Sáng kiến kinh nghiệm Kể chuyện cổ tích thần kỳ theo quan điểm tích hợp cho trẻ 5-6 tuổi nghe

doc 28 trang binhlieuqn2 4991
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kể chuyện cổ tích thần kỳ theo quan điểm tích hợp cho trẻ 5-6 tuổi nghe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ke_chuyen_co_tich_than_ky_theo_quan_di.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Kể chuyện cổ tích thần kỳ theo quan điểm tích hợp cho trẻ 5-6 tuổi nghe

  1. tượng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình, con rối Biện pháp này làm chính xác hóa rõ ràng những biểu tượng mà trẻ tiếp thu được qua ngôn ngữ biểu cảm của cô. Giải pháp 3. Kể diễn cảm kết hợp với đọc đoạn trích: Cô có thể kết hợp kể diễn cảm với đọc những trích đoạn hay có nhiều chất thơ. Biện pháp này giúp trẻ tri giác được ngôn ngữ văn học viết xúc tích, chuẩn xác, trẻ nhận thấy sự hoàn hảo của câu từ. Về chuẩn bị: Giáo viên có chuẩn bị giáo án để dạy trẻ, trong giáo án thực hiện rõ phần kiến thức, kỹ năng, thái độ, chuẩn bị tranh minh hoạ, khung cảnh để diễn rối tay, băng nhạc, đàn oóc gan. Yêu cầu đưa ra phù hợp với lứa tuổi có chú ý đến việc rèn phát âm và phát biểu ngôn ngữ cho trẻ, nhiều cô giáo chú ý xác định giọng và ngữ điệu của từng nhân vật câu hỏi đưa ra phù hợp với nội dung truyện và có tác dụng giúp trẻ suy nghĩ để trả lời. Ví dụ: Kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Cây khế” Ổn định lớp Trò chơi “ Hái quả” Giới thiệu truyện cô đưa ra rối con chim phượng hoàng kể chuyện cho trẻ nghe. Cô kể lần 2: kết hợp sử dụng tranh minh hoạ, cô giáo sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp, hấp dẫn trẻ do các nhân vật trong truyện được cô mắc dây để kéo dần ra cho nên trẻ rất thích thú. Đàm thoại giảng giải nội dung: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện có tên là gì? Trong truyện có những nhân vật nào? Một trẻ kể, một trẻ gắn từng nhân vật lên bàn để giúp trẻ nhớ tên và nhân vật trong truyện. Tính cách người em như thế nào? Người anh tham lam điêu gì đã xảy ra? Giáo dục trẻ yêu thương đoàn kết biết chia sẻ cùng nhau. Giải pháp 4: Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác để hướng dẫn trẻ kể chuyện qua đó đánh giá rút kinh nghiệm, biểu dương trẻ. Với lới kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe, nhưng biết tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại,những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn. Ví dụ: Bài thơ “Thỏ bông bị ốm” “Ong và bướm”, “Cá vàng bơi” .hoặc cho trẻ đọc thuộc các câu đố về con chó, mèo, lợn, cá, gà hay một số bài đồng dao, ca dao “Vè chim”, “Đi cầu đi quán” . Âm nhạc là môn bổ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “ Thương con mèo”, “Một con vịt”, “Đố biết con gì”, “Trời nắng trời mưa” giúp trẻ khi kể chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu chuyện. Ví dụ : Nền nhạc phù hợp với giáo viên kể truyện làm giọng kể nổi lên, khi kể đến các con vật có tâm trạng vui vẻ khi được Ngọc Hoàng ban cho mưa xuống thì chất nhạc đệm cũng phải vui vẻ, còn khi thể hiện tâm trạng u buồn khi mọi vật đều chết khô vì không có nước thì âm nhạc cũng phải buồn. Trong những đoạn này đôi khi giáo viên ngừng kể và để cho tiếng nhạc vang lên, biện pháp này tạo nên 19
  2. xúc cảm, tình cảm cho trẻ. Kể chuyện diễn cảm còn có thể kết hợp âm nhạc thanh như tiếng suối, tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi tạo ra sự phong phú, sinh động cho tác phẩm, cuốn hút trẻ vào môi trường nghệ thuật, mang lại sự say mê thích thú, làm thức dậy ở trẻ những biểu tượng về cái đẹp, cái thiện làm cho chất thơ, chất mơ ước của trẻ thêm sâu sắc. Qua đó giáo viên cho trẻ nhận xét bạn kể tích hợp với nền nhạc có hay không từ đố cô tuyên dương trẻ dưới nhiều hình thức như tuyên dương, cắm cờ Hoặc cô đưa ra tiêu chuẩn ai kể chuyện hay cô tặng cho mỗi bạn một chuyến du lịch. Thông qua quá trình chơi cô kết hợp với lời đọc đồng dao cô chú ý sửa sai cho trẻ, và kiểm tra kết quả trẻ chơi. Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay cho phần củng cố câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. Tôi cho trẻ chơi một số trò chơi như trò chơi: Mèo và chim sẻ, gà gáy vịt kêu, trời nắng trời mưa, cáo và thỏ Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động hơn. Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy vào giờ đón trả trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Việc tích hợp các môn học khác cô giáo phải linh hoạt, lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất. 2.3. Kết quả Tiêu chí đánh giá: Kết quả thực nghiệm được đo bằng mức độ mạch lạc trong ngôn ngữ mà trẻ sử dụng trong quá trình diễn ra tiết học, trong các câu trả lời và câu nhận xét trẻ đưa ra. Mức độ cao: Trẻ thuộc truyện, có thể tái tạo lại truyện bằng trí nhớ, ngôn ngữ của trẻ. Trẻ trả lời câu hỏi của giáo viên một cách liền mạch, đầy đủ các thành phần câu. Câu rõ ý giàu hình ảnh thể hiện sự quan sát và cảm nhận của cá nhân. Mức độ khá: Trẻ nhớ lại các chi tiết và hành động của nhân vật trong truyện. Bước đầu trẻ biết sáng tạo một số chi tiết, sáng tạo ở một số hành động nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện phong phú gây ra sự hồi hộp đối với người nghe hay sáng tạo một vài motip của truyện. Mức độ trung bình: Trẻ có thể nhớ được trình tự nội dung câu chuyện và kể tóm tắt nội dung truyện. Bước đầu biết sử dụng các câu có đủ thành phần câu, câu chưa rõ ý. Mức độ yếu: Trẻ không nhớ nội dung truyện. Câu sử dụng còn chưa đầy đủ thành phần câu, trật tự còn sai, câu chưa rõ ý, nghèo nàn về hình ảnh. Kết quả sau khi đánh giá. Xây dựng một góc tuyên truyền về các câu chuyện sáng tạo của cô của trẻ đa dạng, phong phú. 20
  3. Qua nghe cô kể chuyện trẻ tích cực say xưa trẻ nghe và tưởng tượng ra ngôn ngữ câu chuyện, chứ không phụ thuộc vào ngôn ngữ văn bản truyện. Trẻ hứng thú hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và nhớ truyện hơn. Điều đó cũng chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là có tính thực tiễn. Trẻ biết lồng ghép vào môn học như MTXQ: phát triển ở khả năng vẽ nặn tái tạo lại tác phẩm Qua môn toán: Trẻ biết đếm số lượng người trong câu chuyện Bảng 2: So sánh với cùng kỳ năm trước stt Nội dung Kết quả năm 2013 Kết quả năm 2014 Nhận Trẻ thể Nhận thức Trẻ thể thức hiện hiện Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Phát âm rõ ràng mạch lạc 21 56,7% 34 91,8% 2 Phát âm câu phức 17 46% 26 70,2% 3 Hứng thú tham gia kể chuyện 25 67,5% 32 86,4% sáng tạo 4 Biết thể hiện ngôn ngữ hoàn 15 40,5% 31 83,7% cảnh (kể chuyện sáng tạo) Nhìn vào bảng ta thấy trẻ hoàn toàn có khả năng kể lại truyện cổ tích sáng tạo nếu cô giáo có những biện pháp dạy trẻ kể lại truyện một cách sáng tạo. Trẻ có thể nhớ được các chi tiết và hành động của nhân vật Do đó rất nhiều trẻ nhớ được trình tự nội dung truyện. Trẻ nhớ lại được trình tự nội dung câu chuyện mà cô kể cho trẻ nghe và trẻ có thể kể tóm tắt câu chuyện. Giáo viên đã chú ý hơn trong việc giải thích các từ mới, khó trong truyện, giúp trẻ nói nhưng câu đầy đủ thành phần câu, rõ ý và phong phú về hình ảnh nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Trẻ tích cực hoạt động, sổi nổi phát biểu hơn vì trẻ được cô và các bạn động viên khuyến khích kịp thời, đồng thời lại được nhận xét các bạn để giúp bạn học tốt hơn. Tóm lại: Khi đưa ra một biện pháp mới vận dụng vào giờ kể truyện cổ tích cho trẻ nghe để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, tôi đã thu được những kết quả khả quan. Trẻ phát huy được năng lực cá nhân: (tự tin, sôi nổi), các năng lực tư duy (Ghi nhớ, tưởng tượng), đặc biệt là các năng lực ngôn ngữ như: ngôn ngữ mạch lạc, tăng về vốn từ. Điều này chứng tỏ thực nghiệm của tôi đã thành công, các biện pháp mà tôi đưa ra có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp với trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi 2.4 Rút ra bài học * Bài học chung. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên vào việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đã rút ra nhưng bài học kinh nghiệm sau: 21
  4. Trong bất kì trường hợp nào, cô giáo cũng cần phải biết lựa chọn những tác phẩm có yếu tố ngôn ngữ biểu cảm, đồng thời phải làm cho chúng tiếp thu một cách dễ dàng tùy theo lứa tuổi. Các kỹ năng kể chuyện vẫn cần được củng cố và hoàn thiện trong suốt những năm ở trường mầm non. Không khí lớp học có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính không khí chung của lớp học đã tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho việc trẻ làm quen với tác phẩm văn học.Ngay từ đầu năm học người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Luyện tập giọng đọc, giọng kể sao cho diễn cảm, thể hiện được nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật trong truyện. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy. Sử dụng tốt mô hình rối, rối dẹt, rối tay Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng minh hoạ cần phong phú, đa dạng hấp dẫn. Thường xuyên trò chuyện với trẻ, khơi gợi trẻ đặt tên cho nội dung vừa trò chuyện hoặc tóm tắt ngắn gọn những điều vừa trò chuyện. Khuyến khích trẻ nói những ý nghĩ của trẻ qua nội dung hay chủ điểm nào đó nhằm giúp trẻ luyện cách trình bày, diễn đạt ý. Cho trẻ tham quan, hướng dẫn từ quan sát sự vật, hiện tượng nhằm mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ; kết hợp đàm thoại để trẻ hiểu sâu bản chất của sự vật, hiện tượng và nói lên nhận xét của mình. Xuất phát từ khả năng của trẻ, cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt gò bó trẻ. Khi rèn luyện kỹ năng kể lại truyện cho trẻ, cô giáo chú ý đến cách diễn đạt ngôn ngữ, cách thể hiện cử chỉ, điệu bộ cho phù hợp. Cô giáo phải là người sáng tạo trong hoạt động kể chuyện để kích thích trẻ kể lại chuyện một cách sáng tạo. Tiết học cô giáo phải tổ chức cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động. Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp tham khảo thêm một số tài liệu liện quan đến việc cho trẻ làm quen với kể chuyện sáng tạo. Để từ đó tổ chức tốt hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Mở rộng vốn từ cho trẻ và khuyến khích trẻ sử dụng vốn từ trẻ học được trong các hoạt động khác nhau, đặc biệt qua các trò chơi ngôn ngữ, trò chuyện, đàm thoại giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ. * Bài học riêng Từ đó tôi nhận thấy rằng để giúp trẻ học tốt môn làm quen với văn học thì trước tiên tôi phải: Thường xuyên nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi giảng dạy.Làm, mua sắm, sưu tầm đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú hấp dẫn với trẻ và đảm bảo tính khoa học như: Tranh, con rối, vật thật . Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé yêu chuyện cổ tích”; câu đố, tham quan và đặc biệt là chọn những hình ảnh thật đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hòa nhập , hóa thân vào các nhân vật trong 22
  5. tác phẩm mà tôi lồng ghép được. Đề từ đó trẻ trăm chú xem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động. Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm: “ Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt gò bó. Ngoài ra tôi còn dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt gây hứng thú cho trẻ. Cô giáo khi dạy trẻ kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng câu chuyện. Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp,giọng kể được trau dồi diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học Cô giáo phải đi sâu nghiên cứu để tạo ra được môi trường tốt cho trẻ hoạt động một cách tích cực nhất, biết tạo cảm xúc cho trẻ khi kể chuyện sáng tạo. Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ kể chuyện sáng tạo, sưu tầm được nhiều truyện tranh, học thuộc nhiều truyện ngoài chương trình. Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc văn học. Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều loại rối phong phú, đa dạng, sử dụng có hiệu quả trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. * Bài học thành công Qua thời gian nghiên cứu phần nào trẻ hứng thú vào cách kể chuyện của tôi, qua hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường tôi đã vận dụng các giải pháp đó vào tiết dạy tôi được chị em đồng nghiệp dự giờ đánh giá là tiết dạy tốt, sáng tạo Trẻ hứng thú vào hoạt động học đạt kết quả cao. Bằng biện pháp mà tôi đã khuyến khích trẻ cùng tham gia trong khi nghe kể truyện Mặc dù vẫn xây dựng giáo án theo các phương pháp và tiến trình cơ bản nhưng trong chương trình giáo viên đã chuẩn bị một hệ thông câu hỏi trao đổi gợi mở. Trẻ nhanh chóng nắm được nội dung truyện, thuộc truyện nhanh lại vừa tạo cơ hội cho trẻ được phát huy năng lực tư duy ngôn ngữ tích cực của bản thân. Tôi đã tự luyện tập giọng đọc, giọng kể diễn cảm, thể hiện được nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật trong truyện để truyền thụ cho trẻ. Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng minh hoạ giúp cho các tiết dạy đạt kết quả cao. * Bài học chưa thành công. Qua quá trình nghiên cứu tôi chưa thỏa mãn với kết quả đạt được trong quá trình dạy, vẫn còn một số trẻ diễn đạt ngôn ngữ chưa mạch lạc còn ngọng n – l do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất do một số phụ huynh phát âm ngọng n- l nên trẻ đã học ngay từ khi tập nói và trở thành thói quen. Nguyên nhân thứ hai khi thấy trẻ nói ngọng cô không sửa sai kịp thời nên trẻ đã không biết là mình nói ngọng Do kiến thức còn hạn hẹp trong quá trình làm đề tài, chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy rất cần sự đóng góp của các đồng nghiệp để giúp tôi thực hiện tốt được đề tài này. III. Phần Kết luận, kiến nghị 23
  6. Kết luận Giải pháp“ Một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi nghe truyện cổ tích thần kỳ” cho thấy truyện là món ăn tinh thần không thể thiếu với trẻ. Vì nó vừa là nội dung, vừa là phương tiện để giáo dục trẻ phát triển mọi mặt đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Trẻ sẽ ngày một thông minh hơn, học tập sau này sẽ tốt hơn. Như vậy chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Truyện cổ tích thần kỳ nói về các vị thần linh và mơ ước của con người về những đức tính tốt, biết chia sẻ giúp đỡ mọi người thông qua câu chuyện nên rất phù hợp với chủ đề: “Gia đình” và truyện “ Tấm cám” còn phù hợp với chủ đề trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Bản thân truyện cổ tích thần kỳ rất hấp dẫn đối với trẻ, kích thích sự tìm tòi và ham muốn của trẻ và nó còn chứa đựng ước mơ biết yêu quý giúp đỡ mọi người, biết cái thiện, cái ác nên nó còn có ý nghĩa rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Chính vì vậy việc đưa các tác phẩm cổ tích đến với trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọng. Trên thực tế, truyện cổ tích thần kỳ đã rất thu hút trẻ mẫu giáo và đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được của tuổi thơ. Nhưng hiện nay, ở một số trường mầm non, giáo viên chưa hiểu đúng đắn quan niệm dạy học theo hướng tích hợp và chưa biết vận dụng nó vào trong việc tổ chức hoạt động kể truyện cổ tích thần kỳ cho trẻ nghe, chưa khai thác hết được những giá trị của nó. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp kể chuyện cổ tích thần kỳ theo hướng tích hợp và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên trong khi sử dụng những biện pháp này giáo viên phải cần lựa chọn và sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nội dung của từng truyện. Kiến nghị Những biện pháp tôi đưa ra là rất khả thi chính vì vậy việc đưa các tác phẩm cổ tích đến với trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọng.Thông qua các câu chuyện cổ tích tôi thu được kết quả rất cao cần đưa vào giờ dạy. Về phía nhà trường:Cần đầu tư cho giáo viên được trải nghiệm nhiều, được tham quan dự giờ những trường điểm, được sinh hoạt chuyên môm nhiều hơn nữa để có cơ hội trao đổi về lĩnh vực cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhiều hơn nữa. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ vào công tác giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên do điều kiện có hạn cũng như năng lực nghiên cứu của người viết còn nhiều hạn chế. Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc nghiên cứu áp dụng '' Kể chuyện cổ tích thần kỳ theo quan điểm tích hợp cho trẻ 5-6 tuổi nghe” ở trường mầm non Kim Sơn''. Rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý xây dựng để đề tài hoàn thiện hơn. 24
  7. Tôi xin chân thành cảm ơn! Kim sơn,ngày 20 tháng 03 năm 2014 Người viết Dương Thị Thu Hương 25
  8. IV,Tài liệu tham khảo- Phụ lục 1. Cuốn Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học-PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang. 2. Tâm lý học trẻ em – PGS.TS Ngô Công Hoàn NXB Đại học sư phạm Hà Nội – 1995. 3. Giáo dục mầm non – T2 & 3 Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Hoà - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 1997 4. Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ – MK. Bogohupxkaia V.V/Septsenko. NXB Giáo dục – 1976. 5. Tiếng việt – Văn học và phương pháp giáo dục – T1&2 NXB Giáo dục – 1988. 6. Giáo dục trẻ mẫu giáo qua chuyện và thơ - Nguyễn Thu Thuỷ. NXB Giáo dục. 7. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học – một số vấn đề lý luận và thực tiễn. PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Giáo dục học mầm non – Những vấn đề lý luận và thực tiễn – PGS.TS Nguyễn ánh Tuyết – NXB Đại học Sư phạm Hà Nội – 2003. 9. Văn học trẻ em – TS Lã Thị Bắc Lý – NXB Đại học Sư phạm Hà Nội – 2005. 10.Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 3-4 tuổi (theo nội dung đổi mới hình thành tổ chức hoạt động giáo dục) – 11. Ví dụ giáo dục Mầm non – Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non – Năm học 2003-2004. 12.Tài liệu tham khảo về giáo dục mầm non – Trung tâm thông tin thư viện. 13.Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp – NXB giáo dục – năm 2007. 14.Phương pháp đọc diễn cảm – PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang NXB Đại học Sư phạm Hà Nội – năm 2007. * Phụ lục Phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên Họ tên Tuổi Trình độ đào tạo Số năm công tác Xin chị vui lòng trả lời những câu hỏi sau ( Chị đánh dấu + vào ý đúng) : Câu hỏi 1: Chị đã tổ chức kể chuyện cổ tích thần kỳ” Tấm cám” nghe dưới những hình thức nào? - Hoạt động học có chủ đích, - Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, - Hoạt động chiều và ở mọi lúc mọi nơi Câu hỏi 2: Theo chị việc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi có sử dụng đồ dùng trực quan có tầm quan trọng như thế nào? - Rất quan trọng - Quan trọng - Không quan trọng Câu hỏi 3: Khi tổ chức kể chuyện theo quan điểm tích hợp chị thường gặp thuận lợi và khó khăn gì? 26
  9. - Về đồ dùng dạy học -Về giọng kể -Về sự chú ý của trẻ Câu hỏi 4: Trong quá trình kể chuyện cổ tích thần kỳ “Cây táo thần” theo hướng tích hợp chị thường sử dụng những biện pháp nào? - Sử dụng biện pháp so sánh nhân cách - Kể diễn cảm lồng ghép giáo dục. - Sử dụng biện pháp đàm thoại trích dẫn đặt các câu hỏi suy luận sử dụng tranh ảnh, mô hình - Tổ chức trò chơi. Câu hỏi 5: Trong quá trình kể chuyện theo quan điểm tích hợp chị đã tiếp xúc với tài liệu nào? Trả lời: - Chương trình đổi mới hình thức chăm sóc giáo dục trẻ. - Tuyển tập trò chơi bài hát câu chuyện lứa tuổi 5-6 tuổi, - Tuyển tập truyện về các loại động vật, - Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp. - Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, phương pháp kể sáng tạo truyện cổ tích thần kỳ - Cuốn phương pháp kể diễn cảm của PGS.TS – Hà Nguyễn Kim Giang. 27
  10. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Phiếu chấm ĐÔNG TRIỀU Đề tài sáng kiến kinh nghiệm CSTĐ cấp cơ sở ––––––––– Năm học 2013 - 2014 Tên đề tài: Biện pháp kể chuyện cổ tích thần kỳ theo quan điểm tích hợp cho trẻ 5-6 tuổi nghe. Tác giả nghiên cứu: Dương Thị Thu Hương Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Sơn Những ý kiến nhận xét: I. Tính chất của đề tài nghiên cứu: Là vấn đề được nghiên cứu nhiều hay ít, mới, khó hay cần: II. Nội dung: Giải quyết vấn đề gì? Có nằm trong trọng tâm chỉ đạo của ngành không? Mức độ, tính chính xác, tính sáng tạo: - Ưu nhược điểm chủ yếu của vấn đề đã được giải quyết: III. Phương pháp: - Nêu được vấn đề và tìm ra được cách thức, con đường giải quyết (mức độ hay, độc đáo): - Đã sử dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề đặt ra: IV. Hiệu quả: Vấn đề đã giải quyết đạt hiệu quả, tác dụng gì ? Mức độ, phạm vi áp dụng trong ngành : V. Hình thức: Bố cục bài viết, trình bày: VI. Xếp loại đề tài (A, B, C): VII. Đề nghị của cặp chấm (chuyển lên thành đề tài NCKH hoặc cho phổ biến ở đối tượng, phạm vi nào Ngày tháng năm 2014 Người chấm vòng (2) Người chấm vòng (1) 28