Sáng kiến kinh nghiệm Chi tiết trong tác phẩm tự sự

pdf 53 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chi tiết trong tác phẩm tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_chi_tiet_trong_tac_pham_tu_su.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Chi tiết trong tác phẩm tự sự

  1. - Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của nhà văn. 2.2.2. Cách làm thứ hai Học sinh tiến hành so sánh hai chi tiết trên hai phương diện cơ bản: giống và khác nhau. Trên mỗi phương diện này, người viết tìm ra các tiêu chí để so sánh. Cách làm này khó hơn nhưng hay hơn, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc được chi tiết, cảm thụ được sâu sắc ý nghĩa của chúng, mà còn phải có sự tinh tế, sắc sảo để xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với từng đối tượng so sánh. a. Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai chi tiết cần so sánh. b. Thân bài - Bước 1: Phân tích sự giống nhau của hai chi tiết - Bước 2: Chỉ ra sự khác nhau của hai chi tiết - Bước 3: Lý giải sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết về bối cảnh văn hóa xã hội, phong cách nhà văn; đặc trưng của quá trình sáng tạo, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học c. Kết bài - Đánh giá khái quát về đặc sắc riêng của hai chi tiết và sự sáng tạo của nhà văn. 2.3. Dàn ý ví dụ Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết A Sử đánh và trói Mị trong “Vợ chồng A Phủ” và cảnh người chồng bạo hành vợ trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. 2.3.1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về nhà văn Tô Hoài với “Vợ chồng A Phủ” và tác giả Nguyễn Minh Châu với “Chiếc thuyền ngoài xa” - Giới thiệu hai chi tiết: A Sử đánh và trói Mị trong “Vợ chồng A Phủ” và cảnh người chồng bạo hành vợ trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. 2.3.2. Thân bài a. Sự giống nhau 38
  2. - Đây đều là hai chi tiết hay, độc đáo. Chủ thể của hành động là hai người đàn ông - những người chồng vũ phu. - Đối tượng bị tra tấn, đánh đập là những người phụ nữ bất hạnh - là nạn nhân đau khổ của bạo lực gia đình. Trước hành động tàn ác của chồng, cả hai người đàn bà này đều cam chịu, không hề phản ứng lại. b. Sự khác nhau - Đặc điểm xã hội mà các nhân vật tồn tại: Hai tác phẩm phản ánh đời sống của con người ở hai chế độ xã hội khác nhau. Mị và A Sử (Vợ chồng A Phủ) sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến miền núi. Người đàn ông và người đàn bà (Chiếc thuyền ngoài xa) sống trong môi trường xã hội là đất nước ta đã lập lại hòa bình. Như vậy, dù ở bất kì thời kì nào, người phụ nữ vẫn là những con người nhỏ bé, phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ, cần được xã hội bênh vực, bảo vệ. - Thời điểm hai người đàn bà bị bạo hành: + Trong “Vợ chồng A Phủ”: Trong đêm tình mùa xuân rạo rực, đắm say, hơi men và tiếng sáo gọi bạn yêu đã đánh thức dậy khát vọng hạnh phúc và tình yêu ở Mị. Mị thoát khỏi tình trạng vô cảm, ý thức được giá trị của mình, tâm hồn hồi sinh, phơi phới như những đêm tết ngày trước. Mị sửa soạn đi chơi tết. Giữa lúc lòng ham sống trỗi dậy mạnh mẽ thì nó bị dập xuống phũ phàng: “A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đây ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.” + Nếu như Mị bị đánh vì muốn được đi chơi ngày tết, thì người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” bị chồng hành hung ngay cả khi chị vừa thức trắng một đêm để kéo lưới đầy nhọc nhằn. Chi tiết này vừa tô đậm sự đau khổ của cuộc đời chị, vừa khắc họa rõ nét thói vũ phu của người đàn ông: “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. 39
  3. - Vị trí hai nhân vật bị bạo hành: + Mị: Bị chồng hành hạ ngay trong căn buồng của cô. Căn buồng của người phụ nữ Hơ mông là nơi họ được hưởng chút hạnh phúc ít ỏi của phận làm vợ, làm mẹ. Nhưng với Mị căn buồng ấy giống như địa ngục trần gian, cái ngục thất tinh thần giam hãm tuổi xuân của Mị, hủy diệt khát vọng sống. + Người đàn bà: Người chồng bạo hành vợ ở bãi xe tăng hỏng. Tác giả đã xây dựng chi tiết này như một gợi ý rằng cuộc chiến chống đói nghèo, tăm tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và chừng nào còn chưa thoát khỏi đói nghèo thì chừng đó con người phải chung sống với cái xấu, cái ác? - Thái độ của hai người đàn ông khi bạo hành vợ: + A Sử: Lạnh lùng trói đứng Mị, dã man hơn hắn còn quấn luôn tóc Mị vào cột làm cho Mị không thể nhúc nhích. Cái kĩ càng, rành rẽ của từng động tác biểu hiện một sự tàn ác đến thản nhiên của A Sử. + Người đàn ông: Đánh vợ với lão dường như là một việc làm bất đắc dĩ, khi cuộc sống quá bế tắc, lão lại lôi vợ ra đánh. Hắn đánh vợ trong “rên rỉ đau đớn”, đánh vợ mà như đánh chính bản thân mình. Mỗi lần vung roi lên đánh vợ dường như là thêm một lần hắn phải đối diện với bi kịch đang cào xé tâm hồn hắn. Thái độ cam chịu, nhẫn nhục của bà chính là biểu hiện của bao yêu thương, chia sẻ với những vất vả và bế tắc của chồng. Gánh nặng trên vai một đàn con, đối mặt với cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn trên sông nước người đàn ông ấy cùng quẫn, bất lực và cũng chỉ biết “nghiến răng” chịu đựng. Ông ta cũng chỉ là nạn nhân đáng thương của cuộc sống đói nghèo, tăm tối. - Nguyên nhân của nạn bạo hành: + A Sử là hiện thân của chế độ phong kiến miền núi đầy bất công và dã man đọa đày người dân nghèo cả về thể xác lẫn tinh thần. + Nguyên nhân của nạn bạo hành trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là do đói nghèo, tăm tối, lạc hậu. - Giải pháp giúp những người phụ nữ thoát khỏi nạn bạo hành: 40
  4. + “Vợ chồng A Phủ”: Tô Hoài đã chỉ ra con đường giải thoát cho nhân vật của mình, Mị và A Phủ đã đi theo cách mạng, tìm đến một cuộc đời mới, hạnh phúc, tươi sáng. + “Chiếc thuyền ngoài xa”: Cần có những giải pháp kinh tế xã hội thiết thực, hữu hiệu để con người được sống trong no ấm, bình yên. - Ý nghĩa của chi tiết: Đây là hai chi tiết ấn tượng, có ý nghĩa quan trọng: Góp phần khắc họa rõ nét chân dung nhân vật, thể hiện chủ đề của tác phẩm, tư tưởng của tác giả. + Sự dã man, tàn bạo của A Sử, nỗi khổ đau bất hạnh của Mị và tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài. + Những tủi nhục và vẻ đẹp của lòng vị tha, giàu đức hy sinh của người đàn bà, sự thô lỗ, vũ phu và bi kịch của người đàn ông. Qua chi tiết này, Nguyễn Minh Châu còn gửi gắm bao triết lý sâu sắc về cuộc đời, về con người. 2.3.3. Kết bài - Khẳng định lại vai trò của chi tiết, suy nghĩ về sự sáng tạo trong văn chương. 3. Dạng đề lý luận Để làm tốt kiểu bài này, yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức về tác phẩm, có kĩ năng phân tích, bình giá tốt. Ngoài ra, các em phải được trang bị đầy đủ kiến thức lý luận về đặc trưng của thể loại truyện ngắn, đặc biệt là chi tiết nghệ thuật. Kiểu đề này sẽ rèn luyện cho các em khả năng phân tích định hướng, phân tích chi tiết nghệ thuật để làm sáng tỏ một vấn đề lý luận. Mặt khác, dạng bài này còn kiểm tra sự tinh nhạy của học sinh trong khâu chọn dẫn chứng. Các em phải chọn được những dẫn chứng đặc sắc, đích đáng để soi tỏ được nhận định của đề bài. 3.1. Một số đề bài 3.1.1. Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. 3.1.2. Bàn về truyện ngắn, có người cho rằng: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác 41
  5. phẩm những chiều sâu chưa nói hết” (Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr 315) Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên và hãy chứng minh qua một số truyện ngắn tiêu biểu. 3.1.3. “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. (Nguyễn Đăng Mạnh – Trong cuộc tọa đàm về cuốn sách Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, báo Văn nghệ số 14, tháng 4/1999). Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Bằng hiểu biết về một số truyện ngắn xuất sắc đã học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ. 3.2. Cách thức thực hiện 3.2.1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào nhận định (trích nguyên văn). 3.2.2. Thân bài - Bước 1: Giải thích nhận định: Vận dụng kiến thức lý luận về đặc trưng truyện ngắn, chi tiết nghệ thuật để giải thích; nêu lên vấn đề cần nghị luận. - Bước 2: Chứng minh: Chọn những dẫn chứng tiêu biểu, đặc sắc trong các tác phẩm xuất sắc của các tác giả lớn để làm sáng tỏ vấn đề. - Bước 3: Bình luận: + Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. + Đưa ra phản đề (nếu có). + Mở rộng, nâng cao vấn đề. 3.3. Dàn ý ví dụ 3.3.1. Đề bài 1: Bàn về truyện ngắn, có người cho rằng: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết” (Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm 42
  6. tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997, tr 315) a. Mở bài - Nét đặc biệt của truyện ngắn so với các thể loại tự sự khác là tuy hạn chế về chiều dài tác phẩm nhưng độ sâu của nó lại thăm thẳm, không cùng. - Dẫn ý kiến b. Thân bài * Giải thích: - Ý kiến này nêu lên vấn đề gì? + Khái niệm truyện ngắn. + Khái niệm chi tiết nghệ thuật. + Chi tiết cô đúc: là những chi tiết chứa đựng một dung lượng lớn về ý nghĩa, đặc biệt là giàu ý nghĩa biểu tượng. + Lối hành văn mang nhiều ẩn ý: là cách hành văn giản dị, trong sáng mà rất uyên thâm, sâu sắc, “ý tại ngôn ngoại”. + Những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý sẽ tạo cho tác phẩm nhiều tầng bậc ý nghĩa, giống như “tảng băng trôi” ba phần nổi dành cho câu chữ và bảy phần chìm trong ý tưởng của người sáng tạo. (Hêmingway) => Tóm lại nhận định đã chỉ ra chính xác yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết nghệ thuật và cách hành văn của tác giả. - Tại sao lại khẳng định “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết”? -> Xuất phát từ đặc trưng của truyện ngắn: Do hạn chế về số lượng câu chữ nên dung lượng cuộc sống được phản ánh trong truyện ngắn không thể so sánh được với các thể loại khác như truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết. Truyện ngắn chỉ thông qua một hiện tượng, một lát cắt, một khoảnh khắc của đời sống, mà khái quát lên được bản chất của cuộc đời và con người. Bởi vậy, người viết truyện ngắn 43
  7. phải có kỹ thuật tinh xảo, biết dồn nén tư tưởng vào trong những chi tiết đặc sắc, và cách hành văn đầy ẩn ý. * Chứng minh - Làm sáng tỏ ý kiến thông qua những truyện ngắn xuất sắc của những bậc thầy truyện ngắn: Lỗ Tấn, T.Sêkhốp, Nam Cao, Nguyễn Tuân, * Bình luận - Khẳng định đây là ý kiến đúng đắn, có giá trị, đã khái quát lên được đặc trưng của thể loại truyện ngắn. - Ý kiến đúng nhưng chưa đủ. Ngoài chi tiết nghệ thuật và cách hành văn, sự thành công của một truyện ngắn còn được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác như: cốt truyện, tình huống truyện, hệ thống nhân vật, kết cấu, giọng điệu, - Bàn về bài học rút ra đối với nhà văn và người tiếp nhận. c. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề 3.3.2. Đề bài 2: “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. (Nguyễn Đăng Mạnh – Trong cuộc tọa đàm về cuốn sách Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, báo Văn nghệ số 14, tháng 4/1999). Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Bằng hiểu biết về một số truyện ngắn xuất sắc đã học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ. a. Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Trích dẫn ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh. b. Thân bài * Giải thích - Giải thích từ ngữ và rút ra vấn đề cần nghị luận: 44
  8. + Khái niệm truyện ngắn: là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, phản ánh cuộc sống trong tính khách quan của nó thông qua con người, hành vi và các sự kiện. Truyện ngắn đề cập đến hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. + Khái niệm chi tiết nghệ thuật: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Cũng theo nhóm tác giả này thì: “Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định.” (2) + Nhãn tự: chữ có mắt, có nghĩa là điểm sáng của bài thơ, hàm chứa chủ đề của thi phẩm và tư tưởng của tác giả. -> Ý kiến đã khẳng định vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn. - Tại sao nói chi tiết trong truyện ngắn có vai trò quan trọng như “nhãn tự” trong bài thơ tứ tuyệt? + Thể loại thơ, nhất là thơ tứ tuyệt luôn cô đọng, ngắn gọn nhưng lại hàm chứa những tầng bậc ý nghĩa sâu xa, “ý tại ngôn ngoại”, “ngôn tận nhi ý bất tận”. Để đạt được điều đó, nhà thơ đã dồn nén cảm xúc và tư tưởng trong những “nhãn tự”, “thần cú”. + Do đặc trưng của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng câu chữ, do đó nhà văn phải dồn nén tư tưởng vào trong những chi tiết nghệ thuật mang nhiều ẩn ý như “bàn tay xiết lại thành nắm đấm”. (Hêmingway) * Chứng minh - Đây là phần thỏa sức cho học sính sáng tạo, thể hiện khả năng cảm thụ văn học và sự tinh nhạy trong lựa chọn chi tiết, vốn văn học sâu rộng. Yêu cầu học sinh phải chọn được những dẫn chứng đặc sắc, phân tích định hướng làm sáng tỏ vai trò của chi tiết trong việc xây dựng: cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, kết cấu, thể hiện chủ đề của tác phẩm, tư tưởng của tác giả * Bình luận 45
  9. - Khẳng định sự đúng đắn của nhận định. - Bàn bạc, mở rộng: + Không phải bất cứ chi tiết nào trong truyện ngắn cũng được coi như “nhãn tự” trong bài thơ tứ tuyệt. Vì vậy, việc phát hiện được những chi tiết đắt giá cũng rất quan trọng. + Bên cạnh chi tiết nghệ thuật, sự thành công của truyện ngắn còn được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác như: cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, kết cấu - Bài học đối với người sáng tạo và người tiếp nhận: + Nhà văn phải dồn tâm lực để sáng tạo nên những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. + Người đọc: Cảm nhận được những lớp trầm tích ý nghĩa trong từng chi tiết, đặt các chi tiết trong hệ thống, trong chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm để phân tích, bình giá. c. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề * Trên đây, chúng tôi đã hệ thống một số dạng bài về chi tiết nghệ thuật và cách thức thực hiện. Nhưng trên thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có những kiểu bài không yêu cầu phân tích, cảm thụ chi tiết nghệ thuật một cách trực tiếp (phân tích nhân vật, phân tích tình huống, giá trị nhân đạo của tác phẩm ), mặc dù vậy, trong quá trình giải quyết dạng bài này, học sinh vẫn phải vận dụng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm sáng tỏ. Như vậy, tìm hiểu thấu đáo chi tiết nghệ thuật là một trong những yêu cầu cốt thiết của cả khâu đọc hiểu văn bản và thực hành làm văn của học sinh. Có ai đó đã nói: “Chi tiết nghệ thuật như một giọt nước mà qua đó ta thấy cả đại dương”. Những cây bút truyện ngắn bậc thầy như Lỗ Tấn, T.Sêkhốp, Môpátxăng, Hêmingway đã dồn nén tư tưởng của mình vào “những chi tiết có dung lượng lớn tạo cho tác phẩm chiều sâu chưa nói hết”. Đó chính là sức hút 46
  10. diệu kì, dẫn người đọc nhập vào những hành trình say mê kiếm tìm cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ. Chi tiết nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện, tạo tình huống, nhân vật, kết cấu, thể hiện chủ đề của tác phẩm, và tư tưởng của tác giả. Hướng dẫn học sinh khai thác chi tiết trong tác phẩm tự sự không chỉ tạo cho học sinh hứng thú, giúp các em có khả năng cảm thụ tinh tế, sâu sắc, mà ở một phương diện nào đó, đây cũng chính là cách tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại mà các nhà phương pháp giáo dục đang hết sức quan tâm. Tìm hiểu chi tiết trong tác phẩm tự sự không phải là một vấn đề mới. Những gì chúng tôi trình bày ở sáng kiến này chỉ là ý kiến nhỏ của bản thân, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. 47
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A (Chủ biên), Thực hành làm văn lớp 12, Nxb Giáo dục, H. 2009. 2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 3. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học lớp 11 nâng cao, Nxb Giáo dục, H. 2007. 4. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học lớp 12 nâng cao, Nxb Giáo dục, H. 2010. 5. Vương Trí Nhàn, Kinh nghiệm viết truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới 6. Nguyên Ngọc, Về một truyện ngắn – “Rừng xà nu”, Nxb Giáo dục H. 1996 7. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục, H. 2007. 8. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2, Nxb Giáo dục, H. 2007. 9. Phan Ngọc Thu, Để hiểu thêm một số tác giả, tác phẩm Văn học hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 2001 10. Nguyễn Quang Trung, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12, Nxb Giáo dục, H. 1999 48
  12. MỤC LỤC I. Tên sáng kiến .1 II. Tác giả 1 III. Nội dung sáng kiến .1 1. Giải pháp cũ thường làm 1 2. Giải pháp mới cải tiến . 2 IV. Hiệu quả kinh tế xã hội dự kiến đạt được 2 V. Điều kiện và khả năng áp dụng 2 PHẦN PHỤ LỤC CHƯƠNG I: CHI TIẾT VÀ VIỆC KHAI THÁC CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN 4 1. Chi tiết trong tác phẩm văn học 4 2. Khai thác chi tiết trong truyện ngắn 4 2.1. Đặc trưng của truyện ngắn .4 2.2. Vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn tự sự .5 2.2.1. Xây dựng cốt truyện 5 2.2.2. Chi tiết nghệ thuật đã tạo nên cách mở đầu hấp dẫn cho câu chuyện 7 2.2.3. Chi tiết nghệ thuật là yếu tố quan trọng tạo nên tình huống truyện 8 2.2.4. Vai trò của chi tiết trong việc xây dựng hình tượng nhân vật 10 2.2.5. Chi tiết nghệ thuật góp phần tạo nên khung cảnh .14 2.2.6. Chi tiết nghệ thuật góp phần tạo nên kết cấu đặc sắc cho tác phẩm .16 2.2.6. Chi tiết nghệ thuật góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả 18 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN QUA VIỆC KHAI THÁC CÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT 22 1. Các bước tiến hành 22 49
  13. 2. Tìm hiểu “Vợ chồng A Phủ” qua việc khai thác các chi tiết nghệ thuật .23 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VỀ CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN TỰ SỰ 32 1. Phân tích (cảm nhận) ý nghĩa của một chi tiết 32 1.1. Một số đề bài 32 1.2. Cách thức thực hiện .33 1.3. Ví dụ 33 2. Kiểu bài so sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm 36 2.1. Một số đề bài 36 2.2. Cách thức thực hiện 37 2.3. Ví dụ . 38 3. Dạng đề lý luận 41 3.1. Một số đề bài 41 3.2. Cách thức thực hiện 42 3.3. Ví dụ .42 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
  14. BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2013 – 2014 Tên Tác giả, đơn Giải pháp cũ thường Giải pháp mới cải tiến Hiệu quả kinh tế - xã hội Khả năng áp sáng vị Tổ làm dụng kiến Chi Vũ Thị Yến Trước đây, khi đọc hiểu Chi tiết nghệ thuật là một Là một giáo viên dạy văn Nội dung tiết Tổ: Ngữ Văn văn bản văn học, đôi khi trong những yếu tố quan cấp THPT, tìm hiểu chi tiết sáng kiến này trong chúng ta chỉ tìm hiểu trọng bậc nhất trong tác trong tác phẩm tự sự, cũng là có thể vận tác khái quát đặc sắc về nội phẩm tự sự, có sức nặng một cách người viết tự học, dụng rộng rãi phẩm dung và nghệ thuật của như những “nhãn tự” trong tự nâng cao trình độ chuyên với tất cả học tự sự tác phẩm. Vì vậy, những một bài thơ tứ tuyệt. Vì vậy, môn nghiệp vụ. Hơn nữa, sinh THPT, lớp trầm tích ý nghĩa và khi phân tích tác phẩm tự sự chúng tôi mong muốn qua đề với mục đích nhiều phương diện nghệ theo đặc trưng thể loại, tìm tài này sẽ giúp học sinh tìm nâng cao hiệu thuật của tác phẩm chưa được những chi tiết đắt giá được một con đường đi hiệu quả học tập được phát lộ. chúng ta đã có trong tay quả, để khám phá thế giới môn Ngữ văn. Cùng với bước tiến của chìa khóa để mở ra thế giới nghệ thuật phong phú trong lý luận, khi phân tích tác nghệ thuật của tác phẩm. những truyện ngắn đặc sắc phẩm tự sự hiện đại theo Trong thực hành làm văn của các nhà văn lớn. Đồng đặc trưng thể loại, chúng của học sinh, những bài viết thời, đây cũng là cơ hội để ta chưa chú ý đúng mức biết khai thác các chi tiết người viết được trao đổi với đến chi tiết nghệ thuật. Vì nghệ thuật thường mới mẻ, đồng nghiệp về một vấn đề vậy, bài giảng nhiều khi sâu sắc, thể hiện sự sáng tạo quan trọng trong đặc trưng
  15. rơi vào khô khan, thiếu riêng của các em. của thể loại truyện ngắn. hấp dẫn. Qua thực tế Trong những năm gần đây, Chúng tôi đã vận dụng giảng dạy môn Ngữ văn xu hướng ra đề trong các kì sáng kiến này để ôn thi tốt ở trường THPT, chúng thi tốt nghiệp THPT, thi Đại nghiệp THPT, luyện thi đại tôi thấy một nhược điểm học, Cao đẳng, phần tái học, ôn thi học sinh giỏi phổ biến là nhiều bài viết hiện kiến thức đã được thay tỉnh, thi Ôlimpic Đồng bằng của học sinh thường khá thế bằng câu hỏi về những và duyên hải Bắc Bộ, bồi hời hợt, cảm nhận chung chi tiết cụ thể trong tác dưỡng học sinh giỏi quốc chung, xa rời văn bản và phẩm, và yêu cầu học sinh gia và đã đạt được những những chi tiết cụ thể, đặc phải cảm nhận được vẻ đẹp, kết quả khả quan. sắc của tác phẩm. ý nghĩa của chi tiết đó. Như vậy, khi không chú ý khai thác ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự, cả bài giảng của giáo viên và bài luận của học sinh đều không đạt hiệu quả cao. 1