiện lợi và hiệu quả hơn. 4. Đối với giáo viên: Để trau dồi nghiệp vụ cần: - Tích cực nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, các loại sách nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động dạy học. - Khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp. - Chịu khó khai thác các dữ liệu thông tin, các phần mềm dạy học hiện đại để vận dụng vào hoạt động giảng dạy. - Tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm từ thực tế để vận dụng BĐTD một cách linh hoạt, thiết thực và hiệu quả. Để thực hiện tốt giờ dạy cần: - Nghiên cứu kỹ bài dạy để làm chủ kiến thức, soạn giảng theo phương pháp mới, chuẩn bị chu đáo mọi đồ dùng dạy học trước khi lên lớp. - Nên vận dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau trong một giờ dạy. - Tổ chức giờ dạy linh hoạt, phát huy tốt đa tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo cho các em có niềm tin trong việc tiếp thu tri thức, xây dựng đức tính tự tin trong cuộc sống. - Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. - Vận dụng linh hoạt BĐTD trong quá trình giảng dạy, giúp học sinh tổng hợp, liên hệ kiến thức, khắc sâu kiến thức trọng tâm, đạt hiệu quả cao trong giờ học. 27/29
  14. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc “Chỉ đạo sử dụng BĐTD vào việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”. Vấn đề này chúng ta còn phải đề cập đến nhiều trong suốt quá trình thực hiện hoạt động giáo dục ở Nhà trường. Có được kinh nghiệm này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, các tổ chuyên môn, các em học sinh yêu quý! Trong quá trình đúc rút kinh nghiệm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được chia sẻ, giúp đỡ chân tình của các bạn. Xin chân thành cảm ơn! * Đề tài này do tôi tự nghiên cứu, không sao chép của ai. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 28/29
  15. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường Tiểu học (Bộ Giáo dục & Đào tạo). - Cuốn “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” (tác giả ADAM KHOO - dịch giả Trần Đăng Khoa - Uông Xuân Vi. Nxb Phụ nữ - 2010). - Một số trang website trên mạng: + (website của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Ba Vì). + (website của Bộ Giáo dục & Đào tạo). - Phần mềm Mind Map V4. - Một số cuốn sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tham khảo các khối 2,3,4,5. 29/29