Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn Văn học

pdf 15 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6592
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn Văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_giup_tre.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn Văn học

  1. Chính vì thế để đạt được mục đích của môn học làm quen văn học bản thân tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ, lựa chọn những phương pháp, biện pháp linh hoạt để hướng dẫn trẻ vào hoạt động. Đối với bản thân tôi dạy mẫu giáo lớn trong các bộ môn thì với môn làm quen văn học tôi đã nhận thấy các trẻ còn quá yếu. Đứng trước tình hình đó, bản thân tôi luôn trăn trở một suy nghĩ là mình phải có biện pháp thế nào để thực hiện giờ làm quen văn học được tốt hơn, đạt hiệu quả hơn. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn văn học.” 3.2. Nội dung, giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến. Sau một thời gian ngiên cứu, với những nội dung, phương pháp, thông tin đã nắm được, tôi bắt đầu tìm toì tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào hoạt động môn học văn học với nhiều hình thức khác nhau ở mọi lúc mọi nơi, Tôi đã sáng tạo trong khi tổ chức các hoạt động của môn học, cố gắng nhập vai và thể hiện qua ánh mắt cử chỉ nét mặt. Giọng đọc và kể của cô sao cho hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Tôi luôn tổ chức hoạt động một cách mới lạ, cho trẻ tiếp xúc nhiều với dạng trình chiếu Powerpoint mang hình ảnh động, tĩnh nhiều hơn. Để giúp trẻ cảm nhận tốt về tác phẩm văn học thì đòi hỏi cô giáo phải có phương pháp và nghệ thuật dạy học lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Xuất phát từ những đặc điểm đó nên khi gây hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 3.2.1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học gây hứng thú cho trẻ Đối với trẻ mầm non nhất là trẻ 5 tuổi, tư duy của trẻ còn là trực quan hình tượng, trẻ chóng nhớ mau quên. Vì vậy khi cho trẻ làm quen văn học thì việc chuẩn bị đồ dùng trực quan là rất cần thiết, mà đồ dùng phải đẹp, hấp dẫn trẻ. Bởi vì đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng trong quá trình truyền thụ kiến thức cho trẻ, minh họa cho lời kể, khắc sâu những hình ảnh trong tác phẩm, làm cho tác phẩm văn học trở lên sống động hơn, rõ ràng hơn VD: “Chủ đề thế giới động vật” Bài thơ “Con Ong chuyên cần” tôi làm một vườn hoa hồng nhiều màu sắc bằng giấy xốp, chai lọ nhựa Làm Ong từ lọ sữa cắt làm đôi và dính cánh. Sau đó tôi đính gắn tạo thành mô hình vườn hoa, qua đó tôi thấy trẻ rất tập trung chú ý vào bài thơ, giờ học trở lên sôi nổi hơn. - 4 -
  2. Với trẻ 5-6 tuổi, trẻ chỉ có thể hiểu đầy đủ nội dung các tác phẩm văn học khi được nghe cô kể và được nhìn thấy đồ dùng trực quan minh họa cho lời kể. Vì thế đồ dùng minh họa phải thể hiện một cách khái quát nhưng phải đảm bảo tính hệ thống. VD: “Chủ đề thế giới thực vật” Truyện “Nhổ củ cải” tôi làm tất cả các nhân vật trong truyện bằng rối dẹt, đằng sau có dính gai. Khi kể đến nhân vật nào thì tôi đưa nhân vật đó ra và dính lên tranh khiến trẻ rất thích thú và hồi hộp theo dõi câu chuyện. Với mỗi tác phẩm văn học, tôi luôn luôn suy nghĩ phải chuẩn bị đồ dùng dạy học như thế nào, đồ dùng phải khác với đồ dùng của tiết học trước ra sao để trẻ chú ý tham gia vào giờ học nhằm đạt được kết quả cao. Với việc chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo trước khi vào giờ dạy như vậy, tôi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều trước khi lên lớp và trẻ lớp tôi cũng hứng thú hơn hẳn. 3.2.2. Tạo môi trường văn học thân thiện trong lớp Với mỗi chủ đề tôi trang trí thay đổi hình anh taọ môi trường thân thiện khác nhau nhằm giúp trẻ làm quen với các câu từ,các tình tiết thông qua tranh ảnh, giúp cho trẻ có sự tưởng tượng về các tác phẩm văn học Ví dụ: Ở chủ đề “ Nghề nghiệp” tôi dán tranh ảnh về anh em nhà Thỏ trồng rau để trẻ có thể kể chuyện theo trình tự và sáng tạo. Hay ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi cho trẻ làm quen tác phẩm “Mèo đi câu cá” tôi đã dán hình ảnh hai anh em chú mèo trắng và nội dung tác phẩm để trẻ có thể vừa tư duy, vừa sáng tạo và ghi nhớ rác phẩm khi tôi dạy trẻ vào những thời điểm thích hợp. Tạo môi trường thân thiện phong phú ngay trong lớp học; Cùng vào việc cho trẻ xem tranh minh họa trong các tác phẩm văn học, hướng dẫn trẻ trả lời về nội dung các bức tranh, cho trẻ làm quen với các đồ chơi dân gian Tôi đã tiến hành tạo môi trường nghệ thuật trong lớp học sạch sẽ và đẹp mắt, trong phòng có nhiều đồ chơi đẹp, màu sắc phù hợp được bố trí gọn gàng. Ngoài ra phòng, lớp học được trang trí các mảng tường rất đẹp mắt phù hợp với các chủ đề trẻ đang học. Tôi luôn thay đổi hình ảnh trang trí với từng chủ đề ở các mảng tường. - 5 -
  3. Ví dụ: Ở chủ đề “Trường Mầm non” tôi trang trí ác mảng tường có hình ảnh bé đến trường Mầm non, bé cùng cô múa hát đồng thời tôi làm những hiếc mũ múa, hoa tay, trống lắc được trang trí bằng những họa tiết đẹp mắt hấp dẫn trẻ. 3.2.3. Xây dựng nề nếp học tập, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật. Tôi đã rèn luyện nề nếp bằng cách: Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu nam xen cháu nữ. Chia tổ, đặt tên cho tổ “tổ hoa hồng, tổ hoa cúc, tổ hoa sen” và bầu ra tổ trưởng để tổ trưởng giúp cô quán xuyến, nhắc nhở thành viên của mình. Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu Với những biện pháp trên trẻ đã có thói quen tốt trong việc xây dựng nề nếp học tập. Ngoài ra, tôi dạy trẻ biết sử dụng kỹ năng chia nhóm kể chuyện, đọc thơ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, linh hoạt qua việc trẻ biểu diễn đóng kịch. Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai kể của mình theo ý thích về sự sáng tạo của trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thực hiện vai diễn của mình. VD: Nhân ngày 8/3 từ đó dạy trẻ cỏ để bày tỏ lòng biết ơn và yêu quý của mình đối với các bà, với mẹ, với cụ bằng cỏch dạy trẻ đọc bài thơ “Bú hoa tặng mẹ” đồng thời dạy trẻ vẽ, làm hoa, sảm phẩm của trẻ tặng cho trẻ mang về nhà tặng bà, tặng mẹ và nhắc trẻ tặng hoa cho bà cho mẹ và đọc thơ cho ụng bà bố mẹ nghe. 3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hoạt động Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động khá phổ biến đối với giáo viên Mầm non, nhất là trong hoạt dộng làm quen tác phẩm văn học này, khi tôi chọn một đề tài để dạy thì bản thân phải tạo ra những slied Powerpoint sinh động. Tôi thường xuyên lên mạng internet tham khảo những Powerpoint giáo án - 6 -
  4. điện tử lấy những thông tin hỗ trợ từ trang websait dành cho giáo viên trong cách soạn giáo án điện tử, từ đó chọn lọc những kiến thức cần thiết và tạo cho mình một kho tàng giáo án điện tử, kể từ đó bản thân tôi có rất nhiều những bài giảng điện tử về văn học Khi tổ chức cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, tôi trình chiếu cho trẻ xem về nội dung tác phẩm đó, tôi thấy trẻ thích thú hơn, nhất là khi được xem trên trình chiếu rộng Để thu hút sự chú ý, gây hứng thú cho trẻ tôi đã sử dụng công nghệ thông tin vào một số tác phẩm cụ thể: Ví dụ: Tác phẩm truyện “Quả bầu tiên” Chủ đề: Thế giới thực vật Với bài dạy này tôi đã sử dụng phần mềm Powerpoint để soạn giáo án điện tử xuyên suốt tiết học. Để làm được giáo án điện tử trước hết tôi phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết: + Tìm những cây hoa,cây cảnh, cây lấy gỗ, cây ăn quả ở ngoài thật và trên mạng theo chủ đề và bài hát về chủ đề đó là bài “ Vườn cây của Ba” để quay video làm thành phim đưa vào vi tính + Quyển tranh truyện + Băng đĩa kịch bản câu chuyện + Nhạc bài hát: “Bầu và Bí ” + Vẽ hình ảnh con chim én Tất cả những hình ảnh trên đều được quay video, chụp ảnh đưa vào máy theo trình tự một tiết dạy Trước khi vào tiết dạy tôi còn chuẩn bị máy tính xách tay đã cài đặt phần mềm PoWerPoint, máy chiếu, phông chiếu là những đồ dùng cần thiết khi giảng dạy . Sau đó tôi sẽ cho trẻ nhẹ nhàng ngồi trước máy vi tính xem hình ảnh về các loại cây trên máy chiếu và trò chuyện cùng cô. Tiếp đó trẻ cùng cô đàm thoại nội dung câu truyện trên máy chiếu và lắng nghe cô kể câu chuyện trên băng đĩa. Với - 7 -
  5. việc sử dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy, trẻ đặc biệt có hứng thú, trước khi vào bài học, khi nhìn thấy trong lớp có máy vi tính, có máy chiếu, tất cả trẻ đều ngạc nhiên đến sửng sốt, đến khi vào tiết học khi được xem trực tiếp các hình ảnh động âm thanh, bài hát trên màn hình trẻ vô cùng thích thú. Tiết học trôi qua một cách nhẹ nhàng đầy lôi cuốn trẻ từ đầu đến cuối. Đến khi hết tiết học trẻ còn nói “Học tiếp đi cô” Với bài dạy này trẻ được quan sát kỹ các hình ảnh các loại cây một cách sống động và trung thực, trẻ được quan sát kỹ nội dung quyển tranh truyện trên máy chiếu thay vì quyển tranh truyện bé ở ngoài. Trẻ được xem và khắc sâu tính cách nhân vật cậu bé hiền lành tốt bụng, lão địa chủ tham lam độc ác qua cử chỉ, nét mặt của từng nhân vật, qua đó trẻ tập trung cao độ vào tiết học, hăng hái phát biểu xây dựng bài, giờ học sôi nổi . Từ đó phát huy được tính tích cực, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giờ học đạt kết quả từ 90 - 95%. Ví dụ: Truyện “Chú Dê đen” Chủ đề : Thế giới động vật Với bài dạy này tôi chuẩn bị : + Hình ảnh một số động vật sống trong rừng như hổ, voi, sư tử + Bài hát: Vào rừng xanh + Băng đĩa kịch bản với câu chuyện . Mở đầu bài dạy tôi cho trẻ đến bên cô cùng trò chuyện, sau đó cho trẻ đến thăm sở thú qua việc xem hình ảnh những con vật trên máy chiếu và đàm thoại cùng trẻ . - Có những con vật gì ? - Chúng đang làm gì ? - Những con vật này sống ở đâu ? Sau đó kể chuyện cho các cháu nghe . - 8 -
  6. Bài dạy: “Chú Dê đen” là một bài khó, bởi vì đây là bài thuộc chủ đề thế giới động vật – những con vật sống trong rừng nên việc tìm được những con vật sống trong rừng để giới thiệu với trẻ là rất khó. Thay vì trước đây tôi chỉ có thể sử dụng tranh ảnh hoặc những con vật bằng rối rẹt để giới thiệu với trẻ nên bài dạy không có tính thuyết phục, trẻ không hứng thú .Thì nay với công nghệ thông tin tôi có thể dễ dàng tìm được hình ảnh những con vật sống trong rừng ở trên mạng thật dễ dàng. Từ việc tìm được hình ảnh đó trẻ rất hứng thú và ngạc nhiên khi được quan sát những bước đi, tư thế, hay đang rình mồi, tiếng kêu các con vật. Chính điều đó kích thích sự hứng thú trẻ vào tiết học, trẻ nào cũng chăm chú theo dõi. Qua tiết học trẻ không chỉ được làm quen với thế giới động vật phong phú, mà còn được học chữ viết, được phát triển ngôn ngữ tích cực, trẻ đựơc học một cách thoải mái, nhẹ nhàng, vui chơi là chính, nhưng trong chơi có học. Giờ học đạt kết quả cao. Các bài học trên máy vi tính là những gợi ý tốt để giáo viên có thêm những ý tưởng sáng tạo mới nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ một cách sinh động cuốn hút và đạt hiệu quả cao hơn. Không chỉ bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cô, mà cũng cần cho trẻ được làm quen, tiếp cận và hướng dẫn trẻ sử dụng máy tính và học trên máy, điều đó cũng giúp cho giáo viên nắm bắt được sâu hơn tâm lý và sở thích của trẻ. 3.2.5. Kỹ năng thể hiện diễn cảm của tác phẩm: Muốn gây hứng thú cho trẻ khi học cô giáo phải thuộc các tác phẩm văn học và chuẩn bị giọng điệu thật diễn cảm, cuốn hút. Để có được giọng diễn cảm trước tiên cô giáo phải xác định rõ vần điệu, nhịp thơ với các bài thơ, xác định giọng điệu của từng nhân vật với các câu chuyện Ví dụ:Với bài thơ “Mẹ của em” giọng đọc phải nhẹ nhàng chậm rãi thể hiện tình yêu mếm của con đối với mẹ, sự âu yếm của mẹ dành cho con. VD: Với truyện “Bác Gấu Đen và 2 chú Thỏ”: Giọng của Bác Gấu kể với giọng ồm ồm; Giọng Thỏ Trắng nhẹ nhàng, trong trẻo; Giọng Thỏ Nâu thì gắt gỏng Đồng thời khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, ngoài việc xác định giọng diễn cảm, cô giáo phải thật chú ý đến nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của mình sao - 9 -
  7. cho phù hợp với từng nội dung tác phẩm. Khi đã xác định được cách đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, tôi tập làm cho đồng nghiệp nghe để họ đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện hơn. Ngoài ra tôi tự luyện tập trước gương để vừa có được giọng diễn cảm, vừa có được nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với các nhân vật trong từng tác phẩm văn học Cứ như vậy sau một thời gian tôi nhận thấy bản thân có nhiều tiến bộ, cách đọc, cách kể diễn cảm hơn, tự tin hơn. Với từng loại tiết tụi cú thể dựng một số thủ thuật để gõy hứng thỳ thu hỳt sự chú ý của trẻ. 3.2.6. Lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác và dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi Tôi đã và đang thường xuyên tiến hành dạy lồng ghép làm quen văn hoc vào các môn học khác cho trẻ để gây hứng thú và kết thúc bài, như tiết âm nhạc, tạo hình, thể dục, môi trường xung quanh, toán . + Trong tiết học âm nhạc. Ví dụ: Dạy vận động hàt bài "Cháu yêu bà" Cô có thể lồng vào cho trẻ đọc bài thơ "Giúp bà" nhằm giáo dục trẻ yêu bà và giúp đỡ bà + Trong tiết học MTXQ: Ví dụ: Tìm hiểu về "Một số loại rau" tôi lồng vào cho trẻ đọc bài thơ "Họ nhà rau", "Cây cải nhỏ". Tìm hiểu về một số con vật sống trong gia đình có hai chân có mỏ, lồng vào trẻ đọc bài thơ "Con gà". Tìm hiểu về Bác Hồ, cô lồng vào bài thơ "Ảnh Bác". + Trong tiết học môn toán: Ví dụ: Dạy số lượng 5, lồng vào trẻ đọc bài thơ "Họ nhà rau" hỏi trẻ trong bài thơ kể về mấy loại rau. - 10 -
  8. Trẻ đến và nói kết quả 5 loại rau hoặc cho trẻ chuyển tiếp vừa đi vừa đọc bài thơ "Đi cầu đi quán", vừa cất đồ dùng, quay sang hỏi trẻ trong bài thơ "Đi cầu đi quán, đi bán lợn con", mua về được những gì? cho trẻ kể xem được bao nhiêu thứ (trẻ nói kết quả). Trong những giờ đón trả trẻ tôi thường đưa thơ chuyện vào đọc cho trẻ nghe, dạy trẻ đọc, tôi chú ý tìm những bài thơ câu chuyện phù hợp theo từng chủ đề Ví dụ: Vào đầu năm học tôi thường tìm những bài thơ như "Bạn mới đến trường", vào giờ đón trẻ cho trẻ đọc thơ "Lời chào buổi sáng" nhằm giúp trẻ hiểu và lễ phép chào hỏi, biết thương yêu quan tâm giúp đỡ bạn. Hay nhân dịp 8/3 tôi đưa vào cho trẻ đọc một số bài thơ, câu chuyện có ý nghĩa về bà, mẹ, cô giáo, chị như bài thơ "Quà 8/3", "Giúp bà", "Cô và mẹ" Quá đó giúp trẻ hiểu về ý nghĩa của ngày 8/3 ngày của bà, mẹ, cô giáo từ đó trẻ biết quan tâm đến bà, mẹ, cô giáo, bạn gái Việc liên kết môn học trong các môn học khác là vô cùng quan trọng , điều đó giúp trẻ được tiếp xúc với văn học bằng nhiều hình thức và nhiều phương diện. VD: Môn thể dục: Khi chơi trò chơi cô cho trẻ đọc bài đồng dao hoặc ca dao sao cho có nhịp điệu nhanh, dí dỏm giúp trẻ thực hiện tốt các động tác của bài thể dục. Như vậy, việc cho trẻ làm quen với văn học thông qua các môn học khác giúp trẻ cảm nhận được tác phẩm văn học một cách sâu sắc hơn. Như vậy khi tổ chức lồng luồn, tích hợp vào các hoạt động khác và dạy ở mọi lúc, mọi nơi, tôi thấy trẻ thực sự cảm thấy thoải mái, không gò bó “ Học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ rất hứng thú khi học các môn học khác. Với hoạt động này thì việc cho trẻ làm quen với tác phẩm ở mọi lúc mọi nơi là rất cần thiết và thuận tiện. Tôi thường tận dụng những giờ đón trả trẻ, những giờ dạo chơi ngoài trời, giờ vui chơi, sinh hoạt chiều để cho trẻ được làm quen với tác phẩm. Khi trẻ đã nắm được nội dung câu chuyện thì tôi tiến hành hoạt động chính rất dễ dàng . Ví dụ: Khi đón trẻ tôi ngồi với một nhóm và kể cho cháu nghe qua câu chuyện, khi dạo chơi ngoài trời tôi trò chuyện với nhóm trẻ đó về nội dung câu chuyện, rồi giờ vui chơi tôi phân vai tập cho cháu đọc kịch, giờ sinh hoạt chiều tôi lại - 11 -
  9. kể lại câu chuyện này cho cả lớp nghe, và giờ trả trẻ những trẻ chưa có bố mẹ đón, tôi tiếp tục phân vai và hướng dẫn trẻ đóng kịch, Ngoài ra trong các hoạt động khác tôi cũng xen kẻ vào cho cháu đọc những bài thơ, nhằm giúp trẻ ôn luyện và ghi nhớ thêm về tác phẩm 3.2. 7. Phối kết hợp cùng phụ huynh Ngoài việc cô giáo cung cấp kiến thức cho trẻ ở trên lớp thì việc kết hợp với gia đình là không thể thiếu được, đây là cơ sở chủ yếu để rèn kỹ năng cho trẻ, chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức họp phụ huynh học sinh, để tuyên truyền tầm quan trọng của việc tổ chức tổ chức chăm sóc, giáo dục nói chung, cho trẻ làm quen văn học nói riêng, qua đó phụ huynh có thêm hiểu biết, quan tâm đến việc phối hợp với cô giáo để cùng dạy trẻ. Chẳng hạn, qua bảng tuyên truyền với nội dung cha mẹ cần biết hay cha mẹ học cùng trẻ tôi có viết tên nội dung bài thơ, truyện để cha mẹ cùng biết và cùng dạy trẻ. Bên cạnh sự tác động hỗ trợ của nhà trường, cô giáo, thì một thành phần không thể thiếu đó chính là các bậc phụ huynh. Muốn cho con em phát triển một cách hài hoà và toàn diện thì sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ ngày càng được tiến bộ hơn và phát triển năng lực hơn khi được rèn luyện thường xuyên. Ở các buổi họp phụ huynh cũng như những lần đón- trả trẻ tôi cũng đã trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập cũng như khả năng của trẻ và tầm quan trọng của bộ môn văn học đối với trẻ cho phụ huynh thấy rõ, để từ đó có hướng phối hợp cùng nhà trường giúp trẻ học tốt hơn bằng cách trong thời gian ở nhà phụ huynh có thể khuyến khích động viên trẻ đọc thơ kể chuyện cho bố mẹ nghe. Ngoài ra trong quá trình dạy trẻ tôi thường xuyên gặp gỡ trao, trao đổi với phụ huynh kiểm tra kiến thức cho con, tạo môi trường cho trẻ hoạt động văn học ở mọi lúc, mọi nơi, tạo cơ hội cho trẻ phát góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chuyên đề 3.3. Khả năng áp dụng của của giải pháp: Các giải pháp trên được áp dụng cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường Mầm non Vũ - 12 -
  10. Tiến thực hiện thường xuyên được đồng nghiệp học hỏi áp dụng và được ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. 3.4. Hiệu quả, ích lợi thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Trong quá trình thực hiện tiết văn học ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, 100% các cháu rất thích nghe cô kể chuyện, đọc thơ, 90-98% các cháu hăng hái phát biểu xây dựng bài, kể lại được chuyện và tham gia đóng kịch theo nội dung truyện Qua đây tôi thấy việc thực hiện: Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5- 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học là rất cần thiết. Để đạt được kết quả trên, mỗi giáo viên mầm non cần phải đầu tư cho tiết dạy luôn sáng tạo và có sự ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp giúp cho giờ dạy đạt kết quả cao * Về học sinh: - Trẻ lớp tôi rất hứng thú với các giờ học làm quen với hoạt động làm quen văn học, hăng hái tham gia vào các hoạt động, trẻ có nề nếp học tập. - Đã khích lệ được trẻ nhút nhát tham gia vào hoạt động một cách chủ động tự tin hơn. - Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể - Đa số trẻ đều nắm vững kiến thức và kỹ năng của giờ học. Trẻ được nâng cao những hiểu biết của mình, trẻ hoạt bát nhanh nhẹn hơn, giờ học, giờ chơi đan xen nhau một cách nhẹ nhàng mà vẫn đạt được hiệu quả cao. * Về mặt kinh tế do sáng kiến này mang lại: Kinh phí chi cho sáng kiến rất ít. *Về mặt xã hội do sang kiến mang lại: 1 - Sáng kiến nêu được ý nghĩa, vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non. 2 - Sáng kiến đã tìm được các giải pháp phù hợp có hiệu quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi. - 13 -
  11. 3 - Sáng kiến áp dụng đã mang lại kết quả cao trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng và của trẻ mẫu giáo nói chung. 4 - Về giáo viên: Đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có khoa học. Đổi mới, sáng tạo trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ luôn làm cho các bài giảng trở nên phong phú hơn, sinh động, hấp dẫn hơn, mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao. Các tiết dạy làm quen tác phẩm văn học của tôi đã được Ban giám hiệu nhà trường cùng đồng nghiệp đánh giá xếp loại tốt. - Muốn tạo hứng thú khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, trước tiên cô giáo cần chuẩn bị chu đáo dồ dùng dạy học, đó là những đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn trẻ. - Giáo viên phải nghiên cứu kĩ từng tác phẩm. Phải luôn tìm tòi sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học để trẻ thấy không nhàm chán. - Biết tận dụng triệt để công dụng của đồ dùng trong các tiết dạy làm quen văn học để trẻ thấy không nhằm thu được kết quả cao. - Ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả vào từng bài dạy. - Tận dụng mọi cơ hội, tạo môi trường văn học trong và ngoài lớp học để học tập. - Luôn tự học hỏi mọi để nâng cao trình độ chuyên môn, tự tìm tòi học hỏi qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua chị em đồng nghiệp để làm giàu vốn kinh nghiệm cho mình. - Dạy trẻ bằng cả tấm lòng nhiệt tình, sự yêu nghề, mến trẻ của mình. - Trong quá trình giảng dạy, cô phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp. - Phải biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng phụ huynh giúp trẻ khi làm quen với các tác phẩm văn học. Trên đây là “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn văn học” mà bản thân tôi tự đúc rút ra trong quá trình giảng dạy, học tập và công tác của bản thân. Với những biện pháp nêu trên, tôi đã vận dụng vào tình hình hình thực tế ở - 14 -
  12. lớp một cách hợp lí và kết quả mang lại cho trẻ trong giờ học làm quen với tác phẩm văn học đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để bản thân tôi làm tốt hơn trong những năm học tiếp theo. 4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam kết những nội dung trình bày trong sáng kiến là những suy nghĩ và việc làm của tôi và đã áp dụng vào trong thực tế tại trường Mầm non Vũ tiến từ tháng 9 năm 2019 đến nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vũ Tiến, ngày 10 tháng 01 năm 2020 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trần Thị Hiền - 15 -