Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy đọc - hiểu tác phẩm sử thi trong chương trình Ngữ văn 10

pdf 45 trang binhlieuqn2 03/03/2022 4291
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy đọc - hiểu tác phẩm sử thi trong chương trình Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_doc_hieu_tac_pham_su_t.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy đọc - hiểu tác phẩm sử thi trong chương trình Ngữ văn 10

  1. (từ đầu cho đến Ngươi cứ múa đi, ơ diêng !) GV cho học sinh đối sánh Đăm Săn Mtao Mxây hai nhân vật trong cuộc - Đến tận chân cầu - Sợ hãi nhưng vẫn giao đấu thang thách đấu tìm cách trêu tức Đăm Săn HS chú ý vào đoạn văn đầu - Dùng lời lẽ khích - Sợ Đăm Săn đánh tiên miêu tả Đăm Săn dụ kẻ thù: dọa đốt lén không dám thách đấu sàn, đốt nhà xuống. GV đặt câu hỏi thảo luận -> Tuyên chiến với - Khi Đăm Săn đến nhà kẻ thái độ quyết liệt thù, chàng đã thách đấu ra - Coi thường Mtao - Phải giao hẹn trước sao? Thái độ của Mtao Mxây, tuyên bố khi ra khỏi nhà Mxây như thế nào? Nhận không đánh kẻ thù xét về hai nhân vật? khi đang đi xuống HS trình bầy -> Đăm Săn dụ được -> Hình dáng dữ tợn, Giáo viên tổng hợp, đánh kẻ thù ra khỏi nhà để trang bị vũ khí nhưng giá quyết đấu, thái độ tự tần ngần do dự, hèn tin, đường hoàng, nhát, run sợ Nhóm 2: Trận đánh diễn ra quân tử như thế nào? Có mấy hiệp? b. Cuộc chiến đấu của Đăm Săn và Mtao Mxây - Diễn biến của hiệp đấu Mtao Mxây Đăm Săn thứ nhất như thế nào? Thái - Mtao Mxây múa - giữ thái độ bình độ và tài năng của Đăm khiên trước, tỏ ra kém tĩnh thản nhiên => Săn và Mtao Mxây được cỏi “khiên hắn kêu bản lĩnh một tù thể hiện thế nào? lạch cạch như quả trưởng GV đặt câu hỏi để học sinh mướp khô” thảo luận - Mtao Mxây “ bước - Đam San múa 25
  2. - Cảnh hai người múa thấp bước cao chạy “một lần xốc tới, khiên được miêu tả đối lập hết bãi tây sáng bãi chàng vượt một đồi như thế nào? Tại sao Đăm đông. Hắn vung đao tranh . Chàng Săn không múa khiên chém phập một cái chạy vun vút qua trước mà để Mtao Mxây nhưng chỉ trúng vào phía đông qua phía múa trước? một cái chão cột trâu”. tây”. - Theo em tài nghệ của -> lộ rõ sự kém cỏi -> Sức mạnh uy Mtao Mxây có đúng như nhưng Mtao Mxây dũng của người anh hắn khoe khoang hay vẫn có những thái độ hùng không? huyênh hoang. HS theo dõi, trả lời. Hiệp đấu thứ 2 Đăm Săn Mtao Mxây - Đăm Săn múa khiên - hoảng hốt chạy - Ở hiệp đấu thứ 2, ai là trước bước thấp bước cao người múa khiên trước? - Đam San giành được - vội cầu cứu Hơ miếng trầu => sức khoẻ Nhị quăng cho - Chi tiết miếng trầu của tăng lên => đuổi theo miếng trầu. Hơ Nhị quăng cho Mtao và đâm trúng kẻ thù Mxây nhưng Đăm Săn lại nhưng cả hai lần đều giành được nói lên điều gì? không thủng =>cầu cứu thần linh. - Ý nghĩa của chi tiết ông - Nhờ có ông trời giúp - kẻ thù ngã lăn ra trời mách kế cho Đăm Săn sức => Đam San chộp đất cầu xin “Ơ là gì? ngay một cái chầy mòn diêng! Ơ diêng! Ta ném cúng vào vành tai làm lễ cầu phúc cho kẻ thù diêng một trâu, một GV yêu cầu HS nhóm 3 - Đam San cắt đầu Mtao voi”. nhận xét, so sánh về hai Mxây bêu ngoài -> Mtao Mxây vừa 26
  3. nhân vật trong cuộc chiến đường” bất tài vừa hèn kém đấu. => cuộc đọ sức kết - Qua cuộc chiến đấu thúc. người đọc nhận thấy Mtao Nhận xét Mxây là người như thế - Về hệ thống nhân vật: nào? Tại sao tác giả dân + Tác giả dân gian miêu tả ngoại hình của Mtao gian chỉ miêu tả ngoại hình Mxây cụ thể nhưng đằng sau vẻ ngoài dữ tợn là của Mtao Mxây mà không sự hèn nhát, bất tài miêu tả ngoại hình của + Đăm Săn chỉ được miêu tả qua hành động Đăm Săn ở đoạn này? múa khiên. Chàng múa khiên hai lần. Lầm sau GV giới thiệu về nét văn hùng tráng hơn lần trước hóa người Tây Nguyên với => tác giả nhấn mạnh sự hùng tráng, sức mạnh tư duy của thị tộc nguyên của Đăm Săn, sự kém cỏi của Mtao Mxây thủy ( Bảng minh họa 6) + Nhân vật Hơ Nhị và ông Trời ( nhân vật phù trợ) đều đứng về phía Đăm Săn chứng tỏ anh - Cuộc chiến của được lòng trời, đại diện cho ước mơ khát vọng Đăm Săn có phải chỉ là của nhân dân cuộc chiến đòi lại vợ hay - Ý nghĩa cuộc chiến đấu: không? Hay còn vì lí do Cuộc chiến đấu của Đam San với mục đích khác, lí do đó là gì? giành lại gia đình, nhưng lại có ý nghĩa cộng - Em nhận xét gì về ý đồng .Đòi lại vợ chỉ là cái cớ là nảy sinh mâu nghĩa cuộc chiến đấu giữa thuẫn giữa các bộ tộc dẫn đến chiến tranh mở Đăm Săn và Mtao Mxây? rộng bờ cõi làm nổi uy danh của cộng đồng. Giáo viên củng cố kiến thức tiết 1 bằng hệ thống câu hỏi (Phụ lục 3) ( Hết tiết 1, chuyển tiết 2) 2. Cảnh ăn mừng sau chiến thắng 27
  4. GV giảng giải Cuộc chiến đấu của Đăm Săn nhằm mục đích mở mang bờ cõi làm củng cố uy danh. Sau chiến thắng chàng không sát hại dân làng mà chỉ thu phục họ, để a.Đăm Săn kêu gọi dân làng và tôi tớ của Mtao họ tự nguyện thành tôi tớ Mxây đi theo mình (từ Đăm Săn (nói với tôi tớ cho mình. Đây là khát vọng Mtao Mxây) cho đến Chúng ta ra về nào !) hòa bình, ấm no của nhân - Đăm Săn gõ cửa nhà dân làng Mtao Mxây 3 dân Tây Nguyên lần Hoạt động 1 - Kêu gọi dân làng đi với mình Hướng dẫn đọc hiểu văn - Dân làng đáp lại hưởng ứng bản -> ba lần hỏi đáp cho thấy cuộc đối thoại giữa GV gợi ý học sinh tìm hiểu người anh hùng và nhân dân. Thái độ của mọi phần thứ 2 của văn bản người là hưởng ứng, đồng ý xem Đăm Săn là tù GV đặt câu hỏi cho HS trưởng anh hùng của họ. nhóm 4 Ba lần hỏi đáp có ý nghĩa Ở phần này, xuất hiện + Thể hiện sự thống nhất giữa quyền lợi và khát thêm những nhân vật nào? vọng cộng đồng. - Các sự kiện chính của + Thể hiện lòng yêu mến của tập thể với cá nhân phần này? anh hùng Hs theo dõi trả lời + mong muốn xây dựng một cộng đồng to lớn GV tổng hợp hơn, giàu mạnh hơn, ước mơ một cuộc sống hòa Phần này xuất hiện thêm dân bình, ấm no. làng, tôi tớ, những nhân vật => người anh hùng trong sử thi được toàn thể quần chúng hẫy thuẫ cho cộng đồng suy tôn tuyệt đối. nhân vật chính thể hiện mối quan hệ của người anh hùng 28
  5. với nhân dân 2 sự kiện được nói đến + Đăm Săn kêu gọi dân làng theo mình + Đăm Săn cùng tôi tớ ăn mừng chiến thắng - Việc Đăm Săn kêu gọi dân làng của Mtao Mxây đi theo mình được kể như thế nào? - Đăm Săn gõ cửa nhà dân làng mấy lần? sau những lần gõ cửa đó, Đăm Săn đã nói những gì? Ý nghĩa của những lời nói đó? Hs suy nghĩ, cử đại diện trình bầy. GV gọi học sinh đọc đoạn Đăm Săn cùng dân làng ăn b, cảnh ăn mừng chiến thắng mừng chiến thắng. * cảnh ăn mừng chiến thắng - Những chi tiết nào miêu được miêu tả thông qua các chi tiết: tả cảnh ăn mừng chiến - Qua lời Đăm Săn: thắng của Đăm Săn? + Rượu năm ché, trâu dâng một con + Rượu bảy ché, trâu bẩy con + Rượu bảy ché, lợn thiến bẩy con - Chiêng, trống to kêu rộn rã, dây cồng dây chiêng không lúc nào vắng bớt treo trên giá - Các chuỗi thịt trâu, thịt bò treo đầy nhà, chậu - Quang cảnh đó thể hiện 29
  6. Đăm Săn là một tù trưởng thau âu đồng nhiều không còn chỗ để. như thế nào? - Nhà Đam San đông nghịt khách. Tôi tớ chật - Tìm những chi tiết miêu ních cả nhà. Mở tiệc ăn uống linh đình. tả ngoại hình, hành động => lời kể khách quan nhấn mạnh sự giàu có, của Đăm Săn trong lễ ăn hùng mạnh của nhân vật Đăm Săn mừng chiến thắng? * Đam San trong bữa tiệc mừng chiến thắng: + Trang phục : ngực quấn chéo một mềm chiến, mình khác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, đủ giáo gươm, GV tích hợp kiến thức văn + Ngoại hình: Chàng nằm trên võng, tóc thả trên hóa, giới thiệu những tranh sàn , hứng tóc chàng là một cái nong hoa. ảnh về trang phục, nơi ở, Đôi mắt long lanh như mắt chim nghếch ăn hoa những nét sinh hoạt văn tre, bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to hóa của nhân dân Tây bằng ống bễ Nguyên -> vẻ đẹp trí tuệ, sức vóc hơn người ( Bảng minh họa 7) + Hành động : Chàng uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán + Khí chất: Cả miền Ê đê – Ê ga ca ngợi Đam San là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước, Đăm Săn vốn đã ngang - Nhận xét về vẻ đẹp của tàng từ trong bụng mẹ anh hùng Đăm Săn? => Hình ảnh Đăm Săn rất đẹp, oai phong, dũng mãnh mang khí phách của một tù trưởng hùng mạnh. Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn ngưỡng mộ của nhân dân. Đó là vẻ đẹp và sức mạnh của người anh hùng, thể hiện sức mạnh của cả một thi tộc, thống nhất niềm tin của cả cộng đồng. 30
  7. - Cảnh ăn mừng chiến thắng: con người Ê-đê và thiên nhiên Tây Nguyên đều tưng bừng trong men say chiến thắng. Ở đây, nhân vật sử thi Đăm Săn thực sự có tầm vóc lịch sử khi được đặt giữa một bối cảnh rộng lớn của thiên nhiên, xã hội và con người Tây Nguyên. III. Tổng kết Hoạt động 2 1. Nghệ thuật GV hướng dẫn học sinh - Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với thể loại tổng kết văn bản sử thi: ngôn ngữ của người kể biến hóa linh GV hướng dẫn tìm và phân hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối tích những đặc sắc nghệ thoại được khai thác ở nhiều góc độ. thuật qua đoạn trích - Sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến, Nêu khái quát những đặc 2. Nội dung sắc nghệ thuật của văn Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ca bản? ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn – một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia - Nội dung cơ bản và ý đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn nghĩa đoạn trích? vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại. 4. Củng cố - Đặc trưng của thể loại sử thi? - Đặc điểm các nhân vật sử thi - Tóm tắt đoạn trích 31
  8. Đăm Săn đột nhập vào nhà Mtao Mxây và gọi hắn ra thách đấu. Mtao Mxây do dự, được Đăm Săn nhường quyền đánh trước nhưng đường khiên của hắn không đâm trúng Đăm Săn. Đến lượt Đăm Săn rung khiên múa vun vút. Chàng đã đâm trúng đùi và người Mtao Mxây nhưng đều không thủng. Đăm Săn thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ và mộng thấy ông Trời, được ông Trời bày cho cách dùng cái chày mòn ném vào vành tai Mtao Mxây. Mtao Mxây ngã lăn ra đất và bị Đăm Săn cắt đầu bêu ngoài đường. Chàng kêu gọi tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây đi theo mình. Về làng, Đăm Săn mở tiệc ăn mừng linh đình, kéo dài suốt cả mùa khô. Đăm Săn ngày càng hùng mạnh, giàu có, “danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi”. - Nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích. - Ý nghĩa của văn bản làm sống lại quá khứ hào hùng của người Ê đê Tây Nguyên thời cổ đại. 5. Dặn dò HS học bài cũ Soạn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy V. Rút kinh nghiệm . . . . 32
  9. PHỤ LỤC 2 BẢNG MINH HỌA Bảng minh họa 1 Đặc trưng của sử thi: + Ra đời và phản ánh thời kì ấu thơ của dân tộc- tộc người. Thể hiện những bức tranh xã hội rộng lớn cùng với những sự kiện lịch sử trọng đại + Biểu dương chiến tích của những anh hùng dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, đại diện cho lợi ích cộng đồng. + Ngôn ngữ trang trọng, ngợi ca. Nghe hát – kể sử thi là một sinh hoạt văn hoá tập thể và mọi giá trị của sử thi, do đó, là thành tựu chung của cả cộng đồng. Bảng minh họa 2 Người ta chia làm 2 loại sử thi: * Sử thi thần thoại: Đẻ đất đẻ nước (Mường), Aúm ệt luông (Thái), Cây nêu thần (Mơ nông) * Sử thi anh hùng: Đăm Săn, Đam Di, Xinh Nhã, Khinh Dú (Ê Đê), Đam Noi (Ba na) - Về sử thi Tây Nguyên: Trong lúc sử thi ở nhiều nước là rời rạc, lẻ tẻ thì ở Việt Nam, nó lại quần tụ thành vùng, tiêu biểu là ở Tây Nguyên. Người ta gọi là vùng sử thi Tây Nguyên. Sử thi Tây Nguyên, mà mỗi tộc người gọi tên khác nhau: khan (Ê Đê), hơ ri (Gia rai), hơ mon (Ba na), Oùt nơ rông ( Mơ nông) trở thành một đặc trưng thể loại tiêu biểu cho vùng văn hoá Tây Nguyên. Vùng sử thi Tây Nguyên có căn nguyên từ kinh tế- xã hội Tây Nguyên như: xã hội tiền giai cấp, kinh tế nương rẫy 33
  10. Sử thi anh hùng Tây Nguyên có 3 đề tài chính: hôn nhân, chiến tranh và lao động xây dựng. Đề tài chiến tranh quan trọng hơn cả, là đề tài trung tâm của sử thi anh hùng và thu hút các sự kiện thuộc 2 loại đề tài kia. Bảng minh họa 3 Sử thi Đăm Săn và trích đoạn “Chiến thắng Mtao Mxây” là một trong những thiên sử thi anh hùng nổi tiếng của dân tộc Ê Đê (Việt Nam). Tên đầy đủ là Bài ca chàng Đăm Săn (tiếng Ê Dê là Klei khan Y Đăm Săn). Sử thi Đăm Săn lần đầu tiên được L.Sabatier (một viên công sứ người Pháp tại Tây Nguyên) phát hiện vào năm 1923-1924. Sabatier đã dịch sử thi này ra tiếng Pháp và xuất bản ở Paris năm 1928. Năm 1959, sử thi này được giới thiệu trên tạp chí Văn nghệ quân đội và được nhà xuất bản Văn hoá in song ngữ Việt – Ê Đê (bản dịch của Đào Tử Chí) với tên gọi là Bài ca chàng Đăm Săn. Năm 1988, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã công bố văn bản sưu tầm và dịch sử thi Đăm Săn rất công phu của Nguyễn Hữu Thấu. Bảng minh họa 4 Tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn Sử thi Đăm Săn có 7 chương khúc tóm tắt như sau: 1- Chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí theo luật tục chuê- nuê, đòi lấy Đăm Săn làm chồng, Đăm Săn không chịu. 2- Đăm Săn bỏ về nhà chị là Hơ Aâng, Trời làm anh chết đi sống lại nhiều lần và anh tự thân cứu được Hơ Nhí anh chịu thành hôn với hai người. 3- Tù trưởng Mtao Grư (tù trưởng Ó) cướp Hơ Nhí. Đăm Săn đánh lại, giành được vợ, bắt làm tù binh. 4. Đăm Săn đi phát rẫy, dọn ruộng, Mtao Mxây (tù trưởng Sắt) lại cướp vợ anh, anh giết được kẻ thù, thành một tù trưởng giàu mạnh. 5. Đăm Săn chặt cây thần. Cây đổ, hai chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí chết, Đăm Săn lên trời toan chém đầu trời, được Trời bày phép làm cho vợ sống lại. 34
  11. 6. Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ, bị từ chối. Anh chết chìm trong rừng đất nhão. 7. Vía của Đăm Săn hoá thành con ruồi, bay vào miệng Hơ Aâng, Hơ Âng thụ thai sinh được một con trai, cũng đặt tên là Đăm Săn. Đó là Đăm Săn cháu gọi Đăm Săn đã mất là cậu. Đăm Săn cháu tiếp tục nối dây với chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí. Bảng minh họa 5 Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần giữa của tác phẩm: Sau khi về làm chồng hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đam Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên(Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) lừa lúc Đam Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần ấy Đam Săn đều tổ chức đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại vừa sáp nhập được đất đai, của cải của kẻ địch khiến cho oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có và đông đúc hơn. Đoạn trích ngợi ca cuộc chiến đấu của Đam Săn. Đó là cuộc chiến đấu vì danh dự, vì hạnh phúc gia đình và hơn nữa vì cuộc sống bình yên và sự phồn vinh của thị tộc. Đoạn trích này tiêu biểu cho những đặc trưng của thể loại sử thi anh hùng. Bảng minh họa 6 Cuộc chiến giữa Đam Săn và Mtao Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng. Nó không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối với việc thắng thua của hai tù trưởng cũng có những nét riêng: - Ở phía Mtao Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều 35
  12. tâm phục và nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn (“không đi sao được! người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”).Thái độ và hành động của đoàn người này chứng tỏ họ luôn mơ ước được trở thành một tập thể giàu có và hùng mạnh.Họ luôn mơ ước có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba. - Ở phía Đam Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tấp nập không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp (“ Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưỏng nhà giàu trông sao mà vui thế!”). Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đam Săn Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc – đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triểu của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể lẽ tẻ, rời rạc tập hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn. Đây cũng là cách để dân gian ngợi ca tâm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng. 36
  13. Bảng minh họa 7 Sử thi Đăm Săn Truyền thống văn hóa của dân tộc Tây Nguyên 37
  14. Nhà rông của người Tây Nguyên Sinh hoạt văn hóa trong nhà rông của đồng bào dân tộc 38
  15. Trang phục phổ biến của đồng bào Tây Nguyên Sinh hoạt cộng đồng 39
  16. Âm nhạc Tây Nguyên ( Đàn Tơ Nưng) Văn hóa cồng chiêng của nhân dân Ê Đê 40
  17. PHỤ LỤC 3 Bài tập củng cố SỬ THI ĐĂM SĂN 1 C H A Y M O N 2 C H I E N T R A N H 3 M U A K H I E N 4 C H U E N U E 5 T U S U 6 O N G T R O I 7 T U T R U O N G S A T Câu 1: Đăm Săn đã dùng vũ khí gì để tiêu diệt được kẻ thù? Câu 2: Đăm Săn là sử thi viết về đề tài gì Câu 3: Ở hiệp đấu thứ nhất, Đăm Săn và Mtao M xây tranh tài bằng cách nào? Câu 4: Đăm Săn phải lấy hai người vợ của chú theo tục lệ nào của người Tây Nguyên? Câu 5: Điền vào chỗ trống: Sử thi là tác phẩm dân gian có quy mô lớn sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng kể về nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại Câu 6: Đăm Săn đã được ai mách kế để tiêu diệt kẻ thù? Câu 7: Tên gọi khác của Mtao Mxây là gì? Câu hỏi chìa khóa: Đăm Săn thuộc thể loại sử thi nào? 41
  18. PHỤ LỤC 4 Bài kiểm tra I. Trắc nghiệm ( 3 điểm): Câu 1: Âm hưởng đặc trưng của sử thi là gì? a. Âm hưởng hùng tráng b. Âm hưởng bi tráng c. Âm hưởng dào dạt d. Âm hưởng tha thiết ngân vang Câu 2: Chiến thắng Mtao - Mxây được trích từ tác phẩm nào ? a. Đăm Noi b. Đăm Di c. Đăm Săn d. Xinh Nhã Câu 3. Sử thi Đăm Săn thể hiện đề tài gì? a. Đề tài chiến tranh b. Đề tài chiến công người anh hùng c. Đề tài hôn nhân gia đình d. Đề tài lao động sản xuất Câu 4: Đoạn trích kể lại việc gì? a. Đăm Săn đến nhà Mtao - Mxây thách đấu b. Mtao - Mxây đến thách đánh Đăm Săn c. Cả hai cùng thách đánh với nhau d. Đăm Săn chỉ đòi vợ mà không thách đánh Câu 5: Đăm Săn thách đấu với tù trưởng Mtao M xây nhắm mục đích gì? a. Để đòi lại vợ b. Đòi lại danh dự một tù trưởng anh hùng c. Để đoạt được của cải và nô lệ của Mtao M xây d. A và B Câu 6: hành động nào của Đăm Săn thể hiện tính cộng đồng a. Đăm Săn mộng thấy ông trời b. Đăm Săn gọi dân làng đi theo mình 42
  19. c. Đăm Săn thờ cúng thần linh trong lễ ăn mừng chiến thắng Câu 7: Xếp các dẫn chứng theo thứ tự trước, sau cho phù hợp với hành động kêu gọi dân chúng Mtao - Mxây của Đăm Săn: + Chàng gõ vào một nhà. + Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao - Mxây): Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói ! Ơ tất cả tôi tớ bằng này ! Các ngươi có đi với ta không ? + Đăm Săn lại gõ vào ngạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng. + Đăm Săn gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng. ( Xếp theo thứ tự trước, sau : 1,2,3,4) Câu 8: hình ảnh người anh hùng Đăm Săn được tác giả khắc họa bằng những chi tiết nào? a. Lời nói, mệnh lệnh ăn mừng chiến thắng b. Cảnh tiệc tùng linh đình nhộn nhịp trong làng c. Trang phục, ngoại hình, hành động và khí chất trong buổi tiệc ăn mừng chiến thắng d. Cả a, b, c Câu 9 .Biện pháp nào được sử dụng trong đoạn văn sau đây? “Đăm săn rung khiên múa.1 lần xốc tới chàng vượt 1 đồi tranh.1 lần xốc tới nữa chàng vượt 1 đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây" "Thế là ĐS lại múa. Chàng múa trên cao gió như bão.Chàng múa dưới thấp, gió như lốc.Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi” a.So sánh. b.Phóng đại. c.Ẩn dụ. d.Cả A và C. II. Tự luận ( 7 điểm): Từ hình tượng Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây (trích Sử thi Đăm Săn), hãy phát biểu suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. 43
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Quốc Anh ( 2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 10, Nxb Giáo dục Việt Nam 2. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Đường ( 2010), Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10 tập một, Nxb Hà Nội. 4. Nguyễn Bích Hà ( 2012), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm. 5. Lê Bá Hán (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Thúy Hồng ( 2011), Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục 7. Phan Trọng Luận ( 2010), Sách giáo viên Ngữ Văn 10 tập một, Nxb Giáo dục. 8. Bộ Giáo dục và đào tạo ( 2006), Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10, Nxb Giáo dục. 9. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn cấp trung học phổ thông. 10. Phạm Thị Ngọc Trâm (2011), Nâng cao và phát triển Ngữ Văn 10, Nxb Giáo dục. 44
  21. Xác nhận của cơ quan đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Thu Thủy Nguyễn Thị Minh Hoa 45