Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài Phú sông Bạch Đằng trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp

docx 58 trang thulinhhd34 6470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài Phú sông Bạch Đằng trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_bai_phu_song_bach_dang_trong_c.docx
  • docbìa SKKN.doc
  • docxhồ sơ đề nghị. chuẩn.docx
  • docMau 1.2_ Don de nghi cong nhan sang kien cap tinh.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học bài Phú sông Bạch Đằng trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp

  1. Giáo gươm sáng chói. Trận đánh được thua chửa phân, Chiến luỹ Bác Nam chống đối. Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ, Bầu trời đất chừ sắp đổi. - Kẻ thù xuất hiện với tư thế hung hăng kiêu ngạo, cậy đông và mạnh có thể quyết sạch cả nước ta: Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối. Những tưởng gieo roi một lần, Quét sạch Nam bang bốn cõi. - Cuối cùng, quân ta với lòng yêu nước, tinh thần quvết chiến, ngọn cờ chính nghĩa đả chiến thắng: Khác nào như khi xưa: Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay, Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi. - Nghệ thuật: nghệ thuật so sánh nhằm đề cao trận thuỷ chiến Bạch Đằng ngang tầm với những trận oanh liệt nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cách miêu tả trận đánh đã làm sống dậy hào khí chiến thắng của Bạch Đằng. Lời kể súc tích, ngắn gọn mà vẫn cụ thể, tỉ mỉ khiến người đọc tưởng như cuộc kháng chiến đang diễn ra trước mắt, chuyện quá khứ mà như đang xảy ra trong hiện tại. Câu văn dài gợi không khí trang nghiêm, thiêng liêng; câu văn ngắn gợi không khí gấp gáp, căng thẳng. 3. Bài phú làm sáng lên những chân lí muôn đời của dân tộc - Trước hết, qua lời kể của các bô lão, bài phú muốn nói khẳng định vai trò, sức mạnh của con người: Từ có vũ trụ, Đã có giang san. Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở, Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an. Hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Là, Trận nào bằng trận Du Thuỷ: như quốc sĩ họ Hàn. Kìa trận Bạch Đàng mà đại thắng, Bởi đại vương coi thế giặc nhàn. Ta thắng giặc vì ta có thiên thời, địa lợi, trời cho nơi hiểm trở, nhưng điều quyết định là ta có nhân tài. Mượn những danh nhân và điển tích của Trung Quốc, bài thơ phú 33
  2. nhằm ca ngợi con người Đại Việt, đặc biệt là Trần Hưng Đạo, người có tài mưu lược, phán đoán tình hình, lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến. - Nếu lời nói của các bô lão khẳng định con người là yếu tố quyết định thì khách trong lời ca của mình đã bổ sung thêm, có người tài là cần thiết nhưng quan trọng hơn, đó là đức cao, tức là có tình nghĩa, đạo lí của dân tộc: Anh minh hai vị thánh quân, Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh. Giặc tan muôn thuở thanh bình, Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao. - Cuối cùng, bài phú muốn nêu lên chân lí về sự bất tử của những anh hùng như dòng sông kia hùng vĩ và bất biến: Sông Đằng một dải dài ghê, Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông. Những người bất nghĩa tiêu vong, Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh! 3. Kết luận -Khẳng định những giá trị của Bạch Đằng giang phú. - Chân lí mà Bạch Đằng giang phú nêu lên mãi mãi là bài học về việc giữ nước và dựng nước. 7.4. Kết quả thực hiện Tiến hành kiểm tra và chấm bài khách quan, tôi thu được kết quả sau: 50 45 40 35 30 25 Lớp 10D1 Lớp 10D5 20 15 10 5 0 Giỏi Khá Trung bình Yếu 34
  3. Tổng số Lớp Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu HS 10D1 (Thực 43 19(44,2%) 20 (46,5%) 3 (6,9%) 1 (2,3%) nghiệm) 10D5 (Đối 43 15 (34,9%) 22(44,2%) 7 (16,3%) 2 (4,6%) chứng) Bảng so sánh tỉ lệ điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Bảng tổng kết cho thấy, học sinh lớp thực nghiệm đạt kết quả cao trong bài kiểm tra năng lực với 19 điểm giỏi, chiếm 44,2% và chỉ có 1điểm yếu chiếm 2,3%. Kết quả này cao hơn so với tỷ lệ 34,9% điểm giỏi và 4,6% điểm yếu ở lớp đối chứng. Sở dĩ hai lớp thực nghiệm có kết quả khả quan ấy, một phần bởi sự chuẩn bị kỹ càng ngay trước bài học, được áp dụng phương pháp linh hoạt của người dạy. Ngoài ra, kỹ năng đọc hiểu cũng giúp các em xử lý tốt các câu hỏi mang tính liên hệ, mở rộng của người học. Qua thực tế dạy học, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Đối với giáo: khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên có cái nhìn toàn diện về tác phẩm, vấn đề nghiên cứu. Từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra và tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học sẽ linh hoạt, sinh động hơn. Đối với học sinh: khi thực hiện tiết dạy tích hợp với công nghệ thông tin như cho học sinh xem vi deo, xem hình ảnh. Tích hợp với kiến thức địa lí, lịch sử hay các vấn đề văn hóa, sự kiện liên quan đến bài học thì học sinh đã rất hào hứng, phấn khởi.Từ đó các em có hứng thú chủ động khám phá tác phẩm. Bằng chứng là các em đã chủ động chuẩn bị trước các vấn đề liên quan đến tác phẩm và trình bày được trước lớp. Sau khi triển khai hướng tích hợp trong các bài học trên, tôi nhận thấy học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong các tiết đọc hiểu bài Phú Sông Bạch Đằng. Tuy nhiên, việc vận dụng này phải được coi như việc làm thường xuyên trong dạy và học bộ môn. Hoạt động học tập này giống như một hoạt động tư duy khoa học logic. Như vậy hiệu quả tích hợp sẽ tự nhiên và nâng tầm nhận thức của học sinh tốt hơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Ý kiến góp ý của giáo viên dạy các bộ môn Văn, Sử, Địa, Giáo dục Công dân, trong nhà trường. - Học sinh có kiến thức về các môn Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân, 10. Đánh giá lợi ích thu được: *Dạy học bài Phú sông Bạch Đằng theo hướng tích hợp có nhiều ưu điểm: 35
  4. - Đối với học sinh: + Giúp học sinh cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc; thấy được tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn. + Học sinh được củng cố một số kiến thức của các bộ môn khác đồng thời có thêm những hiểu biết ngoài tác phẩm làm giàu thêm vốn kiến thức của mình. + Học sinh thấy sự gần gũi và mối quan hệ giữa các môn học từ đó có thể liên tưởng, tổng hợp kiến thức một cách dễ dàng khi cần thiết. + Học sinh được học theo nội dung trình bày trong sáng kiến sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, tự tin hơn khi đối mặt với các bài văn học trung đại từ đó các em sẽ thích học và chủ động tìm hiểu kiến thức. Nội dung sáng kiến được trình bày logic, phù hợp với trình độ phát triển tư duy của học sinh từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng và sáng tạo qua đó giúp cho học sinh phát triển tư duy tổng hợp và rèn luyện các kĩ năng. - Đối với giáo viên + Bản thân giáo viên khi viết đề tài này đã rèn luyện cho mình khả năng nghiên cứu khoa học, tìm tòi và phân tích, tổng hợp tài liệu, tăng cường khả năng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn. +Sáng kiến kinh nghiệm sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và truyền đạt cho học sinh. * Dạy học bài Phú sông Bạch Đằng theo hướng tích hợp cần lưu ý: + Đây chỉ là một trong những hình thức tiếp cận tác phẩm. Việc giảng dạy các tác phẩm phú nói riêng, văn bản văn học nói chung cần đảm bảo đúng đặc trưng thể loại, bộ môn. + Khai thác và giảng dạy thơ, phú theo hướng tích hợp không phải là một hướng đi mới mà chỉ là một phương pháp hiệu quả để khám phá tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Chính vì vậy, vấn đề này cần được ứng dụng rộng rãi hơn vào việc nghiên cứu, giảng dạy thơ, phú nói chung và giảng dạy học bài Phú sông Bạch Đằng nói riêng. Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm này nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp và học sinh chân thành góp ý để sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học bài Phú sông Bạch Đằng trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp được hoàn thiện hơn và trở thành một tài liệu hay, hữu ích. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng có hiệu quả: Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Trường THPT Nguyễn Đại Đồng – Vĩnh Tường – Nghiên cứu giảng dạy Viết Xuân Vĩnh Phúc môn Ngữ văn trong trường THPT 36
  5. Vĩnh Tường, ngày 12 tháng 02 năm 2020 Vĩnh Tường, ngày 14 tháng 02 năm 2020 Vĩnh Tường, ngày10 tháng 02 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) Phạm Thị Hòa Nguyễn Hữu Thắng 37
  6. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Phiếu học tập dùng cho phần thực hành, kiểm tra đánh giá NHÓM 1: Nhân vật Khách và cảm hứng với cuộc du ngoạn Câu hỏi 1: Nhân vật “khách” ở trong bài phú là sự phân thân của chính tác giả, em hãy lựa chọn một trong các khả năng sau: A. Khách là người dạo chơi ngao du sơn thủy, lấy việc gắn bó với thế giới thiên nhiên làm lí tưởng sống thoát tục của mình. B. Khách không chỉ thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn bồi bổ tri thức, nghiên cứu cảnh trí đất nước. C. Khách là người có tráng trí với tâm hồn khoáng đat và hoài bão lớn lao. D. B và C Câu hỏi 2: Nhân vật Khách – sự phân thân của tác giả Trương Hán Siêu tìm đến thiên nhiên với mục đích: Những địa danh được nhân vật Khách nhắc đến: 38
  7. Ý nghĩa của các địa danh này: Vẻ đẹp tâm hồn và tráng chí của nhân vật khách: 39
  8. Câu hỏi 3: Cảnh sông nước Bạch Đằng hiện lên một cách trực tiếp, cụ thể. Hãy tìm những câu văn trong bài phú thể hiện: 1. Cảnh hùng vĩ, hoành tráng của sông Bạch Đằng: 2. Cảnh ảm đạm, hiu hắt của sông Bạch Đằng: Câu hỏi 4: Trước cảnh tượng sông Bạch Đằng, với tâm hồn phong phú và nhạy cảm, tác giả vừa vui sướng, tự hào, vừa buồn đau, nuối tiếc. Tác giả: – Vui vì: 40
  9. – Tự hào vì: – Buồn đau, nuối tiếc vì: 41
  10. NHÓM 2: Bô lão và câu chuyện về Bạch Đằng giang lịch sử Câu hỏi 1: Khi xuất hiện nhân vật tập thể “các bô lão” thì cảm xúc hoài cổ của nhân vật “khách” chuyển đổi tới việc tái hiện, phản ánh các sự kiện lịch sử trên sông Bạch Đằng. Các “bô lão” ở đây là ai? A. Là những người dân địa phương mà tác giả gặp khi ngắm cảnh B. Là các nhân vật được Trương Hán Siêu hư cấu nhằm thể hiện tâm tư tình cảm của chính mình C. Là các nhân vật được Trương Hán Siêu hư cấu nhằm làm tăng tính chất khách quan cho lời kể. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu hỏi 2: Chiến tích “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” được các bô lão kể theo trình tự diễn biến. Hãy tìm 1 số câu văn tiêu biểu thể hiện: 1. Hình ảnh của kẻ thù: 2. Trận đánh gay go, quyết liệt: 42
  11. 1. Chiến thắng của quân ta: Câu hỏi 3: Sau lời kể là lời bình luận của các bô lão về nguyên nhân chiến thắng, trong đó nhấn mạnh về vai trò, vị trí của con người. Hãy viết lại lời bình luận đó. 43
  12. Câu hỏi 4: Sau này trong “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã miêu tả khí thể và sức mạnh chiến thắng của quân ta: Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật Miền Trà Lân trúc chẻ cho bay So sánh với cách miêu tả của Trương Hán Siêu: Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay, Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi Ta thấy được hai cách miêu tả này giống nhau và khác nhau ở điểm nào? 44
  13. Phụ lục 2: Bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) (Theo ) 白藤江賦 客有: 掛汗漫之風帆, 拾浩蕩之海月。 朝嘎舷兮沅湘, 暮幽探兮禹穴。 九江五湖, 三吳百粵。 人跡所至, 靡不經閱。 胸吞雲夢者數百而, 四方壯志猶闕如也。 乃舉楫兮中流, 縱子長之遠遊。 涉大灘口, 溯東潮頭。 抵白藤江, 是泛是浮。 接鯨波於無際, 蘸繇尾之相繆。 水天一色, 風景三秋。 渚获岸蘆, 瑟瑟颼颼。 折戟沉江, 枯骨盈丘。 慘然不樂, 佇立凝眸。 念豪傑之已往, 嘆蹤跡之空留。 江邊父老, 45
  14. 謂我何求。 或扶黎杖, 或棹孤舟。 揖余而言曰: 此重興二聖擒烏馬兒之戰地, 與昔時吳氏破劉弘操之故洲也。 當期: 舳艫千里, 旌旗旖旎。 貔貅六軍, 兵刃蜂起。 雌雄未決, 南北對壘。 日月昏兮無光, 天地凜兮將毀。 彼: 必烈之勢強, 劉龔之計詭。 自謂投鞭, 可掃南紀。 既而: 皇天助順, 凶徒披靡。 孟德赤壁之師談笑飛灰, 符堅合淝之陣須臾送死。 至今江流, 終不雪恥。 再造之功, 千古稱美。 雖然: 自有宇宙, 故有江山。 信天塹之設險, 46
  15. 賴人傑以奠安。 孟津之會鷹揚箬呂, 濰水之戰國士如韓。 惟此江之大捷, 猶大王之賊閒。 英風可想, 口碑不刊。 懷古人兮隕涕, 臨江流兮厚顏。 行且歌曰: 大江兮滾滾, 洪濤巨浪兮朝宗無盡。 仁人兮聞名, 匪人兮俱泯。 客從而賡歌曰: 二聖兮並明, 就此江兮洗甲兵。 胡塵不敢動兮,千古昇平。 信知:不在關河之險兮, 惟在懿德之莫京。 Bạch Đằng giang phú Khách hữu: Quải hạn mạn chi phong phàm, Thập hạo đãng chi hải nguyệt. Triêu dát huyền hề Nguyên, Tương, Mộ u thám hề Vũ huyệt. Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt. Nhân tích sở chí, Mị bất kinh duyệt. Hung thôn Vân Mộng giả sổ bách nhi, Tứ phương tráng chí do khuyết như dã. Nãi cử tiếp hề trung lưu, Túng Tử Trường chi viễn du. Thiệp Đại Than khẩu, 47
  16. Tố Đông Triều đầu. Để Bạch Đằng giang, Thị phiếm thị phù. Tiếp kình ba ư vô tế, Trám diêu vĩ chi tương mâu. Thuỷ thiên nhất sắc, Phong cảnh tam thu. Chử địch ngạn lô, Sắt sắt sâu sâu. Chiết kích trầm giang, Khô cốt doanh khâu. Thảm nhiên bất lạc, Trữ lập ngưng mâu. Niệm hào kiệt chi dĩ vãng, Thán tung tích chi không lưu. Giang biên phụ lão, Vị ngã hà cầu. Hoặc phù lê trượng, Hoặc trạo cô châu. Ấp dư nhi ngôn viết: “Thử Trùng Hưng nhị thánh cầm Ô Mã Nhi chi chiến địa, Dữ tích thời Ngô thị phá Lưu Hoằng Thao chi cố châu dã.” Đương kỳ: Trục lô thiên lý, Tinh kỳ ỷ nỉ. Tỳ hưu lục quân, Binh nhẫn phong khỉ. Thư hùng vị quyết, Nam Bắc đối luỹ. Nhật nguyệt hôn hề vô quang, Thiên địa lẫm hề tương huỷ. Bỉ: Tất Liệt chi thế cường, Lưu Cung chi kế quỷ. Tự vị đầu tiên, Khả tảo Nam kỷ. Ký nhi: Hoàng thiên trợ thuận, Hung đồ phi mỵ. Mạnh Đức Xích Bích chi sư đàm tiếu phi hôi, Bồ Kiên Hợp Phì chi trận tu du tống tử. Chí kim giang lưu, 48
  17. Chung bất tuyết sỉ. Tái bạo chi công, Thiên cổ xưng mỹ. Tuy nhiên: Tự hữu vũ trụ, Cố hữu giang san. Tín thiên tạm chi thiết hiểm, Lại nhân kiệt dĩ điện an. Mạnh Tân chi hội ưng dương nhược Lã, Duy Thuỷ chi chiến quốc sĩ như Hàn. Duy thử giang chi đại tiệp, Do đại vương chi tặc nhàn. Anh phong khả tưởng, Khẩu bi bất san. Hoài cổ nhân hề vẫn thế, Lâm giang lưu hề hậu nhan. Hành thả ca viết: “Đại giang hề cổn cổn, Hồng đào cự lãng hề triều tông vô tận. Nhân nhân hề văn danh, Phỉ nhân hề câu dẫn.” Khách tòng nhi canh ca viết: “Nhị thánh hề tịnh minh, Tựu thử giang hề tẩy giáp binh. Hồ trần bất cảm động hề, thiên cổ thăng bình. Tín tri: bất tại quan hà chi hiểm hề, Duy tại ý đức chi mạc kinh.” Lời dẫn của tác giả: Cuối đời nhà Đường trong thời Ngũ Đại, Lưu Cung tiếm ngôi, xưa quốc hiệu là Hán. Giữa lúc Nam Bắc phân tranh, nước ta chưa có thông thuộc, Dương Đình Nghệ cầm quyền cai trị trong châu, bị kẻ con nuôi là Kiều Công Tiễn giết để lên thay chân. Tướng của Đình Nghệ là Ngô Quyền dấy binh đánh Công Tiễn. Tiễn cầu cứu với Lưu Cung, Cung bèn sai con là Hoằng Thao đem quân sang cứu. Thao đem chiến thuyền từ sông Bạch Đằng kéo vào. Lúc ấy Quyền đã giết được Công Tiễn, và đã ngầm cắm những cây gỗ nhọn ở hai bên cửa bể, rồi dụ Hoằng Thao vào bên trong, đến khi nước thuỷ triều rút lui, ông mới tung quân ra đánh, giết được Hoằng Thao. Đời vua Nhân Tông nhà Trần, niên hiệu Trùng Hưng năm thứ 4 (1288), vua Thế Tổ nhà Nguyên sai Ô Mã Nhi sang xâm lược, kéo binh vào sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương là Trần Quốc Tuấn cũng trồng cột nhọn ở lòng sông từ trước, rồi chờ lúc thuỷ triều lên thì ra khiêu chiến rồi giả 49
  18. cách thua chạy, đến lúc thuỷ triều xuống mới tung ra đánh, phá vỡ được quân địch, bắt sống được Ô Mã Nhi. Trận này vua Nhân Tông và thái thượng hoàng là Thánh Tông cùng ra cầm quân. [12] 50
  19. Phụ lục 3: Một số bài thơ, phú viết về sông Bạch Đằng Hậu Bạch Đằng giang phú - Nguyễn Mộng Tuân- 1. Muôn trùng nắng vàng chói lọi ; bốn phương cát bụi sạch không ; Ngắm sông Đằng bát ngát ; nhớ Hưng Đạo oai phong ; Miền Hải Đông vang lừng nhờ có sông Đằng oanh liệt ; Dòng họ Trần bất diệt nhờ có chiến công Bạch Đằng bất hủ vậy ! 2. Mông Kha đã bỏ đời ; Bế Thiền toan nối giống ; Nhắm Loan, Hoàn định đất đóng đô ; chiếm Giang, Hoài làm đà đánh Tống. Hung hăng dùng thế chẻ tre, tấp tểnh lệnh quân truyền rộng. Toa Đô tiến ra bể, Hoan, Ái xôn xao ; Ô Mã vượt biên thuỳ, Lạng Sơn náo động. Hai vua Trần bí mật ra khơi, vào phía trong, động cao lánh bóng. Thế nước : tựa băng rữa tàn xuân ; lòng người : vẫn thành đồng vững đóng. Quanh hoàng tộc : bao bậc anh tài, cạnh thánh triều : bao người trung dũng ! Dân chúng đều hăng : hiền tài được trọng. Hiến, Nghiễn, Khánh Dư gắng chí vuốt nanh ; Thượng tướng, Quốc công dốc lòng lương đống. 3. Lại thêm : Đất trời dữ dội ; mưa lụt mênh mang. Bệnh dịch lan tràn binh trại ; rận rệp chui rúc quân trang. Mũ sắt giáp công, thanh danh rền vang sấm động ; Cung giương diệt thù, nghĩa khí tuôn dậy gió tràn. Nghe hơi quân ta mà Thoát Hoan bỏ chạy ; mũi tên chẳng mất mà Lệ Cơ đầu hàng Chúng rút lui theo gió nam bức bối ; chúng lẻn về giữa sóng biển mênh mang. Mưu sĩ ta lớp lớp ; giáp binh ta hàng hàng. Sóng cuộn một mầu vốn nông sâu khó nhận ; Thuyền bè muôn đội vốn hư thực khôn lường. Thế bắt giặc trong tầm mắt, thế thắng giặc chỉ tầy gang. Bước thành công nên thận trọng ; lệnh chỉ huy phải nghiêm trang. Vậy nên : Bọn Ô Mã cùng đường tận số ; lũ kình nghê vướng lưới tiêu tan ! Tiếng thét vang trời, núi non tưởng chừng sạt đỉnh ; thây trôi đầy biển, tôm cá được dịp đầy nang ! 51
  20. Thế ta bừng bừng, trận Xích Bích nào sánh kịp ; cảnh giặc hoảng loạn, gió Hoài, Phì nọ truyền sang ! Chinh chiến cùng đường, giặc đành lụn bại ! Trùng Hưng dựng nghiệp, ta lại huy hoàng ! 4. Ta thường : Bơi thuyền trăng sáng ; ngắm cảnh tần ngần. Vạn Kiếp khí thiêng ? Rượu dâng chuốc chén Lô Giang chúc tụng ; giọng cất vang ngân. Ráng đỏ treo mây tưởng chừng máu tanh nhuộm thắm ; đầu lâu gào gió, nghe như ốc thảm thu quân ! Buồn nỗi cát vùi giáo gẫy ; bêu đời tiếng xấu quân Nguyên ! Rì rào sóng gợn ; ấm ức oán hờn ! Vết tích xưa : tuy mờ nhạt, non sông cũ : vẫn không sờn. Tội Lưu Nghiễm xưa kia chưa rửa sạch ; giận thay ! Cọc sông Đằng lại một phen khiến giặc phải bạt vía kinh hồn vậy ! 5. Thế mới biết : Nước có đất hiểm ; trời sinh hiền tài. Sáng soi nhật nguyệt, quét sạch hoạ tai ! Vốn nghĩ rằng : Sông Đằng cuồn cuộn chảy ra bể khơi ; Nước sông Ngân rửa giáp khiến kình ngạc im hơi ! Hay gì cảnh máu đổ xương rơi ? Bạch Đằng Giang Tặng Biệt (Tặng Bạn Khi Chia Tay Ở Sông Bạch Đằng- Hồ Xuân Hương) Khấp khểnh đường mây bước lại dừng, Là duyên là nợ phải hay chăng. Vịn hoa khéo kẻo lay cành gấm, Vục nước xem mà động bóng giăng. Lòng nọ chớ rằng mây nhạt nhạt, Lời kia này đã núi giăng giăng. Với nhau tình nghĩa sao là trọn, Chớ thói lưng voi cỡ nước Đằng. Sông Bạch Đằng (Lê Thánh Tông) Lẻo lẻo doành xanh nước tựa dầu, Trăm ngòi, ngàn lạch chảy về chầu. 52
  21. Rửa không thay thảy thằng Ngô dại, Dịu một lâng lâng khách Việt hầu. Nọ đỉnh Thái Sơn rành rạnh đó, Nào hôn Ô Mã lạc loài đâu ? Bốn phương phẳng lặng kình bằng thóc. Thong thả dầu ta bủa lưới câu \ Bạch Đằng hải khẩu (Nguyễn Trãi) Biển rung, gió bấc thổi băng băng, Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Ðằng. Kình ngạc băm vằm non mấy khúc, Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng. Quan hà hiểm yếu trời kia đặt, Hào kiệt công danh đất ấy từng. Việc cũ quay đầu, ôi đã vắng, Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng. 53
  22. Phụ lục 4: Một số ca khúc ca ngợi sông Bạch Đằng Trên Sông Bạch Đằng Sáng tác: Hoàng Quý Trên sông Bạch Ðằng Quân Nam ầm reo Sóng nước vang đưa Bao con thuyền mành trôi theo Cờ bay gươm tuốt ra, quân vùng lên Làm cho đuổi tan hết quân Nguyên Ðến bây giờ mỗi khi đi trên sông Bạch Ðằng Thì anh em ta vui ca rằng : Con sông Bạch Đằng nước trôi triền miên có biết đâu bao năm qua là mộ quân Nguyên ai nhớ thương ___ cho quân Việt hết ___ Ðến bây giờ mỗi khi đi trên sông Bạch Ðằng Thì anh em ta vui chiến thắng Bạch Đằng Giang Sáng tác : Lưu Hữu Phước Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng, Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung. Trên trời cao muôn sắc đua chen bóng ô. Dưới đáy dòng nước ánh sáng vởn vơ nhấp nhô. Hàng cây cao soi bóng gió cuốn muôn ngàn lau. Hồn ai đang phảng phất trong gió cảm xiết bao. Mây nước thiêng liêng còn ghi chép rành Thời liệt oanh của bao người xưa trung chánh Vì yêu quốc gia vui lòng hiến thân Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần. Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng. 54
  23. Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung. Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng, Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung. Trên dòng sông muôn bóng gợi trong trí ta Biết mấy thành tích biết mấy gắng công thiết tha Kìa quân Ngô Tiên Chúa chém giết quân Tàu man Kìa quân Trần Quốc Tuấn đánh thắng quân Thoát Hoan Nay đã bao lâu còn đâu nữa rồi Thời gian qua đã bôi mờ trong đêm tối Người nay có hay đã vì chúng ta Người hùng anh xưa giữ nước non nhà Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng. Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung. 55
  24. Phụ lục 5. Một số hình ảnh sông Bạch Đằng 56
  25. (Nguồn Internet) 57
  26. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chuyên đề dạy học Ngữ văn 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008 [2]. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3]. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2001), Tác phẩm vănhọc Bình giảng & Phân tích, NXB Văn học. [4]. Bùi Minh Đức (2015), Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường Trung học Phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. [5]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục. [6]. Nguyễn Thanh Hùng (2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT- những vấn đề cập nhật, NXB ĐHSP. [7]. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, NXB Giáo dục. [8]. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008 [9]. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008 [10]. [11]. [12]. 58