SKKN Kinh nghiệm thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua các hoạt động đọc - Viết - Nói – nghe từ chủ đề dạy học "Trữ tình dân gian Việt Nam" trong chương trình Ngữ văn 10 - Tập 1

docx 68 trang Giang Anh 26/09/2024 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua các hoạt động đọc - Viết - Nói – nghe từ chủ đề dạy học "Trữ tình dân gian Việt Nam" trong chương trình Ngữ văn 10 - Tập 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_thiet_ke_cac_chu_de_day_hoc_theo_huong_phat.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Kinh nghiệm thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua các hoạt động đọc - Viết - Nói – nghe từ chủ đề dạy học "Trữ tình dân gian Việt Nam" trong chương trình Ngữ văn 10 - Tập 1

  1. nay. Khi liên văn bản với thế giới, học sinh mở rộng bài học sang cuộc đời từ đó đưa trang sách về với cuộc đời, nhìn nhận các vấn đề đời sống sâu sắc hơn. 6. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động Viết phát triển năng lực học sinh 6.1. Tổ chức cho học sinh ghi chép * Tổ chức cho học sinh ghi chép dự đoán, suy luận, đánh giá về văn bản Dự đoán về điều sẽ xảy Suy luận về ý nghĩa Đánh giá về điều đã ra xảy ra *Tổ chức cho học sinh ghi chép đối thoại: Chi tiết, ngôn từ, Nhận xét bản thân Ý kiến đánh giá Phản hồi của hình ảnh của người khác bản thân *Hướng dẫn học sinh ghi chép hai lần về văn bản: Tên văn bản Suy nghĩ ban đầu về văn bản Suy nghĩ sau khi đọc hiểu văn bản *Phiếu học tập cảm nhận ngôn từ Từ hay, từ mới, từ khó Ý nghĩa *Ghi chép bên lề trang sách: Ngoài những ghi chép theo hình thức giáo viên thiết kế sẵn, giáo viên nên khuyến khích học sinh ghi tự do các ý tưởng, cảm xúc của mình về văn bản. Những ghi chép này có thể được ghi vào vở, trên những mẩu giấy nhỏ dán vào trang sách hoặc ghi chú bên lề trang sách 61
  2. .Loại ghi chép này thường ghi lại những ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc đến nhanh khi học sinh tương tác với văn bản và những người đọc khác. *Ghi chép cá nhân: Là tập hợp những suy nghĩ, cảm xúc tự do của học sinh, có thể không cần quan tâm đến ngữ pháp, chính tả, cũng không cần viết câu hoàn chỉnh. Người viết không bó hẹp vào một khuôn mẫu, có thể chia se với bạn đọc khác hoặc giữ cho riêng mình. 6.2. Tổ chức cho học sinh viết bài: ▪ Viết một cách hoàn chỉnh những suy nghĩ, cảm xúc cá nhân về văn bản đã đọc hiểu. Giáo viên lưu ý cho học sinh viết cần phải quan tâm cả hai phương diện nội dung và hình thức. Bài viết thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về văn bản, có cấu trúc chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, gãy gọn. 7. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động Nghe, Nói phát triển năng lực người học Để phát triển năng lực người học, giáo viên cần đặc biệt chú ý hoạt động Nghe –Nói. Giáo viên cần tìm cách cho học sinh có cơ hội nói và biết cách nói lên ý kiến cá nhân. Một số biện pháp phát triển kỹ năng học sinh qua hoạt động Nghe-Nói: -Khuyến khích học sinh nói bằng câu hỏi: + Đào sâu ý tưởng học sinh: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của bạn? Có cách hiểu nào nữa không? +Nhắc lại những ý kiến hay để các học sinh suy nghĩ: Ý kiến của em là Có ai không đồng tình với ý kiến của bạn? +Yêu cầu học sinh làm rõ ý kiến của mình: Em có thể nói rõ hơn ý kiến của em? Vì sao em nghĩ vậy? -Tổ chức cho học sinh thảo luận về những vấn đề gần gũi với nhận thức của các em để các em dễ cho ý kiến. -Tạo cơ hội cho học sinh được tự do trao đổi ý tưởng, tìm kiếm sự thấu hiểu văn bản, bản thân và người khác hơn là tranh giành thắng thua. -Khuyến khích học sinh nêu lên các quan điểm khác nhau về vấn đề. 62
  3. Lưu ý khi học sinh nói lên ý kiến bản thân giáo viên không chỉ tập trung nhận xét về nội dung câu trả lời mà cần chỉnh sửa cách diễn đạt, cử chỉ hành động biểu cảm đi kèm của học sinh. -Tổ chức cho học sinh sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ, vận dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động thuyết trình thêm sinh động. Phần III. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận -Đề tài việc áp dụng dễ dàng. Giáo viên dễ thực hiện, học sinh có sự chủ động khi tham gia vào quá trình học. Giờ học văn trở nên sinh động, hấp dẫn, các em đắm mình trong thế giới nghệ thuật, hăng hái phát biểu, khám phá văn bản và rút ra được những vấn đề thiết thực cần thiết cho việc đối diện với các tình huống trong cuộc sống, 63
  4. rèn luyện được các kỹ năng quan trọng. Việc dạy học có tính định hướng rõ ràng, gắn với thực tiễn. 1.1. Tính mới của đề tài Đề tài đã khái quát được cách thức tổ chức giờ học theo hướng phát triển năng lực dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức–kĩ năng. Đề tài chỉ ra được cách thức cụ thể để dạy học theo hướng phát triển năng lực, rèn luyện các kĩ năng Đọc-Viết-Nói-Nghe cụ thể từ mục tiêu, phương pháp, xây dựng hệ thống câu hỏi. 1.2. Tính khoa học của đề tài Nội dung đề tài được trình bày theo từng phần, từng mục mạch lạc. Các luận điểm, luận cứ, số liệu được nêu chính xác, rõ ràng. Hệ thống lý thuyết, lý luận, đúng đắn. Đề tài đáp ứng quan điểm dạy học tích cực và đặc biệt quan điểm đổi mới dạy học môn Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực, rèn luyện kĩ năng đang được Bộ giáo dục và đào tạo triển khai năm nay, đáp ứng được yêu cầu dạy học theo chương trình THPT 2018. 1.3. Tính hiệu quả của đề tài Đề tài áp dụng có hiệu quả trong quá trình thiết kế các chủ đề dạy học môn Ngữ văn THPT. theo định hướng phát triển năng lực, rèn luyện kĩ năng học sinh. 1.4. Khả năng phát triển của đề tài Đề tài có khả năng phát triển, mở rộng để ứng dụng sâu rộng trong dạy học khi triển khai việc dạy học theo chương trình mới lớp 10, bậc THPT vào năm năm học 2022-2023. 2. Kiến nghị và đề xuất. Trong quá trình thực hiện chúng tôi thấy để dạy học theo chủ đề thực sự có hiệu quả cần có sự hỗ trợ về các điều kiện về nhân lực, vật lực mới có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập phức hợp một cách tốt nhất. Cụ thể chúng tôi có một số kiến nghị sau đối với Ban giám hiệu nhà trường: 64
  5. -Dành thời lượng, hỗ trợ kinh phí để tổ chức các chủ đề dạy học theo dự án với quy mô lớn, có hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn. -Tăng cường các cơ sở vật chất cho dạy học như tivi có kết nối mạng, máy chiếu để học sinh thuận lợi trong trình chiếu sản phẩm dự án. Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã trăn trở, suy ngẫm và thực hiện có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, năng lực có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong hội đồng khoa học các cấp góp ý bổ sung để đề tài hoàn thiện ở mức cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Minh Toán chủ biên: “ Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao” – xuất bản 2016 – NXB Giáo dục. 2. Nguyễn Khắc Phi: “ Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10” –xuất bản 2000- NXB Giáo dục- 3.Nguyễn Lộc: “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX” 4. Nguyễn Trọng Hoàn, Trần Thị Kim Dung, Bùi Minh Đức: “Tài liệu tập huấn “ Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh”- xuất bản 2010 –NXB Giáo dục. 65
  6. 5. Nguyễn Văn Đường: “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” – xuất bản 2006- NXB Hà Nội.NXB Giáo Dục 6. Phan Trọng Luận: “Phương pháp dạy học văn”- xuất bản 2014 - NXB Đại học sư phạm- 7. Phan Trọng Luận: “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên- Ngữ Văn 10- 11- 12” – xuất bản 2007- NXB Giáo dục. 8.Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên), Hồ Quốc Hùng- Nguyễn Thị Ngọc Diệp “Văn học dân gian Việt Nam Những công trình nghiên cứu” 9. Trần Thị Thanh Thủy (chủ biên, 2016). Dạy học tích cực phát triển năng lực học sinh (quyển 2). NXB Đại học Sư phạm. 10. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2016). Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. NXB Đại học Sư phạm. 11. Bộ GD-ĐT (2015). Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. 12. Bộ GD-ĐT (2010). Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. NXB Đại học Sư phạm. MỤC LỤC Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU1 1. Lý do chọn đề tài 1 1.1. Đề tài này được chọn xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học, đưa dạy học theo chủ đề vào chương trình, dạy học phát triển các kỹ năng cho học sinh tiến tới tiệm cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 1 1.2. Đề tài này xuất phát từ thực tế dạy học theo chủ đề trong trường phổ thông 2 2. Mục đích nghiên cứu2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu3 66
  7. 5. Phương pháp nghiên cứu3 5.1. Phương pháp tổng hợp lý luận và thực tiễn3 5.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm3 Phần II. PHẦN NỘI DUNG 4 1. Cơ sở lý luận4 1.1. Lý thuyết dạy học theo hướng phát triển năng lực.4 1.2. Đặc trưng của dạy học theo hướng phát triển năng lực.4 1.3. Các năng lực cần hình thành trong dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT. 5 2. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực, rèn luyện kĩ năng qua các hoạt động Đọc-Viết-Nói-Nghe môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT. 6 3. Thiết kế chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực, rèn luyện kĩ năng qua các hoạt động Đọc-Viết-Nói-Nghe7 3.1. Giới thiệu chung về chủ đề: “Trữ tình dân gian Việt Nam” 7 3.2. Thiết kế hoạt động Đọc chủ đề “Trữ tình dân gian Việt Nam”: 8 3.3. Thiết kế hoạt động Viết chủ đề “Trữ tình dân gian Việt Nam” 28 3.4. Thiết kế hoạt động Nghe và Nói chủ đề “Trữ tình dân gian Việt Nam” 31 4. Kết quả thể nghiệm 35 4.1. Kết quả chung: 35 4.2. Kết quả cụ thể về các năng lực, kỹ năng học sinh rèn luyện khi thực hiện dạy học chủ đề “Trữ tình dân gian Việt Nam” theo hướng phát triển năng lực, rèn luyện kĩ năng qua tổ chức các hoạt động Đọc- Viết-Nói- Nghe. 36 5. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động Đọc phát triển năng lực học sinh 41 5.1. Huy động tri thức nền: 41 5.2. Kinh nghiệm tổ chức dạy đọc hiểu văn bản có mục đích 43 5.3. Kinh nghiệm đặt câu hỏi phát triển năng lực của học sinh 44 5.4. Kinh nghiệm dạy học sinh phát triển tư duy và cảm xúc trong tiến trình đọc hiểu văn bản. 46 6. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động Viết phát triển năng lực học sinh 48 6.1. Tổ chức cho học sinh ghi chép 48 6.2. Tổ chức cho học sinh viết bài: 49 7. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động Nghe, Nói phát triển năng lực người học 49 67
  8. Phần III. Kết luận và kiến nghị 49 1. Kết luận 50 1.1. Tính mới của đề tài 50 1.2. Tính khoa học của đề tài 50 1.3. Tính hiệu quả của đề tài 50 1.4. Khả năng phát triển của đề tài 50 2. Kiến nghị và đề xuất. 50 68