Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

docx 38 trang Giang Anh 27/09/2024 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_du_an_bai_tho_canh_ngay_he_cua.docx
  • pdfPHẠM THỊ VÂN ANH_THPT ĐÔ LƯƠNG I_ NGỮ VĂN.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

  1. 34 Ngoài khả năng chính luận kiệt xuất cùng tài quân sự vĩ đại thì khi đọc thơ Nguyễn Trãi ta càng thêm cảm phục nhà thơ bởi tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của ông. Thơ ca ông viết nên đều được tạo dựng từ cuộc sống, vẻ đẹp trong thơ ông cũng từ đó mà ra, tình yêu thiên nhiên có lẽ cũng từ đó mà phát xuất. Một số tác phẩm nổi bật viết về vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Ức Trai như “Chí linh sơn phú” hay “quốc âm thi tập”. Điển hình và thân thuộc với chúng ta nhất là thi phẩm “cảnh ngày hè”. Cũng giống như những tác phẩm về thiên nhiên khác bài thơ “cảnh ngày hè” của ông được vẽ lên vô cùng sinh động. Bằng việc sử dụng cảnh vật gần gũi, quen thuộc cùng việc kết hợp nhiều màu sắc hài hoà, hình ảnh tinh tế tao nhã với hương thơm nhà thơ đã tạo nên bức tranh thiên nhiên cuối mùa hạ nhưng không tàn úa héo nát mà ngược lại vô cùng rực sỡ, sinh động, giàu sức sống. Phải vô cùng yêu và say mê cảnh sắc thiên nhiên nên Nguyễn Trãi mới có những phát hiện tinh tế tuyệt vời đến thế. Từ đó để người đọc có cái nhìn cụ thể tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhạy cảm của ông. Bên cạnh tình yêu thiên nhiên thì tác phẩm “cảnh ngày hè” cũng đã làm nổi bật tâm hồn lông gió thời đại của ông còn chất chứ nỗi lòng, tình yêu đất nước. Lòng yêu đất nước của ông bắt đầu từ những thứ nhỏ bé nhất từ đó mà kết tinh thành tư tưởng lớn lao, sự nhân nghĩa vĩ đại của Nguyễn Trãi. Hình ảnh cuộc sống quen thuộc: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương kết hợp từ láy tượng thanh lao xao, dắng dỏi cùng với phép đảo trật tự cú pháp đã nhấn mạnh âm thanh sôi động của cuộc sống nơi thôn quê bình dị. Không dừng lại ở đó tấm lòng yêu nước thương dân “Đêm ngày cuồn cuộn nước Triều Đông” cũng được biểu lộ rõ ngay trong tác phẩm. Kết thúc bài thơ, Nguyễn Trãi giãi bày tâm sự của mình. Bằng việc sử dụng điển tích “Ngu cầm” để thể hiện ước muốn mọi người có một cuộc sống no đủ, hạnh phúc và đó cũng chính là khát khao của một con người luôn suy tư, trăn trở, một lòng hướng về nhân dân, đất nước. Ước mơ của Ức Trai cũng thật cao cả, đầy lòng nhân nghĩa “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Ông chỉ mong sao mọi người có cuộc sống ấm no, vô lo vô nghĩ. Với một bài thơ ngắn nhưng qua đó độc giả cũng thấy đc nỗi lòng của nhà thơ, những suy nghĩ, lo lắng của một nhà nhân nghĩa vĩ đại, quả thực qua tinh tế. Thơ của Ức Trai thực sự đã trải hết một đời người. Kết thúc những thi phẩm của Ức Trai mà ý nghĩa những lời thơ cứ như theo ta mãi. Bằng chiếc thuyền tâm hồn có mái chèo là ngòi bút, Nguyễn Trãi đã mang cả tâm hồn yêu thiên nhiên và con người trang viết, để khiến sự vật như hồi sinh và thể hiện sức sống nội lực bên trong cảnh vật. Đây chính là nét cuốn hút nhất mà Nguyễn Trãi đã xây dựng được trong nghệ thuật thơ văn cảu mình. Bên cạnh đó, bài thơ còn khiến người đọc thêm ngậm ngùi và thấm thía bởi tấm lòng cao cả của Nguyễn Trãi khi luôn một lòng yêu nước, thương dân. Đó chính là niềm đồng cảm mãnh liệt nhất khi gấp lại trang sách, cũng một lần nữa ta hiểu sâu hơn về triết lí nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi từng nêu ra trong bài thơ Bình Ngô Đại Cáo.
  2. 35 Giai đoạn 5- hoàn thành sản phẩm và tổng kết dự án. Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm và quá trình thực hiện, căn cứ tiêu chí để chấm điểm. Kết thúc dự án, học sinh nộp sản phẩm đã đăng kí ban đầu: các powpoint, bài cảm nhận, bài luận, tranh biên tập thành tập san. Giáo viên đánh giá và thẩm định sản phẩm, tổ chức buổi tổng kết dự án, đánh giá vai trò, ý nghĩa của dự án, rút ra bài học kinh nghiệm, kiến nghị đề xuất hình thức mở rộng dự án. Giáo viên trao thưởng cho các sản phẩm đặc sắc. Thông qua dạy học dự án, học sinh có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về giá trị, ý nghĩa, sức sống, sức lan tỏa của thơ ca Nguyễn Trãi nói chung và bài thơ “Cảnh ngày hè” nói riêng. Từ quá trình tìm tòi hoàn thiện dự án, học sinh được giáo dục đạo đức, lối sống, khơi gợi niềm yêu thích, đam mê với giá trị văn học truyền thống. PHẦN BỐN: HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua áp dụng định hướng dạy học dự án bài thơ “Cảnh ngày hè”, tôi nhận thấy tư duy vấn đề bài học của các em rõ ràng hơn: các em biết phát huy kinh nghiệm sống, kiến thức nền và đặc biệt kĩ năng làm việc nhóm để hoàn thành đọc hiểu văn bản. Nhất là qua các bài kiểm tra, mức độ vận dụng kiến thức tự đọc, tự tìm tòi kết hợp với kiến thức được hướng dẫn khai thác qua bài học tốt hơn; kĩ năng làm văn của các em được cải thiện rõ nét. Với đề văn: Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới số 43). *Kết quả điểm số như sau: C KẾT LUẬN I. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đây là đề tài lần đầu tiên đặt ra vấn đề dạy học dự án khi tổ chức dạy đọc bài thơ “Cảnh ngày hè”. Đề tài chú ý phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác khi tổ chức dạy đọc bài thơ “Cảnh ngày hè”. Đây là yêu cầu cần thiết cho giờ dạy đọc văn bản thơ trung đại và vận dụng vào các bài kiểm tra, các bài thi, nhất là đánh giá năng lực hiện nay. Nó phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp
  3. 36 dạy học môn Ngữ văn và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát huy năng lực. Dạy học dự án là một hướng đi mới, phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với phương pháp này, học sinh có ý thức đọc sáng tạo, biết phát huy kinh nghiệm đọc cá nhân, huy động kiến thức nền và đặc biệt là được trải nghiệm hành trình tự tìm kiếm kiến thức mới trên cơ sở sự hướng dẫn của giáo viên. Đề tài giúp các em vận dụng khi làm các bài thi biết chọn lọc, nhận biết, cảm thụ các tín hiệu nghệ thuật theo yêu cầu của đề, tạo điều kiện cho học sinh hình thành phương pháp tự học, biết đọc các văn bản thơ trung đại. Đề tài đã làm phong phú thêm các phương pháp tổ chức dạy học văn bản thơ trung đại, khơi dậy niềm đam mê, tạo niềm vui trong học tập và lao động của người học, tạo cảm hứng thành công trong công việc. Về thực tiễn, đề tài có thể được vận dụng trong các giờ dạy đọc văn bản thơ trung đại,thơ Nôm Nguyễn Trãi. II. TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.Tính khoa học: Trên cơ sở bám sát đặc trưng của phương pháp dạy học dự án, đề tài đề xuất phương hướng phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ cho người học; hình thành cách đọc chủ động, sáng tạo khi tiếp cận các văn bản thơ trung đại. 2. Phạm vi ứng dụng: Đề tài được đúc kết từ thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học của bản thân, xuất phát từ trăn trở, băn khoăn với nghề. Đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh và đồng nghiệp trong lĩnh vực đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học Ngữ văn. Việc dạy học dự án nên mở rộng phạm vi ứng dụng trong khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại khác nhau tùy từng tác phẩm cụ thể. 3. Đối tượng ứng dụng: Đề tài có thể vận dụng trong thực tế giảng dạy của giáo viên, đổi mới kiểm tra đánh giá cho học sinh trong các bài kiểm tra thường xuyên, giữa kì, cuối kì, thi khảo sát chất lượng. a) Giáo viên Ứng dụng đề tài này giáo viên tiến hành giờ dạy học nhẹ nhàng, sôi nổi, dân chủ, khắc sâu được kiến thức, giáo viên phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng cảm thụ thẩm mĩ của người học. Hiệu quả giờ dạy khá cao, đạt được các mức độ nhận biêt, thông hiểu, vận dụng, cảm thụ phê bình văn học. Khắc phục được nhược điểm trong quá trình truyền đạt cho học sinh. b) Học sinh
  4. 37 Học sinh được phát huy năng lực tự học, tư duy sáng tạo, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ, hoàn toàn chủ động trong bài học, khắc phục được việc diễn xuôi, diễn nôm lời thơ. 4. Một số đề xuất ▪ Muốn vận dụng phương pháp dạy học dự án, giáo viên phải thay đổi vị trí của mình, không còn là người cung cấp kiến thức mà chuyển sang người hướng dẫn, hỗ trợ và hợp tác. Giáo viên chấp nhận một thực tế rằng có nhiều vấn đề học sinh hiểu biết, thành thạo hơn. Từ đó người thầy phải biết tự học, đam mê học tập và học suốt dời. Giáo viên cần chuẩn bị và xây dựng bộ câu hỏi tổng quát và câu hỏi nội dung một cách kĩ lưỡng, khoa học. ▪ Giáo viên cần học hỏi để phát triển các kĩ năng quan trọng: hợp tác, lắng nghe, dạy học tích hợp, giải quyết vấn đề, kĩ năng sáng tạo trong dạy học, tìm hiểu học sinh và cộng đồng, kĩ năng phản biện, hiểu vấn đề sâu hơn và sáng tạo; sử dụng công nghệ; nghiên cứu các lĩnh vực lân cận. ▪ Giáo viên phải thường xuyên tổ chức cho học sinh phát huy năng lực hợp tác làm việc nhóm, kết hợp với làm việc cá nhân, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ; giao dự án học tập phù hợp với nội dung bài học. Không chỉ với mục đích chiếm lĩnh tri thức văn bản tác phẩm mà còn hình thành phương pháp, cachs tư duy cho các em. ▪ Chúng tôi mong muốn các trong tài liệu hướng dẫn giảng dạy hay tài liệu tham khảo có những bài chuyên sâu về cách dạy học dự án nhằm phát huy năng lực tư duy sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên và học sinh tham khảo. Trên đây là những tìm tòi, trăn trở của tpooi để tiến hành thực hiện đề tài. Với thời gian chưa nhiều, năng lực còn có hạn, đề tài chắc không tránh khỏi những hạn chế. Với tinh thần học hỏi, cầu thị, tôi mong các đồng nghiệp, các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học góp ý để đề tài của tôi tiếp tục được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn!
  5. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình phương pháp dạy đọc văn bản, PGS.TS. Nguyễn thị Hồng Nam (chủ biên).NXB ĐH Cần Thơ. 2. Bản mẫu SGK Ngữ văn 10 bộ Cánh diều, tập 2, GS Lã Nhâm Thìn, Đỗ Ngọc Thống chủ biên, NXB ĐH Huế 3. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, GS, TS Đỗ Ngọc Thống chủ biên.NXB Giáo dục 4. Giảng văn Văn học VIệt Nam. GS Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên, Nxb Giáo dục 5. Thi pháp hiện đại- Đỗ đức Hiểu 6. Những thế giới nghệ thuật thơ – GS Trần đình Sử chủ biên. 7. Từ điển thuật ngữ văn học. Lê Bá Hán chủ biên, Nxb Giáo dục