Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học ở Lớp 4

pdf 9 trang binhlieuqn2 07/03/2022 9023
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học ở Lớp 4

  1. 1 1. Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TIN HỌC Ở LỚP 4 2. Đặt vấn đề: 2.1. Tầm quan trọng của CNTT: Trong giai đoạn hiện nay, sự bùng nổ của khoa học mà nhất là ngành khoa học máy tính. CNTT đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy và xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Tin học cũng như yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Thực trạng: Ở tỉnh Quảng Nam, Tin học là môn khoa học mới được đưa vào trường TH từ nhiều năm nay được SGD&ĐT Quảng Nam đầu tư máy tính để đưa môn học tự chọn Tin học vào bậc tiểu học nhằm tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc, làm quen với máy tính có những hiểu biết ban đầu về máy tính, biết được lợi ích của máy tính trong đời sống và học tập; giúp học sinh có khả năng sử dụng máy tính điện tử trong việc học những môn khác, trong sinh hoạt cũng như trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại. Việc học sinh tiểu học được học tin học đã tạo nền tảng cơ sở ban đầu để tiếp tục nâng cao trong các cấp học tiếp sau và định hướng ban đầu cho các em có sở thích và năng khiếu để nghiên cứu khoa học theo ngành khoa học công nghệ cao. 2.3. Lý do chọn đề tài: Do môn Tin học được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học là môn tự chọn và chỉ mới được áp dụng gần đây. Hơn nữa, môn học này lại thiên về thực hành và đa số sử dụng bằng tiếng Anh cho nên học sinh cần phải được học tập, rèn luyện một cách nghiêm túc để có thể hiểu được các khái niệm và thực hành được những bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động XH hiện đại. + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học. + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng của CNTT trong học tập. + Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động XH. Đặc biệt khi học Tin thì học sinh được học các phần mềm như: - Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học Tập Làm Văn để trình bày soạn thảo văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. - Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn Mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hòa thẩm mĩ. - Phần mềm Logo: Học sinh ứng dụng những từ đã học trong môn tiếng
  2. 2 Anh để ra lệnh cho Rùa vẽ những hình như: hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật Do đó trong chương trình tin học TH thì một số bài học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp 2.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: - Môn tin học lớp 4. - Học sinh khối lớp 4 trường TH Quế Minh – Quế Sơn – Quảng Nam. 3. Cơ sở lý luận: + Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT – TTG ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học. + Thông tư số 14/2002/TT – BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới GD phổ thông. + Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường. + Trong nhiệm vụ năm học 2005 – 2006 Bộ trưởng GD&ĐT nhấn mạnh : Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ nay đến năm 2010 của chính phủ về đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông giai đoạn 2005 – 2010 của ngành. 4. Cơ sở thực tiễn: * Thực trạng: Trước khi thực hiện chuyên đề tôi đã khảo sát khối lớp 4 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, dạy thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được: Trước khi thực hiện chuyên đề Mức độ thao tác Số học sinh Tỉ lệ Thao tác nhanh, đúng 12/54 22% Thao tác đúng 20/54 37% Thao tác chậm 17/54 32% Chưa biết thao tác 5/54 9% Đề tài này đã có người nghiên cứu rồi nhưng vẫn còn nhiều hạn chế * Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề ở trường TH Quế Minh – Quế Sơn – Quảng Nam. 4.1. Thuận lợi: 4.1.1. Nhà trường: - Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. - Được sự ủng hộ của các cấp Đảng Ủy – UBND – các ban ngành, phụ
  3. 3 huynh toàn trường đã hỗ trợ về cả tinh thần cũng như cơ sở vật chất cho nhà trường. 4.1.2. Giáo viên: Giáo viên được đào tạo vượt chuẩn chuyên ngành về tin học để đáp ứng cho việc dạy và học môn Tin học trong bậc TH. 4.1.3. Học sinh: Vì Tin học là môn học trực quan, sinh động, là môn khoa học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. Bên cạnh đó đời sống kinh tế gia đình của một số em học sinh có điều kiện hơn thì ở nhà đã có máy vi tính nên cũng có những thuận lợi nhất định đối với môn học. 4.2. Khó khăn: 4.2.1. Nhà trường: Hiện tại thì trường còn thiếu phòng học nên nhà trường đã mượn tạm nhà đa năng ngăn làm đôi một bên là dành cho học sinh lớp 5 học còn một bên là để làm phòng máy vi tính để cho học sinh học, cho nên vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi ca thực hành thì 2 – 3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa nhiều máy cấu hình đã cũ, chất lượng không còn tốt nên nay bị hỏng, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của học sinh. 4.2.2. Giáo viên: Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc TH nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Hơn nữa khi thực hành máy móc cũ thường gặp sự cố, trục trặc dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được. 4.2.3. Học sinh: Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp. 5. Nội dung nghiên cứu: * Một số biện pháp để học sinh học Tin học có hiệu quả hơn ở lớp 4: 5.1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp: Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình Tin học cũng như bài đầu tiên trong chương trình Tin học lớp 4, giáo viên phải xác định cho rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ học lý thuyết. Ví dụ: Khi học bài các thao tác trong soạn thảo văn bản (lớp 4) Giáo viên dạy học sinh lưu văn bản và mở văn bản. Khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy tính là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó thì nó luôn luôn được tồn tại và lưu trữ trong máy, có thể mở ra xem bất cứ lúc nào hay chỉnh sửa. Giáo viên biết kết hợp giữa giờ dạy lý thuyết và thực hành sao cho phù
  4. 4 hợp không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được, khi học sinh thực hành tốt thì kiến thức sẽ khắc sâu hơn. Bài chương trình máy tính được lưu ở đâu? Cho học sinh nhận biết được các thiết bị lưu trữ đó là: đĩa cứng, đĩa mềm đĩa cứng nằm ở vị trí nào của phần thân máy ( mở thân máy ra cho học sinh xem trực tiếp) vì nó là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất được lắp đặt cố định trong phần thân máy còn đĩa CD hoặc đĩa mềm và thiết bị nhớ Flash (USB) có thể dễ dàng mang theo khi sử dụng và hướng dẫn cho học sinh cách cho ổ đĩa CD và đĩa mềm vào máy tính, cách cắm USB. Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn Tin học như đèn chiếu hay màn hình máy tính lớn áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh quan sát và nhận biết, giúp cho tiết học được hiệu quả hơn, học sinh sẽ hiểu bài nhanh hơn. Qua đợt khảo sát đầu năm học với học sinh khối 4 ( lớp 4A và lớp 4B) dạy bài các thao tác trong soạn thảo văn bản. Lớp 4A có sử dụng đồ dùng trực quan bằng máy tính, thao tác trên máy tính. Còn lớp 4B dạy sử dụng đồ dùng trực quan bằng hộp thoại miêu tả hình ảnh trên máy tính. Khi tổng hợp kết quả thu được: Lớp 4A Lớp 4B Mức độ thao tác Số HS Tỉ lệ Số HS Tỉ lệ Thao tác nhanh 11/27 41% 6/27 22% Thao tác chậm 9/27 33% 12/27 45% Chưa biết thao tác 7/27 26% 9/27 33% Khi dạy thực hành giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp kiến thức của những bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bài tập. Ví dụ: Dạy bài “Thay đổi cỡ chữ phông chữ” giáo viên giao bài tập thực hành sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy tính cho học sinh dễ quan sát thao tác và lời nói của giáo viên. Trong khi thực hành nếu em nào chưa thực hành được giáo viên hướng dẫn cho em đó cách thao tác. 5.2. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung bài giảng: Liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống. Ví dụ: Trong một ca thực hành với bài vẽ hình elip sau:
  5. 5 Ở hình trên, ngoài sử dụng công cụ vẽ hình elip ra học sinh còn phải sử dụng công cụ vẽ đường thẳng, đường cong và công cụ bút chì đã học ở các bài học trước để vẽ và chọn màu tô cho phù hợp ở hai hình trên. 5.3. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành. 5.4. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy tính, hoặc truy cập trên internet để tìm kiếm thông tin phục vụ cho quá trình dạy và học. 5.5. Khi học sinh hoàn thành tốt bài thực hành giáo viên có thể cho học sinh ôn lại các trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột như: Blocks, Dots, Stick hay phần mềm luyện gõ 10 ngón tay khi sử dụng bàn phím (Mario) và phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Solitare, Minesweeper) 5.6. Ngoài kiến thức học sinh đã học trong sách giáo khoa ra (đối với những học sinh khá giỏi) thì các em còn được giáo viên và nhà trường tạo điều kiện để cho các em tham gia cuộc thi “Giải Toán qua mạng Internet” cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 của Bộ GD – ĐT tổ chức trên mạng Internet dành cho học sinh từ tiểu học đến phổ thông và đó cũng là một sân chơi bổ ích, bổ sung kiến thức môn Toán cần thiết cho học sinh tiểu học, hình thức thi đa dạng, hấp dẫn. Tạo phong trào thi đua sôi nổi giữa các khối lớp và là sân chơi trí tuệ đến các đối tượng học sinh nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong học tập và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 5.7. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạc bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn hoặc truy cập trên Internet. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức như văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân. 6. Kết quả nghiên cứu:
  6. 6 Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy Tin học khối 4, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau: Trước khi thực Sau khi thực Tỉ lệ tăng, Mức độ thao tác hiện chuyên đề hiện chuyên đề giảm Số HS Tỉ lệ Số HS Tỉ lệ Thao tác nhanh, đúng 12/54 22% 22/54 41% Tăng 19% Thao tác đúng 20/54 37% 22/54 41% Tăng 4% Thao tác chậm 17/54 32% 8/54 14% Giảm 18% Chưa biết thao tác 5/54 9% 2/54 4% Giảm 5% 7. Kết luận: Từ kết quả trên cho ta thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học lớp 4 ở bảng trên các em không những nắm chắc kiến thức mà thấy các em học tập tích cực và phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. 8. Đề nghị: Trong thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là khối 4 trường TH Quế Minh nên các biện pháp đưa ra kết quả chưa được cao nhưng ít nhiều cũng giúp cho chúng ta thấy được thực trạng của việc ứng dụng CNTT của học sinh hiện nay. Để làm được điều đó thì người giáo viên phải không ngừng tìm tòi sáng tạo cách dạy, tạo được sự hứng thú học tập của học sinh; yêu nghề mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác; phòng học nên có màn hình lớn hoặc máy chiếu để hỗ trợ trong quá trình dạy và học, máy tính cần được bảo trì và nâng cấp thường xuyên. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy Tin học khối 4 tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, và vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề của tôi có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! Quế Minh, ngày 19 tháng 2 năm 2014 Người viết Lê Thị Diễm Hướng
  7. 7 CHÚ THÍCH (Các chữ viết tắt) CNTT: Công nghệ thông tin SGD&ĐT: Sở Giáo Dục và Đào tạo TH: Tiểu học XH: Xã hội QH: Quốc Hội CT: Chỉ thị GD: Giáo Dục UBND: Ủy Ban Nhân Dân CD: Đĩa CD USB: Thiết bị nhớ Flash NXB: Nhà xuất bản SGV: Sách giáo viên SGK: Sách giáo khoa
  8. 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nguyễn Xuân Huy, SGK và SGV cùng học Tin học quyển 2 (lớp 4), NXB Giáo Dục, 2011. - Nghị Quyết Trung Ương II, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam Khóa III. - Thông tin trên Internet
  9. 9 MỤC LỤC Trang 1. Tên đề tài . 1 2. Đặt vấn đề . .1 2.1. Tầm quan trọng của CNTT . 1 2.2. Thực trạng . . 1 2.3. Lý do chọn đề tài . 1 2.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài . . . 2 3. Cơ sở lý luận . . 2 4. Cơ sở thực tiễn . 2 4.1. Thuận lợi . . 2 4.1.1. Nhà trường . . 2 4.1.2. Giáo viên 3 4.1.3. Học sinh . . 3 4.2. Khó khăn . . 3 4.2.1. Nhà trường . . . 3 4.2.2. Giáo viên . . .3 4.2.3. Học sinh 3 5. Nội dung nghiên cứu . 3 5.1. Giáo viên có kế hoạch . . . 3 - 4 5.2. Hệ thông các bài tập thực hành 4 5.3. Trong giờ thực hành giáo viên 5 5.4. Tận dụng những nguồn tài nguyên . . 5 5.5. Khi học sinh hoàn thành . 5 5.6. Ngoài kiến thức đã học . . .5 5.7. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng . . . 5 6. Kết quả nghiên cứu . . 6 7. Kết luận 6 8. Đề nghị . 6