Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể chất

docx 31 trang Đinh Thương 15/01/2025 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể chất

  1. 22 Ví dụ: một số trò chơi vận động ngoài trời như: Máy bay, tạo dáng, con bọ dừa, gieo hạt sau vài lần chơi giáo viên nên điều chỉnh một số yếu tố chơi để tăng hứng thú cho trẻ. Hình ảnh: Cô cùng trẻ chơi trò chơi gieo hạt. 2.8.4. Hoạt động chơi tự chọn theo ý thích Hoạt động chơi tự chọn theo ý thích nhằm giáo dục phát triển cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp vận động tay, mắt và kĩ năng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ (vận động tinh). Các trò chơi lắp ghép, HĐVĐV có nhiều cơ hội để giáo dục phát triển vận động như: Xếp chồng, lắp ráp, Lồng hộp, xâu vòng, Hình ảnh trẻ chơi xâu hạt, xếp chồng, lồng hộp
  2. 23 Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay, bẻ, nặn, xé, cắt theo đường vòng cung, vẽ theo đường nét. Đó là các hoạt động khéo léo ở hoạt động góc. Để trẻ phát triển một cách tốt nhất tôi luôn quan sát động viên hỏi trẻ ý tưởng cách làm những vận động mà trẻ chuẩn bị làm. Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì cô luôn là người quan sát hướng trẻ vào các hoạt động. Vì vậy tôi luôn quan sát nhắc nhở trẻ vận động một cách khéo léo đạt được kết quả mong muốn. 2.8.5. Hoạt động chiều: Một ngày hoạt động của trẻ trải qua rất nhiều hoạt động. Làm thế nào để trẻ không cảm thấy nhàm chán trong các hoạt động đó cũng chính là điều mà tôi đang quan tâm và muốn tìm ra giải pháp tốt nhất. Ngoài việc cho trẻ làm quen với các hoạt động chính, chơi các trò chơi dân gian, biểu diển văn nghệ, bên cạnh đó tôi sẽ lồng ghép các trò chơi vận động vào hoạt động chiều cho trẻ giúp trẻ hứng thú hơn. Có những trò chơi cần dành thời gian tổ chức cả một buổi để trẻ được chơi hết. Bên cạnh đó có rất nhiều trò chơi để lựa chọn cho trẻ chơi như trò chơi (con bọ dừa) thể hiện được sự khéo léo nhẹ nhàng của cô và trẻ giúp trẻ thuộc lời của trò chơi, tâm thế thoải mái. Khi chơi trẻ có cảm giác giữa cô và trẻ gần gũi như mẹ con trẻ vừa chơi vừa đọc “ Bọ dừa mẹ đi trước, Bọ dừa con theo sau, Gió thổi, bọ dừa ngã chỏng quèo, Bọ dừa kêu ối, ối” Hình ảnh : Cô và trẻ chơi trò chơi con bọ dừa Thông qua các trò chơi cô tổ chức ở hoạt động chiều giúp trẻ có cảm giác
  3. 24 vui vẻ thích thú và điều quan trọng là giúp trẻ phát triển tốt các vận động cơ bản đạt hiệu quả hơn. 2.9. Biện pháp 9: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh để giúp trẻ phát triển thể chất. - Tôi nhận thấy việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là vấn đề không thể thiếu được trong việc CSGD trẻ để trẻ phát triển toàn diện. Nhận thức được điều đó, trong quá trình giáo dục trẻ, tôi luôn quan tâm đến việc phối hợp với phụ huynh thông qua nhiều hình thức: Trao đổi với phụ huynh qua các cuộc họp, thông qua các giờ đón trả trẻ, tuyên truyền trên zalo, messenger Qua đó phụ huynh có thể cùng cô giáo hướng dẫn các bài tập vận động cho trẻ, rèn kỹ năng đặc biệt là các trò chơi dân gian, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ chơi ở nhà. Hình ảnh: Cô trao đổi với phụ huynh trong ngày họp phụ huynh. Để giúp trẻ làm quen và biết các bài tập phát triển vận động. Tùy vào từng chủ đề tôi đã lên kế hoạch các bài tập phát triển vận động trong chủ đề mà trẻ được thực hiện và tuyên truyền đến phụ huynh, tôi đã in nội dung các trò chơi phát triển vận động, cách chơi, luật chơi để phụ huynh tham khảo và về nhà chơi cùng với trẻ khi trẻ ở nhà. Ví dụ: Trò chơi “Nhảy ếch”, “Cắp cua bỏ giỏ” phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ chơi và cùng chơi với trẻ từ đó trẻ biết cách chơi và được rèn các kỹ năng vận động cho trẻ. Ngoài ra, phụ huynh còn hướng dẫn thêm một số trò chơi dân gian khác cho trẻ khi ở nhà. Và khi trẻ lên lớp trẻ có thể tự tổ chức cho các bạn trong lớp cùng chơi, trẻ được chơi nhiều trò chơi vận động khác nhau trẻ tỏ ra rất thích thú, vui vẻ, phấn khởi và tích cực tham gia hoạt động.
  4. 25 Đồng thời, tôi đã phối kết hợp với phụ huynh làm ĐDĐC cho trẻ vận động. Tất cả các bậc phụ huynh đều nhiệt tình tham gia hưởng ứng, thu thập, đóng góp các nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi như: Làm lá cờ màu xanh, đỏ; làm mũ các loại con vật như mèo, chuột, thỏ; làm các cổng chui bằng lốp xe hỏng; lon bia; lon nước ngọt, các loại chai lọ để làm đồ chơi phục vụ các bài tập vận động của trẻ đạt kết quả cao. Hình ảnh các cô làm cổng chui bằng lon bia Bên cạnh đó tôi còn mời phụ huynh tham gia một vài vận động cơ bản. Từ đó các bậc phụ huynh thấy vai trò giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoạt động là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện động viên trẻ đi học đều và có thể tham gia các vận động ở nhà cùng trẻ. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 1. Đối với bản thân: Đã biết sắp xếp các bài tập vận động và các trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi với các hoạt động trong ngày. Tự tin, mạnh dạn trong việc thực hiện các bài tập và các trò chơi vận động vào các hoạt động. Tôi đã sử dụng các biện pháp thủ thuật khác nhau. Hình thức trên tiết học và mọi lúc mọi nơi, ở gia đình Thu hút sự chú ý của trẻ . Hiểu được vai trò của phát triển vận động. Từ đó tìm ra hướng tổ chức hoạt động tốt nhất. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sách báo và học hỏi đồng nghiệp, những người có kinh nghiệm lâu năm để có thêm kiến thức về các bài tập kết hợp tổ chức trò chơi vận động phục vụ cho trẻ ở mọi lứa tuổi trong trường.
  5. 26 2. Đối với phụ huynh: Đối với phụ huynh cha mẹ các con học sinh đã hiểu được tầm quan trọng của phát triển thể chất.Tạo điều kiện cho trẻ đi học đều để tiếp thu các bài tập vận động cơ bản và các trò chơi vận động. Phụ huynh còn giúp các cô cho các cháu tham gia các trò chơi vận động và các bài tập, kết hợp với trò chơi một cách khéo léo, nhanh nhất. 3. Đối với trẻ: Trẻ biết nhiều bài tập và trò chơi vận động, nhớ được cách chơi và luật chơi, hiểu được ý nghĩa của trò chơi và hứng thú tham gia vào trò chơi và các vận động cơ bản. 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều kỹ năng về các bài tập cơ bản kết hợp trò chơi vận động, các trò chơi vận động truyền thống của dân tộc. Trẻ đã biết tự tổ chức chơi trò chơi vận động với các bạn trong lớp. Trẻ nắm được kỹ năng chơi, thích tham gia các vận động tổng hợp. Qua việc thường xuyên được tham gia các bài tập và các trò chơi vận động. Nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người. Bảng khảo sát kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Kết quả khả sát trẻ đạt Số trẻ được Trung Chưa đạt Tốt Khá STT Chỉ tiêu khảo bình sát SL % SL % SL % SL % Trẻ nắm được kỹ năng chơi, thích tham 1 gia các trò chơi vận 29 12 41% 13 45% 4 14% 0 0% động. Trẻ hứng thú và tích cực tham gia các hoạt 2 động phát triển thể 29 11 38% 14 48% 4 14% 0 0% chất Biết tập các bài tập 3 thể chất . 29 12 41% 14 48% 3 11% 0 0% * Kết luận: Qua 1 năm thực hiện các biện pháp kể trên vào giảng dạy và chăm sóc trẻ nhà trẻ nhất là trong hoạt động chơi - tập, phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng, tôi rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân: Tôi cần nghiên cứu thực hiện đổi mới hình thức, nội dung phương pháp theo các chủ đề cho phù
  6. 27 hợp; luôn kiên trì không nóng vội, luôn hướng dẫn trẻ đi từng bước bằng cả tấm lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ của mình. Trong quá trình tổ chức hướng dẫn trẻ, tôi luôn quan tâm tới khả năng từng trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp, đạt chất lượng đồng đều, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động mọi lúc mọi nơi, động viên trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động và khen ngợi kịp thời. Trong khi dạy học tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm, bản thân tôi luôn học hỏi, tự tu dưỡng, tìm tòi những sáng tạo và áp dụng vào công tác giáo dục trẻ tạo môi trường, lớp học phù hợp sáng tạo mang tính giáo dục cao. Tôi luôn linh hoạt sáng tạo trong mọi hoạt động tâm huyết với nghề, yêu thương gần gũi quan tâm tới trẻ, phối hợp thường xuyên với gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, thường xuyên tiếp cận các thông tin, nghiên cứu các tài liệu tập san, nghe đài, dự giờ đồng nghiệp để cung cấp truyền đạt nội dung kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhất là hoạt động chơi tập phát triển thể chất ở độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết: Bản sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi tự đúc kết từ thực tiễn, từ đồng nghiệp trong năm học qua để vận dụng và tạo ra sáng kiến kinh nghiệm, không sao chép, không vi phạm bản quyền của ai./. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Nguyệt
  7. 28 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật của sáng kiến (không có) 2. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế 3. Sản phẩm khác kèm theo (không có)
  8. 29 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trường Mầm non xã Nghĩa Minh xác nhận sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển thể chất” của đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt – giáo viên trường Mầm non xã Nghĩa Minh có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng tại trường Mầm non xã Nghĩa Minh năm học 2021 – 2022. Nghĩa Minh, ngày tháng 5 năm 2022 HIỆU TRƯỞNG Trịnh Thị Minh Ngọc
  9. 30 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  10. 31 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA MINH BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng phát triển thể chất” Lĩnh vực (mã) cấp học: Giáo dục (03)/ Mầm non Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt Trình độ chuyên môn: ĐHSP mầm non Chức vụ: Giáo Viên dạy nhóm trẻ 24 – 36 tháng. Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Minh Nghĩa Minh, ngày 29 tháng 4 năm 2022