Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi hát dân ca
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi hát dân ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_5_6_tuoi_hat.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi hát dân ca
- nước. Trong chương trình, những bài h¸t d©n ca dành cho trẻ còn chưa phong phú. Nếu có thì chỉ dàn dựng cho một vài trẻ biểu diễn trong chương trình lễ hội, hay chỉ được tiếp xúc trong một hoạt động tích hợp nào đó của chương trình giáo dục. Chủ yếu trẻ tiếp xúc với d©n ca qua hình thức nghe cô hát hoặc nghe hát qua băng đĩa. Nhưng những bài h¸t d©n ca mà cô hát mới mang tính hình thức truyền miệng, lại không gần gũi lắm với trẻ. Là một giáo viên hàng ngày trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ý thức bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc dân gian đã được ông cha ta đúc kết từ bao đời nay, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này thì biện pháp hữu hiệu nhất, bền vững nhất đó là đem dân ca và tình yêu, sự trải nghiệm đến cho trẻ. 2. Cơ sở lí luận của vấn đề. Việc dạy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hát dân ca luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt khi truyền tải những cái hay, cái đẹp trong nội dung của bài hát. Phải làm sao cho trẻ hiểu một cách đơn giản những nét đẹp và lòng tự hào dân tộc trong mỗi tác phẩm. Xuất phát từ những trăn trở ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch và chọn đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi hát dân ca”. Tôi hy vọng rằng dân ca sẽ mang đến cho trẻ niềm say mê hứng thú. 3. Thực trạng của vấn đề. 3.1. Khó khăn. Là quốc gia với 54 dân tộc anh em chung sống. Điều đó đã sản sinh ra những bài dân ca mang hương sắc riêng. Chính vì vậy mà các bài hát dân ca thường mang tính chất vùng miền, không phù hợp với chất giọng ở tất cả tỉnh khác. Đa số cô và trẻ có âm vực giọng thấp hơn, lượng hơi ngắn hơn so với yêu cầu của các bài dân ca trong chương trình vì do cả cô và trẻ ít nghe cũng như hát các bài dân ca. Phụ huynh đa phần làm nghề nông nghiệp, công nhân xí nghiệp nên chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động của trẻ ở trường, đặc biệt là nhận thức về dân ca còn hạn chế. 5
- Những bài hát dân ca có trong chương trình chủ yếu là hát cho trẻ nghe, có rất ít bài dạy cho cháu hát do vËy trÎ mÉu gi¸o cha thuéc ®îc bµi h¸t nµo. Nhiều trẻ còn nói ngọng, tỉ lệ trẻ mới đến lớp chiếm 25%, một số trẻ là con đầu lòng nên được cha mẹ cưng chiều. Một số cháu còn hay nghỉ học như: Cháu Khánh Phương, Tường Vi, Hà vi, Hằng Nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức. 3. 2. Thuận lợi. Trường mầm non chúng tôi nằm ngay trung tâm xã. Được đầu tư cơ sở vật chất khang trang. Ban giám hiệu đều là những người có năng lực và trình độ chuyên môn tốt, luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích và tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện cho giáo viên để thực hiện các hoạt động cho trẻ. Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của trường, lớp khá đầy đủ. Khi tổ chức dạy hát dân ca cùng với sự kết hợp linh hoạt những trang phục, đạo cụ, nhạc cụ, trò chơi vào các bài dân ca gây cho trẻ sự hứng thú. Những nốt nhạc luyến láy của dân ca tạo nên những âm thanh dễ đi vào lòng người, trẻ thích hát, thích nghe và thuộc rất nhanh các bài dân ca. Bản thân nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau rồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn. Tích cực tham gia dự giờ kiến tập, các đợt hội giảng, hội diễn văn nghệ các cấp tổ chức. Các bậc phụ huynh của lớp quan tâm ủng hộ nhiệt tình các hoạt động của lớp, của trường. Trong quá trình 9 tháng tổ chức thực hiện “Một số biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi hát dân ca”, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo ra những phương pháp nhằm thu hút trẻ về với âm nhạc dân tộc. Tôi tin rằng những việc làm của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định cho trẻ. Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm một số khảo sát đối với trẻ của lớp tôi như sau: Bảng khảo sát học sinh biết hát các làn điệu dân ca Tổng số trẻ Kết quả 6
- Số lượng bài Biết hát trên 2 làn điệu Biết hát 1 làn điệu Hát nhầm, không hát dân ca dân ca biết hát bài nào. 36 trẻ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ (%) (%) (%) 3 8,3 5 13,8 28 77,7 Qua bảng khảo sát thực tế trên chúng ta nhận thấy: Số trẻ hát nhầm, không biết hát dân ca còn phổ biến với tỉ lệ 77,7 %, biết hát 1 làn điệu chiếm tỉ lệ khiêm tốn: 13,8% trong khi đó số trẻ biết hát trên 2 làn điệu là chiếm tỉ lệ thấp nhất: 8,3%. Thực tế cho thấy rằng, không phải các cháu thờ ơ với dân ca mà vì do chưa có nhiều điều kiện để tiếp xúc và tìm hiểu nhiều với những làn điệu dân ca. Từ thực tế đó để thực hiện đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi hát dân ca”, tôi đã sử dụng một số biện ph¸p như sau: 4. Các biện pháp thực hiện. 4. 1. biÖn ph¸p 1: Sưu tầm và lựa chọn các bài dân ca dễ học, dễ nhớ và phù hợp chủ đÒ giáo dục cña líp. Do tính chất vùng miền của dân ca, nên việc đầu tiên tôi làm là tìm kiếm những bài hát dân ca Nam bộ: Lý cây khế, Lý cây bông, Cò lả với chất giọng Nam bộ trẻ sẽ dễ dàng hát được những bài hát trên. Sau đó là tìm kiếm những bài đồng dao phổ nhạc của đồng bằng Bắc bộ, bởi nói tới đồng dao là nói đến những gì quen thuộc nhất trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Đồng dao mang tính chất truyền khẩu, bản thân trẻ đã thuộc sẵn những bài đồng dao qua những trò chơi dân gian. Do đó với nhưng bài đồng dao phổ nhạc trẻ cũng sẽ thuộc nhanh chóng. Ví dụ: bài Bà Còng, bài Cái Bống, Bầu và Bí, Gánh gánh gồng gồng, Rềnh rềnh ràng ràng, Tập tầm vông, Và sau cùng là lựa chọn những bài dân ca ở các vùng miền khác để hát cho trẻ nghe: Cây trúc xinh, Inh lả ơi, Các bài dân ca ở các vùng miền khác nhau dể mang đến cho trẻ những trải nghiệm khác nhau. Qua đó trẻ sẽ càng yêu thêm quê hương, đất nước, con người Việt Nam. 7
- Điều quan trọng mà người giáo viên cần làm ở đây là lựa chọn những bài dân ca nào phù hợp để đưa vào các chủ đÒ trong chương trình giáo dục mầm non. Ví dụ: Với chủ đÒ Thực vật tôi chọn bài “Lý cây bông” hoặc bài “Bầu và bí” để giới thiệu trẻ một số loại hoa, loại rau quen thuộc. Cũng có thể cho trẻ nhận biết số lượng. Qua đó, giáo viên có thể giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây, đặc biệt nói cho trẻ biết tình đoàn kết yêu thương lẫn nhau của cùng một dân tộc, một giống nòi. Với chủ đÒ Động vật: Tôi chọn bài “Lý con khỉ” hoặc “Chim sáo”, giới thiệu trẻ một số loài động vật trong rừng, trong gia đình cho trẻ biết về tiếng hót của chim sáo, chim cất tiếng hót vang trong rừng cho thấy khung cảnh thanh bình và yên ả. Trẻ biết về khỉ, về vùng đất gọi là đảo khỉ nơi mà khỉ và con người sống chung. 4. 2. BiÖn ph¸p 2: Chuẩn bị trang phục, đạo cụ để trẻ múa vận động minh họa biểu diễn cho các bài dân ca. Giáo viên dạy hát dân ca, cho trẻ nghe dân ca thì vẫn chưa đủ, điều quan trọng hơn là cần cho trẻ trải nghiệm hóa thân vào những nhân vật trong các bài dân ca. Điều đó sẽ khắc sâu trong trẻ những hình tượng về con người của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam. Khi cho trẻ hát, múa các bài dân ca Bắc bộ cô có thể chuẩn bị trang phục Bắc bộ: Váy đụp, áo tứ thân, áo yếm bên trong, đầu ván khăn. Đạo cụ hay nhạc cụ đi kèm sẽ tùy theo các bài hát. Ví dụ: Với bài “Ba bà đi bán lợn con” cô chuẩn bị những cái rá mây hoặc thúng cỡ nhỏ. Với bài “Bà Còng đi chợ” chuẩn bị gậy, mũ tôm tép. Với bài “Trống cơm” cô chuẩn bị phách tre, trống cơm, trẻ trai có thể chuẩn bị áo dài, khăn đóng. Còn khi trẻ múa, hát các bài dân ca Nam bộ, trẻ cần phải có áo bà ba, quần dên, khăn rằn. Trang phục, đạo cụ, nhạc cụ là một phần không thể thiếu khi mang dân ca đến gần với trẻ. Những tiết tấu, giai điệu, nhịp điệu đem âm thanh đến cho trẻ thì trang phục sẽ mang đến cho trẻ những hình ảnh đẹp để qua đó trẻ thêm yêu dân ca, trẻ say mê và thích thú với dân ca. 8
- 4. 3. BiÖn ph¸p 3: Tạo môi trường hoạt động. Căn cứ vào diện tích phòng học. Tôi đã bố trí phù hợp góc âm nhạc với các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để trẻ dễ lấy và dễ cất. Cung cấp cho trẻ nhiều tranh ảnh có nội dung của các làn điệu dân ca của từng vùng miền. Có thể sưu tầm các loại vải, giấy có kích cỡ lớn để trẻ có điều kiện thể hiện ý tưởng trang phục cho các làn điệu dân ca. 4. 4. Biện pháp 4: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt. Tôi nhận thấy rằng hoạt động học chính là phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện và đến gần với những làn điệu dân ca nhất. Trước khi dạy trẻ hát cần lựa chọn bài hát dân ca phù hợp với chủ đề, lứa tuổi và thực tế ở địa phương, độ dài của bài vừa phải. Không chọn những bài hát có giai điệu , tiết tấu khó: bài hát có nội dung yêu đương của người lớn, bạo lực. Phương pháp tổ chức các hoạt động học cũng cần phải linh hoạt, không cứng nhắc theo một khuôn mẫu gò bó. Vừa kết hợp phương pháp truyền thống sáng tạo để “làm mới” tiết dạy. Ví dụ như dạy hát dân ca cho trẻ phương pháp truyền thống là giáo viên hát, rồi bắt nhịp cho trẻ hát và cô cùng hát hoặc ghi âm sẵn bài hát rồi mở nhạc lên cô trò cùng hát. Trẻ hát vài ba lần, sau đó gọi tổ, nhóm, cá nhân. Sau đó cô sửa lấy lệ vài chỗ rồi lại cùng hát, hát nhóm, hát tổ. Tuy nhiên cách sửa sai hiệu quả nhất vẫn là cô hát mẫu, đàn mẫu nhiều lần chỗ đó, cho trẻ hát lại nhiều lần theo cô theo tiếng đàn là tốt nhất. Cần lưu ý cô không nên nhận xét” Con hát sai rồi, phải hát như thế này” hoặc những câu tương tự. Khi trẻ đã thuộc cô có thể cho trẻ mặc thêm trang phục rồi khích lệ trẻ tự sáng tạo những điệu múa minh họa cho bài hát, rồi sau đó cuối cùng cô giới thiệu với trẻ một số động tác minh họa hoặc giới thiệu cho trẻ một số ca sĩ nổi tiếng hát dân ca qua băng đĩa và khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng. Cần xác định việc dạy hát cho trẻ không có nghĩa là luyện cho trẻ phải hát thật đúng, thật hay mà mục đích là cho trẻ tiếp cận với giai điệu, hình ảnh của bài hát. Từ đó trẻ sẽ yêu thích bài hát và tham gia tích cực vào hát. Việc sử dụng hình ảnh, đồ dùng, trang phục hỗ trợ cho học hát là điều vô cùng cần thiết vì trẻ tư duy trực quan là chủ yếu. Có thể dùng 9
- trong lúc giới thiệu bài hát, trong lúc dạy hát hay lúc ôn lại để giúp trẻ dễ hình dung về bài hát vốn dĩ là những âm thanh, hình ảnh khá trìu tượng. Đồng thời trong quá trình dạy cần giúp trẻ hiểu được nội dung, ngôn ngữ riêng của từng bài dân ca làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ hay cao độ, trường độ trong bài. Ví dụ: Chủ đề Thế giới động vật. Bài “Cò lả”. Cò lả không có nghĩa là con cò bị đói lả do rét hay đói mà đó là tên bài hát nói về con cò bay lả, bay la trên cánh đồng thể hiện vẻ đẹp yên bình của quê hương- đất nước Việt Nam. Qua đó giáo viên giáo dục trẻ tình cảm yêu quê hương, đất nước. Bài “Bà Còng”, đây là bài hát phổ từ ca dao cổ nói về một người bà đã già lưng còng, khi bà đi chợ, do không cẩn thận, bà đã đánh rơi tiền. “Cái tôm cái tép” trong bài hát là những bạn nhỏ khi nhìn thấy của rơi đã nhặt lên trả lại cho bà. Giáo viên giáo dục trẻ kính trọng, giúp đỡ người lớn tuổi như ông bà, cha mẹ giáo dục trẻ thái độ kính trọng người khác. 4. 5. Biện pháp 5: Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy trẻ hát dân ca. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người 10
- giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại công nghệ thông tin. Ví dụ: Ở chủ đề thực vật Bài hát “ Lí cây xanh hay bài “Hoa thơm bướm lượn” cho trẻ xem những hình ảnh, clip về các cuộc thi hát dân ca, hát đối, hát quan họ Bắc Ninh hay với những bài hát dân ca của các dân tộc vùng Tây nguyên, dân tộc Thái ” Inh lả ơi” Gà gáy le te” tôi sưu tập những hình ảnh về các hoạt động của con người, động vật, quang cảnh của những vùng đó cho trẻ xem. Tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi, tiếng của các con vật, hay tiếng gió thổi vi vu Khi cho trẻ xem những hình ảnh, vi deo đó trẻ có cảm hứng hơn với những làn điệu dân ca. 4. 6. Biện pháp 6: Tích hợp nội dung dân ca mọi lúc mọi nơi. Dạy mọi lúc mọi nơi là không phải lúc nào cũng bắt trẻ hát, múa dân ca, như vậy dễ gây nhàm chán. Do đó, người giáo viên cần phải linh hoạt áp dụng vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Hoặc có thể lồng ghép vào các môn học khác: Làm quen văn học, làm quen toán, hoạt động ngoài trời, tạo hình Ví dụ: Trong tiết làm quen văn học: Kể “Quả bầu tiên”, cô có thể dẫn dắt bằng cách cho trẻ hát dân ca “Bầu và Bí”. Cô hướng trẻ đến tình đoàn kết dân tộc thương yêu đồng loại, tình cảm thương yêu với loài vật xung quanh, giáo dục trẻ nhân cách tốt đẹp, khi biết yêu thương giúp đỡ người khác. Trong hoạt động ngoài trời: Cô tổ chức trẻ chơi trò chơi dân gian: Tập tầm vông, qua đó cô giới thiệu trẻ bài dân ca “Tập tầm vông”. Trong hoạt động góc: Góc nghệ thuật: Cô có thể bật nhạc cho trẻ múa minh họa động tác cho bài “Cái Bống”, “Bà Còng đi chợ”, “ Gà gáy” Góc thiên nhiên: Cô có thể tổ chức cho trẻ trồng hoa chăm sóc hoa, trẻ có thể vừa làm vừa hát “Hoa trong vườn” (Dân ca Thanh Hóa). Góc học tập: Cô cho trẻ hát “Lý cây bông” trẻ sẽ đếm số lượng, màu sắc cho các loại hoa trong bài dân ca. Trong giờ đón - trả trẻ hay tập thể dục buổi sáng cô có thể mở cho trẻ nghe” Inh là ơi”, “Gà gáy” tạo cho trẻ không khí của một ngày mới sinh động. 4. 7. BiÖn ph¸p 7: Phối kết hợp với ban giám hiệu và phụ huynh, đoàn thể. 11
- Giáo viên cần tuyên truyền cho phụ huynh biết lợi ích khi mang dân ca đến gần hơn với trẻ. Để từ đó phụ huynh có thể phối hợp cùng giáo viên dạy dân ca cho trẻ ở nhà hát ru hoặc hát dân ca cho trẻ nghe vào mỗi tối, nếu có điều kiện phụ huynh có thể mua băng đĩa có các bài dân ca cho trẻ xem. Với những bài dân ca mà trẻ đã được nghe, được xem thì khi đến trường cô dạy hát hoặc hát cho trẻ nghe sẽ gây cho trẻ sự hứng thú khác trẻ sẽ hát hay hơn, múa đẹp hơn. Các dịp lễ hội mà nhà trường, líp, thôn xóm, các đoàn thể tổ chức là cơ hội để trẻ được biểu diễn cho các bạn xem. Khi dàn dựng chương trình các giáo viên cố gắng lựa chọn các bài dân ca để trẻ hát múa. Giáo viên cùng phụ huynh chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho trẻ. Đây cũng là dịp để gia đình, nhà trường, xã hội thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng đầy ắp tiếng cười. Bên cạnh đó tôi còn xây dựng góc tuyền truyền với nội dung” Bé vui hát dân ca” để phụ huynh trao đổi học hỏi và sưu tầm các bài hát, đĩa nhạc cho trẻ nghe thêm ở nhà. Mỗi giờ đón và trả trẻ bản thân tôi luôn giành thời gian để trao đổi trực tiếp với phụ huynh, phô tô các bài hát đã học, sắp học để phụ huynh biết và kết hợp với giáo viên dạy trẻ học hát nhanh hơn, cảm thụ âm nhạc tốt hơn Chính nhờ hình thức tuyên truyền đó đã giúp cho phụ huynh lớp tôi đạt nhiều thành công trong việc giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng âm nhạc. Ngoài những biện pháp trên tôi còn kết hợp với đồng nghiệp của mình nghiên cứu, sưu tầm, thiết kế những hoạt động phù hợp với đề tài như các vận động múa, cách thể hiện cử chỉ điệu bộ của những bài hát, điệu lí, câu hò, cách tạo ra môi trường tạo hứng thú cho trẻ hoạt động một cách hiệu quả nhất. Mặt khác tôi còn tích cực vận động phụ huynh mua thêm băng đĩa hát dân ca cho trẻ nghe. Tham mưu với Ban giám hiệu bổ sung cho các lớp nhiều băng đĩa về dân ca. 5. Kết quả đạt được. 5. 1. VÒ phÝa trÎ: Sau khi sử dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy rằng trẻ đặc biệt thích thú và say mê hát các bài dân ca đơn giản, trẻ biết lắng nghe giai điệu các bài dân ca phức tạp và nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong các môn học khác, thích đi học hơn. 12
- Và đặc biệt hơn là trẻ biết thể hiện các kĩ năng trên sân khấu rất chuyên nghiệp. Sau đây là bảng khảo sát sau 9 tháng tôi thực hiện đề tài: Bảng kết quả học sinh biết hát các làn điệu dân ca Tổng số trẻ Kết quả Số lượng bài Biết hát trên 2 làn điệu Biết hát 1 làn điệu Hát nhầm, không hát dân ca dân ca biết hát bài nào. 36 trẻ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ ( Trẻ) (%) ( Trẻ) (%) ( Trẻ) (%) 31 86,1 5 13,8 0 0 5. 2. VÒ phÝa gi¸o viªn. Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, giọng hát được trau dồi diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy hát dân ca, sưu tầm và học thuộc được nhiều các làn điệu dân ca của các vùng miền trong và ngoài nước. Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc nghệ thuật. 5. 3. Về phía phụ huynh. Phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng tham gia ủng hộ các nguyên vật liệu làm đồ chơi dân gian, sưu tầm các làn điệu dân ca và tạo mọi điều kiện cho con em mình hát và nghe những làn điệu dân ca, hò, vè và thấy tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường. Từ đó chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp nguyên vật liệu giúp giáo viên trang trí lớp tạo môi trường cho trẻ hoạt động 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng. 6.1. Về giáo viên: + Tích cực sưu tầm và lựa chọn những làn điệu dân ca, trang phục, đạo cụ, dụng cụ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ và kế hoạch chủ đề. + Nắm chắc những kiến thức, kĩ năng cơ bản khi tổ chức hoạt động. + Tích cực học hỏi công nghệ thông tin để ứng dụng vào hoạt động. + Tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. 13
- + Luyện giọng hát, thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi hát. + + Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh. 6. 2. Về cơ sở vật chất: + Phòng hoạt động âm nhạc, trang thiết bị, tranh ảnh phù hợp với từng bài hát dân ca. Hỗ trợ kinh phí để bổ sung trang phục, nhạc cụ. + Liên kết với các đoàn thể để tạo sân chơi nghệ thuật cho trẻ tham gia các phong trào nghệ thuật trong các ngày hội, ngày lễ. 14
- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. Khi tôi thực hiện đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi hát dân ca”, nhìn trẻ của mình say sưa hát, say mê vận động múa, thậm chí tôi thấy trẻ vừa chơi vừa líu lo hát những làn điệu dân ca đã được học tôi cảm thấy rất vui. Tôi hi vọng rằng “tuổi thơ đang bị đánh cắp” ấy của trẻ sẽ có lại những phần bị mất đi. Là giáo viên mầm non, tôi hi vọng trẻ của mình sẽ phát triển một cách toàn diện nhất. Chúng ta đang cung cấp cho trẻ những bước tiến của công nghệ thông tin, những cũng đừng quên cho trẻ biết những gì mà ông cha ta qua nhiều thế hệ đã giữ gìn nâng niu. Đó là những trò chơi dân gian, những bài hát dân ca, nhiều điệu hò, điệu lý Có lẽ ở cuộc sống hiện đại thì những điều đó quá tầm thường so với những điÖu nhảy rock, hip hop nhưng xin hãy nhớ rằng đó là một phần khắc họa nên tâm hồn Việt, nên một con người Việt Nam. Ngày nay, giới trẻ đang dần bị ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Lỗi không phải ở trẻ mà ở những người lớn chúng ta. Chúng ta đã cho trẻ biết gì về văn hóa dân tộc ? đừng cho trẻ biết qua loa mà hãy để trẻ cảm nhận và thấu hiểu. 2. Khuyến nghị. 2. 1. Đối với Phòng giáo dục. Mong rằng cơ quan các cấp đầu tư nhiều hơn vào ngành học Mầm non. Mở nhiều buổi tập huấn chuyên đề về dân ca. Cấp phát tài liệu và tập san chuyên san cho giáo viên. Mở hội thi tiếng hát dân ca cho giáo viên các trường tham dự và học tập 2. 2. Về phía nhà trường. Tăng cường mua sắm tài liệu, tư liệu về phương pháp tổ chức hát dân ca cho giáo viên và cho trẻ như: Sách hướng dẫn dạy trẻ hát dân ca, băng đĩa gợi ý hướng dẫn tổ chức hoạt động dân ca cho trẻ mầm non và bổ sung trang phục, nhạc cụ cho phòng hoạt động âm nhạc. Mở “Hội thi cô và bé hát dân ca”. Tạo điều kiện cho giáo viên được tham dự các hội thi của các cấp về dân ca để học tập kinh nghiệm. 15
- Qua 9 tháng thực hiện đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ 5- 6 tuổi hát dân ca” tôi nhận thấy ở trẻ có được niềm say mê thích thú hát, vận động theo các bài dân ca. Trẻ trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn hơn. Đó là niềm vui, là sự khích lệ to lớn đối với người giáo viên. Chính điều đó càng khuyến khích tôi năng tìm tòi sáng tạo ra nhiều phương pháp giảng dạy hơn nữa. Mỗi sự cố gắng đều có sự đền bù xứng đáng, không có gì là uổng phí khi phải bỏ công sức vì đàn em của mình. Tôi tin tưởng rằng với mỗi phương pháp mới sẽ giúp các em ngày càng phát triển toàn diện hơn. Mong các bạn đồng nghiệp sẽ có những đóng góp cho đề tài này, để đề tài của tôi có thể hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 16
- MỤC LỤC Stt Tên danh mục Số trang 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN 2 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 4 01 Hoàn cảnh nảy sinh 4 02 Cơ sở lí luận. 5 03 Thực trạng của vấn đề 5 04 Các biện pháp thực hiện 7 4.1 Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn các bài dân ca dễ học, dễ 7 nhớ và phù hợp với chủ đề giáo dục của lớp học. 4.2 Biện pháp 2: Chuẩn bị trang phục, đạo cụ để trẻ múa vận 8 động minh hoạ cho các bài hát dân ca. 4.3 Biện pháp 3:Tạo môi trường hoạt động. 9 4.4 Biện pháp 4: Tổ chức tiết học, nhẹ nhàng, linh hoạt. 9 4.5 Biện pháp 5: Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt 10 động dạy trẻ hát dân ca. 4.6 Biện pháp 6: Tích hợp nội dung dân ca mọi lúc mọi nơi. 11 4.7 Biện pháp 7: Phối kết hợp với Ban gám hiệu, phụ huynh và 11 các đoàn thể. 05 Kết quả đạt được. 12 06 Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng 13 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15 17