Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học Phổ thông theo chương trình 2018

doc 95 trang Giang Anh 26/09/2024 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học Phổ thông theo chương trình 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_va_cung_co_tri_thuc_the_loa.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học Phổ thông theo chương trình 2018

  1. - Đối với ngành giáo dục, thành công của mỗi giáo viên trong từng tiết dạy là thành công của ngành giáo dục trên chặng đường đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. - Đề tài phù hợp với tình hình đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn bậc THPT hiện nay. Dù kết quả thu được đang ở mức khiêm tốn nhưng nó đã khẳng định được hiệu quả của dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất. Điều đó không chỉ giúp tôi và các đồng nghiệp đổi mới phương pháp dạy học trong chương hiện hành mà còn giúp tôi và các đồng nghiệp tiếp cận và chuẩn bị sẵn sàng những nền tảng quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được tiến hành trong năm học tới 2022-2023. * Đối với học sinh: + Học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo bài ở nhà. Từ kiến thức và kỹ năng cụ thể trong giờ học trên lớp, học sinh tự rút ra cho mình phương pháp học tập, tự tìm tòi tài liệu, để rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực, phẩm chất. + Cần làm quen nhiều với phương pháp học, các dạng bài tập theo định hướng PTNL trong học tập và ôn thi. + Biết cách sắp xếp lại các kiến thức đã học. Biết vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. + Biết cách sử dụng các kiến thức thực tiễn và kiến thức liên môn trong giải quyết các bài tập và làm bài kiểm tra. Tôi thiết nghĩ đề tài này là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với việc giảng dạy kiến thức Ngữ văn mà sâu hơn nó phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết cho HS. Rất mong được sự góp ý, bổ sung từ hội đồng khoa học các cấp và bạn bè, đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn trong công tác chuyên môn của mình. Có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học một tác phẩm Trung đại vốn được coi là "khó". Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. 3.4 Điều tra, khảo sát. * Lập phiếu điều tra. Có thể tiến hành điều tra khảo sát kết quả và hứng thú học tập vào cuối tiết học hoặc ở phần hỏi bài cũ của tiết tiếp theo và điều tra mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học qua kiểm tra, đánh giá ở Bài viết số 5 (viết về văn Thuyết minh) trong chương trình Ngữ văn 10. - Để khảo sát kết quả học tập và hứng thú học tập của học sinh qua bài học: Bạch Đằng giang phú, chúng tôi đã lập phiếu điều tra đánh giá theo ba mức độ: 89
  2. + Chưa hiểu vấn đề ( chưa nhận biết) + Thông hiểu vấn đề + Vận dụng vào bài học trong chương trình. * Tiến hành điều tra. * Kết quả đạt được. Sau khi giáo viên phát và thu phiếu điều tra, lập bảng thống kê về 3 mức độ trên để rút kinh nghiệm cho việc vận dụng dạy - học ở lần sau. - Kết quả: Bảng 1: Điều tra mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng qua dạy học đọc hiểu văn bản Bình Ngô đại cáo ở 2 lớp lớp thực nghiệm 10A1, 10C1 và ở hai lớp đối chứng 10A3, 10A5. Nhóm đối Số lượng Không hiểu Thông hiểu Vận dụng tượng học sinh vấn đề 10A1 -Thực 39 hs 3 hs -7.5% 27 hs- 67.5% 10 hs- 25% nghiệm 10A3 - Đối 40 hs 18 hs- 45% 17 hs- 42.5% 5 hs- 12.5% chứng 10C1- Thực 38 hs 5 hs- 13.2% 19 hs- 50% 14 hs-36.8% nghiệm 10A5- Đối 39 hs 21 hs-53.8% 12 hs- 30.7% 6 hs- 15.5% chứng Bảng 2: Điều tra, khảo sát về mức độ hứng thú đối với tiết học của hs qua văn bản Bình Ngô đại cáo ở lớp 10A1và 10C1. Tiết học Nhóm đối Số lượng học Tiết học sôi Tiết học bình không hứng tượng sinh nổi, hứng thú thường thú 10A1- Thực 39 25 – 62.5% 7 hs- 17.5% 8 hs- 20% nghiệm 10A3- Đối 40 9 hs- 22.5% 20 hs- 50 % 11 hs- 27.5% chứng 10C1- Thực 38 20 hs- 52.6% 7 hs – 18.4% 11 hs – 29% nghiệm 90
  3. 10 A5- Đối 39 9 hs-20.1% 10 hs-25.6% 20 hs-51.3% chứng Phiếu điều tra được lập bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng của học trò sau khi học xong bài Bình Ngô đại cáo. Qua điều tra khảo sát chúng tôi thấy việc hình thành và củng cố kiến thức thể loại vào dạy học đọc hiểu văn bản là hết sức cần thiết. Mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng của học sinh được nâng cao trong dạy học những văn bản tiếp theo, tiết học vì thế cũng trở nên hứng thú, sôi nổi hơn. Bảng 3. Điều tra, khảo sát mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học qua kiểm tra, đánh giá ở bài thi giữa học kì 2 trong chương trình Ngữ văn 10 hiện hành. Bài kiểm thi gồm hai phần là Đọc-hiểu và Làm văn, ở phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi chỉ điều tra khảo sát phần Làm văn. - Kết quả thu được như sau: Lớp Tổng số Dưới 5 Từ 5 đến Từ 7 đến 8 điểm Kết luận học sinh điểm 6,5 điểm 7,5 điểm và trên 8 10A1 40 0 6 15 19 Trên 80% đạt loại khá 10C1 38 0 8 18 12 trở lên Trong một số bài tập nâng cao có liên quan đến việc vận dụng kiến thức liên môn về bài học để thuyết minh về tác phẩm, các em cũng đã biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài khá tốt. Ngoài lý do các vấn đề của cuộc sống ngày nay không thể chỉ giải quyết bằng tri thức của một ngành học còn có yêu cầu của đổi mới kiểm tra, đánh giá đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức nhiều lĩnh vực vào việc tạo lập văn bản. 2. Kiến nghị - Đối với các cấp quản lý giáo dục. + Việc xây dựng và tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản nhamef hình thành và củng cố kiến thức thể loại cho HS chỉ mang lại kết quả cao, bền vững khi các cấp quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm từ khâu biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới cần được thiết kế theo các chủ đề thông qua việc xâu chuỗi hệ thống những kiến thức cốt lõi. Yêu cầu cần đạt của các chủ đề tập trung vào việc phát triển năng lực, phẩm chất HS. Ngoài ra, các cấp quản lí giáo dục cần trang bị cơ sở vật chất như máy chiếu, loa, đài, máy tính để nâng cao hiệu quả dạy học. + Sở Giáo dục và đào tạo thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học thông qua xây dựng, tổ chức dạy học theo chuyên đề tập huấn. 91
  4. + Tổ chức các cuộc thi hàng năm về dạy học hình thành và củng cố kiến thức thể loại qua dạy học đọc hiểu văn bản rút kinh nghiệm để giáo viên có thêm cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng với các đồng nghiệp và cấp trên. + Cần nhân rộng các sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn. - Đối với giáo viên: Để nâng cao hiệu quả của dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại cũng như giúp hình thành và củng cố kiến thức thể loại cho HS qua các giờ đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn 10 hiện hành và Ngữ văn 10 theo chương trình mới 2018 vốn có những độ khó nhất định đòi hỏi GV dạy cần đưa đề tài của sáng kiến kinh nghiệm này vào các chuyên đề nghiên cứu bài học, chuyên đề dạy học văn học Trung đại cũng như chuyên đề kiểm tra, đánh giá. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 4 năm 2022 Tác giả 92
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông. 2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Ngữ Văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục 3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục 4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Ngữ Văn 11 Nâng cao, Tập 2, NXB Giáo dục 5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục 7. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục 8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OEDC phát hành lĩnh vực đọc hiểu 9. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Hướng dẫn dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, những vấn đề chung (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục). 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Hướng dẫn dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ Văn (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí) 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên phổ thông đại trà, modul 2, sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Ngữ Văn. 15. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2021), Thiết kế và sử dụng Rubric trong đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của học sinh THPT, Luận án TS KHGD, Viện KHGD Việt Nam. 16. Lê Văn Bổn (2020), Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài, kết bài trong dạy học 132 làm văn nghị luận ở THCS, Luận án TS giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 17. Trần Văn Cảnh, Nguyễn Thị Hồng Nam (5/2019), “Phát triển kĩ năng đọc và viết văn nghị luận cho học sinh lớp 11 thông qua tích hợp dạy đọc đọc và viết”, Tạp chí khoa học trường Đại học thành phố Hồ CHí Minh, số 11, tr.787 – 798 18. Lê Thị Ngọc Chi (22/1/2018), “Tổ chức hoạt động dạy học tạo lập văn bản nghị luận dựa trên tiến trình”, Tạp chí khoa học trường Đại học thành phố Hồ CHí Minh, số 1, tr.152 – 161. 93
  6. 19. Lê Thị Ngọc Chi (2/2021), “Một số dịnh hướng dạy viết dựa trên tiến trình đáp ứng yêu cầu của chương trình Ngữ Văn 2018”, Tạp chí khoa học trường Đại học thành phố Hồ CHí Minh, số 2, tr.195 – 205 20. Trần Đình Chung (2009), Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt, NXB Giáo dục. 21. Sử Khiết Doanh, Lưu Tiểu Hòa (2009), Kỹ năng giảng giải, Kỹ năng nêu vấn đề, Nxb Giáo dục. 22. Đinh Trí Dũng (2016), Giáo trình Văn học Việt Nam, Nxb Đại học Vinh. 23. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục. 24. Phan Huy Dũng (2012), Bản chất dạy đọc hiểu văn bản văn học trong nhà trường phổ thông, Chuyên đề cao học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Đại Học Vinh 25. Lưu Thị Trường Giang (2014), “Một số định hướng nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận cho học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 333, tr.51- 5 94
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV : Giáo viên HS : Học sinh NXB : Nhà xuất bản PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên THPT : Trung học phổ thông TPVH : Tác phẩm văn học 95