Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt phần mềm logo

doc 5 trang binhlieuqn2 08/03/2022 12092
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt phần mềm logo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt phần mềm logo

  1. ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC LỚP 4 HỌC TỐT PHẦN MỀM LOGO I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Tin học được đưa vào chương trình tiểu học là môn tự chọn, nhằm giúp các em có kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính để các em bắp kịp với thời đại công nghệ thông tin đang phát triển như hiện nay. - Cùng với việc môn Tin học được đưa vào chương trình tiểu học, thì một sân chơi mới mẽ, hấp dẫn được phát triển – hội thi “Tin học trẻ” hứa hẹn là một ngày hội lớn cho những ai yêu thích Tin học cũng là một thách thức cho các em. Chất lượng hội thi càng ngày càng cao thì chất lượng của học sinh cũng càng ngày được nâng lên. Thí sinh phải có kiến thức, kĩ năng cơ bản về máy tính vừa phải có tư duy sáng tạo. - Trong phân phối chương trình Tin học Tiểu học thì chủ đề về phần mềm logo cũng được đưa vào chương trình giảng dạy và nó cũng là một nội dung được đưa vào hội thi “Tin học trẻ” của những năm học trước, hiện nay phần mềm logo trong hội thi đã được thay thế bằng ngôn ngữ lập trình Scratch. Nhưng phần mềm logo là một phần khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em phải có tư duy thật tốt và cũng là nền tảng để các em chuyển sang học lập trình Scratch. - Vậy làm sao để các em tiếp cận phần mềm logo một cách dễ dàng, gây được sự hứng thú và phát huy tư duy của các em. Đây là một thách thức cho giáo viên. Vì vậy, tôi đã chọn “Giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần mềm logo” làm sáng kiến kinh nghiệm đề thực hiện trong mỗi năm học tại đơn vị tôi công tác. II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1/ Thuận lợi: - Học sinh có tinh thần ham học hỏi, tính tích cực trong học tập cũng như trong thực hành. Đặc biết các em rất thích học môn tin học nhất là trong giờ thực hành. -Là một trường vùng sâu nhưng đa số các tuyến đường đều là đường nhựa nên việc đi học của các em rất thuận lợi. -Nhà trường có khuôn viên sân trường “Xanh – Sạch – Đẹp tạo được sự sôi nổi và hứng thú học tập của các em. - Nhà trường quan tâm và xuất kinh phí để sửa chữa máy tính bị hỏng hằng năm. - Ban giám hiệu nhà trường cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên dự các lớp sinh hoạt chuyên môn của trường, của tổ tin học nhằm nâng cao tay nghề. 2/ Khó khăn: Trong mỗi lớp học đều có một số học sinh chưa hứng thú và say mê thực hành với phần mềm logo do những nguyên nhân cơ bản sau: 1
  2. + Do các em không quen với cách viết câu lệnh. + Do các em tiếp thu kiến thức còn chậm.  Một vần đề khó khăn quan trọng nhất mà giáo viên Tin học mắc phải là các em chưa hiểu rõ khái niệm hình học, không gian, góc – cạnh – độ trung bình , vấn đề này gây khó khăn cho giáo viên khi dạy các em về góc của một hình có bao nhiêu độ. Qua kết quả trên tôi nhận thấy phải có biện pháp để nâng cao chất lượng của môn tin học lớp 4 và qua nhiều năm giảng dạy tôi đã rút ra “Giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần mềm logo ” . III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để đạt kết quả cao trong phân môn này, đều trước tiên là làm sao cho các em hứng thú và yêu thích môn học, học mà cảm thấy thoải mái không có sự gò bó hay ép buộc. Vì vậy, người giáo viên phải luôn tìm tòi và đưa ra những biện pháp dạy học khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học tập, tạo cho các em cảm giác thích thú với môn Tin học. * Đối với giáo viên: 1/ Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng và thiết kế bài dạy phù hợp. Ví dụ: Trong bài “Thêm một số lệnh của logo”, để lôi cuốn học sinh vào bài học giáo viên gợi ý một số câu hỏi để các em tập trung vào bài học, khơi dạy sự hứng thú học tập cho các em. + Các em đã biết viết lệnh yêu cầu rùa đi thẳng. Thì hôm nay, các em sẽ tìm hiểu cách viết câu lệnh yêu cầu rùa đi lùi lại? + Viết lệnh yêu cầu yêu rùa biến mất hay xuất hiện trở lại? + Làm thế nào để rùa di chuyển mà không để lại đường đi? 2/ Giáo viên phải biết kết hợp giờ học lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết, học lý thuyết tốt thì thực hành sẽ tốt, cũng như khi học sinh thực hành tốt sẽ hiểu và khắc sâu kiến thức hơn. Ví dụ: Trong bài: “Sử dụng câu lệnh lặp” ở phần lý thuyết giáo viên giới thiệu cho học sinh cách viết câu lệnh lặp Repeat n[câu lệnh cần lặp] nhưng vì đây là câu mẫu chung khi áp dụng vào bài tập thì cần xác định câu lệnh lặp và chỉ số cần lặp (n). Vì vậy, giáo viên cho các em thực hành vẽ nhiều hình khác nhau để các em hiểu hơn về ý nghĩa câu lệnh. + Nếu viết lệnh yêu cầu rùa vẽ hình vuông thì câu lệnh như sau: Repeat 4[fd 100 rt 90] Trong đó: 4 là số cạnh. 100 là độ dài một cạnh Có cạnh dài 100 bước 90 là góc của hình 2
  3. + Nếu viết lệnh yêu cầu rùa vẽ hình lục giác thì câu lệnh như sau: Repeat 6[fd 80 rt 360/6] Có cạnh dài 80 bước 3/ Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có trong phòng Tin học để áp dụng vào bài giảng để học sinh dễ quan sát và nhận biết, để buổi thực hành đạt hiệu quả hơn. 4/ Hệ thống các bài tập, các bài thực hành phải phù hợp với nội dung bài dạy, các loại bài tập không quá dài nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài học trước để học sinh ôn lại và vận dụng một cách linh hoạt. Ví dụ: Trong bài sử dụng câu lệnh lặp các em đều phải sử dụng những câu lệnh đã được học ở những bài trước. Vì vậy phần kiểm tra kiến thức cũ là rất quan trọng trong tiết học này. 5/ Trong giờ thực hành giáo viên nên cho các em thi đua theo nhóm, sau đó các nhóm sẽ nhận xét bài của nhau, nhằm để tạo được sự hào hứng và sáng tạo trong quá trình thực hành. 6/ Giáo viên thường động viên và kịp thời giúp đỡ các em thực hành chưa tốt, khen thưởng khích lệ các em có thành tích thực hành tốt, có tiến bộ trong học tập. 7/ Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho bản thân, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cập nhật thông tin một cách chính xác. * Đối với học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. - Tập trung chú ý lắng nghe giáo viên hướng dẫn để nắm kiến thức kĩ năng của bài. - Chấp hành nghiêm túc sự hướng dẫn tập luyện của giáo viên. - Học sinh tập luyện ở nhóm phải biết sửa sai theo hướng dẫn của các bạn trong nhóm. IV. KẾT QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1/ Kết quả - Việc thực hiện giảng dạy theo giải pháp như đã nêu trên, tôi nhận thấy lớp học có những chuyển biến tốt. 3
  4. - Các em hoàn thành các bài tập thực hành trong thời gian ngắn, xác định đúng câu lệnh trong từng bài tập. - Các em sử dụng các câu lệnh một cách thành thạo và yêu thích môn học. Đặc biệt là các em thích lập trình vẽ hình, sáng tạo vẽ ra những sản phẩm đẹp. Từ đó cho thấy giải pháp dạy học trên giúp các em nắm vững kiến thức bài học, tiếp thu bài nhanh áp dụng vào thực hành tốt. 2/Bài học kinh nghiệm Dựa vào những kết quả giảng dạy và thực tế thu được tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: + Giáo viên phải biết chọn phương pháp phù hợp cho từng bài học để các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tạo hứng thú trong mỗi tiết học. + Luôn khuyến khích, động viên học sinh. + Giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để có hướng điều chỉnh kịp thời. + Muốn có giờ học và thực hành đạt hiệu quả cao, bản thân giáo viên nhận thực được tâm quan trọng của công nghệ thông tin hiện nay. Từ đó có kế hoach bồi dưỡng thêm kiến thức Tin học cho bản thân bằng cách tìm tòi, học hỏi và tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến Tin học và có thể trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp. V. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mới là vấn đề cần thiết. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học, cả truyền thống lẫn hiện đại, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy – học. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, các em tự tay làm việc và lĩnh hội được kiến thức thì đó là phương pháp tối ưu nhất. Trên đây là phần trình bày những kinh nghiệm trong quá trình sử dụng phương pháp giảng dạy áp dụng trong môn Tin học. Phần trình bày không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong cấp quản lý và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, để sáng kiến hoàn thiện hơn và áp dụng vào tiết dạy đạt hiệu quả hơn. Quới Thiện, ngày 22 tháng 6 năm 2020 Người viết Nguyễn Hoàng Nam Sáng kiến kinh nghiệm này được thông qua Xác nhận Tổ khối HĐKH cấp trường và được xếp loại: Khối trưởng Quới Thiện, ngày tháng năm 2018 Hiệu trưởng 4
  5. Hội đồng khoa học PGD và ĐT Vũng Liêm thống nhất xếp loại: Vũng Liêm, ngày tháng năm 2020 Trưởng phòng 5