Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 4

doc 13 trang binhlieuqn2 07/03/2022 20283
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_4.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 4

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc . MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi): 1.Tên sáng kiến “Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết : - Ông bà ta thường nói “Cái đức là gốc, cái tài là biểu hiện của cái đức” vì vậy việc giáo dục đạo đức cho những mầm non. Trong thời gian gần đây, phẩm chất đạo đức của học sinh trong nhà trường xuống cấp, phần lớn do cha mẹ chưa quan tâm sâu sắc, buông lỏng, giao trách nhiệm cho nhà trường là chính. Hơn nữa do sự phát triển của thời đại đã làm thay đổi hệ thống giá trị nói chung và hệ thống giá trị đạo đức và nhân văn nói riêng, điều đó đã tác động không nhỏ đến thế hệ trẻ. Chính vì lẽ đó việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ thật sự rất cần thiết, làm sao cho thế trẻ trở thành lớp người lao động có kỉ luật, trung thực năng động, sáng tạo, tự tin ,biết giữ chữ tín, có ý chí quyết tâm làm giàu cho bản thân, gia đình, xã hội một cách hợp pháp. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều bài viết, bài nói chuyện của mình Người đều nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người mới xã hội chủ nghĩa là những người có đạo đức và tri thức, là những người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Thực hiện lời dạy của Bác và để góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, ngoài việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, học tập các kiến thức về khoa học, xã hội trên lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng ứng 1
  2. xử, trong đó trau dồi rèn luyện đạo đức là vấn đề hàng đầu, vì đạo đức là nền tảng của gia đình, nền tảng của xã hội và hình mẫu cho các em học sinh học tập và rèn luyện. Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường, góp phần chuyển biến nhận thức của học sinh, qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống có ý tưởng, có ước mơ, nhận thức được những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạng chọn đề tài “Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4” với mong muốn góp phần cải tiến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiệu quả hơn, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau: Giáo viên soạn giảng thực hiện đúng chương trình, sách giáo khoa môn Đạo đức. Qua các bài dạy giúp học sinh có những hành vi chuẩn mực tốt, ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. - Giáo viên thường xuyên liên hệ gia đình phối hợp giáo dục đạo đức cho các em. Theo dõi khuyên răn, nhắc nhỡ khi các em vi phạm. - Thông báo với cha mẹ học sinh hàng tháng nắm được các thông tin cần thiết. * Ưu điểm: - Góp phần giúp giáo viên thực hiện tốt vai trò chủ nhiệm - Học sinh đi học chuyên cần, đến lớp đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng,trung thực trong giờ kiểm tra cũng như trong thi cử . - Đến lớp làm bài và học bài đầy đủ. - Biết giúp đỡ đoàn kết nhau cùng tiến bộ. - Biết lao động tự phục vụ bản thân. - Biết giữ gìn và bảo vệ trường lớp xanh - sạch - đẹp. - Các thói quen hành vi đạo đức trong cuộc sống hàng ngày đã tạo cho các em chủ động sáng tạo hơn trong học tập. Kiên trì rèn chữ, giữ vở, tự tin trong cuộc sống. Tạo sự gắn bó giữa giáo viên và học sinh. * Nhược điểm : 2
  3. - Vẫn còn một số học sinh đạo đức bị sa sút. VD: + Hay đánh bạn + Nói tục, chửi thề + Lười học, không tôn trọng thầy cô, - Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực dụng Gia đình, cha mẹ phải bươn chảy trong công cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, điểm tựa gia đình đối với các em không còn nữa. Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “Học làm Người”, quên đi việc tạo cho các em có một sân chơi với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các em không được cung cấp những kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng. Ngoài việc học văn hóa, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra chung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Trong thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm, tôi đã đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, tiếp tục: “Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm” bằng một số kinh nghiệm mới như sau: - Mục đích giải pháp: Giúp giáo viên chủ nhiệm: + Tháo gỡ được những khó khăn trong công tác chủ nhiệm + Tìm ra những giải pháp hợp lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Giúp cho từng đối tượng học sinh hình thành thói quen, kỹ năng ứng xử phù hợp với mọi thành phần trong xã hội như: Biết đi thưa về trình đối với ông bà, cha mẹ anh chị trong gia đình. Biết tỏ thái độ thông cảm chia sẻ đối với những người tàn tật. Biết lịch sự chào hỏi người lớn khi gặp mặt. Tôn trọng, lễ 3
  4. phép với thầy cô giáo trong quá trình học tập, rèn luyện và ứng xử Giáo dục kỹ năng cho các em có những đức tính tốt trong cuộc sống hàng ngày nên cung cấp cho học sinh những chuẩn mực đạo đức là viên gạch đầu tiên cho sự hình thành nhân cách người công dân, người chủ của xã hội tương lai Đối tượng nghiên cứu: thực hiện cho HS lớp Bốn3 của Trường Tiểu học Vĩnh Bình, năm học : 2015– 2016 - Nội dung giải pháp: + Tính mới, sự khác biệt của giải pháp: - Đề tài này giúp giáo viên nắm được đặc điểm tâm lí, tính cách cụ thể của từng học sinh và vận dung phương pháp giáo dục đạo đức cho các em phù hợp. - Giúp các em tự tin hơn trong cách ứng xử với bạn bè, thầy cọ và mọi người xung quanh. Phát huy được khả năng tự học, tự rèn. Ngoài ra còn có điểm mới nữa là các em học sinh cá biệt, chưa ngoan dần dần hòa nhập với mọi người xung quanh, tạo không khí học tập và thi đua trên lớp luôn sôi nổi các em học sinh ngày càng đoàn kết hơn. - Các em có đạo đức tốt, các em sẽ biết nỗ lực và phấn đấu, có động cơ học tập đúng đắn. + Cách thực hiện: a. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức: Để định hướng cho học sinh những hành vi đúng trong sinh hoạt, quan hệ bạn bè. Thông qua các giờ Đạo đức trên lớp, tôi muốn góp phần trong việc hình thành nhân cách học sinh, bằng việc sử dụng xử lí các tình huống, trò chơi đóng vai. Từ đó các em biết tự sữa sai, học tập và làm theo gương tốt một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Các em tham gia với một tinh thần hào hứng, đoàn kết giúp cho tập thể lớp càng gần gũi, gắn bó hơn. Chính vì vậy các em biết tôn trọng và giữ gìn danh dự cho tập thể lớp. - Với giáo viên: Thực hiện đúng nội dung chương trình sách giáo khoa môn Đạo đức ở khối lớp là việc làm cần thiết của người giáo viên. Qui định về soạn bài 4
  5. trước khi lên lớp, bài soạn phải chi tiết thể hiện rõ mục đích yêu cầu của bài. Phải nêu rõ được công việc của thầy trò trên lớp, thể hiện được đơn vị kiến thức phù hợp với yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài. Trên lớp giáo viên cần dạy đảm bảo đúngchương trình theo chuẩn KTKN, công văn 5842, đủ thời gian trong một tiết, tránh cắt xén chương trình để dạy các môn khác. Vận dụng linh hoạt các bước trên lớp. - Khi thực hành giáo viên nêu rõ mẫu hành vi, tên hành vi, những yêu cầu cần đạt trong luyện tập. - Giáo viên làm mẫu thật chính xác, đúng thao tác, học sinh quan sát và thực hành theo. - Luyện tập từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. - Với học sinh: Ngay từ đầu năm học phải đề ra các nội qui qui định. Xây dựng cho học sinh nề nếp học tập, chuyên cần, giữ gìn sách vở, dụng cụ học tập. Giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức học tập, thể hiện thái độ học tập đúng đắn, tự giác rèn luyện nề nêp học tập ở lớp cũng như ở nhà. Xây dựng cho các em ý thức học tập đầy đủ, đúng giờ khi nghỉ học phải xin phép. Học sinh phải nắm vững chuẩn mực hành vi đạo đức rồi mới thực hành. Học sinh được luyện tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên và tự luyện tập một cách độc lập. Luyện tập phải kiên trì, tập trung chú ý. b. Tồ chức cải tiến phương pháp dạy học môn đạo đức: Song với việc cải tiến nội dung chương trình thì việc đổi mới phương pháp, các hình thức dạy học đã được các cấp các ngành quan tâm. Trong những năm gần dây ngành đã có nhiều cuộc hội thảo, thao giảng các cấp để giáo viên cùng với các nhà chuyên môn trao đổi về nội dung chương trình cũng như thống nhất phương pháp dạy. Nhưng trong thực tế ở các trường tiểu học, giáo viên còn lung 5
  6. túng khi sử dụng phương pháp vào bài giảng, các hình thức dạy học chưa phong phú. - Để có tiết dạy hiệu quả tôi đã chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp: + Nghiên cứu nội dung bài giảng trước khi đến lớp. Xác định rõ mục tiêu , kiến thức trọng tâm của từng bài, từng phần. + Căn cứ vào nội dung bài học chuẩn bị đồ dung, tranh ảnh, sách báo và các đồ dung khác để phục cụ cho các tiết học có tổ chức trò chơi, + Tùy nội dung từng bài học, đối tượng học sinh tôi lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp cũng như các hình thức dạy học + Giáo viên phải tham khảo tìm đọc them truyện, sách báo những câu chuyện có thật về gương người tốt việc tốt kể cho học sinh nghe qua đó cung cấp them cho các em kiến thức và giáo dục cho các em theo chủ đề nội dung bài học Thông qua các câu chuyện và các tình huống trong các bài đạo đức , người soạn thảo chương trình đã xuất phát từ đặc điểm khả năng nhận thức của lứa tuổi lớp 4 từ các chuẩn mực ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội ta. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày, muôn hình muôn vẻ, những câu chuyện đó chỉ là một khía cạnh của cuộc sống, mà người giáo viên phải thông qua tiêt dạy bằng các hình thức sinh động và hấp dẫn, khái quát cho học sinh nhận thức để từ đó biến những chuẩn mực hành vi đạo đức trở thành thói quen hàng ngày. Từ những suy nghĩ trên tôi cố gắng biến các tiết đạo đức thành một hoạt động sinh động của trò, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tuỳ theo nội dung từng bài mà học sinh được luyện tập các thao tác, các hành động đạo đức bằng nhiều hình thức như: - Trò chới sắm vai. - Làm bài tập tình huống. - Nhận xét đánh giá hanh vi đạo đức. - Thảo luận. 6
  7. - Rèn luyện - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp kiểm tra. - Phương pháp đánh giá. - Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp tổ chức các phong trào thi đua Ví dụ 1: Dạy bài “hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ” (Bài 6 - Đạo đức lớp 4 trang 17) Sử dụng hình thức sau: -Kể chuyện “Phần thưởng” làm học sinh nắm nội dung truyện -Làm phiếu bài tập -Chơi sắm vai. * Cả lớp làm bài 5 tình huống (Phiếu học tập cá nhân) Yêu cầu bài tập : Cách ứng xử của các bạn trong tình huống dưới đây là đúng hay sai ? Vì sao? 1. Mẹ mệt bố đi làm chưa về Sinh vùng vằn ,bực bội vì chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật . 2. Hôm nào đi làm về , mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa mặt cho mát .Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà. 3. Bố Hoàng vừa đi làm về ,rất mệt .Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay :”Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không? 4. Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh .Hoài đến nhà bạn mượn sách thấy ngoài vườn nhà bạn có khóm hoa lạ liền xin bạn một nhánh mang về cho ông trồng 5. Sau giờ học nhóm ,Nhân và bạn Minh đang đùa ngoài sân chợt nghe tiếng bà Ngoại ho ở phòng bên .Nhân vội chạy sang vuốt ngực cho bà Sau mỗi bài tập học sinh tự làm,bạn nhận xét vàthống nhất y kiến Cuối cùng giáo viên chốt lại cả bài tình huống đó là: 7
  8. - Học sinh phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ vì ông bà ,cha mẹ là người đã sinh thành ,nuôi dưỡng ta nên người Ví dụ tình huống 1 Học sinh lên nhận xét : - Hành động của bạn Sinh sai Giáo viên hỏi : - Vì sao hành động của bạn Sinh sai? Học sinh trả lời: - Vì bố đã đi làm mệt mà bạn Sinh làm như vậy là không thương bố * Trò chơi sắm vai Giáo viên phân cho bốn tổ, mỗi tổ nhận sắm một vai theo tình huống ở các bức tranh (ở bài tập2,3 trang19) Qua trò chơi “sắm vai ” học sinh đã tự thực hành một số mẫu hành vi đúng và không mắc những hành vi sai . Qua bài học này học sinh rút ra được những mẫu hành vi biết thương yêu ông bà ,cha mẹ Giúp các em hình thành được kĩ năng ,kĩ xão trong hành vi đạo đức.Từ đó hình thành thói quen yêu thương người thân trong gia đình . Ví dụ: Dạy bài “Tiết kiệm tiền của”. (Đạo đức lớp 4 – bài 4 trang 11) - Sử dụng hình thức hái hoa dân chủ. - Sắm vai trong tiểu phẩm mẹ và con. • Trò chơi hái hoa dân chủ - Cây hoa được trang trí đặt ở giữa bục giảng. - Lần lượt mỗi tổ lên hái một bông hoa, về tổ thảo luận rồi lên trả lời. - Cả lớp nhận xét - cả tổ nhận xét cho điểm theo tổ. • Nội dung các bông hoa: 1. Nửa đêm đang ngủ, bỗng nghe thấy tiếng nước chảy tràn bể. Em sẽ làm gì? Vì sao em phải làm như vậy? 8
  9. 2. Hằng rất sợ bóng tối, nên buổi tối khi bố mẹ đi vắng, Hằng bật tất cả đèn ở tất cả các phòng trong nhà, mặc dù Hằng chỉ sử dụng đến đèn ở bàm học. Việc làm của Hằng có đúng không? Theo em thì em sẽ làm như thế nào? 3. Tuấn có rất nhiều đồ chơi, nhưng cái nào cũng hỏng, vứt ở mọi chỗ trong nhà. Theo em, nếu có đuợc nhiều đồ chơi như bạn Tuấn em sẽ làm gì? Nếu không chơi nữa (do lớn rồi) thì em sẽ làm thế nào? a. Lan đang ăn quà sáng thì trống tập trung, Lan vứt luôn nửa cái bánh mì ba tê vào thùng rác rồi vào chỗ xếp hàng. Phân tích hành động của bạn Lan. Theo em thì em làm thế nào? Qua phần trả lời của các tổ. Giáo viên chốt: Hàng ngày chúng ta phải tiết kiệm điện, nước, lương thực, quần áo đồ chơi, giày dép và tiền bạc • Sắm vai: Tiểu phẩm: “Mẹ con” Hai học sinh sắm vai mẹ và con đang nói chuyện với nhau: - Hoa: Mẹ ơi mai mẹ mua cho con chiếc quần bò như bạn Trang đi mẹ! - Mẹ: Quần áo đồng phục của con vẫn mặc được cơ mà? - Hoa: Mẹ mua cho con để con mặc đi chơi. - Mẹ: Bây giờ nhà ta đang phải tiết kiệm tiền để mua thuốc cho bà ốm. - Hoa: Thế mẹ đi vay mượn có được không ạ! - Mẹ: Đi vay thì phải trả mượn thì phải trả nợ người ta, mà mẹ không muốn mắc nợ. Con cố gắng học giỏi cuối năm mẹ sẽ thưởng cho. - Hoa: Thôi mẹ ạ! Con sẽ cố gắng học giỏi để mẹ vui lòng. - Mẹ: Con gái mẹ ngoan lắm, như thế là con đã biết tiết kiệm rồi đấy. Cả lớp nhận xét lời nói và việc làm của các nhân vật. Như vậy qua tiểu phẩm nhỏ, học sinh thấy rõ được hành vi đúng và không đúng. Và một lần nữa củng cố cho các em thói quen biêt tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày. 9
  10. Tuỳ từng bài dạy tôi áp dụng các hình thức khác nhau, sao cho các chuẩn mực hành vi đạo đức các em nhân thức đựoc ở tiết 1, qua tiết thực hành nó trở thành thói quen hàng ngày và như vậy bài dạy Đạo đức đạt hiệu quả nhất. c. Củng cố thường xuyên thói quen hành vi đạo đức cho học sinh Ngoài các hình thức trên, để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua môn đạo đức chúng ta cũng có thể tích hợp giáo dục đạo đức qua việc dạy học những môn học khác nhau . - Ví dụ: Học xong bài đạo đức “Trung thực trong học tập” trong lúc làm bài môn toán cũng có thể cho các em nhắc lại nội dung đã học để thực hiện khi làm bài đúng theo mẫu hành vi đã được học . Khi học đạo đức có thể tổ chức cho học sinh vẽ một bức tranh về hành động ,việc làm :Biết ơn thầy giáo ,cô giáo (môn Mĩ thuật) ,hay cho các em hát những bài hát về thầy cô(môn Âm nhạc) Ví dụ : Trong các giờ sinh hoạt này chúng ta có thể liên hệ đến bài đạo đức “ Yêu lao động “ định hướng cho việc các em tham gia tốt những hoạt động trực nhật , lao động vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh . . .hằng ngày hằng tuần . - Tất cả các môn học ở tiểu học đều có khả năng giáo dục đạo đức. Ví dụ : các bài thơ , kể chuyện trong môn Tiếng Việt ta điều có thể khai thác để giáo dục các chuẩn mực hành vi cho các em. - Ngoài ra môn đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động ngoài giờ lên lớp , sinh hoạt lớp, Như trong các buổi sinh hoạt cờ đầu tuần, cần phải đánh giá nhận xét chu đáo, nêu gương người tốt việc tốt để các em noi theo, hạn chế những vi phạm nội quy lớp học, trường học. giớ sinh hoạt lớp cũng rất quan trọng góp phần giáo dục cũng cố đạo đức học sinh. Bởi vì thong qua giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm kịp thời uốn nắn những sai trái, khuyết điểm của học sinh khi bị vi phạm. Sự chân thành của giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp các em học sinh nhận lỗi lầm của mình mà sữa chữa. 10
  11. d. Thành lập hội cha mẹ học sinh: Giáo viên phối hợp với nhà trường tổ chức các cuộc họp cha mẹ học sinh từ 3-4 lần/năm. Đầu năm học cần bầu ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Tạo điều kiện cho hội cha mẹ học sinh thực hiện tốt điều lệ của hội. Từng thành viên trong ban đại diện nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện của học sinh qua giáo viên chủ nhiệm thong báo với các bậc cha mẹ học sinh. Trong các buổi họp phụ huynh, giáo viên cần thong báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nề nếp của nhà trường với các bậc phụ huynh để đôn đóc học sinh thực hiện. Thôn báo với phụ huynh về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt được ở từng lứa tuổi. Với những em có tính năng động về hành vy giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia đình về đặc điểm tâm lí của các em. Kết hợp với gia đình có những biện pháp cụ thể: mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với những em có những hành vi không đúng. Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tình cảm của các em. Tạo cho các em có góc học tập, có môi trường sống lành mạnh. Cha mẹ anh chị em có mối quan hệ than thiết, quan tâm đến nhau từ đó có tác dụng tới việc hình thành nhân cách cho các em. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp. - Nhờ có thể tích cực hóa hoạt động học tập của người học ,kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề ,tự giám sát và tự đánh giá kết quả học tập của người học ,sử dụng thích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau .Giúp cho người học dễ học ,dễ hiểu và gây hứng thú cho người học nên người dạy có thể tiến hành phát triển nội dung bài học một cách nhẹ nhàng ,dễ thực hiện .Nhưng vẫn đạt kết quả cao. - Sáng kiến áp dụng cho cán bộ giáo viên, học sinh khối bốn tại trường có hiệu quả. - Sáng kiến này có thể ứng dụng đạt hiệu quả tốt cho các lớp trong trường và trường bạn. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. 11
  12. Từ nhận thức các chuẩn mực hành vi đạo đức đã trở thành thói quen hàng ngày của học sinh lớp tôi, và thể hiện rõ qua các mặt sau: - Học sinh đi học chuyên cần, đến lớp đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng ,trung thực trong giờ kiểm tra cũng như trong thi cử . - Đến lớp làm bài và học bài đầy đủ. - Biết giúp đỡ đoàn kết nhau cùng tiến bộ. - Biết lao động tự phục vụ bản thân. - Biết giữ gìn và bảo vệ trường lớp xanh - sạch - đẹp. - Chấp hành đầy đủ các quy tắc về an toàn giao thông. - Các thói quen hành vi đạo đức trong cuộc sống hàng ngày đã tạo cho các em chủ động sáng tạo hơn trong học tập. Kiên trì rèn chữ, giữ vở, tự tin trong cuộc sống. - Kết quả hai mặt của lớp tôi có chuyển biến rõ rệt. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm : Không Chợ Lách, ngày 03 tháng 03 năm 2018 12